Bước đầu làm quen với SolidWorks

Xin hỏi mọi người là trong Drawing khi dựng một hình cắt nào đó thì cái mũi tên không chạm vào giữa nét cắt (thậm chí còn ra sát mép ngoài) mà ta muốn nó vào vào giữa để giống như TCVN thì chỉnh ở chỗ nào vậy?
Và khi ta đặt Layer tại sao khi thực hiện nét bao ngoài của hình cắt nó vẫn có nét màu đen mà không phải xanh như ta chọn ngay từ đầu.
Xin cảm ơn
 
Những cái tinh chỉnh để drawing trong SW giống với tiêu chuẩn việt nam thì không phải cái nào cũng có, lý do rất đơn giản là vì SW không đưa TCVN vào tùy chọn của nó. Còn tại sao SW không đưa TCVN vào tùy chọn của nó? :4:

Trong chỗ tiêu chuẩn về ghi kích thước không thấy có TCVN

Nhưng vẫn có thể làm cho giống TCVN, anh thử up ảnh lên xem sao.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Những cái tinh chỉnh để drawing trong SW giống với tiêu chuẩn việt nam thì không phải cái nào cũng có, lý do rất đơn giản là vì SW không đưa TCVN vào tùy chọn của nó. Còn tại sao SW không đưa TCVN vào tùy chọn của nó? :4:

Trong chỗ tiêu chuẩn về ghi kích thước không thấy có TCVN

Nhưng vẫn có thể làm cho giống TCVN, anh thử up ảnh lên xem sao.
Có thể một trong hai lý do sau đây để SW không đưa TCVN vào phần mềm này:

1. Có lẽ TCVN đi trước thời đại quá xa, nên SW và nhiều nhà lập trình phần mềm khác vẫn còn đang choáng váng và chưa kịp cập nhật.

2. Có lẽ chúng ta toàn dùng chùa các phần mềm nên họ không bị bắt buộc phải thoả mãn yêu cầu của riêng chúng ta.
 
Có lẽ do cạc hình của cháu hơi thấp nên khi vẽ và phóng to các vật thể trong SW thấy không được mềm mại cho lắm. Chú DCL có lệnh nào làm cho các đường cong nhìn cho mượt hơn được không ạ? như giống trong Auto CAD có lệnh RE... làm mượt các cung tròn vậy.
 
H

Hoang Khanh

Thầy có thể làm như sau:
1. Vào Tools/Option/Document propperties

2. Chọn Image quality, kéo mũi tên về hết vạch bên phải, khi đó chất lượng hình ảnh tốt hơn



Thầy nhớ là khi đó máy chạy chậm hơn một chút nhé.
 
Có thể một trong hai lý do sau đây để SW không đưa TCVN vào phần mềm này:
...

Góc nhìn của chú DCL theo cháu hơi bị bi quan quá. Cháu thì cháu hơi mơ mộng tí, nếu độ 10 hoặc 20 năm nữa khi nền cơ khí nước nhà vươn tới ngang hàng với các nước năm châu, sau đó thêm độ dăm năm nữa để nền cơ khí nước nhà có những ngành năm châu phải đến Việt Nam ta để học và tìm hiểu công nghệ, đến lúc đó chắc chắn rằng nhiều nước sẽ phải học TCVN đúng không chú, và ....

Một cách ít mơ mộng hơn thì có thể thế này: thực ra phần drawing theo tiêu chuẩn mỗi nước chỉ là cách thể hiện khác nhau của cùng một thực tế nếu các nhà lập trình việt nam có khả năng lập trình được một "gói" chương trình thêm vào được bộ SW, giống như unikey để gõ tiếng việt vậy thôi, lúc đó thì ....

Còn một cách thực tế thì có thể là: nhà nước hỗ trợ + các trường ĐH sẽ bỏ ra một khoản tiền để mua bộ SW cho các trường ĐH + SV dùng, tùy vào số tiền mà có thể mua bản đầy đủ hoặc những module cơ bản, rồi đề nghị SW thêm vào TCVN cách này có vẻ khả thi nhất.
Chà chà đợi đến lúc đó chắc sài SW sẽ thích lắm đây :4:
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
@2nd,

Theo tớ, cách khả thi nhất, vừa có thể áp dụng ngay không mấy khó khăn, lại không tốn kém gì, là chúng ta nên cập nhật các bộ tiêu chuẩn đang được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới, thay vì "anh hùng nhất khoảnh" như trong một số lĩnh vực khoa học - công nghệ, vốn chưa bao giờ là thế mạnh của ta, như hiện trạng.
 
Hôm trước mình post cái lọ hoa, hôm nay mình sẽ thao tác lại các bước vẽ
1. Tao 3 Datum Plane (mình gọi thế này do vẽ quen bên Pro/E) Datum 1 cách mặt TOP là 100, Datum 2 cách Datum 1 là 150 và Datum 3 cách Datum 2 là 100.



2. Trên mặt TOP bạn vẽ một Sketch như sau, và dùng Split Entities để chia vòng tròn này thành 8 phần bằng nhau.



3. Vẽ trên Datum 1 một Sketch như sau.
Vẽ một vòng tròn xây dựng có đường kính 150 mm, sau đó chia đường tròn xây dựng này thành 8 phần bằng nhau bằng các đường tâm. Bước tiếp theo vẽ các cung tròn cso tâm như hình vẽ và đi qua các điểm trên vòng tròn xây dựng.



4. Vẽ một vòng tròn Sketch trên Datum 2 có đường kính 80 mm và cũng chia thành 8 phần bằng nhau như vòng tròn đầu tiên.

5. Vẽ một vòng tròn Sketch trên Datum3 có đường kính 250 mm và cũng chia thành 8 phần bằng nhau như vòng tròn đầu tiên.



6. Dùng lệnh Lofted rồi chọn từ vòng tròn 1 đến vòng tròn cuối cùng ta được như sau (chú ý nếu bạn muốn lọ hoa xoắn theo ý muốn thì ta chọn mảnh của vòng thứ nhất sau đó chọn mảnh của các vòng tiếp theo xoay đi một góc nào đó)



7. Dùng lệnh Shell với chiều dày lọ hoa là 3mm, Fillet đế lọ hoa 4mm. miệng là 1mm

Và ta được như ý.



Nếu vẽ bằng Pro/E thì thao tác lệnh rất chặt chẽ, bạn chỉ cần nhầm lẫn hay sai ở một bước trung gian nào đó thì coi như không thể hoàn thiện được lệnh. Nhận xét chung khi vẽ các Surface phức tạp thì Pro/E và Catia sẽ giải quyết triệt để hơn. Còn khi vẽ Solid thì nên dùng SW.
 
Last edited:
Trong Solidwork có lệnh Flex cũng rất hay. Khai thác lệnh này để vẽ lọ hoa như anh Giang cũng rất nhanh. Tiếc quá em không mang máy về nhà nên em không up cánh làm lên được.
 
Nhân tiện đây bạn Cảnh nói đến lệnh Flex mình sẽ vẽ một chiếc mũi khoan (tượng trưng) mà có sử dụng lệnh này để xoắn một khối rắn.

1. Vẽ một Sketch như sau.



2 Sau đó Extrude 200mm



3. Dùng lệnh Flex với lựa chọn như hình vẽ.







4. Cắt phần đầu cho mũi khoan ta được





5. Kết luận: lệnh này giống với lệnh Warp của Pro/E. Nhưng lệnh Warp của Pro/E mạnh hơn hẳn do điều chỉnh được độ xoắn theo từng đoạn chứ không chia đều độ xoắn ra cả chiều dài như Flex của SW.

^_^ không biết thực hư lệnh Warp bên này thế nào nhỉ? bạn nào làm một ví dụ thử nhé
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Kết luận: lệnh này giống với lệnh Warp của Pro/E. Nhưng lệnh Warp của Pro/E mạnh hơn hẳn do điều chỉnh được độ xoắn theo từng đoạn chứ không chia đều độ xoắn ra cả chiều dài như Flex của SW.

^_^ không biết thực hư lệnh Warp bên này thế nào nhỉ? bạn nào làm một ví dụ thử nhé
Xoắn từng đoạn với độ xoắn khác nhau trong SW khá đơn giản:


 
Chú DCL đang online phải không ah?

Trong thiết kế với máy tính thì một trong những điều hay là việc thiết kế lại, cải tiến thiết kế trở lên rất dễ dàng và năng suất. Với một phần mềm thông minh như SW thì điều đó càng thuận tiện.

Cháu thấy một tính năng giúp bảo lưu các sketch và sử dụng lại các sketch khá hay là block, chú có thể cho bọn cháu một số kinh nghiệm về việc sử dụng block trong thiết kế với SW được không ? Theo như ý tưởng của cháu thì các sketch có tính lặp lại cao nhưng không sẵn có trong SW như hình vành khăn một số đa giác, sketch để tạo mặt bích ... ngoài ra các sketch thì cần có các đường như center line, hay point để gán các quan hệ cho chúng như thế nếu sử dụng block thì chỉ việc insert vào rồi đặt kích thước là được. Cháu không rõ làm vậy có năng suất hơn không?

Chú cho cháu hỏi về việc gán các quan hệ trong sketch nữa. Một số quan hệ sinh ra do thao tác: ví dụ khi convert một cạnh để lấy sketch thì sẽ có quan hệ onedge, khi sao chép theo mảng tròn thì sẽ có quan hệ patterned, mình có thể chủ động gán tạo các quan hệ này mà không cần thực hiện các lệnh convert, hay circuler không ?

Với quan hệ patterned thì tại sao sau khi thực hiện lệnh circuler rồi mà các đường tròn vẫn có màu xanh, đáng lẽ ra với quan hệ này thì các đường tròn đó phải được cố định rồi chứ (màu đen)?
 
Last edited:
S

sam

@giang061983
Lệnh flex với tuỳ chọn twisting có thể điều chỉnh độ xoắn thế nào cũng đc : xoắn trên ,xoắn dưới, xoắn giữa , xoắn trái, xoắn phái ... bằng cách di chuyển 2 mặt phẳng trim và điều chỉnh góc quay anh àh.
 
Mình cũng đã từng thử rồi mà. Khi kéo các mătj phẳng Trim thì trong từng đoạn xoắn Flex vẫn là hằng số chứ nó trải đều trong một cách "mượt mà" ra cả chiều dài khối xoắn. Chỗ nối tiếp các đoạn xoắn vẫn thấy có giao tuyến.
Nhưng vẫn phải công nhận là Lệnh Flex này vẫn rất tuyệt vời. SolidWork đẹp và rất thân thiện, đợt nghỉ tết này mình sẽ sử dụng Solidwork để hỗ trợ trong việc thiết kế bài giảng môn học VKT cả phần 1 và phần 2. Trước mình định dùng Pro/E nhưng thấy Solidwork có cái giao diện "quyến rũ" hơn nên quyết định dùng nó luôn. Khi muốn xuất Drawing ra ta sử dụng in ảo PDF sẽ đẹp như trong tranh.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Cháu thấy một tính năng giúp bảo lưu các sketch và sử dụng lại các sketch khá hay là block, chú có thể cho bọn cháu một số kinh nghiệm về việc sử dụng block trong thiết kế với SW được không ? Theo như ý tưởng của cháu thì các sketch có tính lặp lại cao nhưng không sẵn có trong SW như hình vành khăn một số đa giác, sketch để tạo mặt bích ... ngoài ra các sketch thì cần có các đường như center line, hay point để gán các quan hệ cho chúng như thế nếu sử dụng block thì chỉ việc insert vào rồi đặt kích thước là được. Cháu không rõ làm vậy có năng suất hơn không?
Đúng là như vậy. Việc sử dụng block có thể giúp tăng tốc thiết kế lên rất nhiều, đặc biệt là với những đối tượng sketch thường hay xuất hiện lặp lại. Tuy nhiên với phương châm ít dùng sketch và chỉ dùng những sketch tối giản khi thiết kế 3D, nên tớ không để ý tới chức năng block, có thể tham khảo:

1. Block thích hợp cho việc vẽ theo kiểu AutoCAD. Ví dụ ta cần thiết kế mạch điện tử, nếu cứ phải vẽ thủ công các ký hiệu tụ điện, đi ốt, tổ hợp vi mạch, cuộn cảm... thì rất mất thời gian. Ta nên tạo block cho các linh kiện này để chèn cho nhanh. Nhưng do công việc cụ thể mà tớ không bao giờ phải vẽ 2D trên SW nên cũng chưa bao giờ áp dụng chức năng này.

2. Block thích hợp cho phác thảo thiết kế máy. Ta chưa cần thiết kế 3D cho các chi tiết máy vội, chỉ cần vẽ phác bằng các sketch những đặc trưng cơ bản của các chi tiết máy đó, rồi đưa chúng vào Assembly để lắp ráp rồi khảo sát các chuyển động. Song thực tế, tớ không thích áp dụng cách này lắm, vì trông vẫn rất thiếu trực quan, vả lại việc xây dựng 3D trong SW rất dễ dàng nên tớ thường dựng luôn 3D để khảo sát môt cách tổng thể.

Một số quan hệ sinh ra do thao tác: ví dụ khi convert một cạnh để lấy sketch thì sẽ có quan hệ onedge, khi sao chép theo mảng tròn thì sẽ có quan hệ patterned, mình có thể chủ động gán tạo các quan hệ này mà không cần thực hiện các lệnh convert, hay circuler không ?
Chỉ tạo được những quan hệ này thông qua các lệnh liên quan, không tạo "tay bo" được.

Với quan hệ patterned thì tại sao sau khi thực hiện lệnh circuler rồi mà các đường tròn vẫn có màu xanh, đáng lẽ ra với quan hệ này thì các đường tròn đó phải được cố định rồi chứ (màu đen)?
Do vẫn chưa đủ kích thước/tương quan. Cậu thử lôi kéo các phần tử được sao chép mà xem, chúng vẫn còn có thể tự do chuyển động theo vài hướng nào đó. Hãy gán thêm các tương quan/kích thước nữa cho đủ là OK.
 
S

sam

@giang061983
Lệnh Wrap ( lệnh khắc ) trên mặt phẳng , mặt cong , mặt trụ...( còn mặt cầu em ko khắc đc ko hiểu tại sao )

Có các tùy chọn ( đối với khối Extruded )
Emboss : khắc nổi
Deboss : khắc chìm
Scribe : khắc ko nổi mà cũng chẳng chìm
Còn đối với các surface
Chỉ có tuỳ chọn Scribe mới khả dụng : khắc hình trên surface... em ko hiểu dùng để làm j.
 
Mọi người cho mình hỏi là Khi vẽ Hình cắt trong môi trường Drawing (nếu theo TCVN) thì không được cắt dọc qua gân Trợ lực, vậy làm thế nào để khi cắt dọc qua nó mà không gạch mặt cắt phần đó và dựa vào đâu để cho Hình cắt hiểu được đây là gân trợ lực. (Không biết là các tiêu chuẩn ISO có như vậy không hay chỉ có TCVN mới có quy định này)
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Mọi người cho mình hỏi là Khi vẽ Hình cắt trong môi trường Drawing (nếu theo TCVN) thì không được cắt dọc qua gân Trợ lực, vậy làm thế nào để khi cắt dọc qua nó mà không gạch mặt cắt phần đó và dựa vào đâu để cho Hình cắt hiểu được đây là gân trợ lực. (Không biết là các tiêu chuẩn ISO có như vậy không hay chỉ có TCVN mới có quy định này)
Cậu tham khảo bài #260:
http://meslab.org/mes/showthread.php?t=3861&page=26

Trong ví dụ này, tớ đã loại bỏ mặt cắt mặc định qua thân răng và tạo mặt cắt thủ công cho bánh răng chỉ cắt qua chân răng. Cậu cũng có thể áp dụng tương tự cho trường hợp cắt qua gân chịu lực.
 
Chú DCL hướng dẫn chúng cháu cách gán màu cho đối tượng với ạ? cháu vẽ cái bánh răng này nhưng khi chọn các mặt thì lâu quá, khi chọn theo Feature trên Model tree thì không chọn được hết các mặt. còn chọn theo Body thì cũng không thấy ổn cho lắm.



 
Top