Bộ truyền bánh răng - thanh răng không gian

Author
Bộ truyền này được dùng khi trục quay bánh răng không vuông góc với phương chuyển động của thanh răng. Nói chung chúng có răng xoắn, góc nghiêng B1, trên bánh răng (số răng Z1) và răng nghiêng, góc nghiêng B2, trên thanh răng.


Hình 1a: Bộ truyền bánh răng xoắn – thanh răng điển hình.
Mô đun pháp mn = 2 mm.
Bánh răng: B1 = 30 độ, xoắn trái, Z1 = 15, đường kính vòng chia D1 = 34,64 mm
Thanh răng: B2 = 13,69 độ
Góc giữa trục bánh răng và phương chuyển động của thanh răng: E = B1 + B2 = 43,69 độ
Bánh răng quay 1 vòng làm thanh răng đi Pi.D1.cosB1/cosB2 = 97 mm
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/54kRNC7K7KI


Hình 1b: Bánh răng răng thẳng, thanh răng răng nghiêng.
Mô đun pháp mn = 2 mm.
Bánh răng: B1 = 0 độ, Z1 = 15, đường kính vòng chia D1 = 30 mm
Thanh răng: B2 = 30 độ
Góc giữa trục bánh răng và phương chuyển động của thanh răng: E = B1 + B2 = 30 độ
Bánh răng quay 1 vòng làm thanh răng đi Pi.D1.cosB1/cosB2 = 108,83 mm
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/ri7evOSAQbQ


Hình 1c: Góc giữa trục bánh răng và phương chuyển động của thanh răng E = 0 độ.
Mô đun pháp mn = 2 mm.
Bánh răng: B1 = 45 độ, Z1 = 30, đường kính vòng chia D1 = 84.85 mm
Thanh răng: B2 = 45 độ
Bánh răng quay 1 vòng làm thanh răng đi Pi.D1.cosB1/cosB2 = 266,56 mm
Bộ truyền này tương tự bộ truyền vit me – đai ốc nếu xem bánh răng là vit me và thanh răng là một dải xẻ dọc của đai ốc.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/5IJS_bfkcXI



Hình 2a: Bộ truyền bánh răng với hai thanh răng.
Bộ truyền phía dưới: góc giữa trục bánh răng và phương chuyển động của thanh răng E = 0 độ. Hai thanh răng chạy cùng chiều.
Điều này khác bộ truyền bánh răng thanh răng phẳng phía trên: hai thanh răng chạy ngược chiều.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/h5avf2JatzE


Hình 2b: Bánh răng răng xoắn, thanh răng răng thẳng.
Bánh răng: B1 = 30 độ, xoắn trái,
Thanh răng: B2 = 0 độ
Góc giữa trục bánh răng và phương chuyển động của thanh răng: E = B1 + B2 = 30 độ
Thanh răng cố định, bánh răng quay và đi lại trên thanh răng. Đường màu xanh là quỹ tích của một điểm thuộc vòng chia bánh răng (đường cycloid không gian?).
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/Mulq_PUAbeY


Hình 2c: Bánh răng răng xoắn, thanh răng răng thẳng.
Bánh răng: B1 = 30 độ, xoắn trái,
Thanh răng: B2 = 0 độ
Góc giữa trục bánh răng và phương chuyển động của thanh răng: E = B1 + B2 = 30 độ
Bánh răng cố định, thanh răng quay và lăn trên thanh răng. Đường màu xanh là quỹ tích của một điểm thuộc đường chia của thanh răng (đường thân khai không gian?).
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/Eyc_ltxe1PE
 
Last edited:
Top