BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

U
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Có 2 thí dụ hay về Mô phỏng và thiết kế trong thực tế, Có ở Presentation của hảng Portek, chuyên về Container Cranes Singapur.

https://www.portek.com/resources/downloads/


1) Modifications and Relocations of Container Handling Cranes
(Presentation at TOC Asia 2006)

2) Premature Crane Structure Failure & Finite Element Method Analysis and Rectification
(Presentation at TOC Europe 2011)

Đây không phải là Bài giãng ở trường, nên họ không đưa ra tỉ mỉ mọi chi tiết như thế nào !

Người xem cần có căn bản, đủ trình để nhận thấy được.


Xin được gợi ý thêm cho cho dể hiểu:


1) Moldifications ...,

Trang 11 -15 dùng Ansys

a) Mô hình tính Dầm Boom, dùng Ansys classic - APDL.
đặc trưng phối hợp 4 loại phần tử :plate+Beam+Bar +Joint

b) Material linear, kiễm ứng suất tác dụng <Limit stress (TC Cẩu)

Trang 21- đến 23 dùng LS-Dyna
a) mô hình nhập từ CAD qua, có nhiều phần tử contact
b) để solve chắc chắn được hội tụ , nên dùng LS-Dyna
c) kết quả cho ứng suất có thể lệch đi 3%, trong phạm vi chấp nhận được.

Lực Gió ngang (lateral) lấy Theo tiêu chuẩn, đưa vào với lệnh SF Surface Load


2) ....
crane structure failure ...

Trang 23 -39

Mô hình cục bộ với phần tử shell, liên kết hàn ,kiễm về mõi (fatigue) có thể dùng Material linear và xét ứng suất phán xét Theo Tiêu chuẩn . (Đòi hỏi trình đọ chuyên môn cao)
( Hoặc có thể dùng Material nonlinear xét thêm strain, vượt cao hơn các TC thông dụng)

Trang 43-49 : lập lại bài 1)


Kinh nghiệm Trong thực tế của người Kỹ sư chuyên môn khác xa với việc nghiên cứu, Phải làm bài phân tích càng giãn dị nhanh chóng, nhưng kết quả gần đúng có đủ tầm chính xác để phán được kết quả ! Cần nhất phải giử được Termin giao kết quả cho khách hàng.
 
Last edited by a moderator:
Khi 2 chi tiết có mối ghép vít, bu lông thì mình có thể thay thế như thế nào cho tương đương mà không cần sử dụng mô hình bu lông thật a??
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: Re: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Khi 2 chi tiết có mối ghép vít, bu lông thì mình có thể thay thế như thế nào cho tương đương mà không cần sử dụng mô hình bu lông thật a??
Em dùng abaqus 2017, vít và bulong được thay thế bằng surface tương đương, kết quả gần như chính xác so với vít thật, đó cũng là 1 trong những điểm mới Dassault mới giới thiệu hôm qua tại hội nghị người dùng.
 
Re: Ðề: Re: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Em dùng abaqus 2017, vít và bulong được thay thế bằng surface tương đương, kết quả gần như chính xác so với vít thật, đó cũng là 1 trong những điểm mới Dassault mới giới thiệu hôm qua tại hội nghị người dùng.
Hiện tại em mới thấy có bản 2016 thôi, chắc đợi còn lâu. Em sử dụng Multi point constraint giữa 2 nút của 2 bề mặt tiếp xúc kiểm BEAM hoặc TIE thì bị warning zero pivot thừa ràng buộc, bài toán tĩnh học mà tính khá lâu
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: Re: Ðề: Re: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Hiện tại em mới thấy có bản 2016 thôi, chắc đợi còn lâu. Em sử dụng Multi point constraint giữa 2 nút của 2 bề mặt tiếp xúc kiểm BEAM hoặc TIE thì bị warning zero pivot thừa ràng buộc, bài toán tĩnh học mà tính khá lâu
Nếu thực sự cần tính chi tiết ở bolt thì nên vẽ và chia lưới đầy đủ để đám bảo phân bố ứng suất chuẩn.

Nếu chỉ cần mô hình hóa đơn giản thì em dùng connector elements, sẽ tránh lỗi zero pivot (mô hình zero pivot có thể vẫn chạy được dù rất chậm, nhưng kết quả đảm bảo sai và prohibitive).
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Đối với bài toán có mối liên kết bulon thì ngay trong CATIA hoặc Solidworks đã có tính đến từ lâu, chỉ cần chọn thuộc tính đối với bề mặt là phần mềm tự hiểu. Đặc thù bulong làm việc luôn phải dưới điều kiện dẻo ( chứ chưa nói đến giới hạn bền ) rất xa nên không quan trọng chuyện mô hình hóa bulon. Việc tính cực kỳ chính xác có lẽ cần thiết khi tính toán để đề ra tiêu chuẩn hoặc thiết kế bulon phi tiêu chuẩn thôi chứ trong thiết kế máy thì hầu như không bao giờ dùng. Khi ta chọn Bulong phải tra theo tiêu chuẩn của hãng thì nó đã có tiêu chuẩn và thuộc tính của con bulon đó rồi.
 
Lượt thích: umy
U
Ðề: Re: Ðề: Re: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Hiện tại em mới thấy có bản 2016 thôi, chắc đợi còn lâu. Em sử dụng Multi point constraint giữa 2 nút của 2 bề mặt tiếp xúc kiểm BEAM hoặc TIE thì bị warning zero pivot thừa ràng buộc, bài toán tĩnh học mà tính khá lâu
1) Nơi tiếp xúc BEAM hoặc TIE , đưa thêm điều kiện biên không được xoắn ( Torsion Rot_z=0) ở hướng cục bộ của trục vít, bu lông .

2) Hoặc có thể làm giãn dị, gần đúng, bằng cách liên kết 2 nút lại cho 3 hướng chuyễn vị Ux, Uy, Uz.( dùng connector elements hoặc coupled degrees of freedom)
 
U
U
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Đăc biệt cho Anh Pathétique :

Hảng bên Đức, Thiết kế hơn 300 LHC. Để chuyễn giao cho CERN, di chuyễn trên quản đường dài hơn 800 km !
http://www.bng.bilfinger.com/en/bus...celerators[/MEDIA]/production-of-dipoles-lhc/

Magnet Technologies
http://www.bng.bilfinger.com/en/business-segments/magnet-technologies/

Một số công cụ khác cũng được tính toán và thiết kế cho Thí nghiệm lớn nầy.
 
U

umy

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Lâu quá không thấy anh Pathetique ghi bài viết mới vào, Nên tôi giúp vui, lục lạo tìm lại vấn đề mô phỏng Bu lông trong máy:

Với Ansys Workbench, Structure stress Analyse

Simulating Bolted Assemblies

http://www.ansys.com/products/struc...dể dàng với Abaqus, Solid Work hay Inventor !
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 15] Article về contact và convergence trong ansys (Thanks to chú Umy !)

Trở lại cùng các bạn, đợt rồi vacation mình về VN, đi làm lại ngồi đọc email cũng hết vài ngày, sau đó đi học nữa nên giờ mới 'elastic return'.

Course mình mới học là về convergence trong abaqus. Tuy không muốn gây war nhưng mở đầu course mình giải thích với thầy vì sao đến học course đó, với lý do là trong nhiều model đã làm theo các tips như trong article sau, nhưng code vẫn không converge, hoặc converge nhưng kết quả sai hoàn toàn.
http://info.simuleon.com/blog/6-tips-solving-non-c[MEDIA=youtube]nvergenc-with[/MEDIA]-abaqus-fea

Một điều rất nguy hiểm trong abaqus là nhiều lỗi mô hình họ lại để trong warning. Dĩ nhiên điều đó không sai, chủ yếu do lý do lịch sử, việc chấp nhận kết quả thế nào là do competence của người dùng, chứ không phải do phần mềm. Tuy nhiên có những người dùng abaqus 20 năm rồi nhưng vẫn "như chưa bắt đầu", nghĩa là ít có thói quen đọc và phân tích hết các warning. Phần nhiều người dùng vẫn cố thay đổi physics của bài toán, hơn là xử lý về mặt numerical, để mô hình hội tụ, điều này dẫn đến những kết quả ngày càng sai lớn, trong khi nếu giữ nguyên physics của bài toán, và thay đổi vài thông số giải, sẽ ra kết quả rất tốt.

NonConvergence có rất nhiều lý do, số lý do nhiều bằng số mô hình chúng ta làm ! Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp là vấn đề với mesh, load và contact.

Các link dưới đây là bài giảng về vấn đề contact, bao gồm thuật giải, việc chọn phần tử và guideline cho mô hình làm trên Ansys. Các phần mềm khác cũng không khác nhiều, các bạn có thể đọc và take note như bài giảng chung chứ không riêng Ansys. Bài chú umy gửi mình để post (một lần nữa chúng ta cảm ơn chú ! )

1. Advanced contact
https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6cDhRTUxLeTZXY3M

2. Techniques for successfully using Ansys contact elements
https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6aUItYzBYSlhfUUE

3. Ansys contact
https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6RDkxeG52VGh5ekk

4. Guideline for obtaining contact convergence
https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6NkxkZlVtT0UxN1k
 
Lượt thích: umy

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 16] Report về tính toán kết cấu nâng LIFT DEVICE TOOL trong ansys (Thanks to chú Umy !)

Tiếp tục serie các case study của chú Umy. Chú gửi cho diễn đàn mình những bài toán thực tế với lời giải rất cụ thể, từ tính toán ước lượng analytical đến phương pháp mô hình hóa, các bạn đọc kĩ sẽ học được rất nhiều, thực sự đóng góp của chú Umy rất giá trị.

Entry này mình giới thiệu 1 problem chú Umy gửi cho mình về tính toán kết cấu cho hệ thống nâng. Nhìn tên file mình thấy quen quen, mở ra thấy đúng người quen ATLAS !

Trước mình làm tính toán cuộn cảm cho dự án máy gia tốc LHC. Máy gia tốc sẽ làm tăng vận tốc hạt đến gần vận tốc ánh sáng, các hạt va chạm với nhau và vỡ ra thành những hạt nhỏ hơn. Mô hình chuẩn dự đoán sự tồn tại của hạt Higgs. Vấn đề đặt ra là làm sao xác định được đúng là có hạt này được tạo ra. Các nhà vật lý và kĩ sư thiết kế 2 máy CMS và ATLATS cho nhiệm vụ detector này. Máy ATLATS nhắc đến trong report này của chú Umy chính là detector trong LHC.

Report mô tả kết cấu lớn cần tính, phương án mô hình hóa, chọn phần tử, điều kiện biên và loading cho các phần trong kết cấu, từ tie rods, central support đến các ốc vít. Mô hình làm trên Ansys, so sánh với nghiệm sức bền vật liệu.

Những bài toán dự án thực như thế này rất giá trị, tuy trông không cao siêu như các mô hình trong brochure quảng cáo các phần mềm nhưng đó thực sự là công việc kĩ sư, bao gồm cả độ khó và trách nhiệm.

https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6ZTBVU2Ixc2R1T0U
 
Lượt thích: umy

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 17] Mô phỏng ansys và abaqus cho đạn pháo (Thanks to chú Umy !)

Report sau chú Umy gửi nói về trường hợp mô phỏng cho đạn pháo dùng cho quân đội. Chắc cũng vì lý do confidential nên không nhiều thông tin về mô hình hóa cũng như chi tiết về kích thước, vật liệu, phân tích kết quả như các report khác. Tuy nhiên report mô tả phương pháp kiểm nghiệm mô phỏng bằng đo ứng suất sử dụng strain jauge. Đây là phương pháp tốt nhất, nhất là với số lượng jauge lớn (hơn 30 jauges), dù việc xử lý dữ liệu đòi hỏi nhiều công sức. Cũng vậy, việc phân tích dữ liệu và so sánh kết quả rất phức tạp.

Điểm thú vị thứ hai là work này cũng so sánh mô hình full và mô hình đối xứng. Tuy mô hình đối xứng giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và nhân lực, nhưng kết quả có những hạn chế, do đó để đảm bảo tính chính xác trong trường hợp tính toán này, tốt nhất vẫn sử dụng mô hình full.

https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6N0k4Wkt1SEZRVW8
 
Lượt thích: umy

bonze

Active Member
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Chào bác [FONT=&amp]Pathétique[/FONT]
[FONT=&amp]
[/FONT]
Bác quả là có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về mô phỏng, em đọc xong thấy hoa mắt luôn với các phần mềm mô phỏng bác liệt kê ra :)
Bác cho em hỏi phần mềm mô phỏng nào dễ dùng và hiệu quả nhất để mô phỏng các chuyển động của 1 vật bất kỳ chạy qua các cơ cấu có lò so giữ, trượt ma sát, rơi tự do 1 đoạn, các cơ cấu ghạt bằng xylanh khí nén, thủy lực, nam châm, tiếp xúc bề mặt trong phễu rung lắc. Em không cần đến biến dạng vật liệu, chất lỏng, dòng chảy cao siêu gì cả.
Bác gợi ý cho em 1 vài phần mềm để em học và áp dụng trong công việc được không.

Cám ơn bác !
[FONT=&amp]

[/FONT]
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Chào bác [FONT=&amp]Pathétique[/FONT]
[FONT=&amp]
[/FONT]
Bác quả là có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về mô phỏng, em đọc xong thấy hoa mắt luôn với các phần mềm mô phỏng bác liệt kê ra :)
Bác cho em hỏi phần mềm mô phỏng nào dễ dùng và hiệu quả nhất để mô phỏng các chuyển động của 1 vật bất kỳ chạy qua các cơ cấu có lò so giữ, trượt ma sát, rơi tự do 1 đoạn, các cơ cấu ghạt bằng xylanh khí nén, thủy lực, nam châm, tiếp xúc bề mặt trong phễu rung lắc. Em không cần đến biến dạng vật liệu, chất lỏng, dòng chảy cao siêu gì cả.
Bác gợi ý cho em 1 vài phần mềm để em học và áp dụng trong công việc được không.

Cám ơn bác !
[FONT=&amp]

[/FONT]
Chào bạn,


Trường hợp của bạn đơn giản và tiện nhất, tốt nhất là dùng Adams hoặc Simpack, đây là 2 phần mềm chuyên mô phỏng multibody dynamics, không biến dạng, không dòng chảy gì cả. Các phần mềm này được sử dụng rất nhiều để khảo sát động học cũng như tính các đại lượng liên quan như chuyển động, vận tốc, gia tốc, lực, mô men...
 

bonze

Active Member
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Chào bạn,


Trường hợp của bạn đơn giản và tiện nhất, tốt nhất là dùng Adams hoặc Simpack, đây là 2 phần mềm chuyên mô phỏng multibody dynamics, không biến dạng, không dòng chảy gì cả. Các phần mềm này được sử dụng rất nhiều để khảo sát động học cũng như tính các đại lượng liên quan như chuyển động, vận tốc, gia tốc, lực, mô men...
Vâng, cám ơn bác đã trả lời.
Em thì đang dùng Inventor để thiết kế. Nhưng mô phỏng em thấy nó không mạnh lắm, nên muốn tìm 1 phần mềm để test thử trước khi đem ra chế tạo. Nhiều cơ cấu mới mà ko test, kiểu gì cũng trục trặc. Còn mô phỏng để không va chạm giữa chi tiết này với chi tiết khác thì Inventor làm được và rất nhanh.
1 lần nữa thank bác !
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Vâng, cám ơn bác đã trả lời.
Em thì đang dùng Inventor để thiết kế. Nhưng mô phỏng em thấy nó không mạnh lắm, nên muốn tìm 1 phần mềm để test thử trước khi đem ra chế tạo. Nhiều cơ cấu mới mà ko test, kiểu gì cũng trục trặc. Còn mô phỏng để không va chạm giữa chi tiết này với chi tiết khác thì Inventor làm được và rất nhanh.
1 lần nữa thank bác !
Bạn tìm trên youtube từ khóa MSC Adams hoặc Simpack sẽ thấy rất nhiều clip ví dụ, từ đó có idea về mô phỏng cho trường hợp của bạn.

Với những cơ cấu phức tạp thì trước khi chế tạo nên mô phỏng multibody dynamics để kiểm tra và tối ưu hóa. Trong các phần mềm CAD như inventor hay solidworks cũng có chức năng kinematic nhưng hơi hạn chế so với những phần mềm chuyên dụng như adams hay simpack.
 
Last edited by a moderator:

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 18] Đánh giá kết cấu bê tông dưới tác động của động đất (Thanks to chú Umy !)

Report rất hữu ích cho các bạn làm bên xây dựng. Project tính toán ứng xử của kết cấu trên vùng núi cao của Thụy Sĩ, dưới tác động của gió, tuyết và động đất. Mô hình làm trên etabs, kiểm tra bằng ước lượng nghiệm analytical.

Đây là đề tài thực tập master của sinh viên trường EPFL.

https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6eEY1RWwwQm9zeDg
 
Last edited:
L

Lethuy_hvkt

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 18] Đánh giá kết cấu bê tông dưới tác động của động đất (Thanks to chú Umy !)

Report rất hữu ích cho các bạn làm bên xây dựng. Project tính toán ứng xử của kết cấu trên vùng núi cao của Thụy Sĩ, dưới tác động của gió, tuyết và động đất. Mô hình làm trên etabs, kiểm tra bằng ước lượng nghiệm analytical.

Đây là đề tài thực tập master của sinh viên trường EPFL.

https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6eEY1RWwwQm9zeDg
Anh Pathetique có tài liệu tính tải trọng động đất nào viết bằng tiếng anh không anh? em tìm hiểu về bài toán này mà không đọc được tài liệu anh gửi đây! tiếc quá,:46:
 
L

Lethuy_hvkt

Ðề: Blog mô phỏng và thiết kế

Thật đáng tiếc ! Sự cố làm mất một bài viết của anh Pathétique về mô phỏng, làm Dđ chậm tiến "5 năm" !
nếu ghi lại được các links hướng dẩn xem thêm được,

Nonlinear Analysis
http://www.mscsoftware.com/application/nonlinear-analysis

Autodesk Example Simulations
http://sustainabilityworkshop.autod...à anh Pathetique về những chia sẻ rất bổ ích!
 
Top