Bắt đầu 1 bản vẽ như thế nào?

  • Thread starter nguyencd
  • Ngày mở chủ đề
N

nguyencd

Author
các bác cho em hỏi: trong CAD để bắt đầu 1 bản vẽ ta nên bắt đầu như thế nào?
ta nên dùng lệnh limits để giới hạn bản vẽ ngay không khi mà minh đi in là khổ giấy A1? và có nên vẽ luôn khung giấy A1 không?
 
S

slab

Author
Tùy theo sở trường của từng người mà bắt đầu như thế nào thôi. Tớ học theo vài người sử dụng cad lâu năm thì: họ thường vẽ sẵn file chuẩn theo style của họ có chứa khung tên trước (dùng block attributes vẽ khung tên cho dễ quản lý, mỗi lần cần khung tên chỉ cần insert vào thôi); mỗi lần muốn vẽ thì mở file đó ra, Save as, vẽ xong, insert khung tên, in ấn.
Tớ thấy hồi giờ nhiều người quản lý nét vẽ theo Layer thật rườm rà, Ngay cả thời SV ông thầy dạy tớ cũng bắt quản lý nét vẽ theo Layer. Bây giờ tớ học theo vài sư phụ khác thì quản lý theo màu sắc hay hơn nhiều. Tất cả nét vẽ đều bằng 0, sử dụng in ấn theo acad, vẫn được bản vẽ khá đẹp. tốc độ làm việc nhanh hơn nhiều
Cách bắt đầu trong bản vẽ auto cad càng hay thì càng tiết kiệm thời gian vẽ; cũng có rất nhiều cách tiết kiệm thời gian vẽ trong AutoCad!
:4::4::4:
 
M

manhcknn

Author
Theo mình nên giới hạn bản vẽ và vẽ khung luôn, như thế khi vẽ thì sẽ cân đối hơn nhất là về các test theo đúng tỷ lệ bản vẽ.
 
Mình thì không làm theo như sách mấy. Quan điểm riêng là trong môi trường vẽ thì không gian vẽ là vô tận nên ta chỉ việc vào đó và tạo một khổ giấy (Lệnh Rectang) muốn có khung tên ư? bạn chỉ cần bật một bản vẽ đã có rồi Ctrl+C sau đó Paste và bản vẽ hiện hành cần thực hiện.
Đường nét mà không làm Layer? bạn sẽ cực kì khó khăn trong quản lý lớp đối tượng đặc biệt trong ngành XD (họ thường dùng Auto Lisp để tính khối lựong theo màu sắc) Còn chúng ta cơ khí sẽ dùng nó để quản lý theo kiểu ẩn hiện khi cần thiết.
Nói chung Layer là một điều rất cần thiết khi sử dụng Auto cad.
Về độ dày cua rđừong nét bạn chỉ đặt nó khi in thôi theo màu mà. Theo TCVN thì trên bản vẽ chỉ có 2 nét có độ dày khác nhau, đậm nên dùng 0.45 --> mảnh 0.15
Đậm 0.5 thì mảnh nên 0.18
Chúc bạn có một bản vẽ đẹp
 
Thấy có nhiều cao thủ bảo nên dùng mvsetup, tuy lúc ban đầu hơi bất tiện do vẽ không theo tỉ lệ 1:1 sẽ phải tính toán kích thước trước khi vẽ, tuy nhiên nó có rất nhiều ưu điểm khi cần quản lý bản vẽ (cái này rất muốn được thỉnh giáo nhưng chưa có dịp :1:), nhưng cá nhân mình thì ít khi làm thế lắm, cứ vẽ theo tỷ lệ 1:1 trước, khi nào cần in với tỉ lệ nào thì cứ vẽ cái khung trước, scale theo tỷ lệ thích hợp cho vừa với khung ấy là ổn.
 
B

badg79

Author
Tùy theo sở trường của từng người mà bắt đầu như thế nào thôi. Tớ học theo vài người sử dụng cad lâu năm thì: họ thường vẽ sẵn file chuẩn theo style của họ có chứa khung tên trước (dùng block attributes vẽ khung tên cho dễ quản lý, mỗi lần cần khung tên chỉ cần insert vào thôi); mỗi lần muốn vẽ thì mở file đó ra, Save as, vẽ xong, insert khung tên, in ấn.
Tớ thấy hồi giờ nhiều người quản lý nét vẽ theo Layer thật rườm rà, Ngay cả thời SV ông thầy dạy tớ cũng bắt quản lý nét vẽ theo Layer. Bây giờ tớ học theo vài sư phụ khác thì quản lý theo màu sắc hay hơn nhiều. Tất cả nét vẽ đều bằng 0, sử dụng in ấn theo acad, vẫn được bản vẽ khá đẹp. tốc độ làm việc nhanh hơn nhiều
Cách bắt đầu trong bản vẽ auto cad càng hay thì càng tiết kiệm thời gian vẽ; cũng có rất nhiều cách tiết kiệm thời gian vẽ trong AutoCad!
:4::4::4:
cách của bạn này hay đó, nhưng tui hay sử dụng cách này hơn:
đầu tiên open file, chọn templete, mở file acad.dwt, chỉnh sửa, cấu hình, cài đặt lại... file này theo như yêu cầu.
từ đây trở đi, mỗi khi bạn nhấn "new file", chon acacd.dwt, file mới của bạn sẽ có tất cả những gì bạn đã cấu hình.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Nguyencd nêu câu hỏi rất hay; Giang trả lời rất chuẩn, tuy có hơi sơ lược; Silent cũng có ý đúng. Tớ chủ quan cho rằng mình có thâm niên trong lĩnh vực này, nên mạo muội trình bày kinh nghiệm của cá nhân để các bạn tham khảo.

Trước hết, nói về giới hạn bản vẽ: Chúng ta đôi khi nhầm lẫn giữa kích thước của khổ giấy và đối tượng thiết kế. Đây là sự ngộ nhận giữa việc vẽ trên giấy với vẽ trên PC.

Trong VẼ KỸ THUẬT thì khổ giấy tiêu chuẩn cỡ lớn nhất là A0, một nửa của nó là A1, 1/2 của A1 là A2, 1/2 A2 là A3 và cỡ nhỏ nhất là A5, vì nó bằng 1/2 của A4, trong khi A4 là 1/2 của A3.

ĐỐI TƯỢNG THIẾT KẾ của chúng ta có thể là 1 con chip với những vi mạch cỡ 1/triệu mm hoặc nhỏ hơn, cho tới các chi tiết máy, cỗ máy, tòa nhà, thành phố... thậm chí cả Thái dương hệ hoặc Thiên hà với kích thước tính bằng năm ánh sáng!

Do có sự nhầm lẫn này mà Nguyencd mới thắc mắc rằng nên đặt giới hạn thế nào? Đúng là khi vẽ trên giấy, ta luôn phải quan tâm tới khổ giấy mà mình có và một cách vô thức, ta vẽ đối tượng với tỷ lệ sao cho nó nằm gọn trong tờ giấy này. Nhưng khi vẽ trên PC, ta cứ vẽ trung thực với tỷ lệ 1:1, to nhỏ thế nào mặc lòng; cuối cùng, ta mới quan tâm tới máy in và khổ giấy mà máy in đó có khả năng in được. Để có thể in toàn bộ hoặc một phần của đối tượng thiết kế, ta chỉ cần đặt tỷ lệ in hợp lý là xong!

Như vậy, việc mà ta đừng bao giờ phải bận tâm là GIỚI HẠN KHÔNG GIAN VẼ. Bạn Giang đã nêu rõ: KHÔNG GIAN VẼ LÀ VÔ TẬN.

Tiếp theo, tỷ lệ vẽ:

Thực ra, điều này đã được hàm ý từ phần bên trên rồi, nhưng nhiều bạn vẫn cứ băn khoăn, nên tôi xin nhấn mạnh dứt khoát rằng: PHẢI VẼ ĐÚNG TỶ LỆ 1:1 trong bất kỳ hoàn cảnh nào! Đây là nguyên tắc bất di bất dịch.

Liên quan đến điều này, một nguyên tắc nữa cần tuyệt đối tuân thủ là phải LẤY KÍCH THƯỚC TRUNG THỰC, không được gõ các giá trị bằng tay. Nếu bạn lấy kích thước rồi modify giá trị thì bạn đã gian trá, và gian trá không phải là đức tính và bản chất của nhà kỹ thuật; nếu bạn không đồng ý với ý kiến này thì bạn không nên làm kỹ thuật nữa, mà hãy tìm một công việc khác để phát huy khả năng biến báo của mình!

Cuối cùng, tỷ lệ in: Rồi thì kiểu gì, ta cũng cần phải in thiết kế của mình ra giấy. Trong khi đối tượng thiết kế của ta có thể rất nhỏ hoặc rất lớn, nhưng khổ giấy thì chỉ có từ A5 lên đến A0, vậy thì ta cần in nó ra với tỷ lệ hợp lý, mục đích là vừa nằm gọn trong khổ giấy có sẵn, lại vừa đủ rõ ràng để đọc được bản vẽ.

Nếu chỉ là một bản vẽ thông thường, bạn có thể đặt tỷ lệ bất kỳ; nhưng với bản vẽ kỹ thuật, bạn cần chấp hành những tỷ lệ tiêu chuẩn (... 1/10. 1/8, 1/5, 1/4, 1/2.5, 1/2, 1/1, 1/0.5, 1/0.4, 1/0.25, 1/0.2, 1/0.1 ...). Ta bắt đầu thấy rắc rối từ đây.

Giả sử ta thiết kế một chiếc máy và dự kiến sẽ bố trí các hình biểu diễn như thông thường, gồm hình chiếu đứng, chiếu cạnh và chiếu bằng. Vì ta vẽ với tỷ lệ 1/1, nên hình bao của các hình chiếu này là một hình chữ nhật có chiều dài là 2590mm và cao là 2320mm. Ta có máy in khổ A4 (297x210), vậy là ta bắt buộc phải cân nhắc như sau:

1. Đặt bản vẽ theo khổ giấy xoay ngang.

2. Vì các hình chiếu theo chiều ngang là 2590mm, trong khi chiều ngang của giấy là 297mm, trừ lề còn khoảng 260mm; vậy ta dùng tỷ lệ 1/10. Vậy là ta vẽ một khung chữ nhật biểu diễn cho tờ giấy với kích thước 2970x2100mm, bao lấy các hình chiếu này.

3. Thế nhưng xem đến chiều rộng của khổ giấy thì hình như không ổn, vì sau khi trừ lề và khung tên, thì chiều rộng của giấy chỉ còn khoảng 150mm, so với 2320mm của thiết kế thì có lẽ chỉ nên dùng tỷ lệ 1/20. Vậy là ta lại vẽ một hình chữ nhật khác (hoặc dùng lệnh Scale cho hình vừa vẽ).

4. Các đường kích thước và cỡ chữ số giá trị của chúng hình như nhỏ quá, nếu in ra thì chắc phải dùng kính lúp để đọc. Ta lại phải sửa đổi cỡ mũi tên và cỡ chữ số, khoảng cách từ chữ số tới đường kích thước...

5. Các ghi chú cũng có size không hợp lý, lại cần format lại cho từng đối tượng.

6. Thế còn các hình trích, hình biểu diễn riêng phần... với các tỷ lệ khác nhau thì sao? Ta có thể tuân thủ nguyên tắc thiết kế với tỷ lệ 1/1 đã nêu trên hay không?

Kết quả là sau một quá trình làm việc, ta có những tập tin AutoCAD chẳng cái nào giống cái nào cả, ta thắc mắc rằng Hiệp hội Tiêu chuẩn Hóa của mọi quốc gia là một lũ điên, tại sao chúng nó bắt các tài liệu bản vẽ kỹ thuật lại phải theo một chuẩn mực thống nhất làm gì cho rắc rối. Thôi, dẹp hết, từ nay "ông" vẽ tay cho nhanh!

Tưởng vậy nhưng không phải vậy! Các tác giả AutoCAD đã lường hết chuyện này (và cả những điều ta chưa biết khác nữa), nên đã tạo ra vô số cửa sổ LAYOUT trong mỗi tệp AutoCAD. Buồn một điều là anh em ta ít thèm quan tâm và vẫn chỉ thích chạy xe Công Nông trên đường nhựa nên mới ra nông nỗi này.

Để giải quyết những vấn đề trên, các bạn tham khảo thêm tại đây:

http://meslab.org/mes/showthread.php?t=4838
 
Last edited:
Chú DCL đã trả lời một bài mà theo cháu hoàn chỉnh, cảm ơn chú đã có những bài viết mà theo cháu rất cẩn thận và chuẩn. Mình cũng muốn các bạn không nên gò ó khi thực hiện một thao tác nào trong Auto Cad. có thể dùng những bản vẽ đã tạo (đã chỉnh chiêu cao con số kích thứoc, đường dóng, mũi tên, text, khoảng vựot quá củ đường dóng ...) để làm mẫu cho các bản vẽ tiếp theo.
 
V

Vo HuyThanh

Author
Tôi không dùng AutoCAD nên không dám đi sâu vào lạm bàn về các lệnh của AutoCAD khi vẽ bản vẽ, những điều chú Lăng nói ở trên có lẽ là những kinh nghiệm sử dụng AutoCAD khi vẽ , điều này rất quý và các em nên học kinh nghiệm của chú Lăng. Rất khó mà tìm được một người anh , người thầy đi kinh nghiệm đi trước chịu hướng trên diễn đàn như chú Lăng
Nhân tiện có một câu hỏi hay về vẽ bản vẽ như thế này thì tôi xin đóng góp một chút kinh nghiệm ngoài vấn đề sử dụng AutoCAD khi vẽ bản vẽ.

Theo tôi bản vẽ tự nó là một ngôn ngữ quốc tế chung cho tất cả các nhà kỹ thuật. Do đó mà khi vẽ ta phải luôn tuân theo các tiêu chưẩn vẽ kỹ thuật. Giống như mình dùng ngôn ngữ tiếng Anh polite thì người nghe dễ hiểu hơn là dùng tiếng lóng black của người Mỹ da đen.
Hình dung sản phẩm: Bước đầu để vẽ bản vẽ thì em phải đứng ở góc độ của người sẽ xem bản vẽ của em và chế tạo sản phẩm theo bản vẽ. Nếu bản vẽ mà chỉ có một mình em hiểu và người khác nhìn không hiểu thì nó chỉ đơn thuần là hình hoạt họa vẽ lăng nhăng, giống như một anh chàng Việt nam đi ra nước ngoài thuyết trình bằng tiếng Việt trước một đám đông khán giả ngoại quốc chẳng biết u tê gì tiếng Việt vậy. Để có một bản vẽ hoàn chỉnh thì trước hết trong đầu em phải có một hình dung về sản phẩm của em sẽ vẽ, hồi xưa khi mới vô nghề thiết kế các đàn anh hay bắt tụi tôi tập luyện hình dung hình 3D trong đầu. Mỗi ngày 1h tự nhìn một vật gì đó xung quanh mình và tự mường tượng ra cái hình đó trong đầu và nghĩ ra các phương án layout cái hình cũng như phương pháp gia công chế tạo cái sản phẩm đó và biểu đạt trên bản vẽ. Người họa sĩ có năng khiếu thiên bẩm thì khác , còn người không có năng khiếu thì phải tập luyện, lâu dần sẽ quen. Ngày nay thì có thể dùng CAD 3D hay CG để vẽ sẵn hình 3 chiều trước.
Layout và quy tắc tam giác pháp: Sau cái giai đoạn hình dung cái hình trong đầu thì em phải có ý tưởng layout cái bản vẽ như thế nào để người ta nhìn vào là hình dung ra được cái sản phẩm của em muốn họ chế tác. Ví dụ đơn giản nhất là cái hình khối lập phương. Nếu em lấy một mặt phẳng náo đó làm chuẩn để làm hính TOP và chiếu các mắt khác ra xung quanh thì ngưới xem bản vẽ sẽ biết ngay rằng em muốn làm cái hình lập phương . Nhưng nếu em xoay cái hình đó đi một góc 45 độ và nhìn từ cái góc đó thì cái hình FRONT View của em sẽ là một hình vuông với cái gạch thẳng chính giữa, các hình chiếu liên hệ xung quanh cũng đều có cái gạch chính giữa hết sẽ làm người xem nhìn hình có khi knhi2n không ra. Quy tắc tam giác pháp trong thể hiển hình chiếu bản vẽ là tiêu chuẩn gần như thống nhất toàn thế giới để vẽ kỹ thuật. Người thợ gia công khuôn mẫu sẽ nhìn bản vẽ của em bằng quy tắc tam giác pháp này. Vẽ phá cách không tuân thủ theo quy tắc này sẽ làm hỏng bản vẽ. Có nhiều kỹ sư trẻ mới ra trường của Nhật cũng vậy vào công ty khi vẽ bản vẽ bằng UG hay CATIA không tuân thủ theo quy cách , hậu quả là nhiều người thợ dưới xưởng không sao gia công sản phẩm theo cái hình của họ được. Nói như chú Lăng rất đúng là khi vẽ bắt buộc em phải vẽ bằng tỷ lệ 1:1. Chỉ khi in ra giấy thì mình mới layout lại theo tỷ lệ khuôn giấy in và khi thay đổi tỷ lệ bắt buộc phải ghi tỷ lệ đổi chính xác vào bản vẽ. Điều này quan trọng vì có nhiều người thợ làm khuôn gỗ để đúc chẳng hạn , đôi khi họ ẩu không cần hỏi đến những kích thước em thể hiện thiếu trên bản vẽ mà họ lấy thước đo luôn, nếu tỷ lệ không ghi rõ ràng, nhất là thời đại bây giờ khi mà người ta làm việc qua FAX hay in trên máy in thường hoặc máy copy thông qua bản vẽ gửi E-mail nhiều lúc bản vẽ để tỷ lệ 1:1 nhưng khi họ in ra giấy nó nhỏ hơn thì chắc chắn là sẽ sai số lớn.
Vấn đề tuân thủ chia các lớp layer trong lúc vẽ rất quan trọng . Trong AutoCAD có lẽ không có sự liên kết động giữa dữ liệu CAD 3D và bản vẽ nhưng đối với các phần mềm thiết kế lớn như CATIA , UG thì liên kết động rất quan trọng . Khi em thay đổi một chi tiết trong sản phẩm 3D thì hình chiếu và cắt của sản phẩm trong bản vẽ sẽ tự động thay đổi theo, không cần thiết phải vẽ lại từ đầu. Do đó việc chia lớp layer hay Class cho từng chi tiết, hoặc tạo group cho từng nhóm chi tiết dễ bị thay đổi thiết kế rất cần thiết. Khi không cần đến chi tiết A nào đó thì chỉ cần tắt Layer của chi tiết A đó, hoặc tắt Group của nhóm chi tiết máy thì tự động trong bản vẽ phần không cần thiết đó đã được tự động xóa. Em tưởng tượng trong một chiếc xe hơi với hàng chục ngàn chi tiết , nếu không chia layer chỉ định cho từng nhóm chi tiết thì khi thay đổi thiết kế sẽ không biết bao nhiêu phiền toái , lãng phí thời gian và tiền bạc.
Dung sai hình học, Dung sai kích thước và Dung sai lắp ghép: Trong một topic trước có trao đổi kinh nghiệm với ME , anh SV và các anh em trogn MES thì theo tôi thấy hình như ở VN các thầy không dạy kỹ về vấn đề dung sai hình học mà chỉ dạy chính về dung sai kích thước thôi. Thực ra dung sai hình học rất quan trọng trong việc thiết kế rất quan trọng cho việc gia công, kiểm phẩm cũng như lắp ráp. Việc học và hiểu kỹ ý nghĩa các ký hiệu dung sai hình học rất cần thiết khi thể hiện trên bản vẽ.
Ngày xưa thời tôi để có thể vẽ một bản vẽ kỹ thuật ra hồn đòi hỏi người vẽ phải có kinh nghiệm trên 5 năm, nhưng bây giờ với sự hỗ trợ của CAD thì nó nhanh hơn , nhưng kiến thức chung về vẽ kỹ thuật thì cũng vẫn như vậy. Mấy em ráng cố gắng lên. Chúc cuối tuần vui vẻ
 
N

nguyencd

Author
thanks tất cả mọi người. cảm ơn chú DCL, cháu mới vẽ nên không biết phải bắt đầu từ đâu nữa.hic
 
Top