Bài học tình huống trong ngành Đúc

Author
LỜI GIỚI THIỆU

Các bạn sinh viên hoặc nhân viên đang công tác trong ngành Đúc có thể vào trang web http://foseco-foundry.com để trau dồi kiến thức thông qua các “case study” (bài học tình huống). Phần này được chắt lọc từ kinh nghiệm sản xuất thực tế ở khắp nơi trên thế giới. Trong đó đề cập đến lý thuyết Đúc, kỹ thuật Đúc, công cụ cải tiến quá trình Đúc, cách đánh giá hiệu quả của cải tiến…

Sau khi đọc hiểu phần “case study”, kiến thức về Đúc của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Hơn thế, các cơ sở đúc có thể dùng những kiến thức này làm định hướng kỹ thuật cho mình.

Bên dưới là bài dịch của mình cho một số “case study” điển hình.

------------------------------------

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT RÓT TRỰC TIẾP

PHẦN 1 – RÓT TRỰC TIẾP CHO CÁC CHI TIẾT NHÔM

Nhu cầu sử dụng các chi tiết Nhôm đúc ngày càng nhiều với độ dày thành mỏng dần và trọng lượng nhẹ hơn (*).

(*) Tham khảo bài viết gốc để nắm số liệu cụ thể.

Ngoài ra, chi tiết Nhôm đúc sẽ được dùng nhiều vào các ứng dụng phức tạp và điều này lại thúc đẩy việc cải tiến chất lượng vật đúc.

Thêm vào đó, để giữ vững vị thế cạnh tranh, các cơ sở (nhà máy) cần liên tục tìm cách giảm chi phí sản xuất. Điều này khiến họ phải rà soát lại qui trình, xem xét lại các kỹ thuật tưởng chừng như không thích hợp hoặc quá mang tính cách mạng trong quá khứ để ứng dụng vào hiện tại. Một trong những kỹ thuật đó là RÓT TRỰC TIẾP.

Các nghiên cứu gần đây về hệ thống rót cho đúc Nhôm đã làm sáng tỏ những tác động của dòng chảy đến vận tốc tại rãnh dẫn (ingate) để sản xuất ra vật đúc chất lượng cao.

Khi vật đúc trở nên mỏng hơn, khuôn cần được điền đầy nhanh và êm hơn, (trong khi đó) dòng kim loại cần được rót càng chậm càng tốt và đậu ngót cần giữ nhiệt lâu để đảm bảo khả năng bù ngót.

Hệ thống rót cần được thiết kế sao cho quá trình đúc vừa đạt hiệu suất cao vừa tiết kiệm chi phí, điều này đẩy kỹ sư thiết kế vào tình huống luôn đối mặt với các
phương án thỏa hiệp.

RÓT TRỰC TIẾP là một khái niệm (concept) được giới thiệu cách đây 16 năm trong đó kim loại lỏng được rót trực tiếp vào hốc (lồng) khuôn thông qua một mạng lọc bọt bằng ceramic. Mạng lọc này điều chỉnh và kiểm soát dòng kim loại lỏng vào khuôn và mang lại nhiều lợi ích thiết thực như các ví dụ bên dưới.

Ví dụ 1.
Vỏ tản nhiệt bằng Nhôm (hình 1) được đúc bằng hợp kim Silumin (Al-Si) cùng tinh trong khuôn kim loại, rót tĩnh. Ban đầu, chi tiết lớn, thành mỏng này có khuynh hướng nứt nguội (cold shut) và bị hỏng khi kiểm tra áp suất (pressure test failures). Bằng cách làm hệ thống rót trở nên đơn giản hơn trong đó kim loại lỏng được rót qua mạng lọc đường kính 50mm, hiện tượng nứt được loại bỏ triệt để với dòng kim lỏng (sau đi qua mạng lọc) không lẫn oxit nhôm và chi tiết không còn hỏng khi kiểm tra áp suất. Kết quả chi phí sản xuất mỗi chi tiết nhôm nặng 3.44kg này giảm 2.5 Euro.


Hình 1: Vỏ tản nhiệt bằng hợp kim Silumin cùng tinh.

Ngoài ví dụ 1, các bạn có thể tham khảo thêm 3 ví dụ khác ở bài viết gốc theo link sau.


Hình 2: Hệ mạng lọc (bao gồm mạng lọc bọt bằng ceramic và phễu rót) được dùng trong khuôn cát.

Kết luận.
Kỹ thuật RÓT TRỰC TIẾP mang lại những lợi ích sau:
- Hệ thống rót đơn giản
- Hiệu suất cao
- Nhiệt ít bị thất thoát
- Vật đúc đông đặc có hướng
- Thể tích Khuôn nhỏ hơn
- Chi phí làm sạch vật đúc thấp
- Thời gian sản xuất ngắn
- Chất lượng vật đúc cao với chi phí giảm

Những lợi ích trên là hệ quả của việc:
- Loại bỏ hệ thống rót rườm rà
- Nâng cao hiệu quả sử dụng kim loại
- Đậu ngót nằm ngay chỗ điền đầy cuối cùng
- Giảm khối lượng chất dính
kết
- Giảm chi phí làm sạch vật đúc
- Chất lượng vật đúc tốt hơn, ít bị loại bỏ và sửa chữa


(Phần 2 là Ứng dụng của kỹ thuật RÓT TRỰC TIẾP CHO ĐÚC THÉP)
(Click vào link để đọc phần 2)
 
Last edited:
Author
B

blackberry

anh THỊNH post tiep phần 2 đi anh .Hay quá đi mất!!!!!!!!!!
 
Author
@Blackberry: anh đang dịch. Sẽ post ngay khi dịch xong.

Phần 2 hay hơn vì:
- Chi tiết đúc được dùng để cải tạo SVĐ Olympic Standium (sân nhà của CLB Hertha Berlin) để chuẩn bị cho VCK World Cup 2006 vừa rồi. Đây cũng là nơi diễn ra trận chung kết Italia - Pháp.

- Có dùng Magmasoft để mô phỏng.
 
C

Cu Tít



Ví dụ 1.
Vỏ tản nhiệt bằng Nhôm (hình 1) được đúc bằng hợp kim Silumin (Al-Si) cùng tinh trong khuôn kim loại, rót tĩnh. Ban đầu, chi tiết lớn, thành mỏng này có khuynh hướng nứt nguội (cold shut) và bị hỏng khi kiểm tra áp suất (pressure test failures). Bằng cách làm hệ thống rót trở nên đơn giản hơn trong đó kim loại lỏng được rót qua mạng lọc đường kính 50mm, hiện tượng nứt được loại bỏ triệt để với dòng kim lỏng (sau đi qua mạng lọc) không lẫn oxit nhôm và chi tiết không còn hỏng khi kiểm tra áp suất. Kết quả chi phí sản xuất mỗi chi tiết nhôm nặng 3.44kg này giảm 2.5 Euro.

Ngoài ví dụ 1, các bạn có thể tham khảo thêm 3 ví dụ khác ở bài viết gốc theo link sau.


Hình 2: Hệ mạng lọc (bao gồm mạng lọc bọt bằng ceramic và phễu rót) được dùng trong khuôn cát.

Bác cho nhà cháu hỏi ngoài lề phát ạ. Cái "mạng lọc" này ở VN nhà cháu có ai dùng không ạ? Cho cháu xin cái địa chỉ, số alo thì quý hóa quá ạ.

Nhà cháu bổ sung tí ạ. Cái mạng lọc đó tiếng tây nó gọi là ceramic foam filter. Ở cái hình 2 của bác không dùng cho nhôm và hợp kim nhôm ạ. Cái mầu đen là AS-bound SiC dùng cho gang. Cái mầu vàng nhạt là Zirconia (TZP) dùng cho hợp kim nấu chảy khoảng 1550-1600 degC ạ.
 
Author
Bác cho nhà cháu hỏi ngoài lề phát ạ. Cái "mạng lọc" này ở VN nhà cháu có ai dùng không ạ? Cho cháu xin cái địa chỉ, số alo thì quý hóa quá ạ.
Mình không rõ tình hình sử dụng mạng lọc tại Việt Nam. Chỉ biết rằng có một vài cơ sở đã dùng thử. Nếu bác muốn tư vấn và dùng thử mạng lọc FOSECO thì pm mình địa chỉ, số điện thoại liên lạc.

Nhà cháu bổ sung tí ạ. Cái mạng lọc đó tiếng tây nó gọi là ceramic foam filter.
Bài viết gốc có đề cập đến các tên gọi, thuật ngữ bằng tiếng Anh. Đọc giả có thể tìm thấy trong đó.

Ở cái hình 2 của bác không dùng cho nhôm và hợp kim nhôm ạ. Cái mầu đen là AS-bound SiC dùng cho gang. Cái mầu vàng nhạt là Zirconia (TZP) dùng cho hợp kim nấu chảy khoảng 1550-1600 degC ạ.
Về vật liệu ở hình 2, mình chưa dám khẳng định những điều bác nêu (thông tin không chắc dễ gây nhiễu cho đọc giả - bác có thể lí giải cho kết luận của mình được không?). Tuy nhiên, bài viết gốc khẳng định hệ mạng lọc này được dùng để đúc kim loại màu - trong đó có hợp kim nhôm. :4:

Trân trọng,
Thịnh.
 
C

Cu Tít

Em nói là không dùng, chứ không nói là không dùng được ạ. Cơ mà em liên thiên cũng có lý do bấu víu chớ chả nói chơi.

Hai loại ceramic foam filter (từ giờ trở đi, em xin gọi tắt là filter ợ) là hai hệ vật liệu khác nhau. Cái filter trên cơ sở SiC nó có giới hạn của nó. Do liên kết cấu trúc biên SiC là aluminumsilicate, tùy theo thành phần, nói chung giới hạn làm việc của nó thường dưới 1400 deg. C. Tuy nhiên, nó không dùng cho nhôm và hợp kim nhôm là có lý do. SiC trong điều kiện làm việc không bảo vệ, rất dễ bị oxy hóa tạo ra SiO2 và C/CO/CO2. Cái bọn hoạt tính nà sẽ tham gia quá trình tổng hợp mullite, carbide trong sản phẩm đúc và gây khuyết tật.

Zirconia filter thì quá đắt và chỉ dùng đối với hệ hợp kim đặc biệt. Riêng đối với nhôm, hợp kim nhôm và kim loại mầu, người ta thường sử dụng high-alumina/mullite/
filter là vầy.

Kính!
 
Last edited by a moderator:
Author
Xem bác giải thích, mình vẫn chưa hiểu lắm. Xin nêu ra một số điểm thắc mắc. Mong bác làm rõ.

Do liên kết cấu trúc biên SiC là aluminumsilicate, tùy theo thành phần
Bác giải thích giùm em: "Liên kết cấu trúc biên" là gì? Còn trong SiC (gồm hai nguyên tố Silic và Cacbon) thì lấy đâu ra Aluminum Silicate (Al2SiO5)?

Tuy nhiên, nó không dùng cho nhôm và hợp kim nhôm là có lý do. SiC trong điều kiện làm việc không bảo vệ, rất dễ bị oxy hóa tạo ra SiO2 và C/CO/CO2. Cái bọn hoạt tính này sẽ tham gia quá trình tổng hợp mullite, carbide trong sản phẩm đúc và gây khuyết tật.
Phản ứng nào tạo ra SiO2 và C/CO/CO2 từ SiC? (vì theo tài liệu mình có được SiC là chất trơ hóa học - It is also highly inert chemically - bác xem phần Properties). Ngoài ra, SiC được tạo thành bằng cách nung cát Silic (SiO2) và cacbon ở nhiệt độ 1600 - 2500 deg C (tức phải nung SiC đến 1600 - 2500 deg C mới có hy vọng chuyển biến được nó thành SiO2 và C/CO/CO2).

Mullite (3Al2O32SiO2 hoặc 2Al2O3SiO2) được tạo thành như thế nào trong quá trình đúc nhôm với mạng lọc SiC? (vì có tài liệu nói rằng, Mullite được tạo thành bằng cách nung - giữ đất sét kaolinite ở nhiệt độ > 1100 deg C - bác xem phần Mullite ở đây)

Carbide gì được tạo thành trong quá trình đúc nhôm với mạng lọc SiC?

Tóm lại:

Lưu ý rằng nhiệt độ rót Al chỉ xấp xỉ 750 deg C trở xuống (tức nhiệt độ khuôn và nhiệt độ mà mạng lọc phải chịu dưới 750 deg C). Trong khi những chất bác nêu (SiO2 + C/CO/CO2 từ SiC, Mullite, Carbite) được tạo thành ở nhiệt độ > 1000 deg C !?

Ngoài ra, bác vẫn chưa giải thích cho em biết được: "Tại sao nhìn vào màu sắc mạng lọc có thể đoán ra nó được chế tạo trên cơ sở gì?"

Trân trọng cảm ơn,
Thịnh.
 
V

Vo HuyThanh

Thằng bé Cu Tít này nói chuyện nghe chẳng hiểu gì cả. Mấy cái cục Ceramic Filter này thường gắn vào đường dẫn nhôm hơn là gắn vào cái phễu như hình của Thịnh nhằm làm giảm tạp chất và cái thành phần váng nhôm nguội khi rót. Trong các khuôn gỗ lớn thì người thợ chỉ cần đặt thêm cục gỗ hình khối lập phương có chiều dày 40x 40 x 20 mm nằm trên giữa đường dẫn nhôm là đủ rồi. Các sản phẩm nhỏ thì không cần thiết phải sử dụng Ceramic filter,chỉ những sản phẩm như Engine Block của xe hơi v.v..thuộc loại lớn, nặng và cự ly từ bể nấu nhôm đến vị trí khuôn trên 10m thì người ta mới dùng bởi vì giá thành của Ceramic Filter rất đắt , giá khoảng 4USD cho một khối nhỏ 40mx40mx20mm. Ở chổ tôi làm thì với sản phẩm nhỏ thì dùng khí Ar quậy vào bồn nấu nhôm với dùng lưới sợi thủy tinh là đủ rồi. Mấy cái cục Ceramic Filter này thì màu sắc theo tôi không quan hệ bởi đó chỉ là lớp chất phủ bên ngoài dạng như Xi măng thôi. Thông thường Ceramic Filter chịu nhiệt đến 1500 độ C , do đó dùng cả cho khi đúc hợp kim nhôm và gang.
Ngoài cách dùng Ceramic Filter này thì bình thường sản phẩm lớn nhỏ không cần biết người thợ đúc thường dùng lưới sợi thủy tinh hoặc lưới ceramic để làm filter, giá thành rẻ và tiện lợi bởi vì trên khuôn gỗ không cần làm thêm vị trí đặt cục Ceramic filter làm gì , người thợ chỉ cần lấy lưỡi cưa quẹt một đường trên đường dẫn nhôm trên khuôn cát là đủ để gắn lưới lọc rồi.
 
V

Vo HuyThanh

Đố mấy em cái cục Ceramic Filter này làm cách nào chế cho nó ra cái hình thù lỗ lỗ như lỗ mối vậy.
 
C

Cu Tít

@ Bác Thinh: gốm SiC thì có nhiều loại lắm ạ. Cái hệ dùng làm filter lọc xỉ đúc gang thì người ta chỉ xài đến loại AS-bounded SiC thôi. Lý do quan trọng nhất là nó rẻ tiền, dễ tổng hợp, cơ-lý-hóa-nhiệt về cơ bản là đạt yêu cầu. Với vật liệu này, SiC được sử dụng với chức năng chính tạo khung cấu trúc, chịu lửa cao. AS được tổng hợp trong quá trình liên kết tái kết tinh mullite nhằm liên kết các hạt SiC. Nhiệt độ thông thường để tổng hợp hệ này trong khoảng 1350-1400 deg. C.

SiC không hoàn toàn là vật liệu trơ đâu ạ. Công nghệ sản xuất cơ bản như bác biết, cơ mà người ta cũng không sử dụng phương pháp thiêu kết cổ truyền để tổng hợp đâu. Ở nhiệt độ 1200 deg. C trở lên, môi trường không bảo vệ, thời gian sử dụng liên tục và lâu dài, SiC dễ bị oxy hóa và phân hủy tạo ra SiO2 và C/CO/CO2 tùy theo cân bằng và môi trường. Không tin bác nhòm vào cái lò nung điện cực SiC mà coi, sau mỗi lần nung, cái điện cực nó lại mòn đi một téo.

Về chuyện sao em đoán hệ vật liệu xuất phát từ gốc gì, nói bác bỏ quá, là đoán mò thôi á. Năm ngoái năm kia có em cave khoa học thuê em làm ba cái mẫu filter nên có biết sơ sơ. Bạo gan vào đây bi bô ai dè bị các bác đập cho bép dúm! Hớ hớ!

@ Bác Võ: em nói dzồi, em là dân ngoại đạo, có gì sai mong bác chỉ baỏ. Nietzsche bạn em cũng bảo: luôn có những giới hạn ngay đối mí cả sự hiểu biết! Người ta có thể biết, biết nhiều dưng mà ko bao giờ biết hết!

Có cái này em muốn đính chính tí ạ. (1) ko ai đi dùng sợi thủy tinh (glass fiber) làm filter lọc xỉ cho kim loại nóng chảy, kể cả là đúc nhôm. Trừ thủy tinh thạch anh (fused quartz, fused silica), ko có cái thủy tinh nào chịu nổi quá 750 deg. C mà không bị biến mềm đâu. (2) cái ceramic foam filter thì cần gì phải nhuộm mầu thẩm mỹ cho nó. Dùng 1 lần, đúc xong bỏ, không mất tiền đổ rác là may. Thêm mầu mè, coating làm gì cho tốn tiền. Mầu của từng hệ gốm là đặc trưng! (3) ceramic filter có thể chịu đến 2200 deg. C trong môi trường oxy hóa và 2700 deg. C trong môi trường bảo vệ tùy hệ vật liệu ạ.

Đố mấy em cái cục Ceramic Filter này làm cách nào chế cho nó ra cái hình thù lỗ lỗ như lỗ mối vậy.
Nhà cháu biết mỗi cách dùng PE/PP/Polyurethane foam. Đối với kích thước lỗ từ 4-20ppi còn cách nào nữa nhờ bác chỉ dạy.

Kính!
 
Last edited by a moderator:
Author
@ anh Thành: em xin góp thêm vài ý vào bài viết của anh.

Mấy cái cục Ceramic Filter này thường gắn vào đường dẫn nhôm hơn là gắn vào cái phễu như hình của Thịnh nhằm làm giảm tạp chất và cái thành phần váng nhôm nguội khi rót.
Thông thường Hệ Thống Rót gồm cốc rót (basin), ống rót (sprue), giếng (well), rãnh lọc xỉ (runner) và rãnh dẫn (ingate) như hình 3. Trong đó, cốc rót và rãnh lọc xỉ có vai trò lọc xỉ, tạp chất. Để tăng khả năng lọc xỉ, tạp chất; người ta gắn mạng lọc vào đường dẫn (hoặc ống rót, rãnh dẫn...) như anh Thành đề cập. Đó là ứng dụng cơ bản.


Hình 3: Các phần tử của HTR.

Ngoài ra, nếu sử dụng hệ mạng lọc thì HTR rườm rà như hình 3 bị loại bỏ thay vào đó là HTR đơn giản như hình 4. Lúc này:
- Phễu đóng vai trò là ống rót.
- Mạng lọc đóng vai trò ổn định lưu lượng, lọc xỉ và tạp chất.


Hình 4: A six cylinder manifold (2 ống nhô cao là hai hệ mạng lọc).

(Các tác dụng và ưu điểm đã được trình bày ở post đầu tiên)

Ngoài ra, anh Thành trình bày cho mọi người cùng rõ: làm thế nào để chế tạo được cái mạng lọc có lỗ lỗ như tổ mối?

@ Bác Tít:
Ở nhiệt độ 1200 deg. C trở lên, môi trường không bảo vệ, thời gian sử dụng liên tục và lâu dài, SiC dễ bị oxy hóa và phân hủy tạo ra SiO2 và C/CO/CO2 tùy theo cân bằng và môi trường. Không tin bác nhòm vào cái lò nung điện cực SiC mà coi, sau mỗi lần nung, cái điện cực nó lại mòn đi một téo.
Em tin bác chứ. Cho nên, khi đúc nhôm (nhiệt độ rót <750 deg C) thì SiC không thể bị oxi hóa và phân hủy tạo ra SiO2 và C/CO/CO2. Và vì thế không có bọn hoạt tính như bác đề cập. Hệ quả là: không có quá trình tổng hợp carbite, mullite tạo ra khuyết tật đúc! Khuyết tật đúc, nếu có, đến từ lý do khác.
 
U

ubuntu

Đố mấy em cái cục Ceramic Filter này làm cách nào chế cho nó ra cái hình thù lỗ lỗ như lỗ mối vậy.
Cái này thì thầy em cũng đã làm rồi, nó đơn giản đến không ngờ và còn có thể tạo ra lỗ có kích thước lỗ rất nhỏ, có thể cách của thầy em là cổ điển nhưng cũng có thể áp dụng với tình hình khoa học kỹ thuật của Việt Nam hiện nay. Theo em nó có thể áp dụng nhiều trong thực tế.

Đó là hỗn hợp Ceramic trộn với trấu đã hoặc bằng chất khác nếu cần lỗ to hơn, sau khi hỗn hợp này được trộn đều và tạo hình theo cái mình cần rồi cho vào lò nung để tạo thành sản phẩm Sứ ở nhiệt độ 1200 der C, lúc này trấu đã cháy thành tro, sản phẩm được lấy ra như ta nung gốm sứ cổ truyền rồi làm sạch bằng khí nén, thế là ta thu được sản phẩm có độ rỗng và hình dáng cần dùng, còn các thông số trở lực, cản trở vận tốc v.v thì tùy từng ngành mà áp dụng.

Cảm ơn bác Võ Huy Thanh. Bác có thể góp ý thêm và nếu có thể bác có thể gửi datasheet của sản phẩm của bên bác hay dùng có được không, biết đâu đó nay mai ở Việt Nam lại có bạn cấp cho HonDa sản phẩm Ceramic Fillter Made in VietNam mà vẫn tốt không khác của Nhật.
 
C

Cu Tít

@ Bác Tít:

Em tin bác chứ. Cho nên, khi đúc nhôm (nhiệt độ rót <750 deg C) thì SiC không thể bị oxi hóa và phân hủy tạo ra SiO2 và C/CO/CO2. Và vì thế không có bọn hoạt tính như bác đề cập. Hệ quả là: không có quá trình tổng hợp carbite, mullite tạo ra khuyết tật đúc! Khuyết tật đúc, nếu có, đến từ lý do khác.
Oài, em xin lỗi bác, cho em đính chính tí. Dạo này đầu óc cứ để đâu đâu.

(1) Ở 750 deg. C thì đúng là không có bất kỳ phản ứng carbite, mullite nào tổng hợp được cả. Quá trình phân hủy SiC em chưa có tài liệu nên không dám nói bừa, chỉ biết chắc chắn nó bị phân hủy nếu sử dụng AS-bounded SiC làm ceramic filter lọc xỉ.
(2) Sức căng bề mặt của gang/thép nóng chảy lớn và độ thấm ướt của chúng đối với SiC thấp hơn AS và mullite, đây là lý do chính cho việc lựa chọn SiC làm vật liệu tổng hợp filter.
(3) Em khá quen với AS, mullite, mullite corund và corund. Bất kể tỷ lệ Al2O3/SiO2 thế nào có trong phối liệu hệ gốm này, ở nhiệt độ dưới 1230 deg. C, hầu như không có dấu vết của mullite tái kết tinh, ngay cả việc tồn tại dưới dạng vi tinh cũng không có luôn ạ. Lý thuyết có thể khác!
 
C

Cu Tít

Đó là hỗn hợp Ceramic trộn với trấu đã hoặc bằng chất khác nếu cần lỗ to hơn, sau khi hỗn hợp này được trộn đều và tạo hình theo cái mình cần rồi cho vào lò nung để tạo thành sản phẩm Sứ ở nhiệt độ 1200 der C, lúc này trấu đã cháy thành tro, sản phẩm được lấy ra như ta nung gốm sứ cổ truyền rồi làm sạch bằng khí nén, thế là ta thu được sản phẩm có độ rỗng và hình dáng cần dùng, còn các thông số trở lực, cản trở vận tốc v.v thì tùy từng ngành mà áp dụng.

Cảm ơn bác Võ Huy Thanh. Bác có thể góp ý thêm và nếu có thể bác có thể gửi datasheet của sản phẩm của bên bác hay dùng có được không, biết đâu đó nay mai ở Việt Nam lại có bạn cấp cho HonDa sản phẩm Ceramic Fillter Made in VietNam mà vẫn tốt không khác của Nhật.
(1) Cách của thày bác không tạo được lỗ xốp giống như filter lọc ở trên ạ. Thêm nữa, việc sử dụng các vật liệu cháy để lại lỗ xốp hầu hết sẽ tạo kênh xốp kín do đó hạn chế hiệu quả lọc rất nhiều.
(2) Việt nam cũng có người đề cập đến việc sản xuất ceramic foam filter rồi ạ. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được tầm quan trọng và hiệu quả sử dụng của nó.
(3) Có lẽ em xin nhường lại thread này cho bác Thịnh, tránh spam làm loãng chủ đề của bác.
 
Author
(2) Việt nam cũng có người đề cập đến việc sản xuất ceramic foam filter rồi ạ. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được tầm quan trọng và hiệu quả sử dụng của nó.
(3) Có lẽ em xin nhường lại thread này cho bác Thịnh, tránh spam làm loãng chủ đề của bác.
Em tán đồng quan điểm của bác ở ý 2. Thật ra, việc gắn thêm mạng lọc (filter) vào HTR chưa đủ giải quyết vấn đề. Để sử dụng hiệu quả cần có kiến thức nhất định về Thiết kế đúc và Vật liệu.

Em luôn chào đón mọi người đưa ra ý kiến để cùng nhau tăng sự hiểu biết như bác đã đề cập: "luôn có những giới hạn ngay đối mí cả sự hiểu biết! Người ta có thể biết, biết nhiều dưng mà ko bao giờ biết hết!". Cho nên, bác không phải bận tâm về chuyện post nhiều. :1:

Hân hạnh được biết bác!

Nếu bác (cũng như mọi người trong diễn đàn) thật sự muốn tư vấn và sử dụng mạng lọc một cách có hiệu quả (cũng như các vấn đề liên quan đến giải pháp cho ngành Đúc) thì liên hệ em. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, em sẽ kết nối để chuyên gia (trong và ngoài
nước) đến khảo sát, trao đổi và tư vấn.

Mobile của Thịnh: 0913.69.32.68
Địa chỉ: TP.HCM

Trân trọng.
 
U

ubuntu

Cảm ơn mọi người đã phản hồi và phản biện, có thể là thầy tôi đã dùng cái này để làm Catalyst fillter trong xử lý khí nên chắc không dùng trong Đúc được, cái này thì tôi sẽ trao đổi lại với thầy xem có cách khác không và cách để dùng sang Đúc là như thế nào rồi chúng ta lại bàn luận tiếp và tìm ra cách hay nhất để áp dụng vào thực tế.

Rất cảm ơn mọi người.
 
D

duyengsteel

Nói chung bạn cũng chịu tìm hiểu đó, hãy cố gắng đưa ra nhiều bài viết hay hơn để mọi người có thêm kiến thức.
 
Top