Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

Author
lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế trên máy CNC

Gửi anh em một bài viết về gia công tiện lập trình bằng MasterCam và đi vào thực tế trên máy tiện CNC HITACHI SYSTEM 3T.
Dạng sản phẩm :Bánh cán tole sóng tròn.
Kích thước phôi :156x78 chiều dày chuẩn.
Gia công bằng 2 loại dao tâm một loại 55 độ(thô) và một loại 35 độ (tinh).
Nơi mình làm chuyên gia công tiện về các loại bánh cán tole,bánh cán xà gồ.
Có gì mong anh em góp ý thêm để cùng nhau phát triển với MES.
Link đây. http://www.mediafire.com/?namn4mztzmn

Mình không biết cách up ảnh lên MES nên chỉ làm một bài Work nhỏ khoảng 18 trang và up lên mediafire anh em thông cảm cho kinh nghiệm với MES còn yếu.

Mong anh em cho ý kiến đóng góp nha.Về sau xin viết tiếp về tiện rảnh,vạt mặt,tiện ren nữa...Hi hi..
 
Last edited:
Author
Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

Sao kì vậy không có ai trao đổi hết nhỉ thôi thì mình đi thẳng vào vấn đề luôn sau đây :
1 Sản phẩm:
Con lăn cán tole.

2:phôi :
Phôi thường dung cho bánh cán tole là thép C45
Kích thước phôi thường được chọn tuỳ thuộc chất lượng,hình dáng phôi.Ở đây phôi có kích thước như sau :
Dày :78mm (chuẩn)
Đường kính phôi :156mm
Lỗ :đường kính 70
3. Yêu cầu về độ chính xác.
Dung sai cho phém 0.2mm
3.Tiến hành lập trình gia công trên MasterCam X3:
[FONT=&quot]Khởi động MX và mở file bản vẽ của chi tiết :.dwg[/FONT]


Dùng lệnh Xform translate di chuyển chi tiết về gốc toạ độ gia công.


[FONT=&quot]Mở layer và ẩn các layer không cần dung để lập trình,mổi đường chạy dao sử dụng một layer duy nhất[/FONT][FONT=&quot] :[/FONT]



Tạo đường chạy dao(biên dạng chi tiết)



Chọn máy tiện

Định nghĩa phôi.

Định nghĩa mâm cặp
Để cho an toàn thì chúng ta nên nhập các thong số của mâm cặp như vậy khi MX thực hiện tính toán gia công sẽ phát hiện va chạm với mâm cặp đây là điều nên làm.


Chọn Rough toolpath để tiến hành gia công thô.



[FONT=&quot]Chọn hướng chạy dao kiểu chain[/FONT]



Chọn kiểu dao và chỉnh sửa theo ý muốn



Chọn Insert tương ứng loại cán dao (holder)



Chọn và nhập các thong số holder.


[FONT=&quot]Trong parameter chọn kiểu bù dao compensationdao tâm,nhập các giá trị về feed rate (0.12),Plunge rate (bước tiến xuống dao thẳng góc) 0.08.,mở nguội coolant (Flood),tốc độ trục chính (spindle speed) 650.Các thong số này có thể nhập lại trong tab Toolpath Parameter,có thể bỏ qua bước này.[/FONT]


Chọn kiểu chạy dao ZigZag,chiều sâu phá thô 1.5 lượng dư chừa lại cho pass semi (bán tinh) là 0.2mm
Trong hộp thoại Senmi finish nhập lượng dư chừa lại cho gia công tinh là 0.1 theo trục X và Z.
[FONT=&quot]Kiểu vào dao Lead in -90,ra dao +90.Chọn chế độ gia công rãnh nếu có.[/FONT]



Kết quả

Gia công tinh :
Vào toolpath chọn finish :
Chọn Chain là đường chạy dao trước đó
Vào tab tool parameters và chỉnh sửa các thong số dao cho đúng yêu cầu.Ở đây chọn loại dao tâm.Insert có chiều dày 4mm,bán kính đỉnh dao 0.8mm
Các thong số và lựa chọn khác làm giống như dao phá thô (lý do cùng loại cán dao tâm,chỉ khác loại Insert)Nhập các thong số cho toolpath là feed rate :0.12,tốc độ trục chính 720 vòng/phút.
Các thong số cho finish parameter :
Finish stepover
:Chiều sâu cắt cho Pass gia công cuối là 0.1mm.
Number of finish stepover
:Số Pass gia công tinh (cho bao nhiêu Pass là tùy người lập trình),Ở đây mình nhập là một Pass,vì lượng dư của Pass gia công trước để lại là 0.1mm.
Stock to leave in X
:Lượng dư chừa lại sau gia công tinh.Ở đây mình chọn là 0 vì đã là tinh.
Stock to leave in Z
:Lượng dư chừa lại cho phương Z là 0.tương tự phương X
Các thong số khác trong hộp thoại có thể giải thích như sau :
Phần Tool compensation
:Bù dụng cụ cắt
Compensation type
:Kiểu bù dao có các lựa chọn sau,nhưng mình biết cái nào nói cái ấy,các kiểu khác các bạn tự tìm hiểu .
Kiểu Computer
:Bù dao bằng cách phần mềm tự tính tóan và khi xuất chương trình chỉ có tọa độ,không có G40,G41,G42.
Kiểu Control :Bù dao theo hệ điều khiển của máy CNC.Khi xuất chương trình sẽ có G40,G41,G42.
Compensation direction
:Hướng bù dao :Right :Bù dao phải,Left :bù dao trái.
Roll cutter around corners
:Chọn xử lý cạnh chi tiết hoặc không hoặc chạy theo hình dạng.
Corner Break :
các kiểu phá bỏ góc cạnh hoặc bo cạnh.
Lead in/out
:
Nhập các thong số cho việc vào dao ra dao.Thông thường mình chọn
Lead in :-90.
Vào dao thẳng góc.
Lead out +90
.Rút dao thẳng góc.
[FONT=&quot]Plunge Parameter[/FONT]
[FONT=&quot] :Chế độ cho phép hoặc không cho phép gia công rãnh nếu có trên chi tiết.Lựa chọn này thích hợp với trường hợp khi sử dụng dao này để gia công nhưng không cho phá rãnh vì loại dao đó không thích hợp gia công rãnh,để lại cho bước khác làm.[/FONT]

Z-234.874 Z0.000
Nhấn OK để tiếp tục.Mastercam sẽ tự động tính toán cho bạn.
 
Last edited:
Author
Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

1. Xuất chương trình.
Kích chọn biểu tượng G1 trên Operation manager :
Ok,chọn Yes khi phần mềm báo là có 2 dụng cụ cắt going nhau thực hiện chu trình gia công và chọn đường dẫn đến thư mục cần đặt chương trình gia công.Ok
Kết quả chương trình gia công như sau.
%
O0000
(PROGRAM NAME - CNC)
(DATE
-YY - 04-07-10 TIME=HH:MM - 12:12)

(MCX FILE - I:\CNC.MCX)
(NC FILE - I:\CNC.NC)
(MATERIAL - ALUMINUM MM - 2024)
G21
(TOOL - 5 OFFSET - 0)
(OD ROUGH HEXAGON INSERT - NONE)
G0 T0500
G18
G97 S1106 M03
G0 G54 X158.349 Z80.3 M8
G50 S3600
G96 S550
G99 G1 X154.349 F.12
Z78.324
G18 G3 X155.35 Z77. R2.
G1 Z-2.837
X156.947 Z-3.253
X160.947
G0 X161.099
Z77.
X159.35
G1 X155.35
G2 X153.197 Z78.774 R2. F.08
G1 X151.75 Z79.151
Z80.3 F.12
X155.75
G0 X156.5
X159.35
Z77.
G1 X155.35
G3 X155.345 Z76.9 R2. F.08
X152.521 Z70.172 R22.
G1 Z7.828 F.12
G3 X155.345 Z1.1 R22.
X155.35 Z1. R2.
G1 X159.35
X155.35
G2 X155.345 Z1.1 R2. F.08
X149.692 Z10.837 R22.
G1 Z67.163 F.12
G2 X152.921 Z70.719 R22.
G1 X156.921
X152.921
G3 X148.146 Z65.9 R22. F.08
G1 X146.862 Z64.925
Z13.075 F.12
X148.146 Z12.101
G3 X150.092 Z10.476 R22.
G1 X154.092
X150.092
G2 X148.146 Z12.101 R22. F.08
G1 X144.033 Z15.223
Z62.777 F.12
X147.262 Z65.228
X151.262
X147.262
X141.204 Z60.629 F.08
Z17.371 F.12
X144.433 Z14.92
X148.433
X144.433
X138.375 Z19.519 F.08
Z58.481 F.12
X141.604 Z60.933
X145.604
X141.604
X135.546 Z56.333 F.08
Z21.667 F.12
X138.775 Z19.215
X142.775
X138.775
X132.717 Z23.815 F.08
Z54.185 F.12
X135.946 Z56.637
X139.946
X135.946
X129.887 Z52.037 F.08
Z25.963 F.12
X133.117 Z23.511
X137.117
X133.117
X128.654 Z26.899 F.08
G3 X127.058 Z28.208 R22.
G1 Z49.793 F.12
G3 X128.654 Z51.1 R22.
G1 X130.287 Z52.341
X134.287
X130.287
X128.654 Z51.101 F.08
G2 X124.229 Z46.761 R22.
G1 Z31.239 F.12
G2 X127.458 Z27.86 R22.
G1 X131.458
X127.458
G3 X121.4 Z39. R22. F.08
X124.629 Z47.273 R22. F.12
G1 X128.629
G0 X156.1
X159.35
Z1.
G1 X155.35
G3 X153.55 Z-.671 R2. F.08
G1 Z-2.368 F.12
X155.75 Z-2.941
X159.75
X155.75
X151.75 Z-1.9 F.08
Z-1.151 F.12
X153.197 Z-.774
G2 X153.95 Z-.52 R2.
G1 X157.95
G0 Z79.5
X155.55
G1 X151.55
Z79.09
X153.105 Z78.685
G3 X155.15 Z77. R1.9
X155.145 Z76.905 R1.9
X147.979 Z65.954 R21.9
G1 X128.486 Z51.156
G2 X121.2 Z39. R22.1
X128.486 Z26.845 R22.1
G1 X147.979 Z12.046
G3 X155.145 Z1.095 R21.9
X155.15 Z1. R1.9
X153.105 Z-.686 R1.9
G1 X151.55 Z-1.09
Z-1.961
X156.179 Z-3.165
X160.179
M9
G28 U0. V0. W0. M05
T0500
M01
(TOOL - 5 OFFSET - 0)
(OD ROUGH HEXAGON INSERT - NONE)
G0 T0500
G18
G97 S1093 M03
G0 G54 X160.179 Z79.5
G50 S3600
G96 S550
X155.35
G1 X151.35 F.12
Z78.887
X152.433 Z78.717
G18 G3 X154.95 Z77. R1.8
X154.945 Z76.91 R1.8
X147.812 Z66.01 R21.8
G1 X128.319 Z51.211
G2 X121. Z39. R22.2
X128.319 Z26.79 R22.2
G1 X147.812 Z11.991
G3 X154.945 Z1.09 R21.8
X154.95 Z1. R1.8
X152.433 Z-.716 R1.8
G1 X151.35 Z-.887
Z-2.429
X155.868 Z-3.207
X159.868
G28 U0. V0. W0. M05
T0500
M30
%
Các mã lệnh được tô đỏ là các mã lệnh cần phải chỉnh sửa hay xóa bỏ không cần thiết.
Mình sử dụng máy tiện CNC 2 trục đời SYSTEM 3T của hảng HITACHI nên còn có một số hạn chế,chương trình khi sửa phải phù hợp với điều kiện của máy móc.Việc chỉnh sửa như sau:
Các mã lệnh loại bỏ như sau :
Xóa G18,G54,G99,G96.Vì G18 máy không hiểu, máy là máy 2 trục rồi nên hiển nhiên nó hiểu là gia công trong mặt XZ.
Dòng lệnh G28 xóa V0.Vì là máy 2 trục,không có trục V tương ứng song song với trục Y.

 
Author
Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

Sau đây là chương trình đã đựơc sửa chữa là đã được đem vào sử dụng :
%
O0001
T0700
G50 X0. Z0.
G97 S650 M03
G0 X190.2 Z80.3 T0707 M8
X158.349
G1 X154.349 F.12
Z78.324
G3 X155.35 Z77. R2.
G1 Z-2.837
X156.947 Z-3.253
X160.947
G0 X161.099
Z77.
X159.35
G1 X155.35
G2 X153.197 Z78.774 R2. F.08
G1 X151.75 Z79.151
Z80.3 F.12
X155.75
G0 X156.5
X159.35
Z77.
G1 X155.35
G3 X155.345 Z76.9 R2. F.08
X152.521 Z70.172 R22.
G1 Z7.828 F.12
G3 X155.345 Z1.1 R22.
X155.35 Z1. R2.
G1 X159.35
X155.35
G2 X155.345 Z1.1 R2. F.08
X149.692 Z10.837 R22.
G1 Z67.163 F.12
G2 X152.921 Z70.719 R22.
G1 X156.921
X152.921
G3 X148.146 Z65.9 R22. F.08
G1 X146.862 Z64.925
Z13.075 F.12
X148.146 Z12.101
G3 X150.092 Z10.476 R22.
G1 X154.092
X150.092
G2 X148.146 Z12.101 R22. F.08
G1 X144.033 Z15.223
Z62.777 F.12
X147.262 Z65.228
X151.262
X147.262
X141.204 Z60.629 F.08
Z17.371 F.12
X144.433 Z14.92
X148.433
X144.433
X138.375 Z19.519 F.08
Z58.481 F.12
X141.604 Z60.933
X145.604
X141.604
X135.546 Z56.333 F.08
Z21.667 F.12
X138.775 Z19.215
X142.775
X138.775
X132.717 Z23.815 F.08
Z54.185 F.12
X135.946 Z56.637
X139.946
X135.946
X129.887 Z52.037 F.08
Z25.963 F.12
X133.117 Z23.511
X137.117
X133.117
X128.654 Z26.899 F.08
G3 X127.058 Z28.208 R22.
G1 Z49.793 F.12
G3 X128.654 Z51.1 R22.
G1 X130.287 Z52.341
X134.287
X130.287
X128.654 Z51.101 F.08
G2 X124.229 Z46.761 R22.
G1 Z31.239 F.12
G2 X127.458 Z27.86 R22.
G1 X131.458
X127.458
G3 X121.4 Z39. R22. F.08
X124.629 Z47.273 R22. F.12
G1 X128.629
G0 X156.1
X159.35
Z1.
G1 X155.35
G3 X153.55 Z-.671 R2. F.08
G1 Z-2.368 F.12
X155.75 Z-2.941
X159.75
X155.75
X151.75 Z-1.9 F.08
Z-1.151 F.12
X153.197 Z-.774
G2 X153.95 Z-.52 R2.
G1 X157.95
G0 Z79.5
S750
X155.55
G1 X151.55 F0.3
Z79.09
X153.105 Z78.685
G3 X155.15 Z77. R1.9
X155.145 Z76.905 R1.9
X147.979 Z65.954 R21.9
G1 X128.486 Z51.156
G2 X121.2 Z39. R22.1
X128.486 Z26.845 R22.1
G1 X147.979 Z12.046
G3 X155.145 Z1.095 R21.9
X155.15 Z1. R1.9
X153.105 Z-.686 R1.9
G1 X151.55 Z-1.09
Z-1.961
X156.179 Z-3.165
X160.179
M9
G0 X0. Z0. T0700
T0500
G50 X0. Z0.
G97 S800 M03
G0 X180.2 Z79.5 T0505 M8
X155.35
G1 X151.35 F.12
Z78.887
X152.433 Z78.717
G3 X154.95 Z77. R1.8
X154.945 Z76.91 R1.8
X147.812 Z66.01 R21.8
G1 X128.319 Z51.211
G2 X121. Z39. R22.2
X128.319 Z26.79 R22.2
G1 X147.812 Z11.991
G3 X154.945 Z1.09 R21.8
X154.95 Z1. R1.8
X152.433 Z-.716 R1.8
G1 X151.35 Z-.887
Z-2.429
X155.868 Z-3.207
X159.868
M9
M05
G28 U0. W0.
M30
%
ở pass bán tinh mình tăng tốc độ trục chính lên 750 và feed rate là 0.3 để lướt nhanh tiết kiệm thời gian.
Dao tinh sẽ chạy cùng tốc độ 750,feed rate 0.12
Dòng lệnh
G50 X0. Z0. dãy câu lênh sau :

T0700

G50 X0. Z0.
G97 S650 M03
G0 X190.2 Z80.3 T0707 M8
Mình thực sự không hiểu nó có cần thiết không nhưng mình nghĩ là không,ở công ty mình vẫn thường làm như vậy.
Trong câu lệnh G0 X190.2 Z80.3 T0707 M8 thì X190.2 phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị X trong bảng Offset/wear của máy CNC.Vì nếu giá trị này lớn hơn 195.331 chẳng hạn thì khi chạy thật thì sẽ bị mất cữ (Home).Trục Z khỏi nói vì giá trị Z80.3 theo chương trình gia công,
Đối với máy của mình vận hành thì giá trị OFFSET của dao số 7 và dao số 5 như sau.
7 X-194.311 Z-315.174 R0.000 T7
5 X-185.223 Z-317.255 R0.000 T5
Giải thích them về dòng G0 X190.2 Z80.3 T0707 M8
Khi chạy single block dòng lệnh này thì Máy sẽ hiểu trước tiên tọa độ phôi sau đó sẽ nhận hai tọa độ X190.2 Z80.3 so với gốc tọa độ phôi của mâm cặp chứ không còn so với gốc máy.
Trên bảng Position của máy CNC sẽ có các thay đổi sau.


Relative Position Absolute position
X-4.131 X190.2
Z-234.874 Z80.3

Machine positon Distance togo
X-4.131 X0.000




Điều đó có nghĩa là dao sẽ dịch xuống một ít là X4.131 rồi chạy ngang theo phương Z cách bề mặt phôi một í vì tọa độ Z ở đây là 80.3.Điều này tương tự như dịch dao theo phương Z ưu tiên sau đó mới ưu tiên theo phương X. Gốc tọa độ ở đây là gốc tọa độ phôi,tất cả các tọa độ đều so với gốc tọa độ phôi sau khi thực hiện dòng lệnh G0 X190.2 Z80.3 T0707 M8.
Kết thúc dao sô 7 sẽ có dòng lệnh
G0 X0. Z0. T0700
Mình vẫn chưa hiểu là tại sao là X0. Z0.
Nhưng khi dung G28 U0. W0. T0700 thì máy bị mất cữ ngay không xóa bù dao được.Nếu ai hiểu thì giải thích giúp.Ở gần cuối chương trình cũng vậy,mình phải để là G28 U0. W0. chứ không thể là G28 U0. W0. T0500.
Trên đây là toàn bộ các bước thực hiện lập trình gia công trên máy CNC và thực hiện Trên MasteCam,Cimcoedit 4.
Hy vọng mọi người góp ý.
 
Last edited:
Author
Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

không thấy anh em cho ý kiến gì hết vậy,định bữa nào viết thêm về các phương pháp gia công khác nữa,các anh em động viên mình đi chứ.
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

Hay lắm đấy Hiếu,cố lên , mình sẽ ủng hộ cho.

Trình bày cho nó thuận tiện tí, để dễ theo dõi, mấy cái hình thì cho ra chính giữa bằng cách nhấp vào hình ,rồi nhấp vào nút thứ hai từ chữ Underline trên thanh công cụ khi soạn bài ý. Với giữa chữ với hình nên cho cách nhau một dòng để dễ nhìn hơn. Phông chữ thì cứ cho lớn lên.

Viết tiếp đi nhé, khi nào đụng đến chỗ ngứa thì mình sẽ cho ý kiến , hì!
 
Author
Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

Thực ra bài viết của mình còn có nhiều đoạn chưa hiểu lắm như đoạn sau :
O0001
T0700
G50 X0. Z0.
G97 S650 M03
G0 X190.2 Z80.3 T0707 M8
X158.349
G1 X154.349 F.12
Z78.324
G3 X155.35 Z77. R2.
G1 Z-2.837
X156.947 Z-3.253
X160.947
.........
dòng
G50 X0. Z0. có thực sự cần thiết không khi trên máy đã lưu tọa độ dao rồi,ở dưới G0 X180.2 Z79.5 T0505 M8 đã có T0505 rồi.Lúc đầu gọi dao đã là T0500 tức gọi dao số 5 tại vị trí offset 0.Như vậy đoạn thứ 2 G50 X0. Z0. có phải thừa không nhỉ.

Còn nữa là lúc chọn máy gia công mình để là Generic chứ không chọn một máy cụ thể nào,như vậy có đúng không?

 
Last edited:
Author
Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

Mấy hôm nay thất nghiệp,tranh thủ thời gian ôn lại cái này,sẵn bổ sung thêm một bài.
Gia công tiện :
Tiện vạt mặt :Lệnh face
Chi tiết :Giả sử chúng ta gia công chi tiết như sau.Ở đây mình chỉ nói về gia công vạt mặt thôi nha.


Chọn máy gia công.
[FONT=&quot]Vào machine type\lathe chọn loại máy là defaut,bạn có thể đúng loại máy mà bạn đang làm việc bằng chọn vào Manage list.
[/FONT] Định nghĩa phôi và mâm cặp :


Hộp thoại Machine Group properties. Xuất hiện với tap stock.

Chọn properties trong phần stock để định nghĩa phôi.
 
Last edited:
Author
Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế


Tap Geometry :Hình học của phôi.
Trong geometry sẽ có vài loại kiểu hình học phôi nhưng mặt định là Cylinder rồi nên bạn khỏi cần chọnthêm,trường hợp là phôi có dạng bất kì khác mới chọn loại khác,hơn nữa gia công CNC là gia công hang loạt nên dĩ nhiên phôi phải thích hợp.


Nếu bạn chọn Make from 2 point thì việc định nghĩa phôi sẽ thực hiện bằng cách pick chọn 2 điểm 2 góc của hình chữ nhật trên mặt top tương tự như 2 góc của chi tiết.
OD :nhập giá trị đường kính ngoài chi tiết,nếu đã định nghĩa phôi bằng 2 điểm thì ở đây có thể định nghĩa lại,các bạn hãy thử làm cho biết.


ID :chọn đường kính trong nếu có hãy nhập them giá trị cho đường kính trong của chi tiết.
Length :nhập chiều dài chi tiết


Axis :Đặt gốc tọa đô phôi bên phải hay phải chi tiết,thong số này có ý nghĩa quan trọng,Ở đây mình đặt gốc tọa độ phôi bên trái chi tiết.


Use margins:sử dụng các lượng dư.Khi chọn vào các thong số lượng dư theo đường kính và chiều dày sẽ hiện ra,chúng ta hãy nhập vào nếu có.


Ở đây mình cho lượng dư theo đường kính là 1mm.và lượng dư theo chiều dày bên phải là 3mm.
Chọn Ok.

Xong bước tạo phôi và quay lại hộp thoại Machine Group Properties.
Chúng ta tiếp tục định nghĩa mâm cặp


Trong phần Chuck Jaws có 2 lựa chọn là left và right ,mình chọn left spindle tức bên trái trục chính cũng là bên trái phôi.Và tiếp tục chọn vào Properties.
Xuất hiện hộp thoại :
[FONT=&quot]Trong phần Geometry này sẽ nhập các thong số quan trọng sau đây :

[/FONT]

Ok chấp nhận.
Ok tiếp tục.
Nếu thong số nào sai ta cứ vào hộp thoại mà nhập lại.

Bước tiếp theo tạo toolpath :
Vào toolpath chọn Face :
Hiện ra hộp thoại :
Cứ OK
Tiếp tục hiện ra hộp thoại .

Phía bên trái hộp thoại tool parameter chọn dao cần gia công hoặc có thể bạn tạo mới một dụng cụ cắt tùy theo dao mà bạn có.Phần này sẽ đề cập sau nếu như bạn nào cần hỏi hãy đặt vấn đề.Ở đây mình chỉ chọn lấy một dao làm ví dụ,còn nhiều vấn đề khác lien quan đến thực tế chúng ta sẽ bàn tiếp.
Trên hộp thoại này sẽ có một số điều ta cần quan tâm sau :
Tool number :số thứ tự dao
Offset number :số chỉ vị trí Offset của dao trên máy gia công.Cái này rất quan trọng,cũng đề cập sau nếu các bạn hỏi.
Feed rate :Bước tiến dao.cái này lien quan đến nhiều thứ,cần kinh nghiệm.
Spindle speed :tốc độ trục chính.
Max spindle speed :giới hạn max của tốc độ trục chính tùy thuộc máy.
Coollant :nguội,mở nước tùy thuộc vào chức năng mở nước,ở đây mình chọn flood.
Chuyển qua tap Face parameter :

Select point :chọn vùng bị gia công.bằng cách chọn 2 điểm giới hạn.
Use stock :sử dụng kích thước phôi còn lại sau gia công.Điều này có nghĩa bạn phải nhập chiều dày của phôi còn lại sau khi thưc hiện vạt mặt.
Compesation type :
Computer :phần mềm sẽ tự động tính toán và cho xuất ra chương trình là tọa độ dao
Control :bù dao theo bộ điều khiển của máy gia công CNC.


Compensation direction :hướng bù dao,chỗ này bạn khỏi lo,khi chọn hướng gia công phần mềm đã tự động hiểu hướng bù dao trái hoặc phải,bạn khỏi cần chọn,tuy nhiên cũng có khi phần mềm chọn hướng bù dao sai các bạn phải chọn lại.


Entry amount :Vị trí từ đó dao bắt đầu gia công..Nếu dao đang ở vị trí home thì trước khi gia công,nó sẽ thực hiện chạy dao nhanh đến vị trí đó sau đó mới thực hiện gia công.


Rough stepover :Chọn vào đây bạn sẽ nhập chiều dày cho mỗi pass gia công thô.Nếu không chọn thì sẽ thực hiện gia công theo gia công tinh.


Finish stepover :Nhập chiều dày pass tinh,pass này phải có chiều dày gia công cho mỗi pass là ít hơn so với gia công thô.


Maximum number of finish passes :Số pass gia công tinh lơn nhất là bao nhiêu.Cái này còn tùy thuộc vào chiều dày của mỗi pass gia công tinh nên mới có chữ MAXIMUM.
Overcut amount :Nhập them khoảng dao đi quá tâm,cái này để dao cắt hết quá tâm phôi.
Retract amount :Nhập khoảng lùi dao,để bắt đầu thực hiện pass tiếp theo.
Rapid retract :Chế độ lùi dao nhanh (G0).Cái này nếu không chọn thì khi cắt xong mỗi pass dao sẽ lùi về vị trí bắt đầu cho pass tiếp theo với bước tiến khi cắt gọt.Nói chung là nên chọn.
Stock to leave:Lượng dư chừa lại.Nếu là gia công thô thì chừa lại còn không nhập 0 vào.
Cut away from center line :lựa chọn này có nghĩa là sẽ thực hiện vạt từ tâm của phôi hướng ra ngoài đường kính phôi,chỉ dành cho trường hợp phôn có lỗ.
Hoàn tất chọn OK.


MasterCam sẽ thực hiện tính toán.
Mô phỏng chạy thử và xuất chương trình.Bước này bài trên có nói đến,nên mình dừng bài này lại


Có rất nhiều điều chưa được nói rõ ở đây mong các bạn cho ý kiến mình sẽ giải thích hoặc có thể học hỏi thểm,
Thân.
 
Last edited:
K

kimotock

Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

anh ơi có tài liệu về mastercam không?
cho em xin với
cảm ơn anh nhé
 
Author
Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

Tài liệu có trên diễn đàn.Bạn dùng chức năng tìm kiếm trên diễn đàn.Trường hợp chưa có mình send qua mail cho bạn.
 
3

3xtran

Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

1.G50 là lện đăng ký vị trí dao. Với bđk mới thì ko dùng nữa. Vì zero chương trình của bạn tại mâm cặp nên nếu bỏ G50 thì khi thay dao sẽ phải là G28 U0.W0. ko dùng G0 X0. Z0.
2.Câu lệnh G50 X0. Z0. là đăng ký vị trí dao tại zero máy.
a) nên khi thay dao là G0 X0.Z0.T0700. Cặp XZ này phải có giá trị bằng nhau(nên không thể là G28 U0.W0.)
b) Với G0 X Z đầu tiên(ngay sao G50) X có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn giá trị trong bảng offset(chiều dài cán dao) nếu không khi bđk tính toán nó sẽ hiểu là vượt quá zero máy (do đó không hủy bù được theo như bạn nói)
 
Author
Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

1.G50 là lện đăng ký vị trí dao. Với bđk mới thì ko dùng nữa. Vì zero chương trình của bạn tại mâm cặp nên nếu bỏ G50 thì khi thay dao sẽ phải là G28 U0.W0. ko dùng G0 X0. Z0.
2.Câu lệnh G50 X0. Z0. là đăng ký vị trí dao tại zero máy.
a) nên khi thay dao là G0 X0.Z0.T0700. Cặp XZ này phải có giá trị bằng nhau(nên không thể là G28 U0.W0.)
b) Với G0 X Z đầu tiên(ngay sao G50) X có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn giá trị trong bảng offset(chiều dài cán dao) nếu không khi bđk tính toán nó sẽ hiểu là vượt quá zero máy (do đó không hủy bù được theo như bạn nói)
Ôi mãi đến hôm nay mới có người đóng góp ý kiến,gãi được chỗ ngứa này rồi,cảm ơn bạn,nhưng bạn ơi,bạn có thể cho mình biết có thể sử lí chỗ G50,và,G0 x0. z0. T0700 bằng cách nào khác không.Nói khác hơn bạn có thể chỉnh sửa chương trình lại theo một cách khác chứ,nếu được bạn hãy up lên chương trình đó nhé.:63:
Chỗ tô màu xanh đậm trong câu 1 của bạn :1.G50 là lện đăng ký vị trí dao. Với bđk mới thì ko dùng nữa. Vì zero chương trình của bạn tại mâm cặp nên nếu bỏ G50 thì khi thay dao sẽ phải là G28 U0.W0. ko dùng G0 X0. Z0. có phải bạn đã đánh nhầm không.
Lí ra phải như thế này nhỉ:
1.G50 là lện đăng ký vị trí dao. Với bđk mới thì ko dùng nữa. Vì zero chương trình của bạn tại mâm cặp nên nếu bỏ G50 thì khi thay dao sẽ phải là G0 X0. Z0. T0700 ko dùng G28 U0.W0. T0700
 
Last edited:
N

ndmtn

Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

cho tui hỏi chút
sao lại bỏ đi lệnh G54 vậy??
vậy thì chỉ cần set dao cho chạm vào x và z sau đó set vào offset geometry (trong tool offset) là được thôi ah
tui thấy mọi người vẫn hay làm vậy, mà không thấy ai vào set ở cái bảng work offset (G54, G55...) cả
vậy mà rồi ct vần chạy ầm ầm
trình độ tui kém, ko hiều nhiều
bác giải thích hộ tui dc không?
thanks!
 
Author
Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

cho tui hỏi chút
sao lại bỏ đi lệnh G54 vậy??
vậy thì chỉ cần set dao cho chạm vào x và z sau đó set vào offset geometry (trong tool offset) là được thôi ah
tui thấy mọi người vẫn hay làm vậy, mà không thấy ai vào set ở cái bảng work offset (G54, G55...) cả
vậy mà rồi ct vần chạy ầm ầm
trình độ tui kém, ko hiều nhiều
bác giải thích hộ tui dc không?
thanks!
Trước hết cảm ơn bạn đã tham gia trao đổi,hy vọng ý kiến của bạn sẽ làm phong phú thêm vấn đề của mình,thực ra có nhiều vấn đề mình chưa thấu suốt lắm.
Mình không dùng G54,G55,...G59 là vì như đã giới thiệu máy của mình dùng mà máy HITACHI SYSTEM 3T và TAKISAWA cũ lắm rồi,những máy này không sử dụng G54....G59 để khai báo hệ tọa độ phôi,hình như máy đời mới có (do mới đi làm thôi bạn biết bao nhiêu đóng góp bao nhiêu),các máy cũ như mình làm thì việc khai báo tọa độ phôi chỉ dùng G50 thôi.


Nếu bạn xem xét kĩ sẽ còn có nhiều vấn đề khác nữa.Chẳng hạn việc setup tọa độ phôi trên bảng Offset và cách lập trình trên MasterCam.
Thân mến.
 
N

ndmtn

Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế


G50 S3600
---------- giới hạn tốc độ cắt là 3600
G96 S550 ----------- ổn định tốc độ cắt, với contour cong như thế này thì cái này nên dùng chứ (sẽ làm chất lượng bề mặt tốt hơn), nhưng 550 là hơi lớn
G99 G1 X154.349 F.12 ---------G99 tốc độ chạy dao vòng 0.12 mm/vg

tui thấy mấy cái này đều dùng được hết mà,
hay là máy HITACHI kia bảng g-code nó hơi khác nên phải xóa mấy lệnh này đi
 
Author
Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

Cái này G50 S3600 có thể vẫn dùng để giới hạn tốc độ.Nhưng công ty mình không dùng tới.
G96,G99 trên máy mặc định rồi.

 
Last edited:
3

3xtran

Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

Chỗ tô màu xanh đậm trong câu 1 của bạn :1.G50 là lện đăng ký vị trí dao. Với bđk mới thì ko dùng nữa. Vì zero chương trình của bạn tại mâm cặp nên nếu bỏ G50 thì khi thay dao sẽ phải là G28 U0.W0. ko dùng G0 X0. Z0. có phải bạn đã đánh nhầm không.
Lí ra phải như thế này nhỉ:
1.G50 là lện đăng ký vị trí dao. Với bđk mới thì ko dùng nữa. Vì zero chương trình của bạn tại mâm cặp nên nếu bỏ G50 thì khi thay dao sẽ phải là G0 X0. Z0. T0700 ko dùng G28 U0.W0. T0700
Bạn xem kỹ lại xem. ZERO của bạn là mặt giữa phôi và mâm cặp -> X0.Z0. Nên nếu là G0 X0.Z0. thì sẽ có va chạm ngay(nếu bỏ G50)
 
3

3xtran

Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

cho tui hỏi chút
sao lại bỏ đi lệnh G54 vậy??
vậy thì chỉ cần set dao cho chạm vào x và z sau đó set vào offset geometry (trong tool offset) là được thôi ah
tui thấy mọi người vẫn hay làm vậy, mà không thấy ai vào set ở cái bảng work offset (G54, G55...) cả
vậy mà rồi ct vần chạy ầm ầm
trình độ tui kém, ko hiều nhiều
bác giải thích hộ tui dc không?
thanks!
Đúng rồi bạn ah! Vì hệ thống tiện khác với trung tâm gia công, ở đây G54 là mặc định trên hệ thống tiện->chỉ cần chạm dao vào như bạn nói......
Như bdk VISION 380 máy tiện CNC DOOSAN thì vẫn dùng G54->G59 tức là có 6 trường hợp khả dụng ->bạn có thể lưu được 6 giá trị zero ctrinh cho 6 phôi khác nhau(cùng 1 mâm cặp nhưng chiêug dài phôi khác nhau chẳng hạn)
Kiến thức mình có hạn mong ACE chỉ giáo thêm! Cùng đóng góp nâng cao kiến thức, và làm cho diễn đàn lớn mạnh thêm. Chúc vui!
 
3

3xtran

Ðề: Bài viết về lập trình gia công tiện bằng MasterCam và thực tế

,bạn có thể cho mình biết có thể sử lí chỗ G50,và,G0 x0. z0. T0700 bằng cách nào khác không.Nói khác hơn bạn có thể chỉnh sửa chương trình lại theo một cách khác chứ,nếu được bạn hãy up lên chương trình đó nhé.:63:
Lệnh G28 hoặc G30(cả 2 đều là trả dao về zero máy) sẽ xóa bù 1 cách tự động-> T0700 hoặc T0500 là không câng thiết hệ FANUC.
Với máy mình đang làm thì chạy xong 1 dao chỉ cần G0 XZ ra vị trí thay dao là ok
 
Top