Bước đầu làm quen với SolidWorks

H

Hoang Khanh

Bạn vào đây xem sơ qua cấu hình anh kachiusa185 tư vấn: http://meslab.org/mes/showthread.php?t=6131

Mình chưa hiểu hết ý bạn, có phải muốn chuyển line, circle, spline... trong môi trường Sketch thành đường tâm nghĩa là không tham gia tạo hình cho chi tiết ? Nếu là thế, sau khi vẽ xong một đường cong, bạn nhìn vào panel bên trái sẽ thấy một dòng "For construction", chọn dấu kiểm vào đấy sẽ thấy đường cong này thành đường tâm.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
HÌnh như có mỗi bác DCL độc diễn thôi hà, năm mới chúc bác mạnh khỏe, công tác tốt, tết sắp tới rồi em định mua cái case máy tính bằng tiền dành dụm, bác DCL lên cho em cái cấu hình máy để chạy được Solid2006 giúp em với, ở nhà vẫn xài 2003 thấy chậm quá, mà bác DCL ơi muốn thay đổi tính chất của một đường từ bylayer sang center làm như thế nào nhỉ.
Thanks bác.
1. Cấu hình PC

Cấu hình PC chạy SW2006 cũng bình thường thôi, cách đây mấy năm thì thế là khó chứ bây giờ rất "phổ thông": Intel Pentium>2GB (Dual Core càng tốt, dứt khoát không chơi Celeron), GraphicCard>128MB lắp ngoài (không sài Onboard), RAM>1GB, Monitor>14in (LCD với tỷ lệ 16:9 càng tốt, vì đỡ mỏi mắt và các panel không chiếm chỗ đồ họa).

2. Layer trong SW

Khác với AutoCAD, layer của SW siêu hơn nhiều. Bản chất của các Layer trong cả 2 hệ này đều là những "tờ giấy bóng kính" trong vắt mà trên đó ta có thể vẽ các đối tượng sketch trong SW và các nét vẽ AutoCAD như những tấm phim X quang. Ta có thể xếp chồng chúng lên nhau để nhìn xuyên qua toàn bộ các tờ bóng kính này hoặc dấu đi một số tờ.

Với AutoCAD, ví dụ, ta có thể quy định rằng Layer1 có nét vẽ liền màu đen và đậm 0.5, layer này dùng để vẽ các nét cơ bản; Layer2 nét chấm gạch màu đỏ và đậm 0.15 để vẽ các đường tâm; Layer3 nét đứt màu xanh và đậm 0.2 để vẽ các nét khuất; Layer3 nét liền mảnh màu vàng để lấy kích thước. Trong quá trình vẽ hoặc sau khi vẽ xong, ta chuyển những đối tượng của bản vẽ sang các lớp thích hợp để quản lý (ẩn hoặc hiện, in hoặc không...) và tổ chức các Layout để ấn loát.

Với SW thì khác hẳn, mỗi Layer thường dùng để vẽ 1 chi tiết máy. Như vậy trong bản lắp, ta có thể cho từng chi tiết máy xuất hiện và in ra hay không. Trong mỗi Layer, nếu ta vẽ bình thường thì chúng sẽ tự động có nét cơ bản, nếu ta gạch mặt cắt hoặc lấy kích thước thì nó có nét liền mảnh, ta vẽ đường tâm thì nó mảnh và chấm gạch...

Như vậy thì rõ ràng là không nên tạo Layer Đường tâm, dù hoàn toàn có thể làm như vậy giống AutoACD. Cậu cứ việc vẽ đường tâm là nó sẽ có mọi tính chất và đường nét của đường tâm, bất kể trong Layer nào. Ngoài ra, trong mấy công cụ của thanh Layer SW ngắn tũn, có 1 công cụ giúp chuyển đổi Layer đấy, rất dễ thấy và sử dụng.

Ví dụ:

1. Mở Drawing để vẽ thủ công kiểu AutoCAD.

2. Tạo các Layer:



[LEFT]3. Mở từng Layer để vẽ các đối tượng tưng ứng, các nét vẽ có kiểu đường nét, độ đậm và màu sắc hoàn toàn tự động phù hợp với tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật. Việc lấy tỷ lệ cho cỡ hiển thị rất dễ dàng:



[LEFT]4. In ra quá đẹp và chuẩn tắc, không chê vào đâu được:


[/LEFT]
[/LEFT]

***

Cám ơn những lời chúc của cậu và tớ cũng xin chúc cậu, chúc tất cả các bạn và gia đình có một cái Tết thật vui, một năm mới an khang và thành công!
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
THIẾT KẾ CÁC PART TRONG ASSEMBLY

Thông thường, ta thiết kế các chi tiết máy trong môi trường Part rồi đem chúng vào lắp ráp trong Assembly. Tuy nhiên, rất thường thấy rằng ta cần căn cứ vào sơ đồ lắp ráp tổng để từ đó mới có định hướng cho thiết kế chi tiết. Ta không thể thiết kế bừa rồi đưa vào assembly, lắp chúng lại và tiến hành chỉnh sửa, vì rất mất thời gian và thiếu nhất quán. Mỗi khi sửa đổi một chi tiết, có thể dẫn đến hàng loạt thay đổi tương ứng của những chi tiết khác. Xin giới thiệu với các bạn phương pháp thiết kế từ trên xuống, tức là thiết kế các chi tiết máy từ bản lắp tổng.

Ví dụ, ta cần thiết kế một cụm phanh tang trống dùng cho xe máy. Ta sẽ vẽ sơ đồ nguyên lý trong assembly trên mặt Front Plane giống như vẽ trong Part như sau:



[LEFT]Tất nhiên là cụm phanh thực tế có nhiều ngóc ngách tiểu tiết, vì ta chỉ xem xét phương pháp nên cho phép tôi giản lược như trên.

Ta thoát khỏi sketch này, lưu assembly với một cái tên và gọi lệnh New Part như sau để tạo chi tiết đĩa phanh:


[/LEFT]

SW sẽ yêu cầu bạn lưu Part mới này, bạn thực hiện việc chọn vị trí và tên để lưu. Sau đó hãy chọn mặt Front Plane, lập tức của sổ Assembly liền biến thành môi trường Part để bạn thiết kế chi tiết máy. Hãy dùng lệnh Convert Entities để chép lại các biên dạng như minh họa dưới:





Rồi Extrude 10mm để có đĩa phanh:



[LEFT]Chọn mặt trên của đĩa và mở sketch nữa, chép lại hai vòng tròn nhỏ bên phải, lại Extrude 20mm để có 2 chốt (thực ra 2 chốt này thuộc chi tiết khác, nhưng ta đơn giản hóa):



[LEFT]Như vậy là ta làm xong đĩa phanh, tập tin Part này cũng đã được tạo xong trong thư mục mà bạn ấn định lúc nãy. Bạn right-click vùng đồ họa và chọn Edit Assembly để quay về môi trường Assembly:



[LEFT]Để thiết kế guốc phanh, hãy dấu đĩa phanh đi rồi bạn lại làm thủ tục như bạn đầu: gọi lệnh New Part, chọn nơi và đặt tên lưu tập tin, chọn Front Plane và chép lại biên dạng như sau:



[LEFT]Rồi Extrude 20mm:



[LEFT]Rồi bạn quay về môi trường Assembly như lúc nãy, ẩn guốc phanh đi để chuẩn bị thiết kế cam phanh. Thủ tục giống hệt như đã làm với 2 chi tiết trên, bạn chép lại biên dạng oval:


[/LEFT]


Rồi lại Extrude 20mm:



[LEFT]Lật mặt đáy lên chọn mặt này và chép đường tròn nhỏ:



[LEFT]Rồi Extrude 20mm:



[LEFT]Bạn trở lại môi trường Assembly rồi lưu tất cả lần nữa cho chắc và đóng hết lại. Nên nhớ rằng bạn không được cho các chi tiết máy thiết kế tại Assembly này chuyển động ngay trong tập tin này mà hỏng hết bánh kẹo. Assembly này để dùng thiết kế, ta cho chúng hoạt động trong assembly khác.

Bây giờ, hãy tạo một Assembly khác, bạn thấy panel trái như sau:



[LEFT]Nó đang đợi bạn chèn chi tiết vào, hãy click Browse... rồi chọn tập tin Đĩa phanh:



[LEFT]Lập tức nó được đưa vào assembly. Theo mặc định thì part đầu tiên được cố định,bạn không di chuyển nó được. Bạn chọn lệnh Insert Component như minh họa trên rồi chèn guốc phanh và sau đó là cam phanh:


[/LEFT]


Bạn chọn guốc phanh trong vùng đồ họa, giữ Ctrl rồi kéo nó sang vị trí mới để chèn thêm 1 guốc phanh nữa:



[LEFT]Như vậy là ta đã đưa đủ chi tiết vào assembly này rồi, hãy lắp chúng lại.

Ta gọi lệnh Mate và chọn hai mặt trụ như minh họa sau:


[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]

SW đề xuất tương quan Concentric (đồng tâm), ta đồng ý và xác nhận.

Chọn hai mặt phải áp vào nhau của 2 chi tiết này, SW đề xuất Coincident (tiếp xúc) và ta cũng xác nhận:



Nói chung, SW đề xuất khá chuẩn!

Tiếp tục đồng tâm:


Coincident... cho cả 2 guốc phanh:



[/LEFT]
[/LEFT]


Để ý thấy cam và guốc bị giao nhau như minh họa trên, ta gán quan hệ CAM cho chúng là xong:



[LEFT]Bây giờ, bạn thử xoay cam mà xem các guốc phanh bung ra rồi thu về.

***

Nhận xét:

1. Nếu cần sửa đổi thiết kế, chỉ cần sửa sketch nguyên lý mà đầu tiên ta đã xây dựng trong Assembly thứ nhất; sau đó các Part và Assembly thứ hai sẽ tự cập nhật.

2. Việc thiết kế trong Assembly luôn luôn đảm bảo các quan hệ hình học tham chiếu chặt chẽ giữa các chi tiết máy với nhau và với tổng thể.

3. Nếu khéo léo và có kinh nghiệm thì thực ra thiết kế từ trên xuống rất đơn giản và nhanh chóng.

4. Để các tập tin liên quan không bị thất lạc hoặc lẫn lộn, nên tạo thư mục riêng cho mỗi thiết kế.
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
 
Chú ơi sao khi vẽ cứ phải đặt hệ trục tọa độ như vây?
cháu thấy chú vẽ hình chữ nhật điểm quét đầu tiên lại phải bắt đầu từ gốc oxyz, và lênh Revolve cũng thế đặt 0xyz ở tâm.
Cháu thấy bên Pro nó cho phép ta đặt thoải mái lắm, miễn sao có đủ ràng buộc trong Sketch là được.
 
Chú ơi sao khi vẽ cứ phải đặt hệ trục tọa độ như vây?
cháu thấy chú vẽ hình chữ nhật điểm quét đầu tiên lại phải bắt đầu từ gốc oxyz, và lênh Revolve cũng thế đặt 0xyz ở tâm.
Cháu thấy bên Pro nó cho phép ta đặt thoải mái lắm, miễn sao có đủ ràng buộc trong Sketch là được.
Không nhất thiết là phải như vậy anh à ,gốc ở đâu cũng được cả .Em cũng từng vẽ solidword 2004 , pro E và giờ là catia nguyên lý đều như nhau thôi .Anh có thể vẽ từ gốc hoặc từ 1 vị trí khác là tùy ở anh solidword cũng vậy đó nhưng nên vẽ như thế nào để việc xác định các kích thước ,việc tạo mặt ... để ở các bước sau thuận lợi nhất vì nguyên nhân đó nên trong các sách và chú DCL thường dựng hình từ gốc tọa độ .
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Chú ơi sao khi vẽ cứ phải đặt hệ trục tọa độ như vây?
cháu thấy chú vẽ hình chữ nhật điểm quét đầu tiên lại phải bắt đầu từ gốc oxyz, và lênh Revolve cũng thế đặt 0xyz ở tâm.
Cháu thấy bên Pro nó cho phép ta đặt thoải mái lắm, miễn sao có đủ ràng buộc trong Sketch là được.
Đúng rồi, nếu không thì ta lại mất 2 kích thước để xác định khoảng cách từ 1 điểm đến gốc toạ độ, tại sao lại phải mất cong như vậy, khi mà ta có thể dùng ngay gốc làm điểm xuất phát?

Dũng trả lời rất đúng!
 
Đây là Toppic "Bước đầu là quen với SolidWorks" mà chú DCL đặt ra, thưa chú theo cháu vì tên của toppic là bước đầu làm quen nên để những ngừoi mới học không bị bỡ ngỡ trước những thao tác lệnh ta nên để cái MỤC LỤC lên phía trên đầu. Bên toppic khác là những trao đổi, những thủ thuật, đó là dùng cho những ngừoi đã làm quen và trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chuyên môn. Còn bên này mới làm quen để mọi ngừoi dễ nắm bắt đựoc bài học và trình tự của các lệnh thì ta nên để cái MỤC LỤC cho dễ hiểu có được không ạ?

Cháu có đề xuất thế này.

I. Các lệnh tạo khối Solid cơ bản
+ Lệnh Extrude
+ Lệnh Revolve
+ Lệnh Quét tiết diện theo đường dẫn (bên Pro/E gọi là Sweep)
+ Lệnh trùm tiết diện qua các diện tích (bên Pro/E gọi là Blend)

Các bài tập ứng dụng

II. Các lệnh cắt bỏ khối Solid cơ bản
+ Extrude Cut
+ Revolve Cut
......
Các bài tập ứng dụng

III. Các lệnh tạo mặt cơ bản (là tạo mặt nhưng cũng giống như Solid)
.....
 
M

manhcknn

@giang061983: không lên như thế, nếu mà như trình tự như thế thì chỉ cần load một quyển sách ngồi thiền một tuần là song ấy mà. Nhưng cái quan trọng là kỹ năng, các thủ thuật khi sử dụng...và học song thì nhớ trong bao lâu đó mới là vấn đề. Học theo ví dụ, học đi đôi với thực hành bao giờ cũng hiệu quả hơn phải không anh, à quên thầy thì phải...
@DLC: cảm ơn chú, các bài viết của chú rất hữu ích, nó đã thuyết phục được cháu thích solid, chấp nhận là những ví dụ của chú nhiều khi cũng đau đầu vì cần phải hiểu được các lệnh nhưng mà chỉ cần mất thời gian một chút tra lại các lệnh đó là song mà như thế lại học được nhiều hơn. Chú hãy tiếp tục bài viết với những ví dụ hay để bọn cháu học hỏi. Thật ra vẽ cơ bản thì ai cũng như nhau thôi nhưng quan trọng là làm sao làm cho nhanh và khoa học, hơn nhau là ở chỗ đó.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Như tớ đã đề cập trong một bài bên trên, tớ không định viết 1 giáo trình thay thế cho bộ đã được tích hợp trong SW, mà bản thân tớ rất tâm đắc. Những bài viết trong chủ đề này gọi là "làm quen" SW đối với các bạn đã thực sự là cao thủ trong việc sử dụng các phần mềm khác rồi chứ đâu dành cho tay mơ (tay mơ thiết tha gì tới 3D và các phần mềm tham biến?).

Vì các cậu thiếu tự tin nên hay rụt rè và thích dùng phần mềm mới theo cách dùng phần mềm quen thuộc, cũng có thể do bảo thủ nữa, nên tớ mới viết theo cách: vài bài đầu thật dễ để lôi kéo các cậu, rồi các cậu tự đọc thêm phần Tutorial và User Guide để nhanh chóng nâng cao và trao đổi kinh nghiệm với nhau để đạt tới đẳng cấp khác.

Với cách tiếp cận như vậy, tớ sẽ không viết cách dùng từng lệnh, điều mà bản thân các tài liệu nêu trên đã đề cập quá chi tiết rồi. Tớ sẽ đi sâu vào việc ứng dụng một cách sáng tạo những lệnh này để tạo ra các thiết kế thực sự thông minh, mềm dẻo và linh hoạt. Thông qua đó, các cậu sẽ dần dần thay đổi phương pháp tư duy lúc nào không biết và chú trọng vào bài toán tổng thể trước khi giải quyết các vấn đề cụ thể. Đương nhiên là thông qua các ví dụ, tớ vẫn lưu ý những thủ thuật và mẹo mực sử dụng các lệnh liên quan.

Tất nhiên, để có thể áp dụng sáng tạo được, thì phải có những kỹ năng rất cơ bản. Bởi thế, không phải vô cớ mà tớ có những hướng dẫn đặc biệt tỷ mỉ về kỹ thuật tạo sketch: chọn gốc, lấy đủ kích thước và tương quan hình học... Điêù mà tớ hay lưu ý các cậu là làm sao chỉ dùng thật ít sketch và những sketch này thật đơn giản, áp dụng tối đa các feature không có sketch... chính là hướng dẫn cách dùng SW khác với AutoCAD. Chỉ như thế, ta mới phát huy được sức mạnh của phần mềm này.

Có vài bạn thán phục sự hiểu biết về SW của tớ, có gì đâu, nếu đã tự dịch hàng ngàn trang tài liệu của nó như tớ thì các cậu cũng hiểu rất sâu về nó. (Tớ dịch để "tập thể dục trí tuệ" và nâng cao khả năng Anh ngữ vốn khá tệ của mình, thêm nữa, cũng do thích môn đồ hoạ thông minh này, nó liên quan đến khá nhiều bộ môn khoa học kỹ thuật khác mà tớ cũng rất mê).

Nếu các cậu thấy nên như thế nào sẽ tốt hơn thì cứ góp ý nhé!
 
cháu thì thích những bài cơ bản nhưng chuyên sâu, vì cháu thấy có nhiều cái mà trong 2 cuốn tutorial và user guide chưa viết hoặc viết chưa sâu, với lại những điều đã có trong 2 cuốn sách đó thì cũng đã có rồi, người học chỉ cần đọc và làm theo, nên ko cần phải viết lại
 
B

Bui Quy Tuan

Em cũng biết qua một số phần mềm CADCAM cho cơ khí, thấy SW khá hay: Công cụ linh hoạt dẽ sử dụng, giao diện thân thiện...Có lần phải thiết kế một cụm chi tiết máy trên SW: Vẽ từng chi tiết riêng rẽ rồi lắp ghép chúng lại với nhau thấy khó và lâu vô cùng đôi lúc còn bị sai. Trong đầu nghĩ là ước gì có thể dùng chi tiết này làm tham chiếu để thiết kế chi tiết khác. Mày mò khá lâu và tìm ra được công cụ NewPart trong môi trường Assambly, làm quen với hai quan điểm thiết kế: Từ dưới lên và từ trên xuống.
Kỳ trước phải thiết kế một cái hộp giảm tốc 3 cấp cho một cái bài tập lớn CADD. Dùng NewPart cũng khá ổn, nhưng khi vẽ song, hộp giảm tốc có tất cả 53 chi tiết các loại và tổng số lượng lên đến vài trăm :59: máy tính dù cấu hình khá cao (CPU Core 2 2.53GHz, RAM 1G...) nhưng mỗi lần xoay lại phải đợi máy tính một tẹo... :37:
Sắp tới phải vẽ nguyên cái máy tiện 1M62 thì không biết sẽ thế nào???
Có cách quản lý sản phẩm nào trên SW nhẹ nhàng hơn không các Bro nhỉ?
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Kỳ trước phải thiết kế một cái hộp giảm tốc 3 cấp cho một cái bài tập lớn CADD. Dùng NewPart cũng khá ổn, nhưng khi vẽ song, hộp giảm tốc có tất cả 53 chi tiết các loại và tổng số lượng lên đến vài trăm :59: máy tính dù cấu hình khá cao (CPU Core 2 2.53GHz, RAM 1G...) nhưng mỗi lần xoay lại phải đợi máy tính một tẹo... :37:
Sắp tới phải vẽ nguyên cái máy tiện 1M62 thì không biết sẽ thế nào???
Có cách quản lý sản phẩm nào trên SW nhẹ nhàng hơn không các Bro nhỉ?
Cậu bỏ tất cả những gì diêm dúa không cần thiết trên màn hình rồi mở Tool, Options, Performance và kiểm Automatically load components lightweight. Khi đó, mở một Assembly, cậu sẽ thấy tất cả các chi tiết trong đó đều có biểu tượng chiếc lông vũ màu xanh bên cạnh, cho biết chúng rất nhẹ. Về mặt hình thức, cậu không hề thấy chúng khác gì trước đây, nhưng đó chỉ là những thông tin hiển thị mà thôi. Khi cần thao tác gì đó động chạm đến dữ liệu chính của 1 chi tiết, thì chúng lại được tải ra đầy đủ cho chi tiết đó. Sau khi thao tác xong, cậu có thể right-click nó rồi chọn Lightweight để gắn lông vũ trở lại.
 
B

Bui Quy Tuan

Bác DCL quả là tuyệt vời :9: em cảm ơn bác nhiều! Đôi lúc em cũng muốn đưa hình ảnh vào bài viết để mọi người xem cho tiện nhưng không biết làm thế nào, Bác chỉ giúp em được không?
 
V

vistabk

Chú DCL có thể chỉ cho cháu oftion bản vẽ SW để theo TCVN được ko? Cảm ơn chú nhiều.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Chú DCL có thể chỉ cho cháu oftion bản vẽ SW để theo TCVN được ko? Cảm ơn chú nhiều.
Tớ chỉ thấy có 2 điểm cần thay đổi:

1. Mũi tên kích thước không dùng kiểu tam giác mà giống như mũi tên có ngạnh sắc nhọn;

2. Chữ Arial;

Cậu cứ sửa như vậy là OK.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
@bac DCL: Chào bác DCL, lâu lắm rồi em mới gặp được người cùng sở thích đam mê như em. em rất khoái cách bác dùng đường contruction như ở ví dụ thiết kế bích. trước em không biết tạo đường contruction nên vẽ và lắp rất vất vả. một kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bạn là nên dùng đường contrution để đưa sketch của chi tiết về tọa độ gốc như thế ghi kích thước dựng part và lắp trong assembly rất thuận tiện.
Tôi nghĩ là bạn nhầm, đường construction hoàn toàn không nhằm mục đích đưa sketch về tọa độ gốc (có lẽ do cách dựng hình của bác DCL làm bạn hiểu sai???). Có thể hiểu, khi 1 sketch được chuyển thành dạng construction, nó sẽ được SW coi như 1 hình tham khảo và không thể dựng thành đối tượng 3D (giống như khi bạn dùng đường tới hạn để mô tả một chi tiết trong bản vẽ bằng AutoCAD).

Bác DCL giải thích rõ hơn hộ em với, viết ra rồi mà vẫn cảm thấy hơi bị rối.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Có những tiểu tiết mà tớ đã lưu tâm các cậu trong kỹ thuật thiết kế bằng SW, ở bài pulley khớp nối và trong nhiều bài khác nữa. Đối với việc tạo các Sketch, cần lưu ý những điểm sau:

Hãy tạo các sketch HOÀN TOÀN XÁC ĐỊNH trước khi dùng nó để xây dựng 3D. Lý do là SW rất linh hoạt (có thể coi là trơn tuột); nếu không ràng buộc đủ các bậc tự do thì sẽ rất khó lường hậu quả khi ta thao tác với mô hình trong quá trình thêm bớt, sửa đổi hoặc lắp ráp...

Cách cố định sketch là phải ràng buộc nó với gốc tọa độ bằng các kích thước và tương quan hình học. Thế thì tốt nhất là gắn nó vào gốc luôn là tiện nhất, khỏi phải thêm các kích thước vô duyên vô nghĩa. Khi lắp ráp, các bạn mới thấy rõ ưu điểm của việc xây dựng mô hình căn cứ vào gốc tọa độ. Sau đó, khi xuất tập tin cho bên gia công, nếu tọa độ lung tung thì các bạn đã làm khó cho bên đó rồi và nếu có bị họ coi thường vì những thiết kế nửa mùa như vậy thì cũng rất xứng đáng thôi. Ngay với AutoCAD, tớ cũng thấy các tác giả lưu ý người dùng nên vẽ từ gốc tọa độ, nhưng có lẽ chỉ có tớ và vài người học AutoCAD ngày xưa là còn duy trì được thói quen này, các bạn trẻ vẽ rất tùy tiện, có thể do chẳng thấy hậu quả gì nên cũng không có ai quan tâm lắm tới vụ này.

Việc lấy các kích thước nên giống với cách mà ta muốn thể hiện trên Drawing và cách này dĩ nhiên phải thích hợp cho chế tạo. Có những cách lấy kích thước buộc người thực hiện phải cộng trừ nhân chia rồi mới có kích thước gia công là không khoa học, dù rằng không sai. Có những kích thước không thể đo được mà vẫn đưa vào là không thực tế, dưới xưởng rất dị ứng với những thiết kế "trên trời" như vậy.

Trong thực tế chế tạo, ta thường thấy công đoạn "lấy dấu" và biết nó quan trọng ra sao. Trên thiết kế của ta cũng nên có những chuẩn và đường lấy dấu như vậy để tạo thuận lợi cho những khâu sau. Những chuẩn và đường lấy dấu này nên dùng kiểu đường cấu trúc Construction thì tiện và dễ hiểu hơn, nhưng bạn vẫn có thể dùng nét vẽ bình thường. Nó được coi như thao tác lấy dấu trong thiết kế, nó xác định vị trí các nguyên công liên quan trên sản phẩm chứ không xác định vị trí của sản phẩm trong hệ tọa độ.

Cũng có thể bạn Sufcad viết chưa rõ ý, các bạn sinh viên và kỹ sư kỹ thuật nên lưu ý và rèn luyện cách hành văn nhé, tớ thấy không ít cậu không biết cách trình bày suy nghĩ của mình, cả bằng lời, cả bằng văn bản. Dù chúng ta là dân "khoa học tự nhiên" nhưng các cụ có câu rất hay rằng "Văn là người". Chúng ta đừng để thiên hạ nghe và đọc chúng ta rồi nói chúng ta là ngững loại người "lủng củng", "tối nghĩa" v.v... nhé!
 
Bác DCL cho em hỏi trong ví dụ mô phỏng phanh đĩa là khi tạo Extrude 1 ta có thể dùng Convert Entities để chuyển các đối tượng vẽ trong môi trường Assem tạo Sketch 1 mà khi dùng Extrude 2 để tạo 2 chốt SW không cho chọn đối tượng để Convert Entities. Em kích chọn các đối tượng trên thì không thấy kích hoạt mà chỉ kích hoạt được các đối tượng của Sketch vừa tạo thôi.
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Bác DCL cho em hỏi trong ví dụ mô phỏng phanh đĩa là khi tạo Extrude 1 ta có thể dùng Convert Entities để chuyển các đối tượng vẽ trong môi trường Assem tạo Sketch 1 mà khi dùng Extrude 2 để tạo 2 chốt SW không cho chọn đối tượng để Convert Entities. Em kích chọn các đối tượng trên thì không thấy kích hoạt mà chỉ kích hoạt được các đối tượng của Sketch vừa tạo thôi.
Tớ quên không lưu ý các cậu: Trong Assembly thì khi đã có 3D, các khối, mặt và cạnh của mô hình được ưu tiên khi chọn. Muốn chọn nét vẽ thì dùng Filter (bộ lọc) để chọn nét vẽ sketch.
 
Top