bác NGÂN ĐÌNH ơi!

Author
bác NGÂN ĐÌNH ơi!bây giờ em mới nhớ ra là bác bán máy cắt dây.bác có đoạn video [/color] mô phỏng máy cắt dây gia công như thế nào ko?em đang cần gấp lắm.bác giúp em nhé.THANKS bác nhìu nhìu!
 
L

Liễu Ngân Đình

Mèng ơi! là Mèng
Video clip hả? mang máy quay ra đây tớ quay cho, đảm bảo không tróng mặt không cho về.
Máy EDM gia công không thể nhình như máy Phay, Tiện, Bào được.
Vì máy này là Bắn Phá Tinh Thể chứ ko phải bóc tách vật chất.
Nêu quay Video 30giây cũng bằng cả giờ vì có thấy gì đâu. Bao giờ nó gia công xong thì nó báo.
Nếu bạn ở HN thì mình dẫn đi thao hồ QUAY như VỊT QUAY BẮC KINH.
Còn mô phỏng hả?
dùng MASTERCAM mà mô phỏng, gọi chương trình có sẵn ra rồi nhấn nút chạy mô phỏng là có chương trình mô phỏng rồi, lấy máy quay ra quay màn hình máy xách tay cho đỡ nhiễu.
 
Lượt thích: umy
Author
Bác Ngân Đình bảo nếu gia công bằng phương pháp tiện thì khó,vì bác có rất nhiều kinh nghiệm ở máy này.nhưng em thấy phay trụ thì gia công sẽ đạt độ chính xác ko cao lắm đúng ko?xin bác có ý kiến cho em nhá.Cảm ơn bác nhiều! :-*
 
L

Liễu Ngân Đình

Khổ thật đấy. Phay làm gì cho mệt nhỉ. Chi tiết còi còi thế này đưa lên Doa tọa độ vừa chính xác, vừa có sẵn gá.
Nếu đã học về máy thì ai cũng biết 1 câu kinh điển là: 1 máy Phay = 3 máy tiện.
Nghĩa là máy phay có thể thay thế được nhiều công việc của máy tiện, thậm chí là gia công chỏm cầu. Mâm chia của máy phay hay doa đều được sử dụng triệt để.
Tốc độ ăn dao nhanh hay chập phụ thuộc vào tay nghề người thợ và đồ gá.
Với chi tiết của bạn mà chỉ được phép làm trên các máy truyền kỳ thì đưa lên Doa tọa độ là hợp lý nhất. Có lẽ bạn nên thảm khảo về loại máy này và 3 bộ bàn gá kinh điển của nó để hiểu được hết tính năng của máy.
Bạn có thể tưởng tượng máy doa được lỗ hay phay được lỗ thì Trụ có khó khăn gì? Nếu người ta Phay trên máy tiện được thì tại sao lại ko thể Tiện trên máy Phay?
Tôi còn làm cả vạch dấu thay thợ nguội và đánh bóng khuôn mẫu trên Trung Tâm GIa công khiến cho thợ nguội mất việc.
Vậy nên bạn cần hiểu về máy trước khi đưa ra quyết định dùng nguyên công gì trên máy gì và phải gá bao nhiêu lần, mấy lần lấy chuẩn mới gia công được. Sản phẩm của bạn chỉ XƯƠNG ở điểm Sản lượng lớn mà chẳng cho biết sẽ gia công trên bao nhiêu máy và có mấy loại máy được sử dụng thì có khác nào nói tìm cho tôi cái KIM tôi mất ở đâu chẳng nhớ.
Các thầy ra đề gì mà oái oăm thế? 1 cty hay 1 công xưởng thì có thể có nhiều máy, có thể chẳng có cái máy nào mà cũng có thể có 1 vài cái. Nói chung chung thì thành ra CƠ KHÍ TƯƠNG ĐỐI hay CƠ KHÍ HAO HAO GIỐNG hay sao?
 
Đọc tâm sự của bác Đình, tui cũng có ý kiến tí ti, mong rằng mấy anh em SV và cả son86hd đừng buồn:
Máy bạn làm đồ án mà chẳng chịu đọc tài liệu gì hết, mình cũng hướng dẫn nhìu bạn làm đồ án online nhưng nhìn chung hỏi tới cái nào thì y như rằng không biết cái ấy: chốt trám, chốt trụ, mâm quay , bạc thay nhanh ( bạc C ), phiến tỳ.... hỏi ở sách nào, nằm ở đâu, hình nó ra sao, thông số thế nào... thế thì thử hỏi mấy bạn đó làm đồ án sẽ ra sao đây, đấy là dụng cụ chuẩn để gia công, còn nói tới phương pháp gia công nào đạt độ chính xác bi nhiu, tạo và chọn chuẩn ra sao thì cũng lơ mơ như người trên mây...
Do hạn chế của nền cơ khí nước nhà, nên việc làm đồ án môn học của SV thường được gói gọn xoay quanh: máy tiện, máy phay, máy khoan cần, máy chuốt ( xọc ), máy doa là nhìu, nhưng những trang thiết bị đó có trường nào trang bị đầy đủ, thế nên SV phải tự xem thông số của mấy máy trong ST thôi, thế mà cũng không chịu đọc sách để rùi quay sang hỏi: nó nằm ở đâu mà anh biết. Pó tay.
Còn đồ gá: thì cái nầy muôn thưở trong đồ án phải có, vì nó là căn bản tạo cho SV biết cách chọn chuẩn, thiết kế đồ gá....
Nhưng chung quy lại ( không quơ đũa cả nắm ) mấy SV nhà ta hơi bị lười xem sách sao ấy, không chuẩn bị nhìu cho việc làm đồ án hay sao ta ! Có nhìu việc chỉ cần mọi người gợi mở là ta đã cảm thấy vấn đề đã hé sáng rùi, đằng nầy càng gợi mở càng tối.
MOng SV nhà ta ráng học, chăm đọc sách tí đề làmđồ án tốt hơn.
Để làm đồ án tốt cần phải có những quyển sách sau: ( bi nhiu đây là dư sức làm )
Sổ tay CNCTM tập 1, 2, 3, 4
Hướng dẫn làm ĐAMH
Dung sai kỹ thuật
Tính toán chế độ cắt
Atlat đồ gá
Vẽ kỹ thuật
Tham khảo thêm:
Thiết kế Đúc
100 loại dao gia công
Cộng thêm biết vẽ CAD 2D ( Pro/E 3D hay CAD 3D ) càng tốt
Vi tính văn phòng nữa là xong.
 
Lượt thích: umy
L

Liễu Ngân Đình

Bác Phúc Linh lại đụng đến nỗi đau không có vết thương của nền giáo dục nước nhà rồi.
Đúng là các bạn ấy đa phần là thế và các thầy giáo cũng chỉ dạy có vậy.
Còn tôi thì thường khuyên các học sinh trường đời của mình rằng chịu khó thực hành đi, thạo rồi thì kiếm chỗ khác để hưởng lương cao và cũng là học hỏi thêm kinh nghiệm của các cty khác, mỗi nơi một võ mà và ở mãi 1 nơi người ta cũng ko nâng lương cho đâu.
Ngày trước tôi đi học, thực sự cũng chỉ có sách vở là chính nhưng thấy học kiểu này thì đến mở cái ê tô cũng chẳng biết mở thế nào, cái Mâm cặp cũng chẳng biết xiết thì cũng hâm lắm.
Vì thế tôi lê la đến các xưởng để xem người ta làm việc, ra Đê La Thành xem người ta gò hàn, khoan cắt,v.v...
Vậy nên tôi biết cũng kha khá nên khi đi làm được nhận làm việc ngay mà không cần thử việc, được hưởng lương cao ngay ko cần hết 3 tháng như những người khác.
Có lẽ các bạn học Cơ khí năm thứ 3 trở đi nên tìm đến các xưởng cơ khí xin làm thêm và chấp nhận bị xai vặt và nhận lương thấp.
Nếu các bạn nghĩ rằng chuyện tôi nói là điên rồ thì các bạn đến Hợp Tác Xã Nhựa SONG LONG xem có đúng các kỹ sư mới ra trường phải lăn như Bi dưới xưởng làm công nhân không. Vì sao họ ko được ngồi phòng lạnh như trong mơ mà phải lăn lộn bẩn thỉu thế nhỉ?
Vậy nên tôi nghĩ rằng các thầy giáo nên "đuổi" học sinh của mình ra đời ngay từ khi còn đang đi học như các sinh viên Ngoại Ngữ vậy.
 
Lượt thích: umy
Nhân tiện bàn chuyện học và làm đồ án của son86hd, mình cùng Ngân Đình nói rộng ra tí, mong tất cả anh em trong nhà thông cảm và góp thêm ý kiến để rộng đường kiến thức hay kinh nghiệm cho mấy em SV nhà ta nhờ.
Ngân Đình biết không?, cho dù bác lăn lộn hay con nhà nòi chính hiệu cơ khí máy, nhà có xưởng, hay có máy thì khi ngồi mài dùi kinh sử cái đồ án môn học thì phải tuẩn theo những bài bản mà thôi. Cụ thể để Đình thấy nghen:
Đề bài thì ai cũng biết: cho chi tiết gì đấy kèm theo phiếu nhiệm vụ là bản vẽ hay là vật thật ( có khi vật thật nó mòn thiếu điều muốn vứt đi )
Yêu cầu: Nếu bản vẽ thì xem có sai ở đâu, bất hợp lý ở chỗ nào mà chỉnh sửa lại, nếu là vật thật thì lấy kích thước, tự cho dung sai, nếu mòn quá thì tự tra cứu tính năng làm việc của nó mà phăng ra kích thước chuẩn ban đầu.
Chọn phôi
Lập QTCN, chọn PA gia công
Tính lượng dư
Tính chế độ cắt
Chế đồ gá
Tính đồ gá
Mình liệt kê những cái ai cũng biết ra để làm gì ? Để cho Đình thấy rằng, không phải lăn lộn nhiều là hiểu hết ý của mấy Thầy đâu, quan điểm của tui là thế này, của bác là thế kia, nhưng quan điểm của Thầy là trên hết, dù rằng phương án, QTCN của mình đúng, Đình đúng, Thầy đúng , nhưng của Thầy là ok, hoạ hoằn lắm thì chọn QTCN của bác nhưng phải chỉnh sửa vài nguyên công theo đúng ý Thầy.
Thế đấy !
Nhưng bác lăn lộn nhiều, biết thực tế nhiều thì có lợi lắm chứ, nhìn chi tiết nầy thì BM nào cần gia công, gia công bằng phương pháp nào, máy gì thì biết nhanh hơn mấy bạn mọt sách. HƠn nữa khi vấn đáp phản biện bác hơn mấy cậu mọt là cái chắc.
Tựu trung, SV cơ khí thì nên lăn lộn thực tế, phải cày mình ra mà học, làm thực tế mới vững tay chèo, đó cũng là hành trang khi SV tốt nghiệp, nó tạo cho bản thân mình thêm kiến thức, niềm tin và bản lĩnh của SV cơ khí nhà ta thôi. Nhiều chú học ở trường thì okie lắm, nhưng khi ra ngoài làm thì cứ y như rằng, bảo xiết bulong thì lại mở và kêu mở thì cứ è cổ ra mà xiết, thế đấy.
Mình mong rằng qua vài bài tranh luận nho nhỏ của mình và Ngân Đình, mấy anh em SV vào xem được thì nên biết trang bị những gì cho mình khi chuẩn bị làm Đồ án hay trang bị hành trang khi ra trường.
 
T

tuana31

Bác Ngân Đình có ảnh máy hơi đẹp đấy ;)
Bác biết nhiều thật.
(bac ngan dinh co anh may hoi dep day ;)
Bac biet nhieu that )
 
L

Liễu Ngân Đình

Trước hết là LND xin cảm ơn bạn đã khen ảnh máy đẹp lẫn đẹp não ;D
Sau là nhắc nhở bạn Post bài cần phải gõ tiếng Việt có Dấu để mọi người dễ đọc và cũng là 1 cách để thể hiện người Việt yêu tiếng Việt.
Cách viết tiếng Việt bạn có thể tham khảo ở dưới đáy màn hình nhé!
 
Top