Các giai đoạn thiết kế ngược

  • Thread starter camtech24
  • Ngày mở chủ đề
C

camtech24

Author
+ Kỹ thuật thiết kế ngược theo hướng tự động hóa thường được chia làm 3 giai đoạn là:
lấy mẫu (số hóa bề mặt) bằng thiết bị đo quét tọa độ; xử lý dữ liệu và xây dựng mô hình thiết
kế trên phần mềm CAD; ứng dụng.
- Giai đoạn lấy mẫu là giai đoạn số hóa bề mặt mẫu bằng các loại thiết bị đo quét tọa độ.
Các loại thiết bị đo quét tọa độ được lựa chọn tùy theo hình dạng của chi tiết, yêu cầu độ
chính xác, vật liệu chi tiết, kích thước chi tiết... Hai loại thiết bị đo quéttọa độ phổ biến nhất
hiện nay là thiết bị đo không tiếp xúc và thiết bị đo tiếp xúc. Điển hình của 2 loại máy này là
máy quét laser và máy đo tọa độ (Coordinate Measuring Machine - CMM). Trong giai đoạn
này thiết bị đo tọa độ sẽ thu nhận dữ liệu hình học của đối tượng ở dạng tọa độ của các điểm
(x,y, z), sau đó sẽ tập hợp các điểm trên bề mặt đối tượng được mô tả như “đám mây điểm”.
- Tiếp theo là giai đoạn xử lý dữ liệu và xây dựng mô hình, giai đoạn này sử dụng 2
phần mềm là phần mềm tạo lưới (có khả năng tự động phủ lưới qua tất cả các điểm dữ liệu) và
phần mềm mô hình hóa 3D (có khả năng mô hình hóa các đường cong, mặt cong NURBS,
xây dựng mô hình thiết kế CAD từ mô hình lưới điểm thông qua sự tương tác của người sử
dụng với giao diện của phần mềm).
- Sau cùng là giai đoạn ứng dụng, mô hình thiết kế có thể được tinh chỉnh, tối ưu bằng
các phương pháp phân tích CAE, hay chuyển sang công đoạn thiết kế khuôn cho sản phẩm và
cuối cùng là xuất dữ liệu thiết kế dưới dạng bản vẽ kỹ thuật.
Có thể sử dụng trực tiếp dữ liệu thiết kế cho công đoạn sản xuất bằng cách chuyển mô hình
CAD sang phần mềm CAM để lập trình gia công CNC, hay chuyển sang dữ liệu STL cho quá
trình tạo mẫu nhanh.
- Ngoài việc phục vụ thiết kế chế tạo, quy trình thiết kế ngược còn được sử dụng để
kiểm tra, đánh giá độ chính xác giữa sản phẩm gia công so với nguyên mẫu.
 
Top