Các bước triển khai ERP cho sản xuất?

Author
ERP là một phần mềm quản trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và vận hành một cách khoa học hiệu quả. Đặc biệt với số liệu thống kê báo cáo chính xác, trực quan giúp doanh nghiệp dễ dàng ra quyết định một cách kịp thời và nhanh chóng. Vậy đâu là các bước triển khai ERP cho sản xuất? sẽ có trong bài viết ngay sau đây

Lợi ích ERP mang đến cho doanh nghiệp
Trước khi đến với các bước triển khai ERP cho sản xuất, chúng ta sẽ tìm hiểu một số lợi ích mà ERP đem đến cho doanh nghiệp ngay sau đây:

Quản lý và tiếp cận thông tin một cách chính xác
Là một nhà lãnh đạo, bạn phải đợi rất lâu theo tuần, tháng, quý mới nhận được báo cáo từ các phòng ban tổng hợp và gửi lại, điều này khiến bạn phải chờ đợi mất đi cơ hội tiếp cận thông tin nhanh để ra các quyết định kinh doanh kịp thời. Hiểu đượ điều này, ERP mang đến cho các nhà quản lý cơ hội dễ dàng tiếp cận các thông tin quản trị đáng tin cậy để có thể đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin chính xác. Nếu không ERP, quản lý phải mất thời gian để thu thập dữ liệu từ nhiều bộ phận phòng ban khác nhau, dữ liệu có sự sai lệch ví dụ: Tài chính kế toán có con số doanh thu riêng, kinh doanh có một con số khác và những đơn vị khác có thể có số liệu khác để tổng hợp thành doanh thu của cả doanh nghiệp) để có thể đưa ra quyết định.

Với hệ thống ERP tất cả thông tin, dữ liệu sẽ xuyên suốt thống nhất: không thắc mắc, không nghi ngờ bởi vì tất cả phòng ban, nhân viên đều sử dụng chung một hệ thống được cập nhật theo thời gian thực. Hệ thống ERP tập trung tất cả các dữ liệu trong doanh nghiệp vào một cơ sở quản lý dữ liệu dùng chung và chia sẽ chúng với các phòng ban, giúp cho dữ liệu luôn chính xác và có sẵn.

Kiểm soát hàng tồn kho

ERP giúp doanh nghiệp kiểm soát hàng tồn một cách nhanh chóng và chính xác

Đối với doanh nghiệp sản xuất, bài toán kiểm soát hàng tồn kho là vô cùng quan trọng, nếu hợp lý hoá quá trình sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng sản xuất từ đó giúp quá trình lập kế hoạch diễn ra hiệu quả hơn. Với ERP. Giúp donah nghiệp quản lý tồn kho trở nên dễ dàng hơn. Như đã nói ở phần trên, tất cả sẽ được cập nhật theo thời gian thực, từ đó ra các thể biết được chính xác lượng hàng trong kho là bao nhiêu, cần mua thêm bao nhiêu NVL để có thể đáp ứng đơn hàng, xác định mức tốn kho tối ưu… nhờ đó mà giảm nhu cầu vấn lưu động, giảm thất thoát và tăng hiệu quả kinh doanh.

hóa thông tin nhân sự
ERP giúp bộ phận nhân sự quản lý thông tin nhân sự và tính lương một cách nhanh chóng và hiệu quả đặc biệt giúp nhân viên sắp xếp hợp lý các quy trình quản lý nhân sự và tính lương, giúp sử dụng nhân sự hiệu quả, đồng thời giảm thiểu các sai sót và gian lận trong hệ thống tính lương.

Đặc biệt ở các doanh nghiệp có nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau, số lượng nhân sự khổng lồ, bộ phận Hành chính nhân sự không có một phương pháp quản lý chung thì việc quản lý nhân sự, tính lương có lẽ sẽ là vấn đề hóc búa với doanh nghiệp. Nhưng không sao, ERP có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề đó.

Công tác kế toán chính xác hơn
Kế toán là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao về số liệu. ERP sẽ giúp cho bộ phận kế toán giảm bớt lượng công việc, sai sót thường mắc phải trong cách hạch toán thủ công. Ngoài ra phân hệ kế toán ERP cũng giúp các nhân viên kiểm toán nội bộ và các cán bộ quản lý cao cấp kiểm tra tính chính xác của các tài khoản.

Chuẩn hóa quy trình và tăng hiệu suất sản xuất
Một trong những lợi ích đặc biệt mà ERP mang đến cho doanh nghiệp sản xuất đó là giúp bộ phận sản xuất lên kế hoạch sản xuất một cách hợp lý và hiệu quả. ERP giúp quản lý dễ dàng giám sát đến các công đoạn nhỏ nhất trong sản xuất, giúp các doanh nghiệp sản xuất nhận dạng và loại bỏ những yếu tố kém hiệu quả trong qui trình sản xuất. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp không sử dụng phần mềm ERP mà lên kế hoạch sản xuất một cách thủ công dẫn đến tính toán sai và điều này gây nên các điểm thắt cổ chai trong quá trình sản xuất và do đó thường sử dụng không hết công suất của máy móc và công nhân.

Các bước triển khai ERP cho sản xuất
Để triển khai ERP thành công, bất kì doanh nghiệp nào cũng phải trải qua các bước như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch.
Trước khi bắt đầu triển khai bất kỳ công việc gì, lên kế hoạch chi tiết luôn là điều cần thiết. Điều đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và dự tính được các vấn đề phát sinh. Đặc biệt hơn, triển khai ERP luôn tốn nhiều thời gian và tiền bạc nên việc tạo dựng kế hoạch là điều bắt buộc. Việc có một kế hoạch cụ thể, đầy đủ sẽ giúp dự án triển khai ERP diễn ra hiệu quả hơn.
Các hạng mục mà doanh nghiệp cần phải tìm hiểu như (nguồn lực hiện tại, nhân sự tham gia, mức ngân sách, nhà thầu triển khai ERP

Bước 2: Lựa chọn nhân sự tham gia dự án triển khai ERP.
Nhân sự đóng vai trò quan trọng trong các công việc. Lựa chọn nhân sự tham gia dự án kết nối với đơn vị nhà thầu và doanh nghiệp giúp kiểm soát tình hình, đưa dự án đi đúng hướng theo mục tiêu ban đầu mà doanh nghiệp hướng đến. Nhân sự không hẳn là bộ phận IT hay một người am hiểu về công nghệ nhưng phải là người có thể nhạy bén và dễ dàng nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp

Bước 3: Lựa chọn đối tác tư vấn triển khai ERP uy tín.

Eastern Sun - đơn vi triển khai chuyển đổi số uy tín được nhiều doanh nghiệp sản xuất tin tưởng và lựa chọn

Lựa chọn đúng đối tác tư vấn và triển khai ERP quyết định 50% thành công của dự án triển khai ERP. Một đơn vị uy tín họ sẽ giải được bài toán cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xây dựng được một quy trình quản lý và hoạt động hiệu quả

Bước 4: Khảo sát tình hình và triển khai giải pháp
Sau khi tìm được đối tác để triển khai ERP, họ sẽ khảo sát và đánh giá mức độ sẵn sàng triển khai ERP cho doanh nghiệp trong đó sẽ giúp và hỗ trợ doanh nghiệp số hoá dữ liệu và quy trình một cách nhanh chóng và hiệu quả để khi áp dụng ERP vào doanh nghiệp sẽ không ảnh hưởng tới luồng thông tin dữ liệu ban đầu của doanh nghiệp

Bước 5: Nghiệm thu và đánh giá.
Sau khi đưa ERP vào hoạt động một thời gian, cả hai bên doanh nghiệp và nhà thầu sẽ tiến hành nghiệm thu và đánh giá đã hoàn thành đúng với yêu cầu của doanh nghiệp đặt ra ban đầu chưa. Có cần phải chỉnh sửa? hay cải tiến để luồng quy trình hoạt động diễn ra hiệu quả

Bước 6: Đào tạo và hướng dẫn sử dụng
Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm đào tạo và hướng dẫn sử dụng hệ thống
ERP cho các bộ phận phòng ban doanh nghiệp hiểu và nắm rõ quy trình hoạt động của hệ thống. Điều này sẽ giúp cho người dùng không cảm thấy khó khăn khi sử dụng một hệ thống hoàn toàn mới.

Bước 7: Bảo trì và nâng cấp hệ thống ERP.
Nhà thầu sẽ song hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ và giúp doanh nghiệp mở rộng hoặc nâng cấp khi cần thiết.Trên đây là các bước triển khai ERP cho doanh nghiệp sản xuất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải trải qua. Các bước có thể có sự thay đổi trong quá trình triển khai ERP thực tiễn, thời gian triển khai ERP nhanh hay chậm còn thuộc vào yêu cầu tính năng, quy mô của từng doanh nghiệp.

-------------------------------------------------
- Nơi niềm tin tỏa sáng!
Tầng 3, Tòa nhà Intracom, Số 82 phố Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 0933.184.123
Email: info@easternsun.vn

Theo dõi bài viết gốc ngay TẠI ĐÂY
 
Last edited:
Author
Cảm ơn ad đã chia sẻ về ERP ạ! Nhưng em đang chưa biết biết ưu & nhược điểm của ERP là như thế nào? Mong ad sẽ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này ạ!
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về ERP qua bài viết này ạ: https://www.easternsun.vn/he-thong-erp-la-gi/
Nói ngắn gọn thì ERP sẽ khiến cho quy trình quản trị doanh nghiệp diễn ra một cách trơn tru, hiệu quả. Quản lý có thể dễ dàng theo dõi giám sát công việc trên hệ thống dễ dàng, từ đó xử lý nhanh mọi vấn đề phát sinh. Nhược điểm lớn nhất hiện nay của ERP là ERP không thể tự động triển khai mà đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư thời gian và công sức triển khai hệ thống.
 
Top