Bánh răng thân khai-Vòng lăn&Vòng chia?

Author
Bác nào có thể giải thích rõ ràng 2 khái niệm này với? Các bác đừng cười nha vì em tin cũng có rất nhiều người hiểu chưa thấu vấn đề này như em đâu. Cảm ơn các bác!
 
Bạn đọc kĩ giáo trình nguyên lý máy đi, có viết rõ về phần này mà, chương về bánh răng ấy.
Bạn load tài liệu này về đọc đi, tiếng Việt đó, trong đó có tất cả những khái niệm mà bạn hỏi, có cả hình minh họa nữa.
http://mihd.net/7jvxz69
 
P

puppy

Nhiều tài liệu viết về phần này mà.Dường thân khai có phương trình rõ ràng mà.
 
Đường thân khai :cho 1 đường thẳng lăn không trượt trên một đường tròn ,quỹ đạo của 1 điểm bất kỳ trên đường thẳng đó tạo ra 1 đường thân khai . Bộ truyền bánh răng muốn làm việc tốt cần thỏa mãn các điều kiện :ăn khớp đúng ,ăn khớp trùng,ăn khớp khít và ăn khớp đều .người ta đã chứng minh được bộ truyền bánh răng có răng biên dạng thân khai cho chất lượng ăn khớp tốt.
khi chế tạo bánh răng mà không dịch chỉnh hay hệ số dịch chỉnh bằng không thì vòng lăn và vòng chia là trùng nhau ,còn khi sử dụng hệ số dich chỉnh thì vòng lăn và vòng chia sẽ khác nhau cái này em xem công thức nhé.
 
Author
Cảm ơn mọi người đã quan tâm tuy rằng vẫn chưa trúng ý hỏi, có thể em hỏi chưa rõ ràng. Thôi em tự nghiên cứu vậy!
 
Author
@bkkpi279
Bạn đọc kĩ giáo trình nguyên lý máy đi, có viết rõ về phần này mà, chương về bánh răng ấy.
Bạn load tài liệu này về đọc đi, tiếng Việt đó, trong đó có tất cả những khái niệm mà bạn hỏi, có cả hình minh họa nữa.
http://mihd.net/7jvxz69
Cảm ơn bác về tài liệu bác cung cấp, em đã đọc thấy cũng rất bổ ích, viết ngắn gọn, xúc tích! Nếu bác đã xem tài liệu này rồi thì có nhớ đoạn này không:
Trang 14/26: "Khi cắt bánh răng bằng dao thanh răng người ta gọi vòng lăn là vòng chia "
Giải thích thêm với cả nhà: Kỳ thực em cũng đã xem lại GT Nguyên Lý Máy (Đinh Gia Tường-Tạ Khánh Lâm)1 vài lần rồi và em vẫn chưa tìm được câu trả lời nên mới hỏi các bác!
 
Bộ truyền bánh răng muốn làm việc tốt cần thỏa mãn các điều kiện :ăn khớp đúng ,ăn khớp trùng,ăn khớp khít và ăn khớp đều .người ta đã chứng minh được bộ truyền bánh răng có răng biên dạng thân khai cho chất lượng ăn khớp tốt.
Hình như bạn thiếu yếu tố quan trọng để xây dựng cặp bánh răng ăn khớp. Theo định lý cơ bản về ăn khớp thì để cho tỷ số truyền cố định thì đường pháp tuyến chung của hai biên dạng tiếp xúc nhau khi ăn khớp phải cắt đường nối tâm ở 1 điểm cố định (hay chia đoạn này thành 2 phần với tỷ lệ không đổi). Biên dạng thân khai có thể đáp ứng được điều kiện này nhờ tính chất tiếp tuyến của đường tròn cơ sở sẽ vuông góc với đường thân khai tại điểm chúng giao nhau nên pháp tuyến chung của 2 biên dạng thân khai tiếp xúc nhau trong khi ăn khớp chính là đường tiếp tuyến chung của 2 đường tròn cơ sở => cố định
 
Bánh răng thân khai - nói ngắn gọn thì quy ước hiểu là thân khai của đường tròn, điều đó có nghĩa là có đường thân khai của đường tròn, đường elip và của nhiều đường khác nữa. Có loại bánh răng tròn nhưng cũng có cả loại bánh răng không tròn, cả vành răng nữa ... Những loại bánh răng đặc biệt như thế thì chế tạo thế nào nhỉ?

Có bánh răng thân khai nhưng cũng có nhiều loại bánh răng biên dạng không thân khai, và cũng có những bánh răng biên dạng phức tạp không nói là biên dạng gì.

Em cũng góp thắc mắc là vòng chia (vòng chia răng) và vòng lăn (hai vòng tròn lăn không trượt với nhau tạo ra tỉ số truyền) nói chung không trùng nhau, vậy cắt lăn răng thế nào để vòng chia và vòng lăn trùng nhau?
 
Nói về bánh răng thì nhiều loại lắm người ta có thể phân loại bánh răng như sau ;
1)Theo hình dạng có: bánh răng trụ ,bánh răng côn ,thanh răng (bánh răng có bán kính bằng vô cùng )...
2) Theo đặc tính làm việc có: bánh răng ăn khớp ngoài ,bánh răng ăn khớp trong ,bánh răng bậc...
3) Theo biên dạng răng có
- bánh răng có biên dạng răng thân khai ,không thân khai ..
- răng thẳng ,răng nghiêng ,răng chữ V
- đối với bánh răng côn có thêm biên dạng răng cung tròn
Nhưng cho dù là bánh răng loại gì đi chăng nữa thì bộ truyền bánh răng cũng phải đảm bảo cho chất lượng ăn khớp tốt ,yêu cầu kỹ thuật và chế tạo được nó vì phần lớn chúng ta thường chế tạo răng bằng phương pháp cắt gọt.
Các phương pháp chế tạo bánh răng bằng phương pháp cắt gọt có :
-PHương pháp chép hình : phay chép hình ,xọc chép hình ,bào chép hình ...Khi đấy ta sẽ sử dụng các loại dao: dao phay đĩa modul ,dao phay vấu modul ,dao xọc răng ...
- Phương pháp bao hình : xọc bao hình ,phay bao hình ... khi đấy ta sử dụng các loại dao như : dao phay lăn trục vít ,dao xọc bao hình ...
Ngoài ra người ta cũng sử dụng các phương pháp gia công không phoi để chế tạo bánh răng như : dập ,cán ...
@2nd ,Muốn cho bánh răng có vòng chia và vòng lăn trùng nhau khi chế tạo bánh răng người ta không sử dụng hệ số dịch chỉnh hay hệ số dịch chỉnh bằng 0 , vòng lăn và vòng chia khác nhau là do đã sử dụng hệ số dịch chỉnh để chế tạo bánh răng nhằm đảm bảo khoảng cách trục tính toán.
Hiện nay đã có những cơ cấu bánh răng đặc biệt cho tỷ số truyền rất cao như : bánh răng sóng ,bánh răng xycloit hành tinh ... các bộ truyền bánh răng bình thường thường giới hạn tỷ số truyền trong 1 khoàng , nhưng sử dụng loại bánh răng này có thể cho tỷ sồ truyền lên tới trăm lần chỉ sau vài cặp bánh răng .
Bộ truyền bánh răng sóng rất đặc biệt khi vào khớp cho biên dạng thân khai nhờ vào các cần sóng ,khi ra khớp có biên dạng không thân khai có thễ nói đây là "bánh răng mềm ".Muốn làm được điều này thì vật liệu chế tạo rất đặc biệt ,chế độ nhiệt luyện khó ,tính toán chế tạo cũng rất khó khăn ...đây là một đề tài của thầy giáo tôi và sản phẩm này đã đi vào hoạt động cho chất lượng rất tốt.
 
Author
Hiện nay đã có những cơ cấu bánh răng đặc biệt cho tỷ số truyền rất cao như : bánh răng sóng ,bánh răng xycloit hành tinh ... các bộ truyền bánh răng bình thường thường giới hạn tỷ số truyền trong 1 khoàng , nhưng sử dụng loại bánh răng này có thể cho tỷ sồ truyền lên tới trăm lần chỉ sau vài cặp bánh răng .
Bộ truyền bánh răng sóng rất đặc biệt khi vào khớp cho biên dạng thân khai nhờ vào các cần sóng ,khi ra khớp có biên dạng không thân khai có thễ nói đây là "bánh răng mềm ".Muốn làm được điều này thì vật liệu chế tạo rất đặc biệt ,chế độ nhiệt luyện khó ,tính toán chế tạo cũng rất khó khăn ...đây là một đề tài của thầy giáo tôi và sản phẩm này đã đi vào hoạt động cho chất lượng rất tốt.
Xin hỏi bác letiendung, "Bánh răng sóng" bác nói tới có phải là bộ truyền động Harmonic (Harmonic drive) không? tôi cũng có ý định tìm hiểu loại truyền động này và đã lập topic ở ngoài cũng hy vọng được cả nhà tham gia tìm hiểu nhưng mãi không thấy bác nào lên tiếng. Nếu bác đã biết loại truyền động này thì sao bác lại không viết 1 bài giới thiệu về loại truyền động mới mẻ này! Thanks!
 
@2nd ,Muốn cho bánh răng có vòng chia và vòng lăn trùng nhau khi chế tạo bánh răng người ta không sử dụng hệ số dịch chỉnh hay hệ số dịch chỉnh bằng 0 ,
câu này cũng là một câu hỏi, cái mình muốn biết thực tế là làm thế nào(điều chỉnh máy) để cắt bánh răng có hệ số dịch chỉnh bằng không? việc hệ số dịch chỉnh bằng không và vòng chia và vòng lăn trùng nhau là một.

bởi vì với các máy phay lăn răng thông thường 5k32 thì ban đầu khi gá dao và phôi người ta gá dao với một khoảng cách bất kì, vậy sau đó làm thể nào để cắt răng có hệ số dịch chỉnh bằng không ý chứ?

hệ số dịch chỉnh chẳng qua là tiến con dao phay vào gần hay xa phôi bánh răng thôi!
 
câu này cũng là một câu hỏi, cái mình muốn biết thực tế là làm thế nào(điều chỉnh máy) để cắt bánh răng có hệ số dịch chỉnh bằng không? việc hệ số dịch chỉnh bằng không và vòng chia và vòng lăn trùng nhau là một.

bởi vì với các máy phay lăn răng thông thường 5k32 thì ban đầu khi gá dao và phôi người ta gá dao với một khoảng cách bất kì, vậy sau đó làm thể nào để cắt răng có hệ số dịch chỉnh bằng không ý chứ?

hệ số dịch chỉnh chẳng qua là tiến con dao phay vào gần hay xa phôi bánh răng thôi!
Vấn đề đầu tiên bạn đi xác định hệ số dịch chỉnh sau đấy đi tính đường kính vòng đỉnh ,đường kính vòng chân .Từ đường kính vòng đỉnh và vòng chân bạn sẽ biết được khoảng cách của vòng đình và vòng chân ,mình gọi khoảng cách này là H .
Có đường kính vòng đỉnh bạn biết được kích thước phôi ,gá phôi lên máy ,chọn dao và tiến hành rà để dao chạm tới phôi sau đấy đưa dao lên tới bước này điều chỉnh bàn máy theo phương hướng kính đúng bằng khoảng cách H và tiến hành cắt (thường các máy phay lăn răng có thước trên bàn dao ) Tất nhiên quá trình cắt răng không chỉ đơn giản vậy ,bạn phải đi xác định dao ,tính toán các xích động học ....
 
@letiendung

:4: Bác nói như thế thực là không ổn, nghe thì xuôi xuôi, rất trình tự rất hàn lâm nhưng có vẻ không cơ khí lắm.

Từ đường kính vòng đỉnh và vòng chân bạn sẽ biết được khoảng cách của vòng đình và vòng chân ,mình gọi khoảng cách này là H .
Cái H của bác đấy thì nên gọi nó là chiều cao răng là đủ, bác đã bao giờ nhìn thấy br m=12 Z=66 răng, hay cái trục răng m8 Z28 chưa? một cách ước lượng thì H = 2,5 * m, như thế H=cỡ 20 mm - 30 mm, khi gá dao lên máy phải dùng cần trục để mà cẩu là chuyện thường, do đó không có chuyện

Có đường kính vòng đỉnh bạn biết được kích thước phôi ,gá phôi lên máy ,chọn dao và tiến hành rà để dao chạm tới phôi sau đấy đưa dao lên tới bước này điều chỉnh bàn máy theo phương hướng kính đúng bằng khoảng cách H và tiến hành cắt (thường các máy phay lăn răng có thước trên bàn dao )

Có nhiều lý do để không bao giờ người ta cắt lăn một lần hết chiều cao răng cả. do đó cái việc chạm dao vào phôi và H chẳng liên quan gì đến nhau? nhưng nhiều khi người thợ vẫn phải đưa dao vào gần phôi trước khi cắt thật - theo bác tại sao phải làm vậy?
Người ta làm thế để kiểm tra xem phay ra có đủ răng không (chia răng), nếu các vết trên phôi đều là được (bác thợ nào cần thận sẽ đếm đủ số răng trên phôi :4:) và sẽ cắt thật, còn nếu không con dao phay lăn sẽ nhai hết răng và được cái phôi nham nhở.
 
@letiendung

:4: Bác nói như thế thực là không ổn, nghe thì xuôi xuôi, rất trình tự rất hàn lâm nhưng có vẻ không cơ khí lắm.



Cái H của bác đấy thì nên gọi nó là chiều cao răng là đủ, bác đã bao giờ nhìn thấy br m=12 Z=66 răng, hay cái trục răng m8 Z28 chưa? một cách ước lượng thì H = 2,5 * m, như thế H=cỡ 20 mm - 30 mm, khi gá dao lên máy phải dùng cần trục để mà cẩu là chuyện thường, do đó không có chuyện




Có nhiều lý do để không bao giờ người ta cắt lăn một lần hết chiều cao răng cả. do đó cái việc chạm dao vào phôi và H chẳng liên quan gì đến nhau? nhưng nhiều khi người thợ vẫn phải đưa dao vào gần phôi trước khi cắt thật - theo bác tại sao phải làm vậy?
Người ta làm thế để kiểm tra xem phay ra có đủ răng không (chia răng), nếu các vết trên phôi đều là được (bác thợ nào cần thận sẽ đếm đủ số răng trên phôi :4:) và sẽ cắt thật, còn nếu không con dao phay lăn sẽ nhai hết răng và được cái phôi nham nhở.
Xem ra thì bạn nói rất kinh nghiệm ,bạn đã gia công thật được bao nhiêu ?những câu hỏi bạn hỏi ở trên là để đi thử người khác ,hay không hiểu rồi hỏi vậy ?vấn đề của bạn hỏi là đường lăn đường chia và dịch chỉnh mình đã giải thích được và thông qua thông số H để gia công bánh răng dich chỉnh ,cho dù là dịch chỉnh hay không nếu bạn không có H liệu bạn có gia công được không hay bạn cứ đi đường vòng ,nếu bạn là người gia công thực tế rồi chắc bạn sẽ không nói vậy và thông số H dùng cho cả phay chép hình ,bao hình. Người ta rà là để biết được đến đâu dao chạm và căn cứ vào đấy để phân bố lượng dư cắt hết H .Còn về vấn đề modul lớn phải cắt thành nhiều lần là đương nhiên rồi
 
Last edited:
Author
tôi đã có câu trả lời cho mình! Cảm ơn cả nhà đã giúp đỡ!
 

TYA

Well-Known Member
Bác nào có thể giải thích rõ ràng 2 khái niệm này với? Các bác đừng cười nha vì em tin cũng có rất nhiều người hiểu chưa thấu vấn đề này như em đâu. Cảm ơn các bác!
anh không nhớ rõ định nghĩa trong SGK về vòng chia

(có phải định nghĩa là vòng chia chiều cao răng thành 2 phần ..đều nhau không?? - anh ra trường cũng hơi lâu...

nhưng dù chia đều nhau (vô lý) hay không đều nhau thì chữ "CHIA" ở đây chả có nghĩa theo Tiếng Việt lắm, nó chia là chia thế nào?

Chữ "LĂN" cũng vậy...thành ra công thức có rất nhiều mà nghĩa 2 từ này nhiều người thấy hơi chuối.

Trong tiếng Anh chỉ có "Reference Pitch Circle" và "Working Pitch Circle"
tạm dịch là "Vòng pit tính toán" và "Vòng pit làm việc". Về chữ pitch nghĩa là "bước đều nhau" ==> hiểu theo nghĩa của từ thì

Pitch Circle là Vòng tròn bị chia ra các bước đều nhau (các profile cắt và chia vòng pit ra 2Z cung đều nhau, mỗi cung dài t = p/2, p=3.14m).

Đối với các vòng khác, p' thì đều nhau nhưng t' thì không. Chỉ vòng pitch có t=p/2.

Chữ Ref. và wworking thì dễ hiểu rồi.
 
(có phải định nghĩa là vòng chia chiều cao răng thành 2 phần ..đều nhau không?? - anh ra trường cũng hơi lâu...

nhưng dù chia đều nhau (vô lý) hay không đều nhau thì chữ "CHIA" ở đây chả có nghĩa theo Tiếng Việt lắm, nó chia là chia thế nào?

Chữ "LĂN" cũng vậy...thành ra công thức có rất nhiều mà nghĩa 2 từ này nhiều người thấy hơi chuối.

Trong tiếng Anh chỉ có "Reference Pitch Circle" và "Working Pitch Circle"
tạm dịch là "Vòng pit tính toán" và "Vòng pit làm việc". Về chữ pitch nghĩa là "bước đều nhau" ==> hiểu theo nghĩa của từ thì

Pitch Circle là Vòng tròn bị chia ra các bước đều nhau (các profile cắt và chia vòng pit ra 2Z cung đều nhau, mỗi cung dài t = p/2, p=3.14m).

Đối với các vòng khác, p' thì đều nhau nhưng t' thì không. Chỉ vòng pitch có t=p/2.

Chữ Ref. và wworking thì dễ hiểu rồi.
Theo em được biết thì định nghĩa các vòng tròn như sau ( các định nghĩa này trong các sách nguyên lý nói không rõ ràng nên nhiều người thắc mắc cũng phải)
Vòng tròn cơ sở : là vòng tròn có đường thân khai dùng làm bánh răng.
Vòng tròn chia : là vòng tròn có bán kính được xác định khĩ chế tạo bánh răng R= dV(dao thanh răng) / d ômega(phôi). Vòng tròn chia xác định chiều cao của đỉnh và chiều cao chân răn ( chiều cao đỉnh răng bằng 1m,chiều cao chân bằng 1.25 m)
Vòng tròn lăn.Được xác định bằng giao điểm của đường nối tâm 2 bánh răng ăn khớp với tiếp tuyến chung của 2 đường tròn cơ sở.Cái này đảm bảo tỷ số truyền không đổi vì điểm này không thay đổi.
 
C

caominhnam

Ðề: Bánh răng thân khai-Vòng lăn&Vòng chia?

http://mihd.net/7jvxz69 tài liệu này die rồi bác ơi,bác nào có tài liệu nào thì pos cho em với em đang cần
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Bánh răng thân khai-Vòng lăn&Vòng chia?

@onelvn :

Đúng rồi ! Đúng rồi ! Chính xác là sách viết như thế.

Xong , như là lẫn lộn giữa định nghĩa (hoặc khái niệm) với thuộc tính !!! Thành ra ai học cơ khí mà chả từng đọc qua nhưng vẫn thắc mắc !?

Thế nhưng đọc kĩ mà xem :

- " Vòng tròn chia : là vòng tròn có bán kính được xác định khĩ chế tạo bánh răng R= dV(dao thanh răng) / d ômega(phôi). Vòng tròn chia xác định chiều cao của đỉnh và chiều cao chân răn ( chiều cao đỉnh răng bằng 1m,chiều cao chân bằng 1.25 m) "

Đấy có phải là một định nghĩa ?
 
Top