Bước đầu làm quen với SolidWorks

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Nhận thấy có một số bạn muốn tìm hiểu về ứng dụng SolidWorks (SW), một ứng dụng 3D thiết kế cơ khí, tôi xin mở chuyên mục này để giúp các bạn chưa có hoặc ít có dịp trải nghiệm với nó dễ tiếp cận với ứng dụng CAD hấp dẫn này.

Tại chuyên mục này, các bạn mới đến với SW có thể nêu các câu hỏi từ rất đơn giản đến rất phức tạp trong quá trình mình áp dụng phần mềm. Các bạn cũng có điều kiện tham khảo các câu hỏi - đáp nảy sinh trong những tình huống ứng dụng thực tế của các bạn khác.

Rất mong các bạn có kỹ năng tốt sẽ nhiệt tình đóng góp bài vở, kinh nghiệm, mẹo hay... để chuyên mục có nội dung phong phú và hấp dẫn.

***

Các bạn mới quan tâm đến SW thân mến,

Hầu hết các bạn muốn dùng thử một ứng dụng thiết kế kỹ thuật 3D thì hiện đã biết cách dùng AutoCAD. AutoCAD phổ biến đến mức mà cứ nói đến CAD là rất nhiều người đồng nghĩa nó với AutoCAD. AutoCAD thực sự có những năng lực khá tốt để giúp ta trình bày các bản vẽ mà khỏi cần dùng bút chì, thước kẻ, compa, tẩy và giấy vẽ. Trong một phạm vi rộng lớn, AutoCAD đã góp phần nâng cao năng suất và độ chính xác trong thiết kế kỹ thuật. Thế nhưng thực ra, AutoCAD chỉ là phần mềm vẽ kỹ thuật bằng máy tính, nó không phải là công cụ thiết kế.

Các ứng dụng thiết kế 3D ra đời sau đã nâng ngữ nghĩa cụm từ viết tắt CAD lên một tầm cao mới: Thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính. Những phần mềm này xây dựng mô hình trong không gian 3 chiều, thay vì 2 chiều như AutoCAD. Hầu hết chúng đều là những phần mềm tham biến kích thước, nghĩa là dùng kích thước để điều khiển hình dạng hình học. Chúng có năng lực tính toán mạnh mẽ và được kết hợp chặt chẽ với các ứng dụng tính toán cũng như cơ sở dữ liệu của các ứng dụng lẫy lừng khác. Sản phẩm của chúng là các file cho phép chuyển trực tiếp, hoặc thông qua một bộ chuyển mã, tới các máy gia công CNC hoặc EDM tiên tiến. Bản vẽ kỹ thuật cho chế tạo và lắp ráp là những sản phẩm được tự động tạo ra theo ý đồ của người thiết kế. Không còn khái niệm vẽ như trong AutoCAD nữa.

Thông qua các bài ví dụ và những giải đáp thắc mắc tại đây mà các bạn sẽ nhanh chóng thấy được những ưu thế và sự hấp dẫn của những phần mềm 3D, mà SW là một trong những phần mềm nổi tiếng, thể hiện.


Thân mến!

DCL
 
Last edited:
Cháu cũng đang có ý muốn học. Chú mở topic này hay quá, những người mới đâu nhào zô đi hỏi ở đây tập trung hơn, tối phải đi mượn bộ cài đã híc.
 
M

microlab

Xin được mở hàng hỏi chú DCL :D. Cháu muốn vẽ 1 mặt bích, tất nhiên là trên mặt bích này có đục 1 số lỗ. Bây giờ cháu muốn dùng Design Table để tùy biến số lượng lỗ này thì phải làm thế nào ạ? Cháu đã thử xem bản vẽ mẫu trong thư viện nhưng thực sự là không biết làm theo được như họ. Xin cám ơn chú và mọi người.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Sau khi đã cài đặt thành công phần mềm SW, ta mở nó ra rồi click New để tạo một tài liệu mới, cách thức giống như mọi phần mềm khác mà ta đã biết. Ta thấy một hộp thoại xuất hiện như sau:



[LEFT]Cái này thì hơi lạ, trong đó, ta thấy có 3 biểu tượng hình vuông là Part, Assembly Drawing. Như vậy là SW có ba kiểu tập tin khác nhau, đây là khác biệt rất đặc trưng so với AutoCAD. Muốn tạo kiểu tài liệu nào thì ta phải chọn kiểu đó trước rồi nhấn OK.

Part: Kiểu tài liệu cơ bản nhất. Tài liệu này được hình thành trong cửa sổ Part, dùng để thiết kế các chi tiết máy riêng lẻ.

Assembly: Bản lắp. Tài liệu này được xây dựng trong cửa sổ Assembly, bằng cách đưa các chi tiết máy đã thiết kế trong các tài liệu Part vào đó và lắp ráp chúng lại.

Drawing: Bản vẽ kỹ thuật. Tài liệu này được tạo ra từ cửa sổ Drawing, bằng cách đưa các chi tiết máy hoặc bản lắp vào đó để tạo ra các bản vẽ kỹ thuật để được in ra giấy.

Chúng ta sẽ lần lượt làm quen với những môi trường mới này, trước hết là Part. Vậy thì chúng ta nhấn nút Part rồi OK.



[LEFT]Giao diện này thực sự khác lạ, may mà các công cụ trên thanh bên phải có vẻ hơi quen, còn thì không những các công cụ bên trái hoàn toàn lạ hoắc mà phần giao diện chính lại chia đôi, bên trái trông như cây thư mục của trình duyệt vậy. Ta sẽ dần dần khám phá và làm quen những thứ đó sau. Bây giờ, ta định thiết kế một miếng thép nhỏ hình hộp và có một lỗ khoan thủng.
[/LEFT]

Nhìn thanh bên trái, ta thấy có vài công cụ sáng màu, những cái còn lại xám xịt. Những cái sáng màu là đang sẵn sàng cho việc sử dụng, những cái màu xám chưa hoạt động được. Tại sao lại như vậy? Tại vì như một chiếc xe máy, bạn không được cài số 5 khi đang chuẩn bị khởi động, với chiếc xe thông minh thì nó sẽ không cho phép bạn làm như vậy, dù bạn cố ý hay vô tình.

Trong vài công cụ đang sẵn sàng, ta thấy (đưa con trỏ vào để nó hiện tên và mô tả chức năng) có công cụ Extrude (tạo chiều dày cho một diện tích bằng cách đẩy cao lên) và Revolve (tạo khối tròn xoay bằng cách xoay một tiết diện quanh một trục). Vì ta định làm một tấm thép dạng hộp, nên ắt là phải dùng Extrude rồi, ta click công cụ này và lập tức thấy giao diện thay đổi:


[/LEFT]


Khoảng trống bên phải, ta thấy xuất hiện 3 mặt phẳng là Front Plane (mặt trước), Right Plane (mặt phải) và Top Plane (mặt trên) tương ứng với các hướng chiếu cơ bản trong bản vẽ kỹ thuật; còn bên trái có thông báo nhắc rằng ta hãy chọn một mặt phẳng để vẽ biên dạng. Lại là một khác biệt nữa, khi ta dùng AutoCAD, nó mặc nhiên nghĩ rằng ta chỉ có vẽ trên mặt XY mà thôi, nhưng SW là 3D, nó không dám quyết ẩu như vậy, nó đợi ta quyết định.

Ta chọn mặt Top Plane chẳng hạn, mặt đó liền quay chính diện với màn hình. Ta thấy công cụ Sketch (vẽ) bên thanh phải màn hình đồng thời được kích hoạt. Hãy chọn công cụ Rectangle để vẽ một hình chữ nhật, cách vẽ như AutoCAD, nhưng lưu ý rằng điểm đầu tiên phải trùng với gốc toạ độ và không cần quan tâm đến kích thước cần có của đối tượng vội:



[LEFT]SW đòi hỏi mọi yếu tố của hình vẽ phải rõ ràng và các toạ độ đều cần được xác định. Các bạn dùng AutoCAD không có thói quen này thì nhớ phải tập cho quen. Hình chữ nhật có hai cạnh đi qua gốc toạ độ đã được chốt tại đó, vì thế mà chúng có màu đen; còn hai cạnh kia màu xanh, vì chúng chưa được xác định. Bạn thử click vào các cạnh xanh và lôi kéo chúng xem, chúng sẽ chạy ra chỗ khác ngay. Để cố định các cạnh này, tất nhiên ta phải "trói" nó với những gì cố định (chính là hai cạnh đen), tức là lấy kích thước đầy đủ cho hình chữ nhật này.

Nhiều người dùng AutoCAD cho đây là một sự bất tiện của SW, nhưng như các bài sau đây bạn sẽ thấy, phần mềm càng linh hoạt và đa năng càng cần sự chặt chẽ trong mọi tiểu tiết.
[/LEFT]

Right-click trong vùng đồ hoạ, ta thấy trôi xuống một trình đơn; đây là trình đơn ngữ cảnh, nghĩa là tuỳ vào thời điểm và đối tượng mà nó có nội dung phù hợp với công việc khi đó. Ta thấy như sau:



[LEFT]Trình đơn này gồm các lệnh vẽ và kích thước, để ta có thể tiếp tục vẽ các đối tượng khác hoặc lấy kích thước. Ta muốn lấy kích thước chiều dài cho các cạnh chữ nhật và chỉ thấy có mỗi một công cụ kích thước chứ không phong phú như của AutoCAD, đành chọn nó vậy!
Hãy click vào cạnh xanh bên trên, đưa con trỏ lên tiếp và click lần nữa, một hộp Modify xuất hiện với giá trị kích thước hiện tại:


[/LEFT]

[LEFT]Hãy gõ 60 rồi OK, ta thấy hình chữ nhật thay đổi hình dạng:


[LEFT]Để ý cạnh xanh bên phải bây giờ đã đen, tức là nó đã cố định rồi, ta không thể lôi kéo nó được nữa, nhưng cạnh trên màu xanh thì vẫn di chuyển tự do. Ta cần phải lấy kích thước chiều cao nữa, cách làm cũng tương tự và cho nó giá trị 90, bây giờ hình chữ nhật đã đen hoàn toàn:




Bạn thử
các kích thước này xem, hộp Modify lại xuất hiện như lúc lấy kích thước, bạn lại có thể thay đổi các giá trị và hình vẽ sẽ thay đổi tương ứng. Chức năng này rất hay so với AutoCAD phải không? Vì thế, SW được gọi là hệ thống tham biến kích thước.

Tiếp tục, ta vẽ một đường tròn bằng công cụ Circle từ trình đơn chuột phải hoặc từ thanh Sketch bên phải, tâm nằm trong hình chữ nhật:



[LEFT]Hình tròn màu xanh cũng cần được cố định bằng cách xác định đường kính và khoảng cách từ các cạnh chữ nhật đến tâm. Ta lại dùng công cụ Dimension lúc nãy (tất cả chỉ có 1 công cụ kích thước này thôi). Hãy chọn đường tròn rồi click ra ngoài, gõ giá trị 30:



[LEFT]Click vào đường tròn lần nữa, click tiếp vào một cạnh chữ nhật rồi click ra chỗ trống để lấy khoảng cách tâm đường tròn đến cạnh đó. Bạn làm nốt với cạnh còn lại, thế là đường tròn cũng hoàn toàn được xác định. Hãy sửa các kích thước như minh hoạ sau:



[LEFT]Đến đây thì các bạn thấy một phần của những quyền biến của SW rồi, ngoài việc tuyệt vời là dùng kích thước điều khiển hình vẽ thì chỉ 1 công cụ kích thước mà nó có thể lấy mọi kiểu kích thước, tuỳ vào cách ta chọn đối tượng và di chuyển cho trỏ.

Đến đây thì ta đã vẽ xong biên dạng, hãy thoát khỏi chế độ vẽ bằng cách click vào công cụ Sketch để chuyển sang chế độ 3D. Lập tức cổng nhìn xoay nghiêng đi để ta thấy tấm thép dày được hình thành. Nó vẫn mờ vì đó mới chỉ là hình xem trước, bên trái là bảng thuộc tính của lệnh Extrude:


[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]


Bạn thấy ở trường D1 có giá trị đề xuất 10mm, hãy thay đổi giá trị đó là 15mm (chỉ cần gõ số) rồi nhấn nút kiểm màu xanh trên cùng, chi tiết 3D được hình thành:



[LEFT]Các kích thước này đã được ẩn đi, nhưng nếu bạn muốn xem lại các kích thước đó thì right-click thư mục Anotation phía trên cây thiết kế và chọn Show Feature Dimensions:



[LEFT]Bạn sẽ thấy các kích thước lúc nãy lại xuất hiện, thêm cả kíc thước chiều dày có màu xanh (vì đây là kích thước 3D chứ không phải là 2D của biên dạng ban đầu). Ngay tại đây, nếu muốn, bạn vẫn có thể
chúng để thay đổi các giá trị theo ý mình.



Hy vọng ví dụ đơn giản này đã bắt đầu làm bạn thấy năng lực mạnh mẽ của SW và sẵn sàng đi tiếp để khám phá thêm những khả năng tiềm ẩn của nó. Bạn cũng thấy cách thức thực hiện không hoàn toàn giống AutoCAD:

***

NHẬN XÉT:

1. Rất ít dùng bàn phím, chủ yếu dùng trình đơn chuột phải.

2. Vẽ rất dễ vì không cần xác định kích thước sẵn và sửa đổi còn dễ hơn vì chỉ cần thay đổi giá trị kích thước.

3. Có rất ít công cụ nhưng chúng lại rất đa năng và không phải lúc nào cũng được kích hoạt vô cớ. Chỉ dùng được những công cụ phù hợp với công việc hiện thời.

4. Các nét vẽ trong SW rất linh hoạt, rất dễ chạy lung tung nếu không được ràng buộc chặt chẽ. Vì vậy nhớ phải ràng buộc các nét vẽ bằng kích thước và tương quan hình học một cách hợp lý. [/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Bây giờ ta sẽ thiết kế một chi tiết máy thực thụ: pulley khớp nối mềm. Chi tiết này có dạng tròn xoay, như những gì làm ở bài trước, ta có thể vẽ biên dạng tròn rồi Extrude lên các chiều cao khác nhau; nhưng tôi muốn giới thiệu một phương pháp khác, đó là lệnh Revolve. Các bạn sẽ thấy rằng có nhiều cách để đạt được cùng một kết quả và hãy thử làm nhiều cách để tìm ra cách làm tốt nhất.

Đầu tiên, ta mở một sketch trên Front Plane và vẽ như sau:



[LEFT]Đường tâm xuất phát từ gốc có màu đen. Do nét vẽ cơ bản ở trên cao, nên ta không buộc nó vào gốc được, nên nó màu xanh. Ta sẽ bắt nét đứng phải thẳng với gốc bằng cách chọn nó, giữ Ctrl và chọn gốc, ta thấy panel bên trái như sau:



[LEFT]Trong trường Selected Entities (màu đỏ, do đang được kích hoạt) có tên các đối tượng được chọn. Trường Add Relations dưới cùng có 3 cách gán tương quan: Midpoint (trung điểm), Coincident (trùng) và Fix (cố định); trong đó Coincident được tô đậm, đó là phương án mà SW đề xuất và ta thấy cũng chính là cách mà ta muốn. Ta nên hiểu rằng lựa chọn đó sẽ làm cho điểm gốc trùng với đoạn thẳng ở cả phần kéo dài của nó. Vậy là ta chọn tương quan này và OK. Đoạn thẳng đó thành màu đen do đã được xác định. Ta lấy các kích thước khác như minh hoạ dưới, lưu ý khi lấy kích thước khoảng cách của các đoạn thẳng với đường tâm, nếu đưa con trỏ sang phía bên kia thì sẽ có kích thước như đường kính:



[LEFT]Rồi gọi lệnh Revolved Boss/Base:
[/LEFT]



[LEFT]Và nhấn OK, ta có ngay phôi của pulley và trong cây thiết kế bên trái, ta thấy có thêm thư mục Revolve1:



[LEFT]Bây giờ chuẩn bị khoan lỗ bu-lông, ta chọn mặt phẳng lớn phía sau của pulley và mở một sketch mới, chọn công cụ Normal To để quay mặt này ra chính diện:



[LEFT]Ta thấy như sau:
[/LEFT]



[LEFT]Vẽ một đường tròn có tâm tại gốc rồi lấy kích thước:
[/LEFT]



[LEFT]Chọn đường tròn này và chọn công cụ Construction Geometry:
[/LEFT]



[LEFT]Để biến nó thành đường cấu trúc (không dùng để tạo biên dạng, chỉ để tham chiếu):



[LEFT]Vẽ một đường tròn nhỏ, tâm nằm tại 1 trong 4 điểm vuông (4 điểm Quadrant) và lấy kích thước:



[LEFT]Do đã xác định tâm tại điểm đặc biệt nên đường tròn này cũng màu đen. Gọi lệnh Extruded Cut:



Ta thấy bảng thuộc tính của lệnh này ở bên trái, ở trường Direction1 ta chọn Through All, nghĩa là cắt lỗ theo 1 hướng và xuyên suốt:



Sau khi OK, ta có lỗ khoan trên mô hình; trên cây thiết kế có thêm thư mục Cut-Extruded1:



[LEFT]Ta sẽ Array thành các lỗ sắp xếp theo vòng tròn. Với AutoCAD, ta sẽ xác định tâm là 1 điểm, nhưng đó là 2D. Với 3D thì ta phải xác định 1 trục tâm, ta làm xuất hiện trục tâm của pulley như sau:



[LEFT]Và ta thấy trục tâm đó. Ta gọi lệnh Circular Pattern (giống Array trong AutoCAD):



[LEFT]Tại Panel trái:

- Chọn trục tâm cho trường thứ nhất;
- Gõ 360 cho trường thứ hai;
- Gõ 6 cho trường thứ ba;
- Kiểm Equal Spacing;
- Click vào trường Features to Pattern

Rồi click lỗ nhỏ trong vùng đồ hoạ.
[/LEFT]



[LEFT]Ta có kết quả:
[/LEFT]



[LEFT]Trên cây thiết kế có thêm thư mục CirPattern1. Hãy
vào thư mục này, ta thấy trên puley xuất hiện số 360 (góc sắp đặt lỗ) và 6 (sỗ lỗ bu-lông):
[/LEFT]



[LEFT]Hãy
vào số 6 rồi đổi thành 8 và click Rebuilt mà xem:



[LEFT]Ta có ngay kết quả sau, thực sự là rất linh hoạt đúng không:
[/LEFT]
[/LEFT]



[LEFT]Gọi lệnh Chamfer:
[/LEFT]


[LEFT]
- Chọn lỗ to cho Chamfer Parameters;
- Gõ 2 cho trường D;
- Gõ 45 cho trường A;

Làm như minh hoạ dưới:

[/LEFT]


[LEFT]Sau khi OK, lặp lại lệnh này với những lựa chọn mặt ngoài và cạnh sau với thông số mới:
[/LEFT]



[LEFT]Ta có kết quả sau, với 2 thư mục Chamfer1 Chamfer2 trên cây thiết kế. Ta cũng thấy rằng với lệnh Chamfer thì chọn đối tượng là cạnh hay mặt đều được. Nếu chọn cạnh thì cạnh đó sẽ được vát mép; nếu chọn mặt thì toàn bộ chu vi mặt đó sẽ được vát mép, thật là tiện lợi nếu phải làm vát cho rất nhiều cạnh liên tiếp trong một bề mặt. Đặc điểm này cũng áp dụng cho lệnh cả Fillet nữa:



Tiếp tục gọi lệnh Fillet và chọn các cạnh như minh hoạ sau:



Ta có kết quả sau và lại thấy thêm thư mục Fillet1 trên cây thiết kế:



[LEFT]Ta lại chọn mặt đầu lớn và mở một sketch nữa rồi vẽ một đoạn thẳng nằm ngang và lấy kích thước:



[LEFT]Bình thường thì khi lấy kích thước giữa điểm mút đoạn thẳng và đường tròn, ta có khoảng cách giữa mút đó và tâm đường tròn; hãy dùng con trỏ kéo gốc kích thước từ tâm ra chu vi thì ta sẽ được kết quả như minh hoạ trên.

Gọi lệnh Cut-Extruded và thiết lập các thông số như sau:


[/LEFT]


Sau khi OK, ta có kết quả như minh họa dưới và trên cây thiết kế có thêm thư mục Cut-Extruded2:



[LEFT]Dùng công cụ Section View:
[/LEFT]


[/LEFT]

Để xem hình cắt:



[LEFT]Đây chỉ là hình cắt chứ pulley không thực sự bị cắt như khi thực hiện lệnh Cut, sau khi tắt lệnh thì mô hình lại trở về nguyên vẹn.

Hãy lưu bài này lại để dùng cho bài tiếp.

***

NHẬN XÉT:

1. Bình thường thì panel trái là cây thiết kế, gồm các thư mục lệnh xây dựng mô hình. Nhưng khi thực hiện hoặc sửa đổi một lệnh thì panel trái lại là bảng thuộc tính của lệnh đó.

2. Có những lệnh 3D xuất phát từ các sketch (Extrude, Revolve...), nhưng cũng có những lệnh không cần dùng sketch (Chamfer, Fillet...). Những lệnh xuất phát từ sketch có dấu cộng bên trái của thư mục, cho phép mở ra để sửa lại sketch này.

3. Với những lệnh 3D dùng sketch, có thể gọi lệnh trước rồi vẽ sau, hoặc vẽ trước rồi gọi lệnh sau đều được. Luôn luôn nhớ phải xác định sketch hoàn toàn trước khi tạo 3D.

4. Khi
vào các thư mục lệnh trên cây thiết kế thì đặc điểm đó được "phát sáng" trên mô hình và các kích thước liên quan đến lệnh này cũng hiển thị, cho phép ta thay đổi giá trị một cách nhanh chóng. Lệnh Undo (hoàn tác) rất ít tác dụng và không Undo được khi đã hoàn tất một lệnh, nhưng lúc nào ta cũng có thể hiệu chỉnh mô hình mà không cần dùng lệnh đó. Ta có thể sửa lại mô hình kể cả sau khi đã lưu tài liệu từ trước, bằng cách thay đổi các tham số tương ứng.
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Xin được mở hàng hỏi chú DCL :D. Cháu muốn vẽ 1 mặt bích, tất nhiên là trên mặt bích này có đục 1 số lỗ. Bây giờ cháu muốn dùng Design Table để tùy biến số lượng lỗ này thì phải làm thế nào ạ? Cháu đã thử xem bản vẽ mẫu trong thư viện nhưng thực sự là không biết làm theo được như họ. Xin cám ơn chú và mọi người.
Cậu xem bài thiết kế khớp nối, trong đó tớ có đề cập việc thay đổi số lỗ, cần gì phải dùng đến bảng tính đâu? Nếu vẫn muốn dùng bảng tính thì đưa số lỗ đó vào bảng là xong!
 
Cháu dùng SW 2007, lúc cần array thì mãi chả array được, không biết có sai chỗ nào không ạ?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ngay từ các phiên bản đầu tiên cho đến nay, các lệnh cơ bản trong SW đều thực hiện như nhau, rất ít có sự thay đổi. Với lệnh Circular Pattern (giống Array của AutoCAD), từ SW2008 trở đi, không cần chọn đường tâm mà có thể chọn ngay một mặt trụ hoặc côn làm tham chiếu.
 
Ý kiến nhỏ một chút. Mình nghĩ khi có các câu hỏi các bạn cố gắng up hình hoặc file bị lỗi kèm theo thì sẽ dễ dàng hơn cho mọi người tìm ra những chỗ lỗi đấy :1:.


- Việc chỉnh sửa các kích thước liên quan đến một lệnh nào đó bằng cách
vào lệnh đó đôi khi không đc tiện lợi do kích thước cần sửa khó tìm kích thước đó (phải xoay xoay, zoom zoom một chút chẳng hạn ^^], khi đó bạn có thể dùng cách khác để chỉnh sửa là: Right click vào lệnh => chọn Edit feature [Xin phép anh Lăng cho em bổ xung chút nhé :1:]
 
Last edited:
K

kspham_cn

solidwork rất hay!!!
Đó là lời đầu tiên cháu muốn nói cảm nhận của mình. Cháu xin chân thành cảm ơn chú Lăng. Cháu mới bắt đầu tiếp cận và làm quen với sw. Qua những bài viết của chú mà anh em tụi cháu có cái nhìn tổng quan hơn về sw. Nhất là những người mới bắt đầu học như cháu. Cháu tin tưởng rằng qua những hướng dẫn của chú cháu sẽ học tốt sw trong thời gian ko xa nữa. cháu sẽ cố gắng học tốt để đến lúc nào đó có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình cùng mọi người. Một lần nữa cháu xin chúc chú và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và mong chú tiếp tục đóng góp những kinh nghiệm quý báu của mình cho diễn đàn và cho những người mới tiếp cận với sw như tụi cháu!!!!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
- Việc chỉnh sửa các kích thước liên quan đến một lệnh nào đó bằng cách
vào lệnh đó đôi khi không đc tiện lợi do kích thước cần sửa khó tìm kích thước đó (phải xoay xoay, zoom zoom một chút chẳng hạn ^^], khi đó bạn có thể dùng cách khác để chỉnh sửa là: Right click vào lệnh => chọn Edit feature [Xin phép anh Lăng cho em bổ xung chút nhé :1:]
Không sai nhưng chưa hẳn đúng, lý do như sau:

1. Với SW thì ta chỉ nên vẽ các biên dạng thật đơn giản, như vậy thì số lượng kích thước hiển thị trong mỗi lệnh không nhiều.

2. Chỉ cần dùng bánh xe chuột để zoom mọi cỡ hoặc nhấn và di chuyển để xoay mọi góc độ, rất tiện và nhanh.

Do đó, chỉ nên right-click một lệnh rồi chọn Edit Sketch mỗi khi cần hiệu chỉnh lại hình vẽ, chứ không nên dùng chỉ để thay đổi giá trị kích thước, như vậy nhanh hơn.
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Bây giờ ta tạo bản vẽ cho pulley mà ta đã thiết kế xong. Hãy mở SW và chọn New; trong hộp New SolidWorks Document, chọn Drawing rồi OK. Ta thấy hộp thoại sau xuất hiện:



[LEFT]Hãy chọn giấy A3 rồi OK, ta thấy giao diện như sau:



Hãy nhấn nút Browse rồi mở tài liệu Puley mà ta đã thiết kế xong, rồi click vào vị trí đặt hình chiếu đứng, ta thấy hình chiếu đứng xuất hiện. Đưa con trỏ sang phải, ta lại thấy hình chiếu cạnh xuất hiện:



Cứ đưa con trỏ đi khắp mọi phía và click, ta có thể tạo ra cơ man hình chiếu với đủ mọi góc độ mà con trỏ di chuyển:



Nhưng ta không cần nhiều đến thế, hãy chọn các hình chiếu và xóa bỏ đi (bằng phím Delete hoặc trình đơn chuột phải đều được), chỉ giữ lại hình chiếu cạnh thôi:



Từ nay đã có kinh nghiệm, ta chỉ cần xác định trước hình chiếu mình cần rồi lấy nó ra chứ không nên gọi tùm lum, mất thời gian.

Nhưng so với khổ giấy thì hình chiếu này hơi nhỏ, ta cần đặt lại tỷ lệ bằng cách right-click vào chỗ trống trong trang giấy rồi chọn Properties:




Ta sửa lại tỷ lệ là 1:2 rồi OK. Nhưng vẫn thấy hình chiếu không thay đổi, nó vẫn bé như trước.

Hãy click vào hình chiếu và thấy panel trái xuất hiện bảng thuộc tính của hình chiếu này, hãy kiểm Use sheet scale (dùng tỷ lệ của trang) rồi OK:



Bây giờ thì hình chiếu này đã có tỷ lệ hợp lý rồi, nhưng nếu chỉ có mỗi nó thì chưa đủ để mô tả sản phẩm, ta cần thêm 1 hình cắt nữa. Hãy chọn công cụ Section View:



[LEFT]Con trỏ bây giờ trở thành cây bút để bạn có thể vẽ đường cắt. Hãy trỏ vào tâm pulley nhưng đừng click vội, để con trỏ truy bắt tâm, rồi đưa con trỏ dọc lên, bạn thấy có tia "truy bắt" đi theo. Hãy vẽ một đường thẳng đứng cắt toàn bộ pulley rồi lia con trỏ sang hai bên, ta thấy hình cắt xuất hiện và đảo chiều khi con trỏ ở bên phải hay bên trái hình chiếu, rồi đặt hình cắt vào chỗ thích hợp:


[/LEFT]

Cả ký hiệu mặt cắt và nhãn của hình cắt tự động xuất hiện rất hoàn chỉnh. Nhưng các hình này còn thiếu đường tâm. Hãy dùng công cụ Centerline và click vào hình cắt, chỗ nào cũng được.



[LEFT]Ta có ngay đường tâm cho hình cắt. Lại dùng công cụ Center Mark và click vào chu vi của pulley:



[LEFT]Kết quả là:



[LEFT]Quá chuẩn và đẹp phải không?

Bây giờ ta điền kích thước. Hãy click ra chỗ trống (để không chọn riêng hình nào) rồi gọi lệnh trình đơn Insert, Model Items, bảng thuộc tính của lệnh xuất hiện bên trái:



[LEFT]Trong trường Source, chọn Entire model (toàn bộ mô hình) rồi OK, lập tức các kích thước tự động điền vào cho cả hai hình biểu diễn:



[LEFT]Quả là nhanh chóng, nhưng hình như hơi lộn xộn. Hãy kéo để chỉnh lại vị trí các kích thước cho khoa học và thẩm mỹ.

Lưu ý:

- Nếu giữ Ctrl và kéo một kích thước thì bạn sẽ copy nó sang vị trí mới.

- Nếu giữ Shift và kéo kích thước sang hình biểu diễn khác thì bạn sẽ chuyển nó sang hình mới.

- Có thể xóa các kích thước thừa. Nó không thực sự mất đi, nếu muốn xuất hiện lại thì lại dùng lệnh Insert, Model Items.

- Tất cả các kích thước tự động này chính là các kích thước được thiết lập trong tập tin Part, chúng đều có thể thay đổi giá trị và làm thay đổi mô hình gốc bên tập tin Part.

- Có thể lấy thêm các kích thước tham khảo. Các kích thước tham khảo này không thay đổi được giá trị.

Kết quả là:



[LEFT]Thế là chúng ta đã tạo xong bản vẽ kỹ thuật cho sản phẩm.

***

NHẬN XÉT:

1. Bản vẽ kỹ thuật bao gồm các hình biểu diễn và kích thước hoàn toàn được tạo ra theo cách ta muốn, một cách tự động, nhanh chóng và dễ dàng.

2. Tỷ lệ được thiết lập rất đơn giản, dù là tỷ lệ chung hoặc riêng.

3. Các kiểu đường nét và độ đậm rất đúng tiêu chuẩn.

4. Không nên lạm dụng việc lấy kích thước tham khảo theo cách thủ công. Muốn vậy thì kích thước "chính thống" phải được lấy một cách hợp lý ngay khi thiết kế bên Part.

5. Cách thức tạo ra bản vẽ kỹ thuật hoàn toàn khác AutoCAD, nói chung là SW không còn khái niệm "vẽ" nữa.
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
solidwork rất hay!!!
Đó là lời đầu tiên cháu muốn nói cảm nhận của mình. Cháu xin chân thành cảm ơn chú Lăng. Cháu mới bắt đầu tiếp cận và làm quen với sw. Qua những bài viết của chú mà anh em tụi cháu có cái nhìn tổng quan hơn về sw. Nhất là những người mới bắt đầu học như cháu. Cháu tin tưởng rằng qua những hướng dẫn của chú cháu sẽ học tốt sw trong thời gian ko xa nữa. cháu sẽ cố gắng học tốt để đến lúc nào đó có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình cùng mọi người. Một lần nữa cháu xin chúc chú và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và mong chú tiếp tục đóng góp những kinh nghiệm quý báu của mình cho diễn đàn và cho những người mới tiếp cận với sw như tụi cháu!!!!
Tớ thực sự không có ý định soạn một giáo trình khác thay thế bộ giáo trình sẵn có trong phần mềm này, một bộ giáo trình mà theo tớ là rất hay và có logic. Tuy nhiên, các bài trong đó chưa làm thật rõ những khác biệt của SW so với AutoCAD, mà ta biết rằng những ai định dùng SW đều đã rất thành thạo AutoCAD.

Qua việc xem các thiết kế và trao đổi kinh nghiệm với các bạn đã thành thạo SW, tớ có cảm giác các bạn đó đã dùng SW theo kiểu AutoCAD, giống như phần đông dùng Word theo kiểu máy chữ. Điều đó đã phần nào hạn chế công lực của những phần mềm này.

Thông qua việc làm rõ thêm những khía cạnh khác nhau giữa hai phần mềm đồ họa kỹ thuật, tớ mong các bạn sẽ có cách sử dụng chuẩn tắc và khoa học hơn xuất phát từ chỗ thực sự hiểu ruột gan của phần mềm SW này.

Một vấn đề nữa là các bài tập trong SW hơi thiếu tính cơ khí chế tạo, làm cho kỹ sư cơ khí chưa thật thấy nó gần gũi và hấp dẫn. Vì thế tớ có ý muốn minh họa thêm bằng những sản phẩm gần gũi hơn.

Do đó, các bạn rất nên làm các bài tập trong Tutorial của SW để nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng sử dụng phần mềm này.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
@Step,

Cậu đừng hiểu một cách cứng nhắc như vậy. Theo mặc định thì SW sẽ lấy đường tâm kéo dài quá phần vật liệu 5mm. Cậu sẽ có đường tâm hoàn chỉnh nếu đó là hình chiếu cái bát chứ không phải là hình cắt. Còn khi cậu lấy mặt cắt thì SW "mù quáng", nên chỉ kéo đường tâm ra khỏi đáy bát một chút thôi. Cậu chẳng việc gì mà phải xóa nó đi rồi vẽ lại đường tâm mới theo cách thủ công; hãy click vào đường tâm ngắn đó rồi kéo dài ra là xong!

Cũng có thể phiên bản sau thì các tác giả sẽ bổ khuyết điều này. Nhưng có điều là nếu chiều dài đường tâm mang tính tiêu chuẩn chặt chẽ như các đối tượng khác thì chắc họ đã không cho phép mình tùy tiện kéo dài như vậy.
 
@Step,

Cậu đừng hiểu một cách cứng nhắc như vậy. Theo mặc định thì SW sẽ lấy đường tâm kéo dài quá phần vật liệu 5mm. Cậu sẽ có đường tâm hoàn chỉnh nếu đó là hình chiếu cái bát chứ không phải là hình cắt. Còn khi cậu lấy mặt cắt thì SW "mù quáng", nên chỉ kéo đường tâm ra khỏi đáy bát một chút thôi. Cậu chẳng việc gì mà phải xóa nó đi rồi vẽ lại đường tâm mới theo cách thủ công; hãy click vào đường tâm ngắn đó rồi kéo dài ra là xong!

Cũng có thể phiên bản sau thì các tác giả sẽ bổ khuyết điều này. Nhưng có điều là nếu chiều dài đường tâm mang tính tiêu chuẩn chặt chẽ như các đối tượng khác thì chắc họ đã không cho phép mình tùy tiện kéo dài như vậy.
Dạ vâng! Cháu cảm ơn chú. Sau khi port câu hỏi lên xong thì cháu tìm hiểu lại thì đúng là không cần phải vẽ thủ công như thế mà chỉ cần dùng chuột có thể kéo được. Trước lúc chú trả lời thì cháu đã tự xóa câu hỏi của cháu đi rồi vì cháu thấy không cần thiết phải hỏi nữa. Cháu cảm ơn chú nhiều.:53:
 
Bác DCL ơi cho cháu hỏi chút.
cháu dùng SW để mô phỏng chuyển động giữa bulông và đai ốc ( vít me). Nhưng cháu không biết chọn như thế nào. Bác có thể chỉ giúp cháu được không ạ!
cảm ơn bác rất nhiều!
 
@bac DCL: Chào bác DCL, lâu lắm rồi em mới gặp được người cùng sở thích đam mê như em. em rất khoái cách bác dùng đường contruction như ở ví dụ thiết kế bích. trước em không biết tạo đường contruction nên vẽ và lắp rất vất vả. một kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bạn là nên dùng đường contrution để đưa sketch của chi tiết về tọa độ gốc như thế ghi kích thước dựng part và lắp trong assembly rất thuận tiện.
 
V

votinh

Chú DCL cho cháu hỏi một chút là cháu đang dùng SW 05 , cháu thấy hình như việc bắt diểm của nó hơi kém hơn so với các phiên bản về sau hay là do cháu chưa có bật nó nên ?
VD : cháu muốn lofted theo đường dẫn nếu ở các phiển bản sau chỉ cần rê chuột đến gần mặt phẳng là nó tự bắt điểm rồi mà ở SW 05 không có thấy . Cháu làm tương tự ở các phiên bản về sau thì làm được nhưng 05 thì không đươc .
Cháu vẽ theo mặt front

Khi cháu chuyển sang mặt top để vẽ đường dẫn thì không thấy nó tự bặt điểm (Cháu đã chọn 3D sketch)



Cháu hỏi vào phần này nếu không đụng chú thông cảm :D .
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
@Votinh: Tớ chưa dùng SW2005 nên không rõ vụ này. Cậu cứ thử kiểm tra lại, xem đã bật chế độ truy bắt lên chưa?
 
Top