1D connections

Author
1d connection la gi vậy mấy anh? công dụng và cách dùng của nó ạ. mong mấy a chỉ giáo dùm ạ.
em cảm ơn.:22:
 
Ðề: 1D connections

Phần tử (element) nói chung có thể chia ra làm 3 loại chính: 1D, 2D, 3D để biểu diễn mô hình hình học của vật thể thành mô hình phần tử hữu hạn trong tính toán.

Vật thể nói chung thường có kích thước theo 3 chiều x, y, z trong không gian.

Dùng phần tử 3D khi kích thước theo 3 chiều là tương đương nhau, không lớn hơn nhau quá nhiều lần
Dùng phần tử 2D khi kích thước theo 1 chiều nhỏ hơn rất nhiều so với 2 chiều còn lại (chi tiết dạng tấm)
Dùng phần tử 1D khi kích thước theo 1 chiều nào đó lớn hơn rất nhiều so với 2 chiều còn lại (các loại thanh, dầm...)

1D connection là phần tử 1D biểu diễn mối liên kết giữa 2 node, có thể thấy trong việc biểu diễn tại các vị trí bắt bulong hoặc mối hàn.
 
Author
Ðề: 1D connections

em vẫn chưa hiểu lắm. anh giải thích kỹ hơn xí đi anh. tại sao phải dùng nó và khi nào dùng anh.công dụng của nó trong bài toán là gì? em cảm ơn
 

Pathétique

Active Member
Ðề: 1D connections

1d connection là công cụ nối 2 nút bằng 1 phần tử 1d, mình gọi là công cụ vì mình không dùng trong phần chia lưới chung của mô hình, nếu trong mô hình có phần tử beam thì việc chia lưới cho part ấy nằm trong process chung chứ không chỉ là 1d connection.

1d connection mình thường dùng để nối 1 nút với nhiều nút khi muốn chia 1 lực thành nhiều phương, như kiểu cái cầu treo có nhiều điểm dọc theo cầu treo lại bằng nhiều dây góp lại tại 1 điểm, cho nên với mình nó không hẳn thuộc phần chia lưới, mà mình hay ghép vào phần loading, tại trong những trường hợp ấy (mình không nói trường hợp cầu, mà chẳng hạn bài toán uốn 3 điểm buckling) thì ta không quan tâm kết quả trong những phần tử 1d ấy, nó chỉ đơn giản là connection hoặc rigid thôi. Chẳng hạn bạn có 1 hình vuông ABCD, bạn tạo 1 điểm M nằm ngoài, phía trên hình vuông ấy, chiếu vuông góc xuống thì ở ngay giữa hình vuông. Bạn nối điểm này với 1 đỉnh hình vuông bằng 1d connection, sau đó bạn chỉ việc tạo 1 lực thẳng đứng từ trên xuống tại điểm M, như vậy bạn đã có thể đặt lực tại 1 điểm ABCD với phương của mỗi lực là theo cạnh MA, MB, MC, MD tương ứng, tiết kiệt thời gian hơn là bạn xác định từng phương theo tính toán hình học và đặt lực cho mỗi phương. Tiện lợi hơn nữa khi hình vuông của bạn không chỉ có 4 đỉnh mà được chia thành nhiều ô vuông nhỏ và bạn muốn đặt lực theo các cạnh từ điểm M nối với tất cả các điểm trong hình vuông.

1 trường hợp nữa mình hay dùng, là mô hình hóa behavior của môi trường dạng viscoelastic, chẳng hạn polymer, nhựa đường mà trong môi trường ấy có nhiều part khác. Cách mô hình hóa chuẩn là làm identification và tối ưu hóa tìm behavior law của vật liệu, nhưng để test nhanh mô hình thì nối các parts bằng 1d connection và gán tính chất cho connection đó.

1d connection có thể dùng để nối giữa 2 điểm trong lưới chung, 2d hoặc 3d để mô phỏng các strain gage dùng để đo, vì mỗi strain gage thường chỉ behave theo 1 chiều dù strain gage được dán lên bề mặt 2d, nên dùng 1d connection là 1 thủ thuật rất tiện và cho kết quả chính xác nhất.

1 thủ thuật được sử dụng quá 2 lần thì trở thành phương pháp ;)
 
Last edited:
Top