BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

có đam mê thì phải tìm tài liệu và tự học thêm cả đời vẫn chưa đủ sâu
Cho cháu hỏi nốt ạ, vì do kì vừa rồi học FEM chưa thấy liên hệ và đúng cái mình muốn tìm hiểu nên nhiều khi học hơi băn khoăn , giờ hóa ra nó lại là từ khóa MBD mà ngày trước đã tìm hiểu được nên giờ cháu muốn hỏi bác cho chắc chắn thêm để tu chí cày
Cháu có tìm được 2 sách này: 1 sách của thầy Khang chuyên về cơ học và 1 cuốn Tiếng anh cháu thấy review trên mạng ổn
Vậy 2 sách này là đúng là cái chủ đề để cháu vừa học, vừa làm bài tập tay và thực hiện trên phần mềm Adam kia chứ ạ ( nếu có bị gọi là vi phạm bản quyền cháu sẽ gỡ ngay khi bác tư vấn ạ )
Phần mềm cháu thấy nó chỉ học lệnh nên học nhanh nên muốn nó đi cùng khi học để thực hành cho biết thêm vấn đề cả quen tay luôn.
 
Lượt thích: Nova
U

umy

Cho cháu hỏi nốt ạ, vì do kì vừa rồi học FEM chưa thấy liên hệ và đúng cái mình muốn tìm hiểu nên nhiều khi học hơi băn khoăn , giờ hóa ra nó lại là từ khóa MBD mà ngày trước đã tìm hiểu được nên giờ cháu muốn hỏi bác cho chắc chắn thêm để tu chí cày
Cháu có tìm được 2 sách này: 1 sách của thầy Khang chuyên về cơ học và 1 cuốn Tiếng anh cháu thấy review trên mạng ổn
Vậy 2 sách này là đúng là cái chủ đề để cháu vừa học, vừa làm bài tập tay và thực hiện trên phần mềm Adam kia chứ ạ ( nếu có bị gọi là vi phạm bản quyền cháu sẽ gỡ ngay khi bác tư vấn ạ )
Phần mềm cháu thấy nó chỉ học lệnh nên học nhanh nên muốn nó đi cùng khi học để thực hành cho biết thêm vấn đề cả quen tay luôn.
2 sách hay, nhưng cho gà non hơi khó hiểu !! Lấy thêm tài liệu sau; Tự xem và lưu giử , để thành chóng thành KS giỏi .

1). Bài giãng tổng quát cho khái niệm, biết sử dụng tính tay (xem lướt qua)
- vehicledynamics_chap3.pdf 54Pages
https://www.uni-due.de/imperia/md/content/mechatronik/lehre/vehicledynamics_chap3.pdf
- Modelling and Simulation of Rigid and Flexible Multibody Systems
http://www.bausch-gall.de/Tutorial8_Multibody_Heckmann.pdf

2)- Bài giãng chi tiết , (tra cứu và so sánh những điểm khó)
Kinematics and dynamics of multibody system TU Endhoven 200Pages
https://pure.tue.nl/ws/files/3236743/82221.pdf

3)- Adams Tutorial cho SV (KS trẻ tập làm bài tập Adams )
Adams student_guide.pdf 322Pages
https://paws.kettering.edu/~amazzei/student_guide.pdf
 
Last edited by a moderator:

bonze

Active Member
Hệ số cho vật liệu đúng tầm và theo tiêu chuẩn có thể lấy thông số theo nơi cung cấp.
Hàng "nháy dỏm chợ trời" chất lượng ko bảo đảm ở VN cần thử nghiệm.

Khi dập vuốt làm vật liệu biến dạng nhanh > sinh ra nhiệt độ cao nhất thời !
- các thông số đầu như ma sát giữa các mặt, đường cong vật liệu đưa vào bài tính mô phỏng , mô hình vật liệu có phải tùy thuộc theo nhiệt độ và phân tích theo thời gian (transient analysis) chăng nhỉ ??
- Ngoài ra có thể bôi trơn để làm thay đổi ma xát, giãm rổ mặt được chăng ? (phần tử Contact)

Tôi ko chuyên về mô phỏng khuôn dập vuốt sâu, lại chẵng rành tiếng việt để giãi thích cho anh bonze, Xin hỏi các thầy, cô, chuyên gia ở VN giãi đáp hộ !!
Hỏi thêm anh bonze xem TL tiếng Anh được chứ ?
Cám ơn bác đã trả lời.
1: vật liệu là vật liệu của Nhật xịn mà khách hàng cấp cho cháu, nên đảm bảo về chất lượng lẫn mác thép. và vật liệu đó đang dùng để sản xuất hàng loạt cho họ. lúc làm thử nghiệm, cháu vẫn xin được họ vật liệu này để thử nghiệm.
2- yếu tố nhiệt độ quả là cháu chưa tính đến, chắc phải thêm yếu tố này vào vì dập trong thời gian khoảng 1s, nên có sinh nhiệt, nhưng sinh nhiệt bao nhiêu thì cháu chưa đo nên chưa dám phán. Cháu được các bậc tiền bối nói là phải đem vật liệu đó đi test thử để ra đường cong ứng xuất kéo - chuyển vị của 2 đầu kéo thì mới sát thực tế được, còn mác thép thì chỉ đúng khoảng 80% so với thực tế thép của họ mà thôi.
3- Bôi trơn thì chắc chắn sẽ giảm hệ số ma sát xuống rồi, hệ số càng nhỏ thì càng tốt. nhưng thực tế, họ đang làm ko cần bôi trơn vì mất thời gian cho sản xuất hàng loạt. nên bôi trơn coi như ko có chất bôi trơn. hệ số này cháu đã thử nghiệm cùng công nhân bên cháu và có kết quả rồi.
4- cháu thì tiếng Anh bình thường do ko làm trực tiếp với nước ngoài nhiều. còn tài liệu thì cháu thường dùng google translate cũng hiểu được 80-90% bác ạ.
5- về phần mềm để mô phỏng thì cháu hiện giờ đang đi theo hướng dùng phần mềm Ansys workbench để mô phỏng (ko biết phần mềm này có sát thực tế được >80% khi đưa đúng và đủ các thông số đầu vào ko). Nhưng cháu thấy dễ học và hợp với cháu. để làm mô phỏng món dập vuốt này thấy mọi người bảo là nên dùng Autoform, nhưng cài xong cháu thấy khó học quá, lại chẳng còn ai dùng, lẫn video trên youtobe quá ít về nó nên ko theo phần mềm này. Ngoài ra còn có Dynaform và Hyperform cho mô phỏng khuôn dập vuốt này.
 
U

umy

Anh bonze xem và trao đổi thử thêm với mrtankiem89
https://meslab.org/threads/hi-v-phuong-phap-dp-vut.39095/
Ðề: Hỏi về phương pháp dập vuốt
Anh em nào đang nghiên cứu về dập vuốt tấm và phần mềm autoform thì có thể liên hệ qua mail : lengoccongctm@gmail.com để trao đổi nhé." Một cây làm chẳng nên non ,ba cây chụm lại nên hòn núi cao mà".
Đây là video quá trình dập vuốt 2 lần mình đã làm
Trong Youtube có nhiều video về stamping, tự tìm xem thêm và cho biết có hữu ích gì chăng ?
____________________________________
umy tôi ko rành lỉnh vực dập vuốt nầy, ko làm gia sư được ! chỉ gõ tìm giúp: Autoform - Dynaform mô phỏng khuôn dập vuốt vào Yahoo google >> Anh bonze phải tự tìm đọc và báo cáo lại !
...
https://stampingdie.blogspot.com/2014/03/sach-huong-dan-autoform.html
https://stampingdie.blogspot.com/2013/06/phan-mem-dynaform.html
https://cachdung.com/huong-dan-su-dung-autoform-cho-khuon-dap-vuot-8394.html

https://blogin3d.com/phan-mem-autoform-mo-phong-khuon-dap-kim-loai.html
https://hoainhan505.wordpress.com/tag/huong-dan-su-dung-phan-mem-autoform/

http://thuviencokhi.com/news/Kien-t...hong-so-qua-trinh-dap-vuot-nguoc-thuy-co-242/
https://phanmemkythuat.com/danh-gia-ket-qua-mo-phong-trong-dap-tam-autoform/

Ansys Workbench for Stamping simulation
Metal stamping simulation using ANSYS Workbench


Metal stamping - Ansys workbench: Tutorial 15




... (còn tiếp, bổ xung thêm sau !)
Nhận thấy TL tiếng Việt và chuyên gia ở VN có nhiều mà ! Trong Meslab có nhiều topic lẻ tẻ ghi chú về phần nầy ...
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Mô phỏng dập vuốt (Autoforming, Stamping) với LS-Dyna LS-Form dùng được trong AnsysWorkbench
Trọn bộ Video hướng dẩn miễn phí mới ra 2019, tương đương như Dynaform
(Xem nhanh Sau nầy người ta ko dạy miễn phí hoặc links chết thì hết !!)

https://formingsimulation.com/


Forming Simulation Technologies LLC
Announcement: LS-DYNA has been sold to Ansys based on the announcement on Sept 11, 2019, Forming Simulation Technologies will continue focus on the distribution, support and development of LS-DYNA with LS-Prepost/LSFORM.

Welcome,
Simulation Technology has revolutionized the manufacturing industry. From major auto companies to tooling shops, simulation is a must-have tool to make your design and manufacturing process safe and efficient.
LSFORM is released in January 2019
LSFORM is developed by LSTC, it is a free prepost processor specialized for stamping applications, supporting simulation application with LS-DYNA.

....
Forming Limit Diagram
Simulation Provides the FLD which shows the forming modes through out the deformed shape.


Thinning Map
Simulation provides the Thickness Distribution for the deformed shape of the formed part



_____
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Tét cho sách học, để trọn năm châm chỉ giỏi thêm !
- Tài liệu dạy về multibody system cho người sử dụng MSC ADAMS, SIMPACK như cậu no_name123 trong lảnh vực thiết kế Ô tô ( xem qua để biết đưa thông số gì ? vào bài tính như thế nào ? để làm gì ? cho multibody system Ô tô )
1) The multibody systems approach to vehicle dynamics

Michael Blundell, Damian Harty
https://b-ok.cc/book/2463051/0bbbac?dsource=recommend


2) ngoài ra có thêm tài liệu về Ô tô ở topic sau
tương lai ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
https://meslab.org/threads/tuong-lai-nganh-cong-nghip-oto-vit-nam.20123/
Bài #6 !!!!

3) Tài Liệu nên lưu giử (trước khi links die !!), dùng được nhiều trong nghề về sau
Sách “1700 CƠ CẤU CƠ KHÍ ĐÃ MÔ PHỎNG”


Bác NguyenDucThang trợ giúp đở cho các bạn kỹ sinh trẻ
https://meslab.org/threads/sach-1700-co-cu-co-khi-da-mo-phng.45531/
Bài #13 và #21

Bản cập nhật đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 của tài liệu nói trên, với tên gọi:
2100 CƠ CẤU CƠ KHÍ ĐÃ MÔ PHỎNG
http://www.mediafire.com/download/0oprvws3j9bhvcj/2100AMMv.zip
Bản tiếng Anh:
2100 ANIMATED MECHANICAL MECHANISMS
http://www.mediafire.com/download/272h088npb5kktk/2100AMMe.zip
Đã có bản tiếng Anh
2700 ANIMATED MECHANICAL MECHANISMS
http://www.mediafire.com/file/6db2ju5ck75ce6x/2700AMMePDF.zip
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Mô phỏng dập vuốt (Autoforming, Stamping) > Phần mềm hay dùng đến !!
Trích bên VUDSE:


  • Nguyễn Trung ... !
    E đang chạy mô phỏng cho khuôn dập vuốt để tính chọn con lươn để tăng lực giữ vành phôi khi dập vuốt. Chắc phần mềm này cho ra kết quả tốt so với Autoform và dynaform bác nhỉ. E cài autoform mà ít video lẫn người sử dụng quá, tự mò thì thấy khó hơn Ansys nên e sẽ chọn Ansys workbench cho mô phỏng món này ? Bác thấy có ổn ko ạ ?

  • Minh Le
    Nguyễn Trung dùng được mấy phần mềm chuyên dụng (pam stamp, procast, simufact...) thì bạn nên dùng, chắc chắn có những phần mềm chuyên dụng phổ biến có nhiều tutorials hướng dẫn. Chứ dùng Ansys hay Abaqus dù kết quả rất tốt nhưng setup mô hình rất phức tạp, phân tích rất khó và mất thời gian. Những phần mềm chuyên dụng họ tối ưu rồi, kết quả ra không thua gì Abaqus hay Ansys đâu

    Nếu chắc tay và nhiều kinh nghiệm thì dĩ nhiên Ansys và Abaqus là các lựa chọn tốt nhất


  • Nguyễn Trung
    Minh Le thank bác. E xem youtobe thấy mỗi phần mềm pam stamp là dành cho khuôn dập tấm của e. Còn món thứ 2 là khuôn đúc. Món 3 là mô phỏng biến dạng hàn. Món pam stam chắc mô phỏng mất ít time lúc chạy mô phỏng hơn Ansys bác nhỉ ? E chạy cho 2 hình chữ nhật. 1 khối fix. 1 khối rơi tự do và quay mà mất ít nhất 10ph


  • Minh Le
    Nguyễn Trung mình chưa dùng mấy phần mềm đó bao giờ nên chỉ đưa tên ví dụ thôi, chứ chi tiết thì mình không rõ. Đó là những phần mềm mạnh nhất hiện nay mà mình biết. Simufact được viết trên nền tảng là code MSC Marc, sau này MSC mua lại luôn. Mình dùng Marc 6 năm rồi nên hiểu rõ ưu thế của code.

    Pam Stamp hay Procast đều là phần mềm của ESI Group, là các phần mềm rất phổ biến và truyền thống trong lĩnh vực mô phỏng manufacturing. Bạn có thể kết nối anh Manuv Luong, đội ngũ kỹ sư ESI group Vietnam (Sài Gòn) rất tinh nhuệ, để hiểu thêm về giải pháp phần mềm.

    Các phần mềm special này thì thường chạy nhanh hơn các phần mềm general, kể cả Abaqus. Phần lớn các benchmark mô phỏng hàn hãng PSA làm trên Sysweld (ESI group) chạy nhanh hơn Abaqus. Tuỳ yêu cầu bài toán mà chọn code nào hơn, nên PSA vẫn dùng Abaqus để mô phỏng welding trong nhiều trường hợp, song song với Sysweld
    ...

  • Lâm Hoàng Vũ Minh Le anh cho em hỏi là 2 phần mềm trên cái nào dùng cho mấy bộ phận oto ok hơn ạ? E mới tìm hiểu sơ nhưng chưa biết ưu điểm ntn


  • Minh Le
    Lâm Hoàng Vũ manufacturing ngành xe hơi thì anh thấy ESI hiện diện nhiều hơn
    https://www.esi-group.com/company/customer-successes...Mehr anzeigen
 
U

umy

Mô phỏng và thử nghiêm : Phi cơ va chạm nhà máy hạt nhân
1) mô phỏng máy bay va chạm tông thẳng vào nhà máy hạt nhân ( thì máy bay nổ tung bể nát ! nhà máy hạt nhân phải đạt được an toàn khi có sự cố nầy !)

2) kiễm nghiệm phi cơ đâm thẳng vào tường BTCT dầy, (vách che an toàn cho nhà máy điện hạt nhân


3) Tự tìm sách của thầy M.Y.H Bangash Shock, Impact and Explosion 1395 Trang, có nhiều loại máy bay quân sự được thống kê, tính toán, xem qua may ra hiểu được thêm.

Hướng dẩn thêm : (Chỉ dẩn kinh nghiệm tính thực tiển trong ngành)
Phương pháp có thể tính: từng thành phần load case
- Impact spectum analyse (hoặc Transient analyse)
- Blast (Nổ = dùng pressure thay đổi theo thời gian)
- Cháy : ( Nhiệt độ cao, tăng nhanh theo thời gian > Tránsient hoặc quasi static)
và sau đó phối hợp lại Load combination !
Phương pháp tính nầy cũng dùng cho an toàn các công trinh lớn quan trọng dầu khí, quân sự ..v.v

Tự tìm xem thêm
1)- Analysis of impact of large commercial aircraft on a prestressed containment building
Author: Kyoungsoo Leea + Sang EulHanb + Jung-WukHong


https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S002954931300472X

2)- Numerical simulations of nuclear power plant containment subjected to aircraft impact
Author: T.Zhanga + H.Wua + Q.Fanga + T.Huang

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0029549317302662

3) - Aircraft impact analysis of nuclear safety-related concrete structures: A review
Author:
HuaJiang + Mi G.Chorzepa


https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1350630714002593
 
Last edited by a moderator:
U

umy

Trích VUDSE ( https://www.facebook.com/groups/vudse/ )
Minh Le hat einen Link geteilt.
5 Std.
Ứng dụng CFD trên phần mềm XFLow mô phỏng lan truyền virus trong bệnh viện và tối ưu hóa thiết kế tránh lây nhiễm chéo
Viện thiết kế kiến trúc nam trung bộ Trung Quốc, Trung tâm siêu máy tính Thượng Hải và Dassault Systemes hợp tác thực hiện mô phỏng CFD để tối ưu hệ thống thông gió HVAC trong thiết kế bệnh viện, nhằm giảm thiểu khả năng lan truyền mầm bệnh, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.
COVID-19, or novel coronavirus, has spread worldwide but testing in China with XFlow reveals virus pollution dispersion at Thunder God Mountain Hospital.

blogs.3ds.com

Eradicating the Cornavirus with SIMULIA XFlow | The SIMULIA Blog
COVID-19, or novel coronavirus, has spread worldwide but testing in China with XFlow reveals virus pollution dispersion at Thunder God Mountain Hospital.
https://blogs.3ds.com/simulia/eradicating-coronavirus-simulia-xflow/
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Chào bác Umy và các bậc tiền bối.
cho em hỏi với việc mô phỏng khuôn dập vuốt sâu thì có các thông số đầu vào cần thực nghiệm:

1- hệ số ma sát giữa các mặt (hệ số ma sát động), hệ số này được lấy theo thực tế bằng thí nghiệm: đặt 1 vật nặng lên tấm phẳng blank, và cho tấm phẳng blank đó trượt trên mặt phẳng của cối trên. và lấy lực kéo tấm đó chia cho khối lượng vật nặng đặt lên đúng ko ah ?

2- đường cong ứng xuất và lực kéo. mỗi vật liệu đã có thông số này, nhưng thực tế chưa chắc đã giống với mã thép của hãng cung cấp, nên cần phải lấy số liệu này bằng cách thuê đơn vị đo để cho mình biểu đồ đường cong này đúng ko ah ?

Ngoài 2 thông số trên để đưa vào bài toán lúc mô phỏng còn cần phải thực nghiệm thêm thông số nào để đưa vào bài toán mô phỏng ko ?

Rất mong nhận được sự chỉ giáo của bác và các bậc tiền bối về mô phỏng trên này ạ !
1- Đó là lý thuyết vậy nhưng thực thế nó phức tạp hơn nhiều em ạ. vì bê mặt phôi, chiều dày phôi thay đổi liên tục, hệ số ma sát cũng không ổn định vì liên quan đến chất bôi trơn. Chất bôi trơn cũng không ổn định vì khi trượt nó bị gạt ra tại miệng cối...
2- Điều này thì đúng phải đem lô thép đó đi kéo nén thì mới có đầu vào sát thực được. Anh Umy nói chưa hoàn toàn chính xác đâu, người ta bán thép chỉ cam kết 1 số tiêu chí cơ bản về cơ tính, chủ yếu cam kết về thành phần thôi. Vì vậy thậm chí cùng mác thép, cùng nhà cung cấp nhưng cơ tính khác nhau. Thậm chí cùng 1 cuộn thép nhưng xoay phôi khác hướng cũng cho ra kết quả khác nhau. Vì vậy nhiều người kêu, "mô phỏng 1 đằng ra kết quả 1 nẻo" và mấy người hay nói : " mấy ông mô phỏng mô pheo chỉ ngồi máy tính xanh đỏ còn kết quả sai bét tè le.."
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Hệ số cho vật liệu đúng tầm và theo tiêu chuẩn có thể lấy thông số theo nơi cung cấp.
Hàng "nháy dỏm chợ trời" chất lượng ko bảo đảm ở VN cần thử nghiệm.

Khi dập vuốt làm vật liệu biến dạng nhanh > sinh ra nhiệt độ cao nhất thời !
- các thông số đầu như ma sát giữa các mặt, đường cong vật liệu đưa vào bài tính mô phỏng , mô hình vật liệu có phải tùy thuộc theo nhiệt độ và phân tích theo thời gian (transient analysis) chăng nhỉ ??
- Ngoài ra có thể bôi trơn để làm thay đổi ma xát, giãm rổ mặt được chăng ? (phần tử Contact)

Tôi ko chuyên về mô phỏng khuôn dập vuốt sâu, lại chẵng rành tiếng việt để giãi thích cho anh bonze, Xin hỏi các thầy, cô, chuyên gia ở VN giãi đáp hộ !!
Hỏi thêm anh bonze xem TL tiếng Anh được chứ ?
- Anh phán đoán đúng về chuyện nhiệt độ, đúng là nó có tăng nhưng không nhiều. Cầm chi tiết nếu trời lạnh thì may ra thấy hơi âm ấm thôi, do đó có thể bỏ qua vấn đề Nhiệt được cho đơn giản mà kết quả không ảnh hưởng gì nhiều. Khi nào dập có nung phôi thì mới cần lưu ý đến Nhiệt
- Bôi trơn trong dập nói chung ( kể cả rèn nóng ) là buộc phải có. Đúng là ngoài tăng khả năng tạo hình biến dạng thì còn bảo vệ chất lượng bề mặt Sản phẩm và Khuôn.
 
Lượt thích: umy

bonze

Active Member
1- Đó là lý thuyết vậy nhưng thực thế nó phức tạp hơn nhiều em ạ. vì bê mặt phôi, chiều dày phôi thay đổi liên tục, hệ số ma sát cũng không ổn định vì liên quan đến chất bôi trơn. Chất bôi trơn cũng không ổn định vì khi trượt nó bị gạt ra tại miệng cối...
2- Điều này thì đúng phải đem lô thép đó đi kéo nén thì mới có đầu vào sát thực được. Anh Umy nói chưa hoàn toàn chính xác đâu, người ta bán thép chỉ cam kết 1 số tiêu chí cơ bản về cơ tính, chủ yếu cam kết về thành phần thôi. Vì vậy thậm chí cùng mác thép, cùng nhà cung cấp nhưng cơ tính khác nhau. Thậm chí cùng 1 cuộn thép nhưng xoay phôi khác hướng cũng cho ra kết quả khác nhau. Vì vậy nhiều người kêu, "mô phỏng 1 đằng ra kết quả 1 nẻo" và mấy người hay nói : " mấy ông mô phỏng mô pheo chỉ ngồi máy tính xanh đỏ còn kết quả sai bét tè le.."
Cám ơn bác đã trả lời ah.

Cho em hỏi là khi làm mô phỏng dập vuốt (time dập khoảng 1s) thì thông thường sẽ lấy hệ số ma sát động hay tĩnh ạ ?

hay là lấy trung bình cộng của 2 hệ số ma sát đó ạ ? Vì trong quá trình dập vuốt, lúc đầu sẽ xảy ra trượt từ 0 (theo hệ số ma sát tĩnh), sau đó sẽ là tác dụng của hệ số ma sát động.

Trân trọng !
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Cám ơn bác đã trả lời ah.

Cho em hỏi là khi làm mô phỏng dập vuốt (time dập khoảng 1s) thì thông thường sẽ lấy hệ số ma sát động hay tĩnh ạ ?

hay là lấy trung bình cộng của 2 hệ số ma sát đó ạ ? Vì trong quá trình dập vuốt, lúc đầu sẽ xảy ra trượt từ 0 (theo hệ số ma sát tĩnh), sau đó sẽ là tác dụng của hệ số ma sát động.

Trân trọng !
Trong bài toán dập thì không có khái niệm động hay tĩnh mà mặc định là ma sát trượt ( Phôi-Khuôn ). em có thể để hệ số là 0.1-0.15 là tạm chấp nhận được. Tùy điều kiện mà điều chỉnh, điều chỉnh bằng code được theo thời gian thì càng tốt. Còn điều chỉnh thế nào thì không thể tả dăm câu 3 điều ở đây được. Phải có kinh nghiệm tự rút ra bằng thực nghiệm theo thời gian, kèm óc phán đoán và kiến thức nền về cơ học... Ví như bác sỹ kê đơn vậy, sách ghi bệnh nào thuốc gì nhưng cũng phải hơn chục năm trở lên và cũng tùy case cụ thể mà có đơn tương ứng.
1 giây là nhanh rồi, thường chi tiết nhỏ hoặc được dập trên khuôn dập liên hoàn .
Em post ảnh và mô tả bài toán của em lên thì may ra mình và mọi người giúp được. Và case của em là Thesis hay Sản xuất thực nghiệm? Mô phỏng có đánh giá không hay thế nào?
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Mình vừa check mail thì thấy sản phẩm gần 300mm không phải nhỏ nhưng R ở đáy hơi to, Dập sẽ dễ bị nhăn hơn bình thường, cũng may là không quá sâu. Tuy nhiên với thời gian chỉ 1s thì nhanh, dễ bị rách. Bạn dập trên máy ép thủy lực hay máy ép trục khuỷu? khuôn chặn lò xo hay cao su, hay bằng thủy lực..? Bôi trơn thế nào? Vật liệu làm cối là gì?
À còn điều này nhắc đến bôi trơn lại nhớ, không phải " càng trơn càng tốt " đâu. ( giống ai đó hay quen miệng: "chia lưới càng nhỏ càng tốt" ) .Chày với Phôi thì ma sát càng cao càng tốt. Cối và Phôi nếu không bôi trơn thì hỏng miệng cối xước mặt cối, nhưng bôi trơn quá lại gây nhăn dẫn đến phôi không xuống được lòng Cối nên rách. Mà nhăn thì các bạn thường tăng lực chặn phôi. Kết quả là vừa nhăn vừa rách.. :D
 

bonze

Active Member
Cái này không bôi trơn a ạ. bản thân tấm phôi họ có 1 lớp dầu rồi. Vật liệu đều là SKD61 hết anh ạ. bên e dùng hệ thủy lực để giữ vành phôi, lực này = constant. Cám ơn kinh nghiệm của anh . Nhờ anh tra giúp em các thông số của vật liệu phôi đó với ạ. Em tra các kiểu rồi mà ko tìm ra.

Cám ơn anh !
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Cái này không bôi trơn a ạ. bản thân tấm phôi họ có 1 lớp dầu rồi. Vật liệu đều là SKD61 hết anh ạ. bên e dùng hệ thủy lực để giữ vành phôi, lực này = constant. Cám ơn kinh nghiệm của anh . Nhờ anh tra giúp em các thông số của vật liệu phôi đó với ạ. Em tra các kiểu rồi mà ko tìm ra.

Cám ơn anh !
Bôi dầu/mỡ tức là bôi trơn rồi đấy, không phải cứ bơm tung tóe như trong động cơ mới là bôi trơn đâu. :) Lạ nhỉ SKD61 là thép Austenist dư, chịu va đập và chịu nhiệt, chuyên dùng làm khuôn dập nóng. Sao lại đem làm Phôi tấm để dập?! Cậu có nhầm Vật Liệu phôi với Khuôn không ? Mà khuôn dập vuốt người ta dùng SKD11 chứ cũng không dùng SKD 61!
 
Top