[AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

N

nvtrung_utc

Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

em mới nhận được đề tài nghiên cứu về autofomr. Bác nào có tài liệu gì thì cho em xin với. Mail em la : vantrung2804@gmail.com .Thanks !
 
L

leanhtien

Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

keke trước đây em để nó trong ổ đĩa D em cài => báo lỗi như của bác vậy đó. Nhưng sau đó em gở hết ra, em mang nó vô trong ổ C em để => cài => nó OK bác ạh.
 
L

leanhtien

Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

gửi bác Beend. bài viết của bác hay thật. Nhưng sao bác không tổng hợp chúng lại thành 1 file => up ên cho anh em dễ down + dễ đọc = dễ nghiên cứu. thanks bác.
 
L

long_vu290

Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

mọi người ơi, giúp e với, e cài được autoform rùi (cũng vất vả và hồi hộp lắm :71:), nhưng bây giờ e muốn đưa file có đuôi .igs vào trong môi trường Autoform thì làm sao

Cám ơn a beend và mọi người. :1:
 
L

long_vu290

Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

e vào mục File nhưng không thấy chỗ nào để mở File cả , :106:
 
L

long_vu290

Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

hic, cái mục đưa File có đuôi igs vào môi trường Autoform thì e vừa tìm ra, nhưng khi OK thì hiện ra cái geomestry, đúng ra là phải thay đổi được, nhưng của e lại không thay đổi được.
mong giúp đỡ nhiều.
 
Author
Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

Nếu bạn đã Import file được vào trong AutoForm thì mục Model - Geometry Generator có thể chỉnh sửa và như thế này:

Nếu bạn muốn làm được hãy làm thử và post những khó khăn của mình lên đây để mọi người giúp.
Thân.
 
L

long_vu290

Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

sorry vì đã post bài nhiều lần (vì trong lúc bối rối nên quên mất :108:), e vẽ 1 cái tấm kim loại bên solidworks 2004, sau đó Save lại với cái đuôi *igs với cái tên là 1, sau đó mở autoform lên, vào mục File , rùi chọn New, sau đó select cái đường dẫn ( e biết Autoform chỉ có thể nhận file trong cùng ổ đĩa nên copy file 1 vào ổ đĩa C luôn ), chọn Name là 1, thao tác vậy là đúng rùi phải không anh ?
Nhưng sau khi OK thì ra cái bảng Geometry (như giống cái của a beend bên trên) nhưng nó không chỉnh sửa được (chữ nó màu trắng chứ không đen đậm như trên) :20: (có phải là do cái hình e vẽ không đúng là kim loại tấm nên nó không nhận phải không ?)
Cái cuối cùng là khi cài xong Autoform, thì trong mục Add and Remove, một nữa chương trình e cài trong máy tự nhiên nó chạy xuống bên dưới (ở giữa trống rỗng, e cũng không biết là ji), khi nào rảnh e post lên.

Lúc vẽ Cad bên phần mềm khác, mih chỉnh sửa đuôi thành igs là autoform hiểu hay là phải chỉnh sửa gì nữa, lúc vẽ cần để ý cài ji ?

xin mọi người giúp đỡ ! :55:
 
Last edited by a moderator:
Author
Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

Câu hỏi đầu tiên của bạn mình chưa trả lời, mình cần hình cụ thể thì mới trả lời cụ thể được. Bạn chịu khó up hình lên nhé, cái gì cụ thể thì cũng dễ trả lời cả và giúp cho tất cả những ai giống trường hợp của bạn nữa.

Các mô hình thiết kế sản phẩm nên ở dạng surface vì trong autoform cho phép bạn chọn bề dày của sản phẩm bạn là bao nhiêu. Rất tiện lợi

Khi chuyển file thiết kế sang định dạng *.igs, ví dụ như file của bạn để ở dạng 1.igs thì AutoForm sẽ hiểu được chứ 1.IGS thì không hiểu được, tức là có phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Bạn nên lưu các file *.igs ở trên trực tiếp vào C/Program Files/Hummingbird/Connectivity/8.0/Exceed/BEEND. Với BEEND là thư mục mình tự tạo. Sẽ dễ quản lý hơn.

Bạn làm thử nhé. Sắp được rồi đó...
 
L

long_vu290

Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

cám ơn anh beend nhiều, e sẽ thử lại xem sao, tiện đây anh beend cho e hỏi, a dùng phần mềm CAD nào để thiết kế vậy (ngoài ra đưa sang môi trường AutoForm mà không bị lỗi nữa), e dùng solidworks, nhưng phần mềm này chủ yếu thiết kế chi tiết dạng solid, nếu dùng để thiết kế dạng surface thì hơi khó. Mong a giúp đỡ, cám ơn anh beend nhiều. :78:
 
Author
Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

Như đã hứa với các bạn. Mình mới bảo vệ Đồ án xong, hôm nay chia sẻ cho mọi người chút tài liệu. :5:

Đồ án mình làm cho Công ty, do đó phần hướng dẫn sử dụng AutoForm để dập vuốt chi tiết, mình không đưa hình ảnh của chi tiết vào, nhưng mình có trình bày bằng câu chữ cũng khá cụ thể. Nếu bạn nào quan tâm sử dụng phần mềm này, nếu "bí" ở chỗ nào thì post câu hỏi lên. Hi vọng với chút kinh nghiệm sử dụng AutoForm, có thể giúp được các bạn.

Phần mềm này còn khá nhiều công cụ mình chưa sử dụng xong. Nếu làm việc liên quan đến phần mềm này, chắc chắn sẽ tìm hiểu thêm.

Đây là tài liệu:
- Tiếng Anh (full): http://www.mediafire.com/?pakdhl2ogfs217k
- Tiếng Việt (do mình tự biên soạn trên cở sở phần help, áp dụng cho chi tiết của mình): http://www.mediafire.com/?dp4fssx9b0yyt1g

Chúc các bạn thành công với phần mềm này.:41:
 
Author
Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

Sau đây mình trình bày một ví dụ về quá trình dập vuốt một chi tiết tròn xoay.

Kết quả "tạo hình" như sau:


Kết quả "biến mỏng" chi tiết:


Kết quả các "hướng biến dạng" của các phần tử trên chi tiết:


Phim mô phỏng quá trình biến dạng:
[video=youtube;fM_QVYTBmX0]http://www.youtube.com/watch?v=fM_QVYTBmX0[/video]

Với kết quả Đồ án mình làm, mô phỏng bằng AutoForm, sau đó chế tạo khuôn dập, mình không ngờ rằng kết quả giữa phần mềm này và thực tế giống nhau đến hơn 90%, mặc dù chi tiết của mình cũng khá phức tạp. Mình khá ấn tượng với phần mềm này. Hay........!!!:41:
 
Last edited:
Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

Để đưa 1 chi tiết đuôi igs vào, nếu bạn dùng Solidworks, có thể vẽ chi tiết đó dạng solid(khối), sau đó bạn sử dụng lệnh offset surface với chiều dày offset bằng đúng chiều dày của tấm kim loại. Sau khi lưu xong ở định dạng igs, bạn dùng solidworks mở lại file đuôi igs bạn sẽ thấy xuất hiện 1 Imported dạng solid và 1 S
, bạn chỉ cần xóa Imported dạng solid đi là xong, bây giờ bạn có 1 chi tiết dạng surface , hãy lưu lại và import vào Autofrom.
Đây là cách hữu hiệu nhất để có được 1 surface của 1 chi tiết làm khuôn mà ta muốn làm mô phỏng trong Autoform
- Thêm 1 chút ý nữa : sử dụng Solidworks khi chuyển sang định dạng *.igs thì nó sẽ là *.IGS cho nên AutoForm khôg hiểu. hiện tại mình vẫn chưa chuyển được file *.igs.
 
Last edited:
N

ngocdin88

Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

Trong autoform có mô phỏng đột lỗ chi tiết được không anh been,và nếu được thì dùng như thế nào ạ,xin chỉ mình với
 
Author
Trong AutoForm có mô phỏng đột lỗ được bạn à. Bạn xem tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Anh mà mình đã gửi ở trên đó, ở phần Cutting gì gì đó.

Đột lỗ trước hay sau trong quá trình dập vuốt => kết quả phân tích mô phỏng khác nhau rất nhiều. Ví dụ như sau:

- Khi dập vuốt chưa có đột lỗ trên sản phẩm:



=> Sản phẩm bị rách trên mép (vùng có màu đỏ)

- Khi có đột lỗ trên phôi trước:



=> Sản phẩm không bị rách tại mép

GJ.
 
L

long_vu290

Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

Mình xin đóng góp ý kiến về trường hợp khi đột lỗ mà không làm rách chi tiết (ở công ty mình bị trường hợp này rùi), cách giải thích rất đơn giản là khi có đột lỗ, nhiệt sinh ra do ma sát sẽ thoát ra (qua đường lỗ), do đó chi tiết không bị rách nữa. Kết luận : phần mềm Autoform phân tích hoàn toàn chính xác.
 
Author
Cái này mình không chắc chắn theo ý bạn long_vu290 như thế có đúng chưa, mình ngĩ cũng chỉ là một nguyên nhân nhỏ thôi (nguyên nhân này mình nghe lần đầu tiên luôn đó).

Nếu phân tích kỹ bên phần biến dạng dẻo của kim loại, nếu chưa đột lỗ, ứng suất nguy hiểm tập trung tại các mép, do tại đây bán kính góc lượn tương đối nhỏ, do đó thường gây ra "rách" tại các vị trí này.

Khi có đột lỗ, cũng xuất hiện các ứng suất nguy hiểm, các ứng suất này sẽ kéo phần vật liệu về các mép, trường hợp ko đột lỗ cũng có, nhưng phần vật liệu dễ "di chuyển" về các mép hơn. Do đó ko xảy ra rách nhưng kích thước lỗ sẽ "rộng" ra sau khi dập vuốt.

GJ.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

Been nói đúng ,vấn đề chính là cái lỗ sẽ rộng ra khi dập vuốt chứ không phải ở nhiệt độ. Smile
 
N

ngocdin88

Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

cảm ơn anh been. nhưng khi làm đồ án,em có 1 vài vướng mắt ,mong anh giải đáp giùm em.
1.Trong thẻ control ,khi điều chỉnh các thông số như : radius penetration ,maximum Displacement thì kết quả mô phỏng có ảnh hưởng gì không? có sát với thực tế không. cụ thể em điều chỉnh như sau:


2. Em xin hỏi anh là : biến mỏng thành (thinning) và biến dày thành (thickness) có cả giá trị âm và dương (như hình sau) thì có ý nghĩa gì ạ,em chưa đi thực tế nhiều mong anh been chỉ em.

3.Đối với chi tiết trên.Khi mô phỏng có Hiện tượng phôi bị co lại ở 4 bên. vậy mình có thể biết được khoản cách co lại đó bằng autoform không,và bằng cách nào,xin anh beem chỉ dùm...
4.Đối với chi tiết của em. cần phải hạn chế hiện tượng co rút đó. ( đến mức tối đa ==> chỉ xảy ra biến dạng dẻo).vậy thì theo anh,em phải làm sao?
5.khi mô phỏng,chi tiết em co hiện tượng khoảng cách nhấp nhô hơi cao,và bị nhăn ở nhiều vùng rộng,vậy theo anh, có nhửng phương pháp nào để hạn chế điều đó ngoài thực tế không?
6. Em không hiểu 2 cái biểu đồ này anh been ơi . Trục theo phương Y là thông số gì? theo phương X là thông số gì?


và cả cái bé bé này nửa, ý nghĩa nó là gì,em không hiểu :(


Đó là thắc mắc trong autoform của em!! Mong anh mọi người ( đặc biệt là anh been) giải thích giùm em,để đồ án tốt nghiệp em đạt kết quả tốt :D
 
Last edited by a moderator:
Author
Ðề: [AUTOFORM] Giới thiệu và các ví dụ về tạo hình kim loại tấm

Mình sẽ trả lời từng câu hỏi của bạn, mình sẽ edit lại bài viết nếu biết thêm được điều gì có ích bạn nhé.

1. Trong thẻ Control - Accuracy, bạn click vào mũi tên để thay đổi "độ chính xác" của kết quả mô phỏng thì bạn sẽ thấy các thông số như bạn nói sẽ thay đổi theo.

Vì bạn đang để "User Defined" nên bạn có thể nhập các giá trị này từ bàn phím. Các thông số này liên quan đến việc "chia lưới" (PP Phần tử hữu hạn) và "cách mô phỏng" - Time Steps - Cái này ở mức độ Đại học các Thầy cũng không yêu cầu cao quá bạn à. Lúc trước mình đều để các giá trị này ở giá trị "mặc định" của phần mềm thôi.

Lúc trước mô phỏng mình đã thử thay đổi Accuracy và thấy nếu càng yêu cầu Accuracy càng cao thì thời gian mô phỏng càng nhiều, dung lượng File mô phỏng càng lớn -> Kết quả càng chính xác (hầu như các phần mềm phân tích nào cũng vậy).

Bạn có thể thay đổi thử các giá trị này và so sánh kết quả mô phỏng xem sao. (Lúc so sánh nên để ở cùng một "khung nhìn", tại một vị trí "không đổi" trên chi tiết để xem kết quả như thế nào.

2. Giá trị âm hay dương như vậy, bạn có thể xem ở bài viết sau đây về "Biểu đồ giới hạn biến dạng": http://www.meslab.org/mes/threads/2...eu-do-g[MEDIA=youtube]o-han[/MEDIA]-bien-dang. Hiểu được vấn đề này xem như bạn hình dung được phần nào về biến dạng dẻo kim loại. (trả lời luôn cho câu 6 của bạn). Còn cài biểu đồ nho nhỏ ấy, tùy loại vật liệu mà có hình dạng khác nhau, nó liên quan đến giới hạn bền, giới hạn chảy... và vô số vấn đề liên quan của "biến dạng dẻo" (mình khá là đau đầu với cái này). Bạn có thể mua thêm sách về biến dạng dẻo kim loại đọc thêm -> coi chừng tẩu hỏa nhập ma ^^)

3. Bạn có thể dùng công cụ đo của AutoForm để đo khoảng cách giữa 2 điểm, nó nằm ở Measurement gì đó ... (ở cái tab cuối trên thanh Menu của phần mềm). Trong tài liệu tiếng Anh của AutoForm cũng đã nói rõ.

4. 5. Bạn có thể hạn chế hiện tượng nhăn trên sản phẩm bằng các cách sau đây:
- Thay đổi hệ số ma sát giữa chày và cối trên phần mềm (Ở mục Lube), tương đương với việc bôi trơn bằng dầu thực vật (hay một số hóa chất khác chuyên dụng và phù hợp với phôi đem dập) khi dập thực tế.
- Tăng áp lực chặn phôi
- Tăng, giảm diện tích phôi dưới Binder (tấm chặn)
- Tăng giảm bán kính góc lượn của chày hay cối
- Tăng giảm khe hở giữa chày và cối
- Điều chỉnh hình dạng của phôi (đột lỗ,...) trước khi dập để quá trình dập được thuận lợi
- Ý kiến của các mem khác... ^^

Mình chưa biết chi tiết của bạn là gì, nên bạn có thể tham khảo một số phương pháp của mình rồi mô phỏng lại, so sánh các kết quả, xem kết quả nào là tối ưu nhất.

Chúc bạn thành công và chia sẻ những kinh nghiệm của mình về AutoForm cho mọi người sau khi "làm ăn" với phần mềm này.
 
Last edited:
Top