Bài toán nội suy thẳng trong máy CNC

  • Thread starter minhpt
  • Ngày mở chủ đề
M

minhpt

Author
Để nội suy ra một đường thẳng AB với A(xA,yA) và B(xB,yB) ta cần tính số điểm trung gian
Số điểm trung gian N= Lx/với ∆ là bước nhích tối thiểu.
Nhưng lại phải làm tròn N theo cách chọn m sao cho: lgN < m < 1 + lgN với m =1,2,3 …
Tính lại N’ = 10^m
Bác nào giải thích giúp e tại sao lại phải tính N’ chẵn tới mức 10, 100, 1000, …
 
Last edited by a moderator:
A

anhtruong

Author
Ðề: Bài toán nội suy thẳng trong máy CNC

Sửa sang font Unicode cho dễ đọc:

Để sinh ra một đường cong trên máy điều khiển theo chương trình số, giữa các chuyển động trên từng toạ độ đơn lẻ phải có một quan hệ hàm số (điều khiển phi tuyến). Các điểm tựa phải đạt đến mức dày đặc, sao cho đường cong được mô tả một cách chính xác và không có một vị trí nào vượt ra ngoài đường cong cho phép. Trái với các hệ điều khiển đơn giản dạng điểm và đường, số dữ liệu cần thiết tăng rất lớn (ví dụ : Cho một vòng tròn bán kính 100 mm dung sai đòi hỏi tới 20000 điểm). Việc sản sinh một số lớn điểm như vậy chỉ có thể giải quyết bằng máy tính. ở đây đường cong được chương trình hoá bằng các điểm tựa cách xa nhau và máy tính hoặc bộ nội suy sẽ sản sinh ra các điểm trung gian theo một hằng số toán học nhất định. Bộ nội suy thực chất là một máy phát hàm số, nó đưa ra các lệnh thích hợp với các điều khiển ban đầu, điều khiển chạy dao trên các toạ độ riêng lẻ trùm lên quỹ đạo cong theo mong muốn
 
Last edited by a moderator:
H

hvsinh

Author
Ðề: Bài toán nội suy thẳng trong máy CNC

Để nội suy ra một đường thẳng AB với A(xA,yA) và B(xB,yB) ta cần tính số điểm trung gian
Số điểm trung gian N= Lx/với ∆ là bước nhích tối thiểu.
Nhưng lại phải làm tròn N theo cách chọn m sao cho: lgN < m < 1 + lgN với m =1,2,3 …
Tính lại N’ = 10^m
Bác nào giải thích giúp e tại sao lại phải tính N’ chẵn tới mức 10, 100, 1000, …

Cách nội suy của bạn trình bày ở trên là rất cổ điển (có cách đây vài chục năm) và chỉ còn ứng dụng trong các hệ thốg điều khiển đơn giản mà thôi.
Hiện nay người ta nội suy dựa trên bài toán vector trong không gian 4 chiều (XYZ và thời gian).
Khi đó sẽ không có khái niệm bước nhích tối thiểu và số điểm nội suy như bạn trình bày.
Có thể hiểu đơn giản như sau: để đưa dao chạy theo 1 quỹ đạo nào đó, người ta dựa vào vận tốc của các trục và khoảng thời gian cần điều khiển. Từ đó tọa độ điểm cần đến là kết quả kéo theo của quá trình điều khiển.
Nếu bạn muốn biết rõ hơn, bạn có thể gặp thầy Phùng Quang ở BM Tự động sẽ có những giải thích chi tiết hơn.

Rgs,
 
Top