Bàn về đơn vị đo độ cứng nào

gem

Member
Author
Có bác nào có công thức chuyển đổi các đơn vị độ cứng khác nhau không.
Ngày xưa em có cái bảng của thầy Hiển quy đổi các độ cứng tương đương cũng rất hay nhưng chỉ là gần đúng .
Em pót cái bảng đó ra cho anh em tham khảo

 

ME

Active Member
Theo tôi biết thì không có công thức chuyển đổi độ cứng mà chỉ có các bảng tra gần đúng mà thôi. Tôi đã từng hỏi thầy của tôi (chuyên về vật liệu) thầy cũng nói là không có công thức chuyển đổi nào cả. Hy vọng điều này bây giờ vẫn đúng.
 
V

Vo HuyThanh

Thông thường thì độ cứng không phải là một đơn vị định lượng và tùy theo điều kiện thực nghiệm khác nhau mà người ta có nhiều đơn vị chỉ độ cứng như HB, HS,HRC,HV v.v.do đó người ta ít khi không nghĩ đến công thức hoán chuyển.Tuy nhiên mình có thể thấy rằng một mẫu vật liệu ( thử ) loại cứng sẽ có độ chịu lực cao và chịu mài mòn cao, đồng thời độ dãn nở và độ biến dạng xoắn thấp và ngược lại với vật liệu thử loại mềm. Từ đó người ta sẽ thấy được sự tương quan mật thiết giữa độ cứng và lực kéo. Người ta đã tìm được công thức tương quan gần đúng để tính toán trao đổi giữa các đơn vị đo độ cứng cũng như các bảng đơn vị so sánh như sau . Ở đây tôi không biết cách đánh cái bảng vô trong forum này làm sao nên cho bỏ qua vì nó cũng giống với cái bảng của Gem. Công thức hoán đổi dưới đây được trích từ cuốn " Cơ khí thiết kế tiện lãm" của Hiệp hội khoa học kỹ thuật Cơ khí Nhật ( nihon kikai gakkai)
1) Công thức tương quan giữa lực kéo và độ cứng :
Lực kéo kgf/mm2= A= 0.101972N/mm2≒1/3HV、≒2.1×HS、≒3.2×HRC

2) HV≒HB
HS≒HB/10+12
HS≒HRC+15


hy vọng chút tài liệu này có thể giúp các chú.

Huy Thành
 

gem

Member
Author
HV≒HB
HS≒HB/10+12
HS≒HRC+15
Công thức này cũng chỉ tương đối .. em đối chiếu với bảng trên cũng thấy lệch nhiều
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Trong quá trình làm việc tôi cũng gặp phải vấn đề này, nếu tự lập bảng chuyển đổi thì thực ra cũng có thể làm được bằng thực nghiệm nhưng khá mất thời gian. Nếu áp dụng công thức thì cũng có thể ... dựa theo cách tính toán của các phương pháp xác định độ cứng.
Và khi tìm kiếm thì có kết quả này: http://www.misumiusa.com/uploadedFiles/Mold/pl1125_1126ConversionTableofHardness.pdf
 
Lượt thích: umy
Author
hut_heater viết:
Trong quá trình làm việc tôi cũng gặp phải vấn đề này, nếu tự lập bảng chuyển đổi thì thực ra cũng có thể làm được bằng thực nghiệm nhưng khá mất thời gian. Nếu áp dụng công thức thì cũng có thể ... dựa theo cách tính toán của các phương pháp xác định độ cứng.
Và khi tìm kiếm thì có kết quả này: http://www.misumiusa.com/uploadedFiles/Mold/pl1125_1126ConversionTableofHardness.pdf
Cái file của anh mở phức tạp quá
Bắt download font Japanese rồi cài. Vậy mà cài cũng không được cứ bắt đóng PDF để tiếp tục trong khi em có mở PDF đâu cơ chứ.. Có hình nào hay bảng nào cần anh chụp rồi up lên forum nhé
 
Author
Nhân tiện em up lên mấy phương pháp tính độ cứng

 

gem

Member
Author
Bạn còn bảng nào nữa thì pót lên cho mọi người nha .. cùng học và tham luận
 
S

SưĐoànMócLốp

HEATER viết:
Đây là 1 phần của bảng chuyển đổi các đơn vị độ cứng. Mình thường dùng bảng này để chuyển đổi, mọi người xem thử nha


Bác HEATER lấy bảng này theo bảng đơn vị đo đi theo máy đo àh !
Nếu em không nhầm thì đây là loại may rocwell gì đóa đúng không (Em không nhớ rõ tên lắm, nhưng chỉ nhớ là mày này có bảng quy đổi độ cứng đi theo máy ;D)!!!
 
Last edited by a moderator:
Em có một quan hệ sau các anh xem thế nào rồi chỉ dùm nhé, em thấy cũng là tương đối thôi 217HB = 20HRC=97HRB=61HRA=217HV
 
K

kiban

em là thành viên mới vào. em đã làm một đề tài về độ cứng. em có tìm hiểu về các loại độ cứng và bảng tra. nhưng cái vướng mắt ở đây đó là đo mềm và đo dứng, vì trên lý thuyết thì có thể nói được nhưng trên thực tế máy đo cứng có một số chỗ không hợp lý.Phải chăng muốn biết được đo cứng hay đo mềm chỉ còn cách xác định được vật liệu. đo cứng và đo mềm khác nhau chỗ nào ạh.
xin mọi người chỉ giúp ạ
 
T

trungdm

cái này mình cop được trên mạng nè
 
Last edited by a moderator:

minhnc

New Member
Chính xác là bạn vào đây
http://www.mitcalc.com/
Tải phần mềm mit về, có tất cả những thứ mà bạn muốn.
Tôi up lên file 1 trong đó tham khao thêm
Hy vọng giúp ích được với bạn
 
C

cnmm

Các phương pháp đo độ cứng và bảng chuyển đổi

Độ cứng là một chỉ tiêu chất lượng bề mặt rất quan trọng, nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới độ bền chi tiết. Khi độ cứng kém, chi tiết sẽ mau mòn, dễ biến dạng và do đó độ chính xác giảm sút nhanh chóng sau thời gian làm việc.
Việc kiểm tra chỉ tiêu độ cứng bề mặt được tiến hành theo các phương pháp khác nhau tuỳ theo độ cứng của vật liệu.
Phương pháp xác định độ cứng kim loại bằng tải trọng tĩnh là phương pháp đo tiêu chuẩn và thường dùng nhất.
Nguyên tắc của phương pháp là áp lực P xác định được tăng từ từ cho mũi thử, một mũi thử bằng vật liệu chọn trước, có hình dáng và kích thước nhất định, có thể xâm nhập vào bề mặt của vật liệu thử tuỳ thuộc vào độ cứng của nó một chiều sâu tương ứng.
Như vậy, thực chất của việc đo độ cứng vật liệu là đo chuyển vị thẳng của mũi thử khi ấn nó vào vật liệu thử dưới áp lực cho trước. Vật liệu cần đo thông qua mũi đâm làm bằng vật liệu cứng hầu như không chịu biến dạng dẻo sẽ để lại trên bề mặt một vết lõm; vết lõm càng to hoặc càng sâu thì độ cứng càng thấp và ngược lại. Vậy độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo cục bộ của vật liệu thông qua mũi đâm. Độ cứng có những đăc điểm sau:
• Độ cứng chỉ biểu thị tính chất của bề mặt mà không biểu thị chung cho toàn sản phẩm một khi vật liệu có cấu trúc không đồng nhất.
• Độ cứng biểu thị khả năng chống mài mòn của vật liệu, độ cứng càng cao tính chống mài mòn càng tốt.
• Đo độ cứng khá đơn giản
 Mẫu thử nói chung là nhỏ và đơn giản, trong nhiều trường hợp không cần làm mẫu, có thể thử ngay trên sản phẩm.
 Nhanh (thời gian chỉ vài chục giây, thậm chí ngắn hơn).
 Không phá huỷ.
 Có thể thực hiện trên vật mỏng.
 Thiết bị thử nhỏ gọn.
Có hai loại độ cứng: thô đại và tế vi. Khi đo độ cứng tế vi nggười ta phải dùng mũi đâm bé và đặc biệt là tải trọng nhỏ tác dụng vào từng hạt, thậm chí từng pha riêng rẽ với sự giúp đỡ của kính hiển vi quang học.
Các phương pháp đo độ cứng:
Tuỳ theo hình dạng mũi thử người ta có các công thức tính khác nhau và các chỉ tiêu tính độ cứng khác nhau.
Phương pháp đo độ cứng Brinell.
Phương pháp đo độ cứng Rockwell.
Phương pháp đo độ cứng Vickers.

Bảng chuyển đổi đơn vị đo độ cứng
http://www.gordonengland.co.uk/hardness/hardness_conversion_1c.htm
 
mình có cái bảng về độ cứng, nhưng mình cũng chưa coi kỹ, không biết có giúp được gì không
 
G

GentlemanLe

Ðề: Bàn về đơn vị đo độ cứng nào

Theo mình biết thì không có công thức chính các chuyển đổi giữa các loại độ cứng.
Mỗi loại độ cứng được xác định trong một điều kiện khác nhau (phương pháp test và điều kiện test, các xác định giá trị...). Ngay cả trong một loại độ cứng thì lại còn phụ thuộc vào giá trị của lực test (1000kg hay 3000kg). Việc chuyển đổi giữa các độ cứng chỉ là gần đúng sau khi có các giá trị thực nghiệm. Độ cứng còn phụ thuộc vào cả vật liệu cần kiểm tra nữa.
Vì thế, để có kết quả chính xác, chúng ta nên tìm ứng với các điều kiện cụ thể: loại vật liệu, lực test...
 
Top