Bộ truyền xích

Author
chào mọi người .cho hỏi câu này hơi lúa nha....xích chùng thì gây hiện tượng gì .hiệu suất truyền động cụ thể sẽ bị ảnh hưởng ra sao
 
Bạn quan sát và lắng nghe những xe gắn máy dùng xích thì sẽ rõ, kêu rất to, kêu xèn xẹt vậy.
Khi bạn không khởi động động cơ, bạn dẫn tới hay dẫn lùi đều nghe rất rõ --> đó là xích bị chùng ( dãn xên )
Hiệu suất truyền động dĩ nhiên sẽ giảm, kéo theo hàng loạt thiết bị đi theo nó cũng bị ảnh hưởng theo ( như nhông - bánh răng, đĩa xích.... bị mòn ). Lực kéo truyền động từ động cơ đến vị trí công tác ( bánh xe sau, trục hộp số, trục quay... ) cũng giảm rất nhiều đôi khi bị trượt, tức trục chính thì quay, qua bộ xích chùng nầy thì vị trí công tác chẳng quay gì hết ( trượt xích )
Vài dòng cùng bạn !
P/S: có gì chưa chính xác mong mọi người góp ý và vui vẻ bỏ qua ! :))
 
xích trùng thì góc ôm của xích vào đĩa xích giảm do đó hiệu suất giảm.,xích dễ bị tuột khỏi đĩa xích.
Tính quan hệ của sự trùgg xích tới hiệu suất thì phải dựa vào lực căng xích lúc đó (lực căg xích giảm)
 
Last edited:
chắc bạn đang sở hữu 1 chiếc xe máy ? hãy chú ý xích truyền động ra bánh xe sau của bạn
tại sao xích chùng ?
khi bạn chạy xe với xích căng và khi bạn chạy xe với xích chùng liệu có thể cảm nhận dc ko ?Khi bạn đề-pa, bạn cảm nhận dc tiếng vang khác biệt của xích giữa 2 trường hợp ko ? Cảm giác xe yếu hơn chăng, rồ ga mà nó ko bốc ?(nếu bạn đi xe chưa bao giờ chúng xích thì ko bàn rồi)
Tất cả bạn hãy chiêm nghiệm = cảm giác xem sao
 
Author
vấn đề ở đây không hẳn là xe máy..xe máy thì biết rồi..xin lỗi đã không nói rõ...vấn đề của mình là mình dùng bộ truyền xích tỉ số truyền 1 để cho 2 trục chuyển động đồng bộ (2 trục xa nhau chứ gần thì mình dùng cặp bánh răng là ok rồi).trong quá trình máy hoạt động thì đương nhiên xích sẽ bị chùng ,lúc đó thì sự đồng bộ của 2 trục sẽ như thế nào(trục 1 quay là trục 2 phải quay theo liền nếu không là hỏng hết)..mình nghĩ là trục 2 sẽ trễ hơn trục 1 một thời gian tùy độ chùng nhưng làm sao mà căng xích được .giúp mình với.cảm ơn mọi người nha
 
Last edited:
- Xích trùng: xích và đĩa xích là truyền động ăn khớp vì vậy khi xích bị chùng thì khi truyền động có hiện tượng trượt => lực kéo của xích bị tổn thất => giảm hiệu suất truyền động. Khi trượt gia tăng khả năng gây mòn ống lót, mòn răng đĩa xích => xích dễ bị văng ra ngoài. Trong quá trình làm việc, do lực ly tâm xích sẽ bị đá, nhảy ( lúc căng, lúc giản.. )=> đứt xích....
- Xích căng quá: dễ đứt xích khi làm việc, ống lót + chốt ôm quá chặt đĩa => lực kéo cũng giảm, gây mòn đĩa xích và ống lót, chốt....
hai trường hợp trên khi lạm việc vẫn nghe tiếng rẹt rẹt.
nhớ chừng đó, có gì góp ý thêm!
 
Nếu theo như thiết bị của bạn thì có 1 bộ phận bánh xích phụ, lắp giữa trục 1 và trục 2, bánh xích nầy sẽ tự động căng xích nhờ 1 lò xo nén. Khi xích căng ( bình thường ) thì nó sẽ quay bình thường không ảnh hưởng đến vận tốc của 2 trục, nếu xích bị chùng thì nó tự động căng xích ra nhờ lò xo nén.
Không biết như vậy có thỏa ý bạn đang cần ?! :D
 
vấn đề ở đây không hẳn là xe máy..xe máy thì biết rồi..xin lỗi đã không nói rõ...vấn đề của mình là mình dùng bộ truyền xích tỉ số truyền 1 để cho 2 trục chuyển động đồng bộ (2 trục xa nhau chứ gần thì mình dùng cặp bánh răng là ok rồi).trong quá trình máy hoạt động thì đương nhiên xích sẽ bị chùng ,lúc đó thì sự đồng bộ của 2 trục sẽ như thế nào(trục 1 quay là trục 2 phải quay theo liền nếu không là hỏng hết)..mình nghĩ là trục 2 sẽ trễ hơn trục 1 một thời gian tùy độ chùng nhưng làm sao mà căng xích được .giúp mình với.cảm ơn mọi người nha
như anh hung_oto đã nói đấy,cơ cấu căng xích có nhiều loại.Đối với 2 trục cố định như trục cam với trục khuỷu nối với nhau bởi xích cam trong động cơ thì cần có cơ cấu căng xích là 1 bánh trung gian luôn có lò xo tì và ăn khớp với xích,đảm bảo tỉ số truyền ko đổi(hay thay đổi ko đáng kể).Còn với trục di động như trục sau xe máy thì xích cần độ chùng cần thiết,ở đây ko cần đảm bảo tỉ số truyền chính xác nên ko cần đến cơ cấu căng xích.Ko bít mình tl thế đã đúng ý bạn chửa
 
Author
khó hiểu quá vậy...làm ơn cho mình cái sơ đồ động được không ? cảm ơn mọi người:77:
 
R

rustbolt

chào mọi người .cho hỏi câu này hơi lúa nha....xích chùng thì gây hiện tượng gì .hiệu suất truyền động cụ thể sẽ bị ảnh hưởng ra sao
Xích chùng thì:
- Đĩa xích bị dẫn chạy cà giựt, cà giựt....
- Xích có thể bị... bay ra ngoài, không ăn khớp với đĩa nữa, nhất là khi tốc độ tương đối cao
- Bản thân sợi xích cũng như đĩa xích mau hư hỏng
- Hiệu suất truyền động có giảm nhưng không đáng kể (ở đây rustbolt chỉ xét trường hợp chùng trong phạm vi nào đó thôi, tức là về cơ bản, đĩa xích vẫn còn ăn khớp với xích, chưa đến độ trượt xích)

mình dùng bộ truyền xích tỉ số truyền 1 để cho 2 trục chuyển động đồng bộ (2 trục xa nhau chứ gần thì mình dùng cặp bánh răng là ok rồi).trong quá trình máy hoạt động thì đương nhiên xích sẽ bị chùng ,lúc đó thì sự đồng bộ của 2 trục sẽ như thế nào(trục 1 quay là trục 2 phải quay theo liền nếu không là hỏng hết)..mình nghĩ là trục 2 sẽ trễ hơn trục 1 một thời gian tùy độ chùng nhưng làm sao mà căng xích được
Căng xích thì lắp thêm một đĩa nữa, chạy lồng không, nằm trên nhánh bị động (nhánh chùng) của xích. Có 2 cách căng:
- Định kỳ: có rãnh điều chỉnh, sau khi chỉnh xong thì siết cứng lại, định kỳ kiểm tra và chỉnh tiếp.
- Tự động: dùng lò xo (như rất nhiều bạn đã gợi ý ở trên)

Xin lưu ý thêm rằng, về bản chất, bộ truyền xích sẽ không bảo đảm truyền động đều đặn như bánh răng. Giả sử đĩa chủ động quay tròn đều, đĩa bị động vẫn sẽ quay... cà giựt (cho dù xích không bị chùng). Nhược điểm này càng rõ khi số răng của đĩa càng ít. Theo rustbolt, nên hạn chế dùng xích trong các trường hợp cần phối hợp động học chính xác. Bất đắc dĩ phải dùng trong các trường hợp:
+ Không có cách nào khác hay hơn
+ Sự quay không đều của đĩa bị động (như đã nói trên) không ảnh hưởng nhiều đến yêu cầu làm việc của cơ cấu.
+ Tốc độ của cơ cấu tương đối thấp

khó hiểu quá vậy...làm ơn cho mình cái sơ đồ động được không ? cảm ơn mọi người
Có vẻ như bạn là dân thiết kế máy chuyên nghiệp mà chưa hiểu à? Xin gợi ý thêm vài cách để bạn tự tìm hiểu:
- Kiếm một cuốn sách dạy sửa xe máy nào đó và tham khảo bộ căng sên cam tự động của nó. Nếu muốn biết cụ thể hơn và không ngại... tốn kém, hãy mang chiếc xe máy của bạn ra tiệm bảo họ thay sên cam và ngồi xem, bạn sẽ được thấy tận mắt và sờ tận tay cả bộ sên cam và các phụ kiện lỉnh kỉnh của nó. Cơ cấu này hay lắm đó, ngoài lò xo để tạo nên lực căng tự động, nó còn có bộ phận giảm chấn dầu nữa.
- Ra mấy chỗ bán xe đạp leo núi (có bộ đề - tức là bộ thay đổi tốc độ bằng cách thay đổi các đĩa xích), quan sát ở bánh sau của nó bạn sẽ thấy bộ căng sên tự động.

Góp ý thêm:
Thay vì nói cám ơn suông, bạn hãy bấm vào nút "Xin cám ơn" bên dưới bài viết của người ta nếu thấy bài đó hữu ích với bạn. Nó chẳng là cái gì, nhưng có tác dụng khích lệ người ta tốt hơn, đồng thời cũng thể hiện cái "văn hoá forum" của bạn. Rustbolt vốn thẳng tính, thấy sao nói vậy, đừng tự ái!
 
T

thanhddec

như anh hung_oto đã nói đấy,cơ cấu căng xích có nhiều loại.Đối với 2 trục cố định như trục cam với trục khuỷu nối với nhau bởi xích cam trong động cơ thì cần có cơ cấu căng xích là 1 bánh trung gian luôn có lò xo tì và ăn khớp với xích,đảm bảo tỉ số truyền ko đổi(hay thay đổi ko đáng kể).Còn với trục di động như trục sau xe máy thì xích cần độ chùng cần thiết,ở đây ko cần đảm bảo tỉ số truyền chính xác nên ko cần đến cơ cấu căng xích.Ko bít mình tl thế đã đúng ý bạn chửa
Đúng là trục sau xe máy không sử dụng cơ cấu căng xích, trục trước thì có, tổ hợp cơ cấu cặp 2 bánh xích + 1 dây xích thì có một cơ cấu căng xích => hệ thống bánh xích xe máy có cơ cấu căng xích.
hvd88h có thấy mình giải thích vô lý điều gì không?
 
Đúng là trục sau xe máy không sử dụng cơ cấu căng xích, trục trước thì có, tổ hợp cơ cấu cặp 2 bánh xích + 1 dây xích thì có một cơ cấu căng xích => hệ thống bánh xích xe máy có cơ cấu căng xích.
hvd88h có thấy mình giải thích vô lý điều gì không?
trục sau xe máy có cơ cấu căng xích định kì chứ ko có bộ phận căng xích tự động,bởi vì nó không cần thiết.trục trước mà bạn nói đến là trục sơ cấp của bộ truyền xích(từ động cơ ra).Mình thấy chả vô lí điều j cả,bộ truyền xích nào cũng có cơ cấu căng xích mà:78:
 
Author
rustbolt có vẽ khó tính quá...mình là sinh viên mà..kiến thức còn hạn chế..lại là thành viên mới nữa..cảm ơn rustbolt nhiều .bài viết đầy đủ lắm...lần đầu tiên bấm nút thank :4:
 
N

nmcuong

Mình bổ sung ý nữa: khi xích trùng thì số răng đĩa xích đồng thời làm việc sẽ giảm, xích bị dao động nhiều làm tỷ số truyền càng ko ổn định (bánh bị dẫn chuyển động cà giựt), tải trọng động trong bộ truyền xích tăng... dẫn đến bộ truyền xích nhanh hỏng hơn. Tuy nhiên, trong bộ truyền xích luôn phải có 1 lượng trùng (độ võng của nhánh trùng) nhất định bởi bản chất dây xích là một chuỗi động khép kín có nhiều khâu được nối với nhau bằng khớp bản lề, nếu xích căng quá sẽ dẫn đến tự hãm. (Còn nhớ ngày bé mình thường tự sửa xe đạp, tăng xích căng quá thì ko đạp được, đến sau này được học mới tự lý giải điều đó)
 
M

matt

Ðề: Bộ truyền xích

Mặc dù là học nhiều nhưng hãy để lý thuyết đó vào thiết kế máy . Còn sống ở đời thường thi hãy thực dụng , vì tiền bạn kiếm được có thể là những cái nhỏ đó . Tùy vào mỗi điều kiện ( có người thích 1 lần sống đời thì tùy họ thôi ) . Tui thì thích lai rai kiểu Tú Xương .

Ở những xe máy ( gọi là dõm vì lấy chuẩn là xe xịn ) thì không có tem hướng dẫn căng xích . Mà cũng chẳng cần quan tâm làm gì cho phức tạp ( lý thuyết quá cũng hok tốt , nhưng cũng cần kiến thức phổ thông ) .

Nhìn vào lỗ ( lỗ chỗ cạc-te đó ) nó hơi chùng nhẹ ( cảm tính chút ) là Ok . Chạy mà thấy xe kéo hok êm là biết òi ( ah ko xét là xe xuống máy nha , cái này thuộc về 5 giác con người ^^ hok bít có Karl Marx chui dzô hem ta ) .

Chỉnh thì ra cho thợ chỉnh chứ mình có hơi đâu mà ngồi chỉnh . Tốn chừng 2000 ( nếu bị chặt thì 5000 ) . Chủ yếu là dời khoảng cách 2 trục của bánh xe . Nhưng tương đối nhỏ ( cái này cái lão sư thiết kế ra xe chắc cũng nghỉ tới rồi ) . Nếu ai .... bần cùng ( khi tăng hết được ) thì .... chặt bớt mắt xích ( cái này là .... đổi họ Mạc mới làm vậy vì nó phản kỹ thuật dzữ lắm ) .

Còn tui buồn buồn 3 tháng thay nhong sên dĩa . Loại D.I.D ( chả biết phải Nhật hay hok nữa , tin nhay là chính ) . Nghe đâu lên giá 260k rồi không còn 180k nữa .

Còn ở loại Suzuki sport thì có hệ thống chỉnh xích căng đai . Vì nó hok có cạc-te ( theo lý thuyết dạy là ko có cạc-te thì cát sẽ làm hư xích ) . Mà thấy mấy tay chơi xe ở Châu Âu cũng hok dùng , vì tụi nó giàu , chạy 1 lần rồi bỏ . VN bắt chước chơi sang , chắc chỉ có hội moto mới đủ điều kiện chơi chứ dân thường thì cứ ... có cạc-te đi cho lành .

Thường thì xích xịn đã có loại mỡ ( hoặc dầu ) đặc chủng thoa lên rồi . Đừng trây trét mỡ bò , hay nhớt vô thêm chi cho nó mau dzơ .

Còn xích thì đã nói rõ trong sách CHI TIẾT MÁY của mấy bô lão tiền bối rồi mà . Hok chịu đọc gì hết rao ( mà tui cũng có đọc đâu ha ha ) .Mấy công thức đó học muốn điên ( có có sách hay bổ sung sửa chữa nữa chứ , chả biết cái nào đúng , cái nào sai ) . Thôi thì cứ tung hết tuyệt chiêu ra , đúng hay sai thì Thầy Bà quyết định .
 
Ðề: Bộ truyền xích

Ý của chủ topic là muốn hỏi độ võng của nhánh căng của xích ảnh hưởng thế nào đến tỷ số truyền cơ mà. :45::45::45:
Chắc là chủ topic muốn truyền chuyển động chính xác giữa 2 trục có khoảng cách xa. vì khoảng cách xa thì chắc chắn xích sẽ bị võng. Mà độ võng này lại thay đổi do rung động ==> tỷ số truyền thay đổi. Có phải không ạ?
 
Ðề: Bộ truyền xích

Hậu quả xích chùng:
1.Gây dao động va đập,tạo tiếng ồn,có thể đứt xích nếu dao động cộng hưởng
2.Tạo độ trễ
Còn biện pháp khử chùng xích thì các bạn đã nói
Còn hiện tượng trượt xich xảy ra khi xích bị giãn do mòn,lúc đó bước xích và bánh răng dĩa không ăn khớp
 
Bộ truyền xích - các công thức tham khảo

Sprocket tooth form for roller chain


by Lampros Georgiou - 18.3.2006 http://www.buyblueprint.com/article/40/




If you have a parametric CAD program you are familiar using relations between dimensions. In order to create relations between dimensions you have first to create sketched entities with dimensions. At first step we must calculate for a standard pitch with an arbitrary number of teeth the center A of the seating curve diameter Ds (see figure above) relative to the center O of the sprocket. For this calculation a standard table with seating curve data is used (per ANSI b29.1-1975).







From orthogonal triangle OAN we can calculate the radius OA of P.C.D (Pitch Circle Diameter). At second step we sketch the tooth form. The tooth form is composed from the nominal roller radius R, a chord DE tangent with nominal roller radius, a line EF tangent with chord DE and a chord from F to the O.D (outside diameter) of the sprocket when tooth is pointed. The angle from tooth peak to peak is equal to 360/Z degrees. With these data we sketch an initial tooth form and save it.







As we say before our parameters will be pitch, number of teeth and nominal roller diameter. We use the below formulas for calculate required dimensions of tooth form sketch (see figure above):

OA= ((PITCH/2)/sin (180/Z))
R= (1.005*Dr+0.003)/2
AC=0.8*Dr
A (angle) = 35+ (60/Z)
B (angle) = 18-(56/Z)
V=1.4*Dr*sin(180/Z)
W=1.4*Dr*cos(180/Z)
H=sqrt((Dr*(0.8*cos(18-(56/Z))+1.4*cos(17-(64/Z))-1.3025)-0.0015)^2-(1.4*Dr-0.5*PITCH)^2)
PATTERN_ANGLE=360/Z
PATTERN_NUMBER=Z

The above formulas are in inches. The last two formulas are for pattern relations. The formulas are in a format which most of the CAD programs recognize, you simply have to copy and paste them. Multiply lengths with 25.4 to convert in millimeters if you are working with metric unit system. The below figure shows the result of a single tooth protrusion before pattern.


Thêm một bài nữa ở đây: http://www.gizmology.net/sprockets.htm

Notes on Sprockets and Chains


A sprocket is a toothed wheel upon which a chain rides. Contrary to popular opinion, a sprocket is not a gear.

Chain Construction
Chains have a surprising number of parts. The roller turns freely on the bushing, which is attached on each end to the inner plate. A pin passes through the bushing, and is attached at each end to the outer plate. Bicycle chains omit the bushing, instead using the circular ridge formed around the pin hole of the inner plate.
Chain Dimensions


Chain types are identified by number; ie. a number 40 chain. The rightmost digit is 0 for chain of the standard dimensions; 1 for lightweight chain; and 5 for rollerless bushing chain. The digits to the left indicate the pitch of the chain in eighths of an inch. For example, a number 40 chain would have a pitch of four-eighths of an inch, or 1/2", and would be of the standard dimensions in width, roller diameter, etc.
The roller diameter is "nearest binary fraction" (32nd of an inch) to 5/8ths of the pitch; pin diameter is half of roller diameter. The width of the chain, for "standard" (0 series) chain, is the nearest binary fraction to 5/8ths of the pitch; for narrow chains (1 series) width is 41% of the pitch. Sprocket thickness is approximately 85-90% of the roller width.
Plate thickness is 1/8th of the pitch, except "
" chain, which is designated by the suffix H, and is 1/32" thicker.

ANSI Standard Chain Dimensions
Chain No.PitchRoller DiameterRoller WidthSprocket thicknessWorking Load251/4"0.130"1/8"0.110"140 lbs353/8"0.200"3/16"0.168"480 lbs401/2"5/16"5/16"0.284"810 lbs411/2"0.306"1/4"0.227"500 lbs505/8"0.400"3/8"0.343"1400 lbs603/4"15/32"1/2"0.459"1950 lbs801"5/8"5/8"0.575"3300 lbs

Bicycle and Motorcycle Chain Dimensions
Chain No.PitchRoller DiameterRoller WidthSprocket thicknessBicycle, with Derailleur1/2"5/16"1/8"0.110"Bicycle, without Derailleur1/2"5/16"3/32"0.084"4201/2"5/16"1/4"0.227"4251/2"5/16"5/16"0.284"4281/2"0.335"5/16"0.284"5205/8"0.400"1/4"0.227"5255/8"0.400"5/16"0.284"5305/8"0.400"3/8"0.343"6303/4"15/32"3/8"0.343"Selecting A Chain
Two factors determine the selection of a chain; the working load and the rpm of the smaller sprocket. The working load sets a lower limit on pitch, and the speed sets an upper limit.
Maximum Pitch = (900 ÷ rpm ) 2/3
The smaller the pitch, the less noise, wear, and mechanical losses will be experienced. Sprockets


There are four types of sprocket;
  • Type A: Plain Plate sprockets
  • Type B: Hub on one side
  • Type C: Hub on both sides
  • Type D: Detachable hub
Sprockets should be as large as possible given the application. The larger a sprocket is, the less the working load for a given amount of transmitted power, allowing the use of a smaller-pitch chain. However, chain speeds should be kept under 1200 feet per minute.
The dimensions of a sprocket can be calculated as follows, where P is the pitch of the chain, and N is the number of teeth on the sprocket;
Pitch Diameter = P ÷ sin (180° ÷ N)
Outside Diameter = P × (0.6 + cot ( 180° ÷ N) )
Sprocket thickness = 0.93 × Roller Width - 0.006" Proceedure for Laying Out a Sprocket


The first thing you need to know to lay out a sprocket is the dimensions of the chain which is to run upon it, specifically the pitch, roller diameter, and the roller width of the chain. The second thing you need to know is the number of teeth in the sprocket, which will depend entirely on your application. From these numbers, the outside diameter and thickness of the required blank can be calculated. You'll also need to know the angle between teeth - this is simply the 360° divided by the number of teeth.
1. Start by drawing a three radial lines from the center of the blank to the edge, separated by an angle equal to the angle between teeth.
2. Draw lines parallel to these lines, at a distance equal to the pitch of the chain.
3. A roller will be located at each intersection of the parallel lines and the pitch circle. Draw a circle equal to the roller diameter of the chain.
4. Draw lines between the roller centers.
5. Draw circles around the roller centers, that pass through the intersection of the other roller and the line between centers.
6. The tooth profile is as shown.

The sprocket teeth are usually truncated one chain pitch above the bottom of the seat; this is not shown here. Note that this shape is not the only one that will work - bicycles in particular use various tooth shapes for different circumstances.

Application
Sprockets should be accurately aligned in a common vertical plane, with their axes parallel. Chain should be kept clean and well lubricated with a thin, light-bodied oil that will penetrate the small clearances between pins and bushings.
Độ dài cho phép của dây xích
Center distance should not be less than 1.5 times the diameter of the larger sprocket, nor less than 30 times the chain pitch, and should not exceed 60 times the chain pitch. Center distance should be adjustable - one chain pitch is sufficient - and failing this an idler sprocket should be used to adjust tension. A little slack is desirable, preferably on the bottom side of the drive.
The chain should wrap at least 120° around the drive sprocket, which requires a ratio of no more than 3.5 to 1; for greater ratios, an idler sprocket may be required to increase wrap angle.
 
Last edited:

dinhtrick

New Member
Ðề: Bộ truyền xích - các công thức tham khảo

bác nào có bản vẽ qui ước bộ truyền xích không ạ(bản ve lắp gồm dây xích và bánh xích) ! Em cũng đang làm đồ án cái máy có bộ truyền xích.Nhưng lập bản vẽ xong hết rồi còn mỗi cái bộ truyền xích không biết thể hiện sao nữa,Em cũng tìm hiểu thêm rồi nhưng không thấy chỗ nào thể hiện cả..Vậy ai có có thể post lên đây cho em tham khảo hoặc gửi dùm vào mail dinhtricdck09a@yahoo.com .Em cảm ơn các bác !
P/s : cho em ké pic chút xíu nhé chủ pic
 
Last edited:
Top