Author
LỜI GIỚI THIỆU
Các bạn sinh viên hoặc nhân viên đang công tác trong ngành Đúc có thể vào trang web http://foseco-foundry.com để trau dồi kiến thức thông qua các “case study” (bài học tình huống). Phần này được chắt lọc từ kinh nghiệm sản xuất thực tế ở khắp nơi trên thế giới. Trong đó đề cập đến lý thuyết Đúc, kỹ thuật Đúc, công cụ cải tiến quá trình Đúc, cách đánh giá hiệu quả của cải tiến…
Sau khi đọc hiểu phần “case study”, kiến thức về Đúc của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Hơn thế, các cơ sở đúc có thể dùng những kiến thức này làm định hướng kỹ thuật cho mình.
Bên dưới là bài dịch của mình cho một số “case study” điển hình.
PHẦN 1 – RÓT TRỰC TIẾP CHO CÁC CHI TIẾT NHÔM
Nhu cầu sử dụng các chi tiết Nhôm đúc ngày càng nhiều với độ dày thành mỏng dần và trọng lượng nhẹ hơn (*).
(*) Tham khảo bài viết gốc để nắm số liệu cụ thể.
Ngoài ra, chi tiết Nhôm đúc sẽ được dùng nhiều vào các ứng dụng phức tạp và điều này lại thúc đẩy việc cải tiến chất lượng vật đúc.
Thêm vào đó, để giữ vững vị thế cạnh tranh, các cơ sở (nhà máy) cần liên tục tìm cách giảm chi phí sản xuất. Điều này khiến họ phải rà soát lại qui trình, xem xét lại các kỹ thuật tưởng chừng như không thích hợp hoặc quá mang tính cách mạng trong quá khứ để ứng dụng vào hiện tại. Một trong những kỹ thuật đó là RÓT TRỰC TIẾP.
Các nghiên cứu gần đây về hệ thống rót cho đúc Nhôm đã làm sáng tỏ những tác động của dòng chảy đến vận tốc tại rãnh dẫn (ingate) để sản xuất ra vật đúc chất lượng cao.
Khi vật đúc trở nên mỏng hơn, khuôn cần được điền đầy nhanh và êm hơn, (trong khi đó) dòng kim loại cần được rót càng chậm càng tốt và đậu ngót cần giữ nhiệt lâu để đảm bảo khả năng bù ngót.
Hệ thống rót cần được thiết kế sao cho quá trình đúc vừa đạt hiệu suất cao vừa tiết kiệm chi phí, điều này đẩy kỹ sư thiết kế vào tình huống luôn đối mặt với các phương án thỏa hiệp.
RÓT TRỰC TIẾP là một khái niệm (concept) được giới thiệu cách đây 16 năm trong đó kim loại lỏng được rót trực tiếp vào hốc (lồng) khuôn thông qua một mạng lọc bọt bằng ceramic. Mạng lọc này điều chỉnh và kiểm soát dòng kim loại lỏng vào khuôn và mang lại nhiều lợi ích thiết thực như các ví dụ bên dưới.
Ví dụ 1.
Vỏ tản nhiệt bằng Nhôm (hình 1) được đúc bằng hợp kim Silumin (Al-Si) cùng tinh trong khuôn kim loại, rót tĩnh. Ban đầu, chi tiết lớn, thành mỏng này có khuynh hướng nứt nguội (cold shut) và bị hỏng khi kiểm tra áp suất (pressure test failures). Bằng cách làm hệ thống rót trở nên đơn giản hơn trong đó kim loại lỏng được rót qua mạng lọc đường kính 50mm, hiện tượng nứt được loại bỏ triệt để với dòng kim lỏng (sau đi qua mạng lọc) không lẫn oxit nhôm và chi tiết không còn hỏng khi kiểm tra áp suất. Kết quả chi phí sản xuất mỗi chi tiết nhôm nặng 3.44kg này giảm 2.5 Euro.
Hình 1: Vỏ tản nhiệt bằng hợp kim Silumin cùng tinh.
Ngoài ví dụ 1, các bạn có thể tham khảo thêm 3 ví dụ khác ở bài viết gốc theo link sau.
Hình 2: Hệ mạng lọc (bao gồm mạng lọc bọt bằng ceramic và phễu rót) được dùng trong khuôn cát.
Kết luận.
Kỹ thuật RÓT TRỰC TIẾP mang lại những lợi ích sau:
- Hệ thống rót đơn giản
- Hiệu suất cao
- Nhiệt ít bị thất thoát
- Vật đúc đông đặc có hướng
- Thể tích Khuôn nhỏ hơn
- Chi phí làm sạch vật đúc thấp
- Thời gian sản xuất ngắn
- Chất lượng vật đúc cao với chi phí giảm
Những lợi ích trên là hệ quả của việc:
- Loại bỏ hệ thống rót rườm rà
- Nâng cao hiệu quả sử dụng kim loại
- Đậu ngót nằm ngay chỗ điền đầy cuối cùng
- Giảm khối lượng chất dính kết
- Giảm chi phí làm sạch vật đúc
- Chất lượng vật đúc tốt hơn, ít bị loại bỏ và sửa chữa
(Phần 2 là Ứng dụng của kỹ thuật RÓT TRỰC TIẾP CHO ĐÚC THÉP)
(Click vào link để đọc phần 2)
Các bạn sinh viên hoặc nhân viên đang công tác trong ngành Đúc có thể vào trang web http://foseco-foundry.com để trau dồi kiến thức thông qua các “case study” (bài học tình huống). Phần này được chắt lọc từ kinh nghiệm sản xuất thực tế ở khắp nơi trên thế giới. Trong đó đề cập đến lý thuyết Đúc, kỹ thuật Đúc, công cụ cải tiến quá trình Đúc, cách đánh giá hiệu quả của cải tiến…
Sau khi đọc hiểu phần “case study”, kiến thức về Đúc của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Hơn thế, các cơ sở đúc có thể dùng những kiến thức này làm định hướng kỹ thuật cho mình.
Bên dưới là bài dịch của mình cho một số “case study” điển hình.
------------------------------------
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT RÓT TRỰC TIẾP
PHẦN 1 – RÓT TRỰC TIẾP CHO CÁC CHI TIẾT NHÔM
Nhu cầu sử dụng các chi tiết Nhôm đúc ngày càng nhiều với độ dày thành mỏng dần và trọng lượng nhẹ hơn (*).
(*) Tham khảo bài viết gốc để nắm số liệu cụ thể.
Ngoài ra, chi tiết Nhôm đúc sẽ được dùng nhiều vào các ứng dụng phức tạp và điều này lại thúc đẩy việc cải tiến chất lượng vật đúc.
Thêm vào đó, để giữ vững vị thế cạnh tranh, các cơ sở (nhà máy) cần liên tục tìm cách giảm chi phí sản xuất. Điều này khiến họ phải rà soát lại qui trình, xem xét lại các kỹ thuật tưởng chừng như không thích hợp hoặc quá mang tính cách mạng trong quá khứ để ứng dụng vào hiện tại. Một trong những kỹ thuật đó là RÓT TRỰC TIẾP.
Các nghiên cứu gần đây về hệ thống rót cho đúc Nhôm đã làm sáng tỏ những tác động của dòng chảy đến vận tốc tại rãnh dẫn (ingate) để sản xuất ra vật đúc chất lượng cao.
Khi vật đúc trở nên mỏng hơn, khuôn cần được điền đầy nhanh và êm hơn, (trong khi đó) dòng kim loại cần được rót càng chậm càng tốt và đậu ngót cần giữ nhiệt lâu để đảm bảo khả năng bù ngót.
Hệ thống rót cần được thiết kế sao cho quá trình đúc vừa đạt hiệu suất cao vừa tiết kiệm chi phí, điều này đẩy kỹ sư thiết kế vào tình huống luôn đối mặt với các phương án thỏa hiệp.
RÓT TRỰC TIẾP là một khái niệm (concept) được giới thiệu cách đây 16 năm trong đó kim loại lỏng được rót trực tiếp vào hốc (lồng) khuôn thông qua một mạng lọc bọt bằng ceramic. Mạng lọc này điều chỉnh và kiểm soát dòng kim loại lỏng vào khuôn và mang lại nhiều lợi ích thiết thực như các ví dụ bên dưới.
Ví dụ 1.
Vỏ tản nhiệt bằng Nhôm (hình 1) được đúc bằng hợp kim Silumin (Al-Si) cùng tinh trong khuôn kim loại, rót tĩnh. Ban đầu, chi tiết lớn, thành mỏng này có khuynh hướng nứt nguội (cold shut) và bị hỏng khi kiểm tra áp suất (pressure test failures). Bằng cách làm hệ thống rót trở nên đơn giản hơn trong đó kim loại lỏng được rót qua mạng lọc đường kính 50mm, hiện tượng nứt được loại bỏ triệt để với dòng kim lỏng (sau đi qua mạng lọc) không lẫn oxit nhôm và chi tiết không còn hỏng khi kiểm tra áp suất. Kết quả chi phí sản xuất mỗi chi tiết nhôm nặng 3.44kg này giảm 2.5 Euro.
Hình 1: Vỏ tản nhiệt bằng hợp kim Silumin cùng tinh.
Ngoài ví dụ 1, các bạn có thể tham khảo thêm 3 ví dụ khác ở bài viết gốc theo link sau.
Hình 2: Hệ mạng lọc (bao gồm mạng lọc bọt bằng ceramic và phễu rót) được dùng trong khuôn cát.
Kết luận.
Kỹ thuật RÓT TRỰC TIẾP mang lại những lợi ích sau:
- Hệ thống rót đơn giản
- Hiệu suất cao
- Nhiệt ít bị thất thoát
- Vật đúc đông đặc có hướng
- Thể tích Khuôn nhỏ hơn
- Chi phí làm sạch vật đúc thấp
- Thời gian sản xuất ngắn
- Chất lượng vật đúc cao với chi phí giảm
Những lợi ích trên là hệ quả của việc:
- Loại bỏ hệ thống rót rườm rà
- Nâng cao hiệu quả sử dụng kim loại
- Đậu ngót nằm ngay chỗ điền đầy cuối cùng
- Giảm khối lượng chất dính kết
- Giảm chi phí làm sạch vật đúc
- Chất lượng vật đúc tốt hơn, ít bị loại bỏ và sửa chữa
(Phần 2 là Ứng dụng của kỹ thuật RÓT TRỰC TIẾP CHO ĐÚC THÉP)
(Click vào link để đọc phần 2)
Last edited: