BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

L

Lethuy_hvkt

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Mấy cuốn anh list ở trên để đọc và tra cứu về FEM và phương pháp số thôi, không nên đọc quá nhiều, mất nhiều thời gian để hiểu mà không ứng dụng được nhiều.

Em thực hành trên matlab cũng tốt, nhưng nên làm thẳng trên 1 code chuyên dùng. Nhắn message cho anh, anh gửi em rất nhiều sách làm FE trên matlab, anh hay soạn đề tài thực tập cho các bạn sinh viên bên khoa toán, bên ấy chủ yếu dùng matlab nên thấy sách là anh lấy về tham khảo.

Đọc sách tiếng Anh thì không nên dịch, vì không thì không còn thời gian đọc. Nhưng nói chung là em không nên đọc quá nhiều, chỉ nắm và hiểu phương pháp, sau đó tốt nhất là tìm 1 project nào đó để làm và từ đó sẽ nắm được tất cả mọi thứ.
Ý kiến của anh về phương pháp tiếp cận phần mềm rất hay ạ. Dùng Matlab, sẽ hiểu rất sâu về phần tử hữu hạn và cách tính, tuy nhiên, để ứng dụng giải bài toán thực tế thì có vể nó hơi hàn lâm, khó dùng, nhiều bài toán không khả thi vì khối lượng công việc quá lớn!
 
Last edited by a moderator:
U
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

1) Luận văn Th.S của Đai Học ở Thuy Điển về tính động đất cho công trình Bê tông

Seismic analysis of concrete structures within nuclear industry PEDRAM TABATABAEI ARAGHI

http://docplayer.net/21719172-Seismic-analysis-of-concret-structures within-nuclear-industry-p dra-tabatabaei/araghi.html

2) Luận văn Th.S của Đai Học LUND về mô phỏng chịu đựng Nổ (động học) cho công trình Bê tông với LS.Dyna với codes
Report VS-5193 (pdf 1.9 MB)
Title: Simulations of the Response of Concrete Structures Subjected to Air Blasts
Author:
Svantesson, Peter
Supervisors: Per-Erik Austrell, Associate Professor, Div. of Structural Mechanics, LTH and Saed Mousavi, PhD, Swedish Defence Research Agency, FOI.
66 pages. First published November 2013.





 
Last edited by a moderator:
U

umy

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Em không mô phỏng Automotive, em mô phỏng MEMS. Cái này LAB em có chế tạo được.

Vài Tài Liệu mô phỏng MEMS với Ansys, cho bạn nào có quan tâm, xem thêm:

0) Lời giới thiệu
http://www.ansys.com/Campaigns/internet-of-things/sensors-n-mems/design

1) MEMS Multiphysics Simulation in ANSYS Workbench
http://www.ozeninc.com/downloads/PRESENTATION-Mulitiphysics_Simulation_for_MEMS_Using_Workbench.pdf

2) ANSYS Piezo-Electric and MEMS Solutions
http://www.ozeninc.com/wp-content/uploads/2015/05/ansys-piezo-electric-n-mems-solutions.pdf

3) Bài học lý thuyết Piezoelectricity and Energy Harvester Modelling
http://www.google.de/url?url=http://www.springer.com/cda/content/document/cda_downloaddocument/9789401792875-c2.pdf?SGWID=0-0-45-1470423-p176840109&rct=j&frm=1&q=&esrc=s&sa=U&ved=0ahUKEwin3LrcisjRAhXMESwKHQDNBVQQFggfMAI&usg=AFQjCNGQ4UN9mD4n1NVSSfAMWU1028h6Fg
 
Last edited by a moderator:
D

dqnguyen91

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

thank you đã share rất phù hợp với kiến thức e đang học ạ :)
 
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Các anh ơi cho em hỏi là có phần mềm nào mô phỏng được chuyển động của nước trong ống nước hoặc trong một cơ cấu nhất định không ạ?
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Ngoài các phần mềm trên em có thể dùng Solidworks Flow là đơn giản nhất sau đó là Abaqus CFD hoặc XFlow hoặc Abaqus..đều thuộc hãng Dassault.
 
Lượt thích: umy
U

umy

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Bài toán dòng nước chảy thì bạn dùng những solver đơn giản như solidworks flow là được rồi, hơn nữa tiết kiệm chi phí và tiện hơn nhiều vì là 1 module của Solidworks.

Khi bạn khai triển hết dạng ten-xơ của pt Navier Stokes, có term về turbulence. Các solvers hơn nhau ở các lựa chọn cho phần turbulence này, với solidworks flow thì khá đơn giản, nếu bạn muốn mô phỏng phức tạp hơn thì dùng fluent, star ccm++,... Nhất là với các bài toán đòi hỏi chia lưới phức tạp thì dùng star ccm++

Update chút thông tin. Dassault systeme mua lại x flow từ nextlimit, editor Tây Ban Nha (https://www.nextlimit.com//). MSCsoftware mua lại cradle, editor của Nhật (http://www.cr[MEDIA=youtube]dl-cfd[/MEDIA].com/). Bạn có thể thử các phần mềm này.
 
Last edited:

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 19] Miscellaneous 1

Cảm ơn chú Umy thường xuyên xem và cung cấp kiến thức cũng như trả lời chuyên môn kĩ thuật cho mọi người ! Dạo này cháu hơi vắng bóng nhưng vẫn chưa về làm "người tử tế" đâu !


Entry này mình nói một số nét về các phần mềm abaqus, mscsoftware và update.


Từ abaqus 2016, việc cài đặt phức tạp hơn do Dassault Systeme tích hợp phần mềm này vào nền tảng 3D Experience, cho dù user chỉ có nhu cầu dùng riêng chứ không dùng sản phẩm nào khác ngay cả catia. Ngay cả documentation cũng thay đổi giao diện, cần update Java và hầu như chỉ chạy tốt trên Internet Explorer hoặc Firefox.


Trước giờ mình chẳng bao giờ hào hứng mấy cái update, ngày xưa mình dùng abaqus 6.7, sau đó từ 2013 abaqus cải tiến đáng kể general contact nên mình dùng 6.13 tới nay hơn 3 năm rồi, dù năm nào cũng chi rất nhiều tiền để maintenance và update. Dĩ nhiên mỗi lần có version mới mình luôn theo dõi, nhưng những update mình thấy không liên quan và không cần, hơn nữa dự án nhiều bên tham gia thì đã thống nhất 1 version rồi, nếu giờ đổi version thì tất cả các bên phải chạy lại toàn bộ những mô hình đã làm (gần 1k mô hình cho dự án cỡ vừa và nhỏ), kiểm tra và update các report...


Tuy nhiên những phiên bản mới 2016 và 2017 được cải tiến rất rõ nét về solver. Mô hình lớn của mình hơn 1 tháng làm và sửa không thể chạy được với 6.13, mình gửi cho support abaqus, họ không hiểu sao mình không chạy được, vì họ chạy trên abaqus 2016 chỉ mất 10 increments để hội tụ và xong toàn bộ, trên 2017 thì nhanh gấp đôi.


Một điểm cần lưu ý nữa là từ 2017 trong abaqus không còn CFD solver. Có lẽ họ tách ra và cho vào 3D Experience cùng với xflow. CFD solver của abaqus vẫn liên tục được phát triển cho đến nay và chất lượng khá tốt.


Như post trên mình đề cập, MSCsoftware mua lại Cradle, hãng phần mềm CFD của Nhật. Như mọi năm, họ gửi survey thăm dò ý kiến khách hàng về các phần mềm, marc, adams, nastran. Với nastran thì mình nhận được survey về sol 400, đây là solver phi tuyến tích hợp vào nastran, về mặt kĩ thuật thì đó là các công nghệ từ phần mềm Marc. Phần vì mình dùng Marc, phần vì nhiều người phản hồi còn nhiều vấn đề trong sol 400 nên mình không dùng sol 400. Tuy nhiên mình vẫn reply nói họ cho mình 1 lý do để dùng Nastran hay sol 400. Với sol 400 thì đúng là không có lý do gì đối với người dùng Marc, đặc biệt các version gần đây của Marc solver ngày càng tốt hơn, ít nhất là đối với vài bài toán trước đây mình push đến tận cùng của Marc rồi vẫn không được, thì nay đã chạy tốt. Nastran mình không dùng nhiều, vì về mặt tuyến tính thì marc và abaqus cũng đã quá tốt, nếu có lý do nào đó để dùng nastran thì đó là những bài toán liên quan đến dao động, như mục tiêu ban đầu mà NASA cùng MSC phát triển phần mềm này.


Dù là phần mềm nào thì kiến thức cơ bản và kĩ năng phân tích đều rất quan trọng. Qua nhiều bài toán mình thấy để làm hội tụ thì hầu như mô hình nào abaqus cũng có thể làm hội tụ được bằng các thuật giải khác nhau. Tuy nhiên phải lưu ý một điều là thuật giải gắn liền với bản chất vật lý với những giả thiết khác nhau. Do đó khi chọn thuật giải cũng như parameter phải đảm bảo phần vật lý của bài toán không bị thay đổi. Ngược lại, khi hiểu thuật giải thì chỉ cần thao tác những thay đổi rất nhỏ trong mô hình sao cho phù hợp về mặt vật lý thì cũng đã có thể giúp phần mềm chạy và hội tụ tốt. Cũng vì vậy nên khi làm mô hình nên đơn giản hóa nhiều nhất có thể, để có thể kiểm soát được độ lớn và biến thiên các đại lượng vật lý.


Ngang đây giới thiệu với các bạn site sau bao gồm rất nhiều tutorials cho abaqus, với rất nhiều mô hình đủ mọi lĩnh vực tĩnh, dynamics, composite, va chạm... Tuy nhiên như mình nói trên, việc làm những mô hình này rất dễ dù rất phức tạp, nhất là làm theo tutorials, hơn nữa nếu ai chăm chỉ đọc documentation của abaqus thì "nhẵn mặt" với những mô hình này rồi, thậm chí mình nhìn hình là biết bài toán đó đề cập đến thuật giải đặc biệt nào để giải quyết. Thường chúng ta chỉ tiến bộ khi gặp sai, nên việc học các phần mềm thường không hiệu quả là vì vậy. Mình đã học training courses nhiều phần mềm khác nhau nên mình hiểu rất rõ điều này. Có hãng đến giờ đã offer rất promotion cho training courses nhưng hầu như chỉ có nội bộ tham gia học là vì vậy. Với Abaqus thì mình recommend các courses trình độ advanced, trong đó qua mỗi chương các bài toán được trình bày sao cho người làm không thể chạy ra được kết quả, hoặc kết quả không hợp lý, từ đó abaqus đưa ra các giải pháp để cải thiện thuật toán cho đến khi giải được. Vì mỗi training course khá đắt (1k-2k euros) nên users nên có lựa chọn hợp lý và tiết kiệm, dĩ nhiên không nên bỏ qua các course cơ bản, nhất là khi không mua support.
https://www.simuleon.com/abaqus-tutorials/


Mình sẽ nói dần vấn đề những bài toán trong vài tutorials trong site trên.


Phần mềm nó hoạt động cũng rất giống con người. Khi mô hình không hội tụ, các bạn vẽ và xuất biến thiên loading-displacement, trong nhiều trường hợp evolution này sẽ tăng rồi giảm, chính phần đồ thị giảm này làm thuật giải Newton-Raphson bị lỗi. Chúng ta cũng vậy thôi, mọi thứ vẫn "stabilize", hay nói cách khác là cuộc sống vẫn cân bằng và êm đềm cho đến khi gặp biến cố và đi xuống khiến những thói quen, nhận thức và hành động như trước giờ không phù hợp để giải quyết nữa, lý thuyết leadership gọi là status-quo. Để tồn tại và đi qua được thì phải xoay sở, thay đổi và thích nghi, "tự diễn biến, tự chuyển hóa", mỗi lần như vậy ta học thêm được 1 "công cụ" để vượt qua, cũng như phần mềm được trang bị thêm các thuật giải phi đối xứng, Riks, damping, hybrid element... để stabilize.


Và phần mềm nó giải thành công, đi từ đầu đến cuối vì nó trải qua chuỗi thử sai, nên chúng ta cũng vậy, gấp cuốn duy vật biện chứng không tưởng lại, xông ra thử sai, đó là cách ngắn nhất và nhanh nhất để đến thành công. Gừng càng già càng cay là vì vậy, vì qua quãng đời họ đã học được 72 phép thần thông "tự diễn biến, tự chuyển hóa", cũng có thể đó là lý do khi hết nhiệm kì cuối thì mới có thể thành "người tử tế" được !
 
Lượt thích: umy

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 20] Review về cuộc thi thiết kế kĩ thuật Việt Nam 2016, phần thi CAE (http://catiacontest.vn/)

Trước tiên xin chúc mừng bạn Dương Xuân Trường, sinh viên năm cuối ĐH BKHN, cũng là thành viên trong forum Meslab, đạt giải nhất phần thi CAE/mô phỏng. Là mentor của bạn Trường một thời gian khá lâu, dù không biết Trường tham gia cuộc thi cho đến khi bạn báo kết quả, mình rất vui vì bước đầu bạn đã thể hiện được năng lực khi thành công thử thách nhỏ này.


Trong entry này mình nhận xét về đề thi. Do mình không có đề thi, website cũng không đăng đề bài chi tiết, nên chỉ đưa ra những nhận xét chung cũng như các lưu ý về bài giải. Tổng quan đề thi được trình bày trong link sau (phần CAE ở cuối bài):
http://www.catiacontest.vn/tong-quan-de-thi


Các bài toán đưa ra trong đề thi rất cơ bản, phù hợp với trình độ sinh viên. Vừa đủ dễ để test những kiến thức và kĩ năng cơ bản về phân tích, nhưng cũng đủ rộng đánh giá được hiểu biết chung về kĩ nghệ cơ khí của sinh viên.


Bài toán 1 (beam section) rất dễ, chủ yếu kiểm tra kĩ năng xây dựng mô hình cơ bản, xuất kết quả và kiểm tra thông qua việc so sánh với nghiệm sức bền vật liệu. Điểm cần lưu ý duy nhất là tỷ lệ giữa chiều dài và chiều cao của thanh để chọn bậc của phần tử (linear hoặc parabol) cho thích hợp. Tuy nhiên mình không có đề bài chi tiết nên không rõ kích thước.


Bài toán 2 kiểm tra kĩ năng nhìn nhận mô hình theo góc độ modeling engineering hơn, có thể các bạn sẽ gặp chút vướng mắc khi đặt điều kiện biên, nhất là ở mô hình nguyên bản (không sử dụng các mặt cắt đối xứng). Với loading ở đây là dạng pressure, nên solver chuẩn có thể gặp vấn đề hội tụ, giải pháp là sử dụng unsymmetric solver hoặc xử lý điều kiện biên để giảm tính đối xứng. Với mô hình được cắt ra theo các mặt đối xứng thì vấn đề chỉ là đặt đúng điều kiện biên, kết quả các trường hợp cắt đối xứng sẽ ra rất giống nhau, có thể có chút khác biệt ở ngay tại mặt đối xứng do Catia bị hạn chế về công cụ partition và chia lưới.


Bài toán 3 khó hơn hai bài đầu, bài làm có thể sai ngay từ bước đầu. Mình cũng không có đề bài chi tiết nhưng nhìn hình vẽ và tỷ lệ kích thước có thể đảm bảo nhận định chắc chắn vấn đề. Nếu như trong bài toán 1 việc chọn bậc phần tử có thể cho ra kết quả không khác nhau quá nhiều, thì ở bài toán 3 việc chọn phần tử linear sẽ cho ra kết quả hoàn toàn sai khác cho dù kích thước lưới rất nhỏ, tương tự, các loại phần tử reduced hoặc imcompatible bậc 1 có thể gâu hourglassing và shear locking. Việc chọn phần tử parabol kết hợp khảo sát hội tụ lưới sẽ cho ra thông số phù hợp để đảm bảo kết quả chính xác. Trong hầu hết các sách Nhập môn Phần tử hữu hạn thì đây là kiến thức được đề cập đầu tiên trong chương mô hình uốn, phân biệt việc chọn phần tử cho 1 phương trình vi phân bậc 4 (Euler Bernoulli), hoặc hệ 2 phương trình vi phân bậc 2 (Timoshenko), lý do vì sao bị hourglass và shear locking ở góc độ biến đổi phương trình. Bài toán 3 này cũng vì thế là 1 ví dụ minh họa rất tốt cho kiến thức cơ bản, hầu như các bạn sinh viên năm cuối đều nắm vững.


Bài toán tối ưu hóa có thể hơi mới so với trình độ sinh viên, vì trong các giáo trình PTHH hầu như không đề cập. Tuy nhiên do trong catia chỉ có công cụ tối ưu hóa dạng sizing và số lượng thông số cũng như hàm objective trong bài toán này không quá phức tạp, nên rất dễ hiểu về mặt biến thiên của các biến. Các bạn sinh viên học tốt môn sức bền vật liệu có thể thực hiện tốt bài tối ưu hóa này. Việc phân tích vị trí tập trung ứng suất, kiểm tra nghiệm analytical qua concentration factor, cũng như nhận xét phương diện mỏi vật liệu sẽ cho phép đánh giá hiểu biết kĩ nghệ cơ khí của sinh viên.


Một lần nữa chúc mừng bạn Trường. Sinh viên ngành kĩ sư tuy không trúng Vietlott giải mega, thì giải thưởng này cũng là một niềm vui cho bạn trong giai đoạn năm cuối - ra trường này.
 
U

umy

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Ansys Adventage Magazine: Thông tin chính thức của Ansys company về những mô phỏng hiện đại (2007-2016) với phần mềm nầy, dạng pdf có thể download miễn phí, lưu giử Tài Liệu

http://www.ansys.com/About-ANSYS/[MEDIA=youtube]dvantag-magazine[/MEDIA]/

Tài Liệu về Offshore

http://resource.ansys.com/staticass...]-[MEDIA=youtube]n-Gas[/MEDIA]-AA-OG-2015.pdf

về hàng không và quân sự

http://resource.ansys.com/staticass...DIA]-[MEDIA=youtube]efens-AA[/MEDIA]-2016.pdf

- Ngoài ra Ansys version 18 mới nhất, chính thức ra mắt ngày 31 tháng 1 2017
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 21] Giới hạn của Solidworks simulation

Hôm nay mới tình cờ thấy trên facebook, chia sẻ của Product Manager của Solidworks về câu hỏi tại sao Solidworks Simulation là 1 phần mềm rất tốt rồi nhưng tại hội thảo Solidworks World vẫn giới thiệu sản phẩm khác là Simulation Engineer.

Solidworks Simulation là solver riêng, chỗ mình cũng dùng nên mình biết khả năng, có lẽ Solidworks khá tự hào về điều này nên có lần mình gọi điện hỏi về training course họ thẳng thắn hỏi mình là mình làm những mô hình gì mà dùng Abaqus chứ không dùng Solidworks !

Dĩ nhiên Solidworks simulation là phần mềm tốt, giá hợp lý, và nhất là tiện, nhưng chỉ dùng cho những phân tích cơ bản. Chẳng hạn những chi tiết hay kết cấu kĩ thuật viên vẽ xong có thể kiểm bền ngay, nhất là trong miền đàn hồi hoặc độ phi tuyến không quá quan trọng. Nhưng với những mô hình khó hơn thì phải dùng solver chuyên sâu như Abaqus, Ansys, Nastran (update chút, cách đây 1 tuần huyền thoại MSCsoftware (editor của Marc, Nastran, Adams, Patran...) đã bị mua lại, về đội Hexagon AB của Thụy Điển : http://www.reuters.com/article/hexa.../2017/02/introducing-simulation-engineer.html
 
U

umy

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Mô phỏng dùng Ansys trong Nha (và Y) -khoa, còn đang là vấn đề nóng trên thế giới !

Ai thích thì xem thêm thí dụ thêm bên đề. Tra thông số vật liệu ở đâu ?,
- các bài viết #7 đến 12 của hobaothuy và umy
.

http://meslab.org/mes/threads/50927-[MEDIA=youtube]r-thong[/MEDIA]-so-vat-lieu-o-dau.html

Có Tài liệu, luận văn, và nhiều thảo luận chỉnh sửa dùng các lệnh trong Ansys. Áp dụng trong thực tế và nghiên cứu khoa học.
 
D

diepbker92

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Chào Anh Pathétique
. Em mới nghiên cứu về phầm simulation trong solidworks về kết cấu cầu, trục . Anh có thể gửi một số tài liệu cho em vào mail : diepbker92@gmail.com được không ạ. Em thấy tài liệu up lên đa số là ansys. Thank anh
 
U

umy

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Chào Anh Pathétique
. Em mới nghiên cứu về phầm simulation trong solidworks về kết cấu cầu, trục . Anh có thể gửi một số tài liệu cho em vào mail : diepbker92@gmail.com được không ạ. Em thấy tài liệu up lên đa số là ansys. Thank anh
Không nên xin riêng tài liệu qua mail, thấy ích kỹ quá !
Nên tập tánh tự tìm kiếm và đưa lên Diễn đàn, trao đổi thảo luận chung có bổ ích cho tập tập thể nhiều hơn. Tập xem TL tiếng Anh
1)
[TD="colspan: 2"]Solidworks Simulation Static Analysis of Crane Hook - YouTube
[/TD]





25. Jan. 2016 - 6 Min. - Hochgeladen von karthik R
https://www.youtube.com/channel/UCrXam4d_zjV0Mz3eEGGrwxg/videos


2)
[TD="colspan: 2"]Crane analysis - YouTube
[/TD]




23. Febr. 2012 - 44 Sek. - Hochgeladen von MProductDesign
Crane stress and displacement analysis. ... SOLIDWORKS Simulation - Sine Sweep Dynamics ...


3) https://www.google.de/search?q=Crane+analysis+Solidworks&hl=de&gbv=2&prmd=ivns&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0ahUKEwjo2Z_CnYrSAhVEuhoKHWS4AusQsAQIMg
 
Last edited by a moderator:
D

diepbker92

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Dạ vâng ạ. Cháu sẽ rút kinh nghiệm
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Toàn bộ bài giảng của Solidworks về simulation họ post ở đây, bạn có thể xem các slide cũng như thao tác, sẽ học được rất nhiều không chỉ kĩ năng và về kiến thức chung về FEA:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLiKqXuECiKNKYUZ9N6cIAzADKQ2hUh3dO

Về sách thì mình có 2 cuốn này, mình cũng chưa đọc kĩ vì không dùng nhiều Solidworks, kiến thức và các mô hình trong đó khá cơ bản, nếu bạn đọc có gì không hiểu có thể post câu hỏi mọi người thảo luận :

Introduction to Static Analysis Using SolidWorks Simulation
https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6ZUtfaHAycFI2Mzg

Mechanics of Materials labs with SolidWorks Simulation 2014
https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6WGdodXZsQ2o1RUE
 
Last edited:
Top