Bộ truyền xích tự động đảo chiều

Author
Cơ cấu trên hình sau làm hai đĩa xích 4 và 5 lần lượt quay thuận rồi quay nghịch.



Đĩa xích chủ động 2 lắp ở đầu trục của ổ trục cố định.
Đĩa xích 2 truyền động cho hai đĩa xích 4 và 5 qua xích 3.
Xích 3 có mắt xích 1 với bước xích lớn hơn đường kính ngoài của đĩa xích 2 (hình b). Các má của mắt xích 1 lệch khỏi đường tâm dọc của xích nên không chạm vào đĩa xích 2.

Lúc xích bắt đầu chuyển động, mắt xích 1 phải có vị trí như trên hình a.
Hình c cho thấy các vị trí của mắt xích 1 ở vùng đĩa xích 2 trong quá trình đảo chiều. Vị trí 4 và 5 là lúc xẩy ra đảo chiều.

Có kết cấu giữ ở vùng đĩa xích 2 (phần gạch gạch hình a) để xích luôn bám vào đĩa xích 2.

Chú ý vai trò của răng A: lúc đầu kéo xích theo một chiều, ngay sau đó lại kéo xích theo chiều ngược lại.

Thời gian giữa hai lần đảo chiều bằng thời gian đi hết chiều dài xích. Một chu kỳ hoạt động của cơ cấu này bằng hai lần thời gian đi hết chiều dài xích. Nói cách khác, số mắt xích tỷ lệ thuận với chu kỳ này.

Xem mô phỏng (02/10/2012):
[video=youtube;Dkfwev3-Xug]http://www.youtube.com/watch?v=Dkfwev3-Xug[/video]
 
Last edited by a moderator:
C

cdt03lcd

Ðề: Bộ truyền xích tự động đảo chiều

Đọc hoài mà vẫn không hiểu nó truyền động như thế nào. Làm sao mắt xích 1 có thể chạy trên đĩa xích 4 5 được nhỉ. Mong bác chủ thớt giải đáp dùm em với. Cái mắt xích to như vậy sao có thể chạy được trên đĩa 4 và 5 được
 
Author
Ðề: Bộ truyền xích tự động đảo chiều

Mắt xích 1 hoàn toàn nằm ngoài đường tâm dọc của xích nên khi vào vùng các đĩa xích 2, 4, 5 các mắt của nó nằm sang một bên, không chạm vào các đĩa xích. Chỉ có hai chốt hai đầu của mắt 1 ăn với răng của các đĩa xích. Hai chốt này cũng là chốt xích của hai mắt xích thường, nằm trước và sau mắt xích 1. Sẽ có sự không được chính xác lắm khi chốt đi sau của mắt xích 1 vào ăn khớp với đĩa xích nhưng cơ cấu vẫn làm việc được.
Mắt xích 1 bị kéo lệch tâm nên là khâu yếu nhất của xích. Bởi vậy nó được tăng cường thành 3 má xích (hình b). Ngoài ra 5 mắt xích trước và sau mắt xích 1 cũng có số má nhiều hơn 2 (từ 3 đến 4 má) để hỗ trợ cho mắt xích 1.
Ấy là theo hình mà luận ra vậy. Tôi xem sách thấy hay nên đưa lên diễn đàn cho mọi người cùng biết chứ chưa thiết kế, chế tạo nó bao giờ. Chúng ta cùng thảo luận để hiểu biết thêm.
 
Em có một chút góp ý về cơ cấu. Cơ cấu có sự sáng tạo. Nhưng em nghĩ nó chưa tính đến vấn đề vật lý và nó sẽ sinh ra nhiều vấn đề:
Thứ 1: Nếu có tải thì sẽ xảy ra hiện tượng xích trượt khỏi đĩa do lực quán tính của tải và bản thân đĩa xích 4 và 5 tại cuối hành trình. Dẫn đến việc mắt xích sẽ không ăn khớp vơi đĩa xích. Và do đó sẽ xảy ra 2 hiện tượng: 1 là mất tải, 2 là khi lực quán tính đủ lớn, nó sẽ đẩy mắt kết nối qua và từ đó làm mất tính đảo chiều.
Thứ 2: Hiện tượng mòn xích và gãy răng. Nếu tải lớn mà chỉ có một răng ăn khớp ở cuối hành trình thì sẽ thế nào?? Mình nghĩ cơ cấu này sẽ bị phá hủy.
Tất nhiên là nó cũng có một só ứng dụng nhất định như tải nhẹ và cần giá rẻ. Và mình nghĩ sẽ có cách để giải quyết vấn đề thứ 1. Anh em xem có phương án nào giải quyết không ạ??
 
Top