Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Author
Mời các bạn giải toán:

Liquid steel tapping (kg) with yield 88% =120,000 kg
Khối lượng thép lỏng ra lò (kg) với hiệu suất thu hồi 88%
Scrap charged (kg)
Khối lượng phế liệu sử dụng
pig iron (10%) (kg), %C : 3.5%
Gang
Scrap mix (90%) (kg), %C : 0.2%
Thép phế các loại
Let consider amount from O2 lance is : (Nm3/t) = 44
Tiêu hao Oxi
Carbon content for tapping : 0.1%C
%C ra lò
Let consider Carbon reaction with Oxygen as below:
Phản ứng của C với Oxi như bên dưới
C + 1/2 O2 = CO at 90% (1)
C + O2 = CO2 at 10% (2)

please calculation total Carbon required for the heat?
Hãy tính tổng lượng C yêu cầu cho mẻ này
 
Ðề: Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Các đồng nghiệp có biết người ta bắn pháo như thế nào không?
Đầu tiên bắn đại 1 phát, sau đó trắc thủ báo về: Sang trái 50m! Lùi lại 60m! Thế là ở nhà thay đổi góc tầm góc hướng sao cho ixìfooc. Có lẽ khi thử vũ khí nhiệt hạch người ta cũng làm tương tự.

Mình thì không khoái cái vụ tính toán cho lắm. Cứ nấu đại một phối liệu gần đúng sau đó thêm một tí bớt một tí. Thế thôi mà.
 
Ðề: Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Lúc mới đi làm thì tính phối liệu từng cân ferro, cẩn than.
Sau 5 năm thì 1 xẻng vào mấy số em ơi?:4:
 

bonze

Active Member
Ðề: Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Các đồng nghiệp có biết người ta bắn pháo như thế nào không?
Đầu tiên bắn đại 1 phát, sau đó trắc thủ báo về: Sang trái 50m! Lùi lại 60m! Thế là ở nhà thay đổi góc tầm góc hướng sao cho ixìfooc. Có lẽ khi thử vũ khí nhiệt hạch người ta cũng làm tương tự.

Mình thì không khoái cái vụ tính toán cho lắm. Cứ nấu đại một phối liệu gần đúng sau đó thêm một tí bớt một tí. Thế thôi mà.
Cụ này nói chuẩn, công thức chỉ sát so với thực tế khoảng 50-70 %. Cho nên tính làm gì cho mệt, cứ làm đại 1 cái rồi tinh chỉnh sau.
Ngày xưa hồi mới đi làm, cái gì cũng tính, chủ yếu là sức bên xem có chịu đủ lực hay không, giờ sau 10 năm, toàn dùng kinh nghiệm hết.
Chỉ những cái nào quan trọng, trục chính, dầm chính thì mới tính sức bền.
Còn máy thì đương nhiên phải tính để chọn động cơ xem sức kéo đủ không, rồi nhân với hệ số 2 hoặc 3 tùy trường hợp là OK
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Cụ này nói chuẩn, công thức chỉ sát so với thực tế khoảng 50-70 %. Cho nên tính làm gì cho mệt, cứ làm đại 1 cái rồi tinh chỉnh sau.
Ngày xưa hồi mới đi làm, cái gì cũng tính, chủ yếu là sức bên xem có chịu đủ lực hay không, giờ sau 10 năm, toàn dùng kinh nghiệm hết.
Chỉ những cái nào quan trọng, trục chính, dầm chính thì mới tính sức bền.
Còn máy thì đương nhiên phải tính để chọn động cơ xem sức kéo đủ không, rồi nhân với hệ số 2 hoặc 3 tùy trường hợp là OK
Cụ bonze nói cũng không chuẩn! Thế cậu bảo thực tế là bao nhiêu, để rồi bảo rằng 50 với 70 phần trăm?

Cái gọi là "làm đại" chính là 1 trong những nguyên nhân để chúng ta lụn bại trong nhiều thập niên, vậy thì bây giờ, ta nên khuyến khích các em, các cháu phải trau dồi chuyên môn để đỡ có những đề xuất "giời ơi" nữa! Nói vui vậy thôi, bonze cũng có lý đấy! Nhưng "cái lý" này nên tùy đối tượng mà nói, đối với các bạn trẻ còn ít kinh nghiệm và nhiều lý tưởng thì các bậc đàn anh nên tư vấn với một chút cảm thông!

Vài ý với gttn:

Người ta (trên thực tế) bắn pháo còn "củ chuối" hơn nhiều, nhưng ngẫm ra thì như vậy mới hiệu quả!

Thoạt tiên, ta đo đạc và tính toán (rất nhanh thôi!) để có góc độ bắn "có vẻ" thích hợp (phương vị quá dễ xác định rồi và cũng không khó để xác định lại). Sau đó bắn 1 phát! Ồ, vượt quá mục tiêu rồi và hơi lệch góc!

Ta chỉnh lại và bắn phát nữa: Ơ, gần quá và góc vẫn sai chút!

Thế thì lần này, ta căn giữa 2 giá trị vừa rồi, bắn phát thứ 3, chắc gần trúng!

Ta lại chỉnh thêm lần nữa (cũng với phép nội suy kể trên), thì kẻ thù có chạy đằng trời!

Thế nên, giữa lý thuyếtthực tế thường có sai số, vì thế mà người không (ít) được học thường bảo rằng ai đó, hoặc lĩnh vực nào đó nào đó... chỉ là "lý thuyết xuông" khi thấy có sai lệch giữa tính toán với thực tiễn. Song, ta cần hiểu rằng, nếu chỉ có thực tế thì phải mò mẫm biêt bao lâu mới (mà chưa chắc) có được kết quả mong muốn; ngược lại, nếu có lý thuyết soi sáng và kết hợp với thực tiễn sinh động thì ta sẽ nhanh chóng tìm ra được đáp án.
 
Last edited:
Ðề: Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Thưa với các chàng Hoàng tử:
Em vốn là con gái rượu của Quốc vương tranxuanky. Em giả đò ngủ yên trong rừng nửa năm nay để chờ các anh đánh thức em dậy. Trong số các anh có ai có ý định dỗ dành cho em ngủ tiếp không vậy?
 
Author
Ðề: Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Đây chỉ là 1 bài kiểm tra đầu vào của CONCAST thôi mà! Mình post lên cho mọi người tham khảo.
 
Ðề: Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Mời các bạn giải toán:

Liquid steel tapping (kg) with yield 88% =120,000 kg
Khối lượng thép lỏng ra lò (kg) với hiệu suất thu hồi 88%
Scrap charged (kg)
Khối lượng phế liệu sử dụng
pig iron (10%) (kg), %C : 3.5%
Gang
Scrap mix (90%) (kg), %C : 0.2%
Thép phế các loại
Let consider amount from O2 lance is : (Nm3/t) = 44
Tiêu hao Oxi
Carbon content for tapping : 0.1%C
%C ra lò
Let consider Carbon reaction with Oxygen as below:
Phản ứng của C với Oxi như bên dưới
C + 1/2 O2 = CO at 90% (1)
C + O2 = CO2 at 10% (2)

please calculation total Carbon required for the heat?
Hãy tính tổng lượng C yêu cầu cho mẻ này
Mình thực ra cứ dăm bữa nửa tháng lại vào mục này của bạn tranxuanky nhưng thấy vắng vẻ quá nên lại quay ra một phần cũng vì hơi bận rộn tí.

Bài toán của bạn xem ra không phức tạp cho lắm đâu.
Sơ sơ là thế này nhé:

Phối liệu 10% gang là khá lý tưởng cho mẻ nấu và rất dễ nấu. [C] trung bình của thép phế ~0,2 +0,35 của gang = 0,55. ([C] của gang giảm đi 10 lần vì chỉ chiếm 10% gang thỏi). Như vậy với tiêu hao oxy 44m3/t thì:

Nếu bạn biết phân bố thời điểm nạp gang và thời điểm thổi oxy bạn có thể đạt [C] ra thép ~0,1 hoặc nhỏ hơn một chút.

Vấn đề là lượng than bột phun để tạo xỉ bọt là bao nhiêu?

Lượng này nói thực là không thể tính được. Bạn có thể dùng con số 15kg/t hoặc lớn hơn vài kg. Dữ liệu 90%CO và 10%CO2 không biết để làm gì. Nếu bạn nào dùng được dự liệu này thì nói cho anh em biết với nhé.

Mình sẽ còn quay lại nhiều nữa. Cảm ơn các chàng Hoàng tử đã đánh thức một vấn đề rất lý thú của lò EAF.
 
Last edited:
Ðề: Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Hoa Sơn luận kiếm có 5 cao thủ,Tiền bối đã xuất chiêu rồi, kẻ vô danh tiểu tốt đứng từ xa học lỏm mấy chiêu thức.:53::41:
Với phối liệu gang + phế và [C] điểm cuối như vậy lượng [C] oxihoa là 0,43%. Dữ liệu
C + 1/2 O2 = CO at 90% (1)
C + O2 = CO2 at 10% (2)
có thể dùng để tính tiêu hao oxi từng mẻ bác gttn
4,3 x (32/12) x (10/100) + 4,3 x (16/12) x (90/100) ~6,3 ( kg / tấn )
Như vậy lượng Oxi tiêu hao là: 6,3 / 1.43 = 4,4 ( Nm3 / tấn).
như vậy tiêu hao oxi do oxihoa than là ~ 39,6 ( Nm3 / tấn).
tính toán ngược lại cho ta kết quả lượng C sử dụng.
thực tế sản xuất tiêu hao Oxy phụ thuộc nhiều yếu tố như nguyên liệu, phương thức cung cấp Oxi, tình trạng lò, tỉ lệ lợi dụng Oxi như thế nào
nhân đây anh em nào từng làm lò tinh luyện tính thử bài toán này nhé:
Tính lượng vôi vào lò tinh luyện? Mẻ thép 27 tấn, mác thép luyện 20MnSi, nạp tổng lượng hợp kim FeSiMn=425kg, FeSi = 80kg, xỉ lò tinh luyện yêu cầu kiềm >2.0 và biết rằng hàm lượng %Si ~ 0.00 của thép lỏng trong lò thổi). chú ý:
Thành phần của FeSiMn: %Si~12%, %Mn~64% của FeSi: %Si~72%
 
Ðề: Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Chúng ta cùng nhau làm cho mục này đầy đặn thêm nhé.

Như vậy chúng ta phải dùng đến ~40m3 oxy để tạo xỉ bọt. Mỗi m3 oxy khoảng 3000đ, vị chi là mỗi tấn thép giá thành tăng 120000đ.

Thực tế oxy phun vào lò không phải cháy trực tiếp với C để tạo bọt đâu mà bọt được tạo ra thông qua FeO. Có nghĩa là oxy phun vào lò chủ yếu là cháy Fe thành FeO. Thế mới chết. Như thế là thiệt đơn thiệt kép.

Sẽ có bạn nói rằng Fe + O2 = FeO cấp nhiệt cho bể luyện. Thật là sai lầm. Cháy 1kg Fe hình như lượng kwh tạo ra không quá 2. Mà giá thành 1kg Fe ~9000đ (!!!)

Vậy thì phải làm sao bây giờ các đồng nghiệp ơi.
 
Last edited:
Ðề: Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Khiếp quá. Phun những 40kg than để tạo bọt. Than phun ~4000đ/kg thế là lại mất thêm 160000đ nữa cho một tấn thép.
Tổng oxy + than = 280000đ tăng thêm cho 1 tấn thép. Lượng than nhiều thế thôi thì cứ cho là nó sẽ hoàn nguyên hết số FeO thành Fe coi như không mất Fe.

Giả sử tiết kiệm được 100 số điện (do hiệu ứng xỉ bọt mang lại) coi như hòa 280000đ. Lãi được tý điện cực để phát ra 100kwh. Tạm chấp nhận được.

Mình chưa thấy một lò EAF nào của Việt Nam phun đến 40kg cho 1 tấn thép lỏng.
 
Ðề: Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Các đồng nghiệp ạ. Mình đảm bảo rằng về cái vụ phun than và oxy tạo xỉ bọt mình cũng đã đọc nhiều và thực hành nhiều. Hình như mấy thằng mũi lõ cũng không hiểu thấu đáo vấn đề này cho lắm. Hay là chúng nó cố tình nói khác đi để che giấu cái bí quyết nghề nghiệp của mình? Giải thích như thế có vẻ dễ nghe hơn. Chứ chúng nó không dại hơn mình đâu.

Cơ chế của việc tạo xỉ bọt chủ yếu do phản ứng FeO + C = CO.
Như vậy thì nếu trong xỉ đã có quá nhiều FeO thế thì cần gì phải phun oxy vào lò nữa. Chỉ cần phun than bột vào thôi.

Có một quý vị mũi lõ tên là.......cứ bắt công nhân phải phun than và phun oxy đồng thời để tạo xỉ bọt. Mình đã quát vào mặt ông ta rằng:" Ngay bây giờ tôi chỉ cần phun than mà không phun oxy. Nếu bọt lên ầm ầm thì ông tính sao? Ông ta lý giải loằng ngoằng một hồi nhưng không giám thách đấu.

Các đồng nghiệp thấy thế nào?
 
Ðề: Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Con số 40kg than bột/ tấn sp. Vấn đề không đơn giản chỉ là phun than bột.
Phản ứng FeO + C = CO + Fe là cơ sở có thể tăng thu hồi thép lỏng tại lò.
FeO có sẵn trong quặng sắt, vảy cán, đúc có nên tận dụng dùng tại lò thổi, lò điện?
Đây là bí quyết công nghệ mà Tàu khựa dùng rất hay ( không dùng như quặng vê viên cho phối liệu lò cao). Em có xem thực tế tại 1 nhà máy thép tại Trung Quốc và họ làm chủ công nghệ này các đồng nghiệp ạ.
 
Ðề: Bài toán vui - Tính khối lượng C dùng cho lò EAF

Tính toán C cho mẻ nấu không phải chỉ để đạt mác thép mà còn phải tính làm sao cho khi nâng nhiệt thì phải có C để tạo phản ứng sôi. Như vậy thì mới nâng nhiệt nhanh.
10% gang thỏi nếu ta nạp ngay rọ liệu đầu tiên, khi chảy xong rọ cuối với cường độ phun oxy 40m3/tấn thì C gần như hết sạch.
Nếu nạp rọ cuối thì có thể gang thỏi bị “khê” ở đáy lò gây bùng lò khó đỡ.

Vậy thì nạp ở rọ trước cuối vậy.
Hoặc là trước cuối 1 nửa, rọ cuối một nửa.
Hoặc là trước trước cuối 2/3, cuối 1/3


Các em bé Việt Nam rất giỏi công việc này các đồng nghiệp ạ.

Hãy cứ nhìn các bé chơi trò Chồng Nụ Chồng Hoa thì biết.
Cả cánh tay là cành to.
Từ khuỷu tay là cành nhỏ.
Nắm tay là nụ.
Bàn tay là hoa.
Tổ hợp của các yếu tố trên sẽ thay đổi rất mềm mại chiều cao sau cao hơn hay thấp hơn chiều cao trước.

Chiều cao này trong một mẻ thép chính là hàm lượng C khi nấu chảy xong.
Các đồng nghiệp cứ thử mà xem. Khi chảy xong, nếu C = 0,2-0,3 thì chỉ tối đa 5 phút sau sẽ đạt nhiệt độ ra thép. Còn nếu C < 0,1 thì có khi đến 15-20 phút mới ra thép được.

Nếu cho tôi được phỏng vấn một ứng viên có hạng cho chức tổ trưởng nấu luyện. Tôi chỉ cần hỏi: Nấu chảy xong anh cần mấy phút để ra thép?
 
Top