Các loại máy bay chiến đấu

Author
Tiếp tục mấy chiếc Mig đây
SU_35

Sukhoi Su-35 (trước đây có tên gọi là Su-27M) (tên ký hiệu của NATO Flanker-E) là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, chiếm ưu thế trên không thế hệ 4,5 hiện đại được phát triển bởi hãng Sukhoi. Do có các đặc trưng và thành phần của máy bay giống với Su-30MKI, Sukhoi Su-35 được xem như là người anh em với Sukhoi Su-30MKI, một phiên bản đặc biệt của Su-30. Su-35 được phát triển xa hơn nữa, và kết quả là Su-35BM. Su-35 hiện đang phục vụ với một số lượng nhỏ trong Không quân Nga.

Thiết kế và phát triển

Chương trình thử nghiệm T10-24 đã được xây dựng từ năm 1985. Các chuyến bay kiểm tra đã cất cánh vào năm 1988. Nguyên mẫu đầu tiên đã được trưng bày công khai vào năm 1992 ở Triển lãm hàng không Farnborough. Máy bay có tên gọi ban đầu là Su-27M (T-10S-70), nhưng sau đó đã đổi thành Su-35, dù tên gọi Su-27M vẫn còn tồn tại trong hệ thống tên gọi của quân đội Nga. Mười một nguyên mẫu đã được chế tạo đến năm 1994. Nó bắt đầu phục vụ thử nghiệm trong không quân Nga vào năm 1995. Sau đó một phiên bản cải tiến khác từ Su-35 là Su-37 'Flanker-F' đã được phát triển song song và chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1996. Su-35 hiện nay chỉ được sản xuất cho Không quân Nga. Mới đây Su-35 đã xuất hiện trong triển lãm hàng không MAKS-2007 International Aviation and Space Salon vào tháng 8 năm 2007.

Su-35 có cánh lớn và động cơ có công suất lớn hơn với các loại khác của dòng Su-27, Su-33 'Flanker-D' và Su-35 có cùng kiểu cánh lớn và động cơ công suất lớn. Các thay đổi khác từ Su-27 và Su-30 là các cánh mũi, mũi máy bay lớn hơn, sử dụng nhiều hơn vật liệu sợi các bon, và hợp kim l
ôm trong cấu trúc thân, đồng thời các cánh đuôi có hình vuông hơn và rộng hơn. Phần đầu có một rada quét mảng pha điện tử bị động cải tiến. Máy bay đã được cập nhật công nghệ điện tử hàng không và các hệ thống điện tử, bao gồm hệ thống lái số fly-by-wire và 1 radar tìm kiếm-khóa mục tiêu ở phía sau để bắn các tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động. Nó có hệ thống tiếp nhiên liệu trên không

Hiện đại hóa

Sukhoi bắt đầu hiện đại hóa Su-35 vào giữa thập niên 2000 để đưa Su-35 thành một máy bay tiêm kích thế hệ 4.5 hiện đại, tận dụng các công nghệ hiện tại đã có. Su-35 hiện đại hóa sẽ đựoc thiết kế tạm thời cho đến khi máy bay thế hệ thứ 5 PAK FA (T-50) được đưa vào hoạt động. Chiếc Su-35 hiện đại hóa đầu tiên mới đây đã được trưng bày tại triển lãm hàng không MAKS-2007 vào tháng 8-2007. Phiên bản Su-35 mới bay lần đầu vào ngày 19 thán 2-2008. Phiên bản này bay giờ đang được sản xuất để cung cấp cho khách hàng bắt đầu vào năm 2009.[5] Su-35 hiện đại hóa được gọi là "Su-35BM" (Bolshaya Modernizatsiya - Hiện đại hóa lớn) bởi một số nguồn,nhưng Sukhoi đơn giản chỉ đề cập nó là một máy bay tiêm kích như "Su-35".

Su-35 mới bỏ đi cánh mũi và cánh tà hãm tốc độ từ thiết kế ban đầu của Su-35. Thiết kế mới có một khung máy bay gia cố nhằm tăng tuổi thọ và có một radar nhỏ hơn ở hía trước. Su-35 hiện đại hóa có phần múi mới, trong đó chứa một radar quét mảng pha điện tử bị động cải tiến và máy bay cũng được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không và các hệ thống điện khác, bao gồm hệ thống lái số fly-by-wire và radar quét sau để điều khiển tên lửa SARH. Hệ thống đẩy véc tơ 2 chiều không đối xứng đã được thử nghiệm trên Su-35 và có vẻ như sẽ làm cơ sở để phát triển Su-37. Động cơ đẩy véc tơ 2D mới có tên gọi 117S, đã được phát triển và thay thế các động cơ AL-35 hay AL-31F hiện có.

Vào tháng 7-2008, Nga đã giới thiệu Su-35 cho Ấn Độ,[10] Malaysia và Algeria.Chính phủ Venezuela cũng biểu thị mỗi quan tâm đến việc mua vài chiếc Su-35.
 
Last edited:
Author
Ðề: Các loại máy bay chiến đấu

SU-37


Sukhoi Su-37 Терминатор (tên ký hiệu của NATO "Flanker-F" - Kẻ tấn công sát sườn F). Đây là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, bay trong mọi thời tiết và là phiên bản mới nhất của dòng máy bay chiến đấu dựa trên mẫu máy bay chiến đấu Su-27, được phát triển vào năm 1977 bởi Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi ở Moskva và được đưa vào sử dụng trong quân đội Nga và hơn 20 nước khác trên thế giới.

Vũ khí

Su-37 có thể mang tới 14 tên lửa không đối không và tới 8.000 kg đạn dược. Mười hai điểm treo cứng bên ngoài có thể mang các tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom, rocket và ECM (bộ phận phản ứng điện tử). Máy bay được lắp một súng GSh-301 30 mm với tốc độ bắn tối đa 1.500 viên/phút.

Máy bay được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel R-73E có radar dẫn đường. R-73E (tên ký hiệu của NATO AA-11 Archer) là một tên lửa cận chiến mọi hướng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu đang đuổi phía sau hay đang đối đầu phía trước ở độ cao từ 0.02 và 20 km, và mục tiêu g-load lên đến 12 g. Tên lửa không đối không Vympel RVV-AE (AA-12 Adder) cũng được gọi là R-77, có thể chặn đứng các mục tiêu có tốc độ lên tới 3.600 km/h và ở độ cao từ 0.02 đến 25 km.

Su-37 có thể được lắp thêm các tên lửa không đối đất như tên lửa tầm ngắn Kh-25 (AS-12 Kegler) và Kh-29 (AS-14 Kedge) với đầu đạn 317 kg.

Động cơ

Su-37 được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy trong AL-31FU TVC (thrust vector control - kiểm soát hướng và tốc độ phụt). Động cơ này được phát triển bởi Phòng thiết kế động cơ Lyulka (NPO Saturn) và dựa trên nguyên mẫu động cơ phản lực cánh quạt đẩy trục đôi AL-31F của chiếc Su-27. Động cơ được thiết kế máy nén bốn giai đoạn áp lực thấp (LP), máy nén chín giai đoạn áp lực cao (HP), buồng đốt hình khuyên và các turbine áp lực thấp và áp lực cao một giai đoạn, đốt lần hai (afterburner) và máy trộn. Mỗi động cơ cung cấp sức đẩy 83.36 kN và tăng lên 142 kN khi tăng lực và có thể lái được từ 15 đến +15 độ dọc theo chiều đứng máy bay.

Bộ phận kiểm soát hướng và tốc độ phụt được tích hợp hoàn toàn với hệ thống kiểm soát bay digital. Miệng TVC có thể làm lệch cả theo kiểu đồng thời và khác biệt dựa vào thao diễn. Miệng được nối với khớp xoay hình khuyên và có thể được di chuyển trong pitch của máy bay bằng hai cặp kích thuỷ lực. TVC cho phép máy may trình diễn ở tốc độ gần bằng không mà không bị giới hạn về góc bắn. Bộ phận kiểm soát này có thể được phi công điều khiển bằng tay hay hoàn toàn tự động nhờ hệ thống kiểm soát bay.

Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 1
Chiều dài: 22.183 m (72 ft 9 in)
Sải cánh: 14.7 m (48 ft 3 in)
Chiều cao: 6.43 m (21 ft 1 in)
Diện tích cánh: 62.0 m² (667 ft²)
Trọng lượng rỗng: 18.500 kg (40.790 lb)
Trọng lượng cất cánh: 35.000 kg (77.160 lb)
Động cơ: 2x Lyulka AL-37FU công suất 145 kN (32.000 lbf) mỗi chiếc

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 2.500 km/h
Tầm bay: 3.700 km (2.230 mi)
Trần bay: 28.000 m (59.100 ft)

Vũ khí
1x pháo Gryazev-Shipunov GSh-30-1 30 mm với 150 viên đạn
12 giá treo vũ khí, mang bom, tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất gồm Vympel R-73E, R-77, Kh-25 (AS-12 Kegler) và [[]]Kh-29 (AS-14 Kedge). Tổng trọng lượng vũ khí lên đến 8.000 kg.

__________________
 
Last edited:
Author
Ðề: Các loại máy bay chiến đấu

cái này có rồi nhưng post lại,cánh ngược đây
SU-47 ĐẠI BÀNG VÀNG của Nga​


Sukhoi Su-47 Berkut (tên tiếng Nga: Су-47 "Беркут" - Đại bàng Vàng), cũng được định danh là S-32 và S-37 trong quá trình phát triển đầu tiên, là một máy bay phản lực chiến đấu siêu âm thực nghiệm do Tập đoàn Hàng không Sukhoi phát triển. Tên ký hiệu của NATO của loại máy bay này là "Firkin". Một đặc điểm dễ phân biệt của Sukhoi Su-47 là cánh cụp phía trước, tương tự như cánh loại Grumman X-29. Cái tên Berkut đã được đặt thêm cho Su-47 từ năm 2002, cho thấy loại máy bay này đã chuyển sang giai đoạn sẵn sàng sản xuất, và có lẽ nó sẽ được thiết kế lại nhiều (như một phần trong chương trình Sukhoi PAK FA (Prospective Air Complex for Tactical Air Forces) của Sukhoi) trước khi công việc sản xuất hàng loạt được bắt đầu. Tên định danh Su-47 có thể hoặc không được dùng lại cho thiết kế PAK FA


S-37 không có kích thước tương tự như các loại máy bay chiến đấu lớn của Sukhoi trước đó như Su-35. Để giảm các chi phí phát triển, S-37 mượn phần thân trước, cánh dọc, và bộ bánh đáp từ loại Su-27. Tuy nhiên, máy bay được tích hợp các đặc tính giảm khả năng bị phát hiện bởi ra-đa (gồm cả các vật liệu hấp thụ ra-đa), một khoang vũ khí trong, và khoảng không gian cần thiết cho một hệ thống ra-đa hiện đại. Dù về khái niệm tổng thế nó giống với loại máy bay nghiên cứu X-29 của Mỹ hồi thập niên 1980, S-37 có kích cỡ lớn gấp khoảng hai lần và giống với một loại máy bay chiến đấu thực sự hơn bản thiết kế của Hoa Kỳ.

Đặc điểm kỹ thuật (Su-47)

Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 1
Chiều dài: 22.6 m (74 ft 2 in)
Sải cánh: từ 15.16 m đến 16.7 m (49 ft 9 in to 54 ft 9 in)
Chiều cao: 6.3 m (20 ft 8 in)
Diện tích: 666 ft² (203 m²)
Trọng lượng rỗng: 36.100 lbs (16375 kg)
Trọng lượng cất cánh: 55.115 lb (25.000 kg)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 77.162 lbs (35.000 kg)
Động cơ: 2x động cơ phản lựa tuabin cánh quạt Lyulka AL-37FU điều khiển số, **Công suất thực: 83.4 kN (18.700 lbf) mỗi chiếc
Công suất khi đốt nhiên liệu lần 2: 142.2 kN (32.000 lbf) mỗi chiếc
Hướng phụt: 20° tới +20° ở 30°/giây theo cả hai hướng dọc và ngang

Hiệu suất bay

Vận tốc cực đại: Mach 2.1 ((2.200 km/h, 1400 mph), Mach 1.35 (1.400 km/h, 870 miles) trên biển
Tầm bay: 3.300 km (2.050 mi)
Trần bay: 18.000 m (59.050 ft)
Vận tốc lên cao: 230 m/s (45.300 ft/min)
Lực nâng của cánh: 79.4 lb/ft² (36 kg/m²)
Lực đẩy/trọng lượng: N/A


Vũ khí

1x pháo GSh-30-1 30 mm với 150 viên đạn
Tên lửa: 14 giá treo vũ khí (2 đầu cánh, 6-8 dưới thân, 4-6 dưới cánh)
Không đối không: R-77, R-77PD, R-73, K-74
Không đối đất : X-29T, X-29L, X-59M, X-31P, X-31A, KAB-500, KAB-1500
 
Ðề: Các loại máy bay chiến đấu

trúng niềm đam mê thầm lặng của em rồi, có ai có bản vẽ chi tiết mấy loại tên lữa, súng(các loại), máy bay, pháo,đaị bac... thì làm ơn gửi mail cho em với, em xin ngàn lần cảm ơn. sau này định chế tạo vũ khí bảo vệ quốc gia !!dùa thôi thực ra là về vẽ 3d ấy mà.nếu nước mình được có mấy công ty chế tạo vũ khí như kiểu dassult system, locked martartin.. thì em có việc đúng ngành rồi!
talalevan@yahoo.com.vn
 
Author
Ðề: Các loại máy bay chiến đấu

Jas-39 NG



Saab JAS 39 "Gripen" (Griffin hay "Gryphon") là một máy bay chiến đấu được sản xuất bởi công ty hàng không Saab Thuỵ Điển. Chiếc máy bay này đã phục vụ trong Không quân Thuỵ Điển, Không quân Cộng hoà Czech và Không quân Hungary, và đã được Không quân Nam Phi đặt hàng. Tháng 4 năm 2007, Na Uy đã ký một thoả thuận về một chương trình phát triển chung loại máy bay này.

Gripen International là tổ chức đại diện chính và chịu trách nhiệm marketing, bán hàng và hỗ trợ máy bay Gripen trên khắp thế giới.


Phát triển



Gripen được thiết kế để trở thành loại máy bay chiến đấu có khả năng thao diễn cao, linh động, hiệu quả và khả năng tồn tại cao. Tên định danh JAS thay thế Jakt (Không đối không), Tấn công (Không đối đất), và Spaning (Trinh sát), thể hiện rằng Gripen là một máy bay đa nhiệm vụ có thể đảm nhận các loại phi vụ. Gripen được đặt tên sau một cuộc thi công chúng năm 1982.[1] Con sư tử đầu chim là huy hiệu trên logo của Saab và thích hợp với các đặc tính đa nhiệm vụ của chiếc máy bay này. Hơn nữa, sư tử đầu chim là con vật biểu tượng của Södermanland,[2] một tỉnh cận kề nơi đóng trụ sở chính của Saab AB (Linköping, Östergötland).

Thụy Điển đã lựa chọn phát triển Gripen thay vì mua một biến thể của F-16, F/A-18A/B, hay phiên bản "F-5S" của loại Northrop F-20 Tigershark

Thiết kế

Khi thiết kế chiếc máy bay, nhiều mô hình đã được nghiên cứu. Cuối cùng Saab lựa chọn một thiết kế cánh mũi không ổn định. Kiểu bố trí cánh mũi mang lại tỷ lệ pitch tấn công lớn lực cản thấp cho phép máy bay bay nhanh hơn, tầm hoạt động rộng hơn và mang trọng tải lớn hơn.

Sự kết hợp cánh tam giác và cánh mũi khiến JAS 39 Gripen rõ ràng có các đặc tính bay và khả năng cất cánh, hạ cánh tốt hơn. Các hệ thống điện tử hàng không tích hợp biến nó trở thành một chiếc máy bay "lập trình được". Gripen cũng có một thiết bị chiến tranh điện tử lắp đặt sẵn, khiến nó có thể mang theo nhiều vũ khí ở thân ngoài hơn mà không mất đi các khả năng tự vệ.

JAS 39 Gripen có khả năng linh hoạt cao hơn máy bay chiến đấu thuộc các thế hệ trước của Thụy Điển, và các chi phí hoạt động của nó khoảng bằng hai phần ba chi phí của chiếc JA 37 Viggen.

Các đặc điểm kỹ thuật của chiếc Gripen đòi hỏi hoạt động từ các đường băng dài 800m trở lên. Giai đoạn đầu của chương trình, tất cả các chuyến bay xuất phát từ cơ sở của Saab tại Linköping đều cất cánh từ một đường băng được sơn vạch 9 m × 800
m bên ngoài đường chạy. Khoảng cách dừng được giảm xuống bằng cách mở rộng phanh không khí vốn đã khá lớn; sử dụng việc kiểm soát các bề mặt nhằm ép máy bay xuống đường băng giúp phanh bánh có thêm lực và ép nghiêng cánh mũi ra phía trước, biến chúng thành những phanh không khí lớn đẩy máy bay ép thêm xuống mặt đất.

Một đặc tính đáng chú ý là khả năng hạ cánh trên đường cao tốc của Gripen. Khi đã ở dưới mặt đất, nó có thể được tái nạp nhiên liệu và vũ khí trong mười phút bởi năm kỹ thuật viên cơ động trên một chiếc xe tải, sau đó cất cánh trở lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
 
Lượt thích: umy
Author
Ðề: Các loại máy bay chiến đấu

F/A-18 Hornet
McDonnell Douglas (bây giờ là Boeing) F/A-18 Hornet là loại máy bay phản lực chiến đấu hiện đại đa năng được thiết để tấn công các mục tiêu cả trên không trung và mặt đất. Nó được thiết kế vào thập niên 1970 để sử dụng cho Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, F/A-18 cũng được sử dụng phục vụ cho không quân một số nước. Nó cũng được dùng là máy bay biểu diễn trong đội Blue Angels (Hải quân Hoa Kỳ)từ năm 1986. Nhiệm vụ chính của nó là hộ tống máy bay ném bom, bảo vệ hạm đội, tiêu diệt lực lượng phòng không của đối phương, ném bom chiến thuật, yểm trợ mặt đất và trinh sát. Nó có tính linh hoạt và khả năng tin cậy cao, mặc dù có những hạn chế về tầm bay và tải trọng chiến đấu so với các đối thủ cùng thời kì.

F/A-18E/F Super Hornet là một phiên bản cải tiến nâng cao từ F/A-18, được thiết kế để bổ sung chức năng cho Hornet trong Hải quân Hoa Kỳ.[1]


Nguồn gốc

Sự phát triển của F/A-18 là do kết quả của chương trình thử nghiệm máy bay Chiến đấu – Tấn công của Hải quân Hoa Kỳ (Naval Fighter-Attack, Experimental - VFAX) để tạo ra các loại máy bay đa năng thay thế cho các loại máy bay A-4 Skyhawk, A-7 Corsair II, duy trì F-4 Phantom và bổ sung quân số cho F-14 Tomcat .[2]
Kiểu mẫu thử nghiệm YF-17 Cobra đã được phát triển thành F/A-18

Tháng 8 – 1973, Quốc hội yêu cầu Hải quân phát triển 1 loại máy bay giá thành thấp để thay thế F-14. Grumman đề xuất 1 mẫu thiết kế cải tiến loại F-14 thành F-14X, McDonnell Douglas đề xuất 1 mẫu thiết kết F-15 dùng cho Hải quân, nhưng cả hai đều có giá thành xấp xỉ F-14. Mùa hè năm đó, Bộ trưởng bộ quốc phòng Schlesinger yêu cầu Hải quân đánh giá chương trình Máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Không quân (Lightweight Fighter – LWF)[3] , General Dynamics YF-16 và Northrop YF-17[4]. Những mẫu thiết kế của Không quân theo lý thuyết là máy bay chiến đấu ban ngày và không có khả năng tấn công mặt đất. Tháng 5 – 1974, Ủy ban khoa học quân sự Thượng viện chuyển 34 triệu đôla Mĩ từ VFAX sang chương trình Phát triển máy bay chiến đấu Hải – Không quân (Navy Air Combat Fighter - NACF)[4], dự định áp dụng những công nghệ đã được phát triển cho chương trình LWF.

Đặc điểm thiết kế

F/A-18 là máy bay chiến thuật đa năng có hai động cơ. Nó có khả năng thao diễn tuyệt vời do có chỉ số lực đẩy/khối lượng tốt, hệ thống điều khiển bay bằng dây dẫn kỹ thuật số, và kéo dài mép trước cánh của máy bay (LEX). Hệ thống LEX giúp kiểm soát được máy bay ở góc tấn công lớn. Điều này có được là do cánh có thể tạo ra lực nâng lớn gấp nhiều lần trọng lượng máy bay cho dù góc tấn công lớn, cho phép Hornet đổi hướng ở góc hẹp trong một dãi tốc độ rất thay đổi.

Phục vụ chiến đấu

F/A-18 lần đầu tiên được chiến đấu vào tháng 4 năm 1986, Khi nó từ tàu sân bay Coral Sea bay yểm trợ chống lại phòng không của Libya trong đợt không kích vào thủ đô Benghazi của Libya.

Hai máy bay F/A-18 của Hải quân Hoa Kỳ đã bị mất tích trong những giờ đầu tiên của cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990. Trung úy Robert Dwayer, một trong các phi công, đã bị giết hại. Viên phi công khác, Trung úy Scott Speicher cũng bị mất tích không tìm thấy thi thể. Có sự mâu thuẫn trong các báo cáo về trường hợp mất tích của Speicher. Theo báo cáo không công bố của cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA, có thể máy bay của Speicher đã bị bắn bởi tên lửa không đối không của Iraq và Speicher có thể còn sống sót khi nhẩy ra.

Cả máy bay F/A-18C của Hải quân Hoa Kỳ và máy bay F/A-18A/C/D của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ vẫn tiếp tục được sử dụng trong nhiều chiến dịch ở Chiến tranh Vùng Vịnh, ở Bosnia và Kosovo trong thập niên 1990. Trong chiến dịch Tự do bền vững, các máy bay F/A-18 Hornet đã bay từ tàu sân bay hoạt động ở vùng Bắc biển Ả Rập. Cả máy bay F/A-18C loại mới F/A-18E/F cũng đã được sử dụng ở Chiến dịch Tự do cho người Iraq.

Các dạng khác
Các loại của Hoa Kỳ
X-53, phiên bản F/A-18 cải tiến của NASA.

RF-18

TF-18A

F-18D(CR)

F-18 HARV

X-53 Active Aeroelastic Wing
[sửa] Các loại xuất khẩu

* F-18L
* F/A-18 Hornet

(A)F/A-18A/B

* (A)F/A-18A
* (A)F/A-18B
* CF-18A
* EF-18 Hornet
* EF-18A
* EF-18B
* KAF-18 Hornet
* KAF-18C
* KAF-18D
* F-18C/D Hornet


Đang tiếp xăng trên không


 
Last edited:
Lượt thích: umy
Author
Ðề: Các loại máy bay chiến đấu

MIG-29




Mikoyan MiG-29 (tiếng Nga: Микоян МиГ-29) (tên ký hiệu của NATO "Fulcrum" (Điểm tựa)) là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 do Liên Xô (cũ) và Nga (hiện nay) thiết kế chế tạo, MiG-29 được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế trên không. Được phát triển vào thập niên 1970 bởi Phòng thiết kế Mikoyan, nó bắt đầu đi vào hoạt động trong Không quân Xô viết vào năm 1983, và tiếp tục được sử dụng bởi Không quân Nga cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tên gọi "Fulcrum" của NATO không được các phi công Xô viết sử dụng.[1] MiG-29 được thiết kế để đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Hoa Kỳ như F-16 Fighting Falcon, và F/A-18 Hornet.



Thiết kế
Vì nó được phát triển cùng với những thông số cơ bản được đưa ra bởi TsAGI cho nguyên bản chính PFI, MiG-29 có đường nét khí động học tương tự như Sukhoi Su-27, nhưng nó có một số điểm khác nhau đáng chú ý. Nó được chế tạo với khối lượng lớn nhôm và một số vật liệu composite. Nó có cánh xuôi sau đặt giữa thân với kết hợp gốc diềm cánh trước (LERXs) tạo góc 40°, 2 cánh đuôi ngang thăng bằng xuôi sau và 2 cánh phụ thẳng đứng ở đuôi, phía trên 2 động cơ. Những gờ mỏng tự động đặt đặt trên gờ trước cánh; chúng có 4 đoạn ở những kiểu đầu và 5 đoạn ở những phiên bản sau này. Trên bộ phận lái ở đuôi, có những cánh tà và cánh chỉnh liệng ở đầu cánh.

MiG-29 có hệ thống điều khiển thủy lực và một máy lái tự động truyền dẫn 3 trục SAU-451, không giống với Su-27, nó không có hệ thống điều khiển fly-by-wire. Dù sao, nó rất nhanh nhẹn, thực hiện những pha quay ngoắt tức thời và duy trì ổn định hoàn hảo, góc tấn lớn, và sự chống chọi tuyệt vời đối với hiện tượng quay tròn. Khung máy bay có thể chịu được gia tốc lên tới 9-g (88 m/s²) khi thao diễn. Hệ thống điều khiển có giới hạn "mềm" ngăn cản phi công muốn vượt qua giới hạn gia tốc g và góc alpha (góc tấn), nhưng nó có thể bị vô hiệu hóa bằng thao tác của phi công. Trong cuộc tập trận chung của Không quân Mỹ-Đức, những chiếc MiG-29 9-12A thuộc phiên bản xuất khẩu đã giành chiến thắng trước F-16 Fighting Falcon trong những cuộc không chiến phạm vi hẹp, MiG-29 khi tập trận đã sử dụng hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) và hệ thống hiển thị trên mũ phi công, cộng thêm tên lửa Vympel R-73 (NATO AA-11 'Archer').
Đặc điểm nổi bật : Vì nó được phát triển cùng với những thông số cơ bản được đưa ra bởi TsAGI cho nguyên bản chính PFI, MiG-29 có đường nét khí động học tương tự như Sukhoi Su-27, nhưng nó có một số điểm khác nhau đáng chú ý. Nó được chế tạo với khối lượng lớn nhôm và một số vật liệu composite. Nó có cánh xuôi sau đặt giữa thân với kết hợp gốc diềm cánh trước (LERXs) tạo góc 40°, 2 cánh đuôi ngang thăng bằng xuôi sau và 2 cánh phụ thẳng đứng ở đuôi, phía trên 2 động cơ. Những gờ mỏng tự động đặt đặt trên gờ trước cánh; chúng có 4 đoạn ở những kiểu đầu và 5 đoạn ở những phiên bản sau này. Trên bộ phận lái ở đuôi, có những cánh tà và cánh chỉnh liệng ở đầu cánh.

MiG-29 có hệ thống điều khiển thủy lực và một máy lái tự động truyền dẫn 3 trục SAU-451, không giống với Su-27, nó không có hệ thống điều khiển fly-by-wire. Dù sao, nó rất nhanh nhẹn, thực hiện những pha quay ngoắt tức thời và duy trì ổn định hoàn hảo, góc tấn lớn, và sự chống chọi tuyệt vời đối với hiện tượng quay tròn. Khung máy bay có thể chịu được gia tốc lên tới 9-g (88 m/s²) khi thao diễn. Hệ thống điều khiển có giới hạn "mềm" ngăn cản phi công muốn vượt qua giới hạn gia tốc g và góc alpha (góc tấn), nhưng nó có thể bị vô hiệu hóa bằng thao tác của phi công. Trong cuộc tập trận chung của Không quân Mỹ-Đức, những chiếc MiG-29 9-12A thuộc phiên bản xuất khẩu đã giành chiến thắng trước F-16 Fighting Falcon trong những cuộc không chiến phạm vi hẹp, MiG-29 khi tập trận đã sử dụng hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) và hệ thống hiển thị trên mũ phi công, cộng thêm tên lửa Vympel R-73 (NATO AA-11 'Archer').





Động cơ công suất 50 kN và 83.5 kN khi đốt nhiên liệu phụ trội. Khoảng không gian giữa 2 động cơ sinh ra lực nâng, do đó giảm đáng kể lực tác dụng lên cánh, một cải tiến lợi dụng lực sinh ra từ chỗ trống giữa 2 động cơ nhằm nâng cao khả năng cơ động. Động cơ được đặt dọc theo các ống lấy không khí được thiết kế ngay dưới gốc diềm cánh (LERXs), có độ dốc thay đổi được nhằm tăng tốc độ. Nó thích nghi hoàn toàn với điều kiện hoạt động tại chiến trường, lối dẫn khí chính có thể được đóng hoàn toàn và động cơ thay đổi sang sử dụng bộ nạp khí phụ trên thân máy bay để cất cánh, hạ cánh, và bay ở độ cao thấp, ngăn ngừa những mảnh vỡ từ dưới đất bắn vào gây hư hại động cơ máy bay (FOD, hư hại do vật thể bên ngoài). Trong trường hợp này động cơ nhận được luồng không khí xuyên qua mái hắt trên LERXs được mở tự động khi khe hút khí được đóng. Tuy nhiên ở những phiên bản sau này của MiG-29 là MiG-35, mái hắt ở lưng bị bỏ đi, và thay thế bằng thiết kế tấm màn chắn mắt lưới ở khe hút khí chính, tương tự như màn chắn của Su-27

Vũ khí



Trang bị cho MiG-29 bao gồm một pháo đơn 30 mm GSh-30-1 ở gốc cánh trái. Lúc đầu nó có 150 viên đạn, nhưng sau này bị giảm xuống còn 100 viên trong các phiên bản sau này của MiG-29. MiG-29B nguyên bản không thể khai hỏa pháo khi nó mang thùng nhiên liệu ở giữa thân máy bay vì nó ngăn cản việc tống vỏ đạn ra ngoài. Vấn đề này sau đó được sửa chữa trong MiG-29S và các phiên bản sau đó. 3 giá treo được gắn vào mỗi cánh (4 giá treo ở một số phiên bản). Trong mỗi giá treo có một thùng nhiên liệu chưa được 1.150 lít nhiên liệu, mỗi giá treo mang được 1 tên lửa không đối không tầm trung R-27 (AA-10 "Alamo"), hoặc bom không điều khiển hoặc rocket. Một số máy bay Xô Viết có thể mang 1 quả bom hạt nhân tại giá treo đặc biệt nằm ở giữa thân. Những điểm treo phía ngoài thường mang tên lửa không chiến tầm gần R-73 (AA-11 "Archer"), mặc dù một số vẫn sử dụng loại tên lửa cũ R-60 (AA-8 "Aphid"). MiG-29B nguyên bản có thể mang bom thường và tên lửa không điều khiển, đây không phải là vũ khí thông minh. Những phiên bản nâng cấp mang được bom dẫn hướng bằng laser và bom dẫn hướng quang học (electro-optical bomb), cũng như tên lửa không đối đất và không đối biển



Đặc điểm kỹ thuật

Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 1
Chiều dài: 17.37 m (57 ft)
Sải cánh: 11.4 m (37 ft 3 in)
Chiều cao: 4.73 m (15 ft 6 in)
Diện tích cánh: 38 m² (409 ft²)
Trọng lượng rỗng: 11.000 kg (24.250 lb)
Trọng lượng cất cánh: 16.800 kg (37.000 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 21.000 kg (46.300 lb)
Động cơ: 2× Klimov RD-33, 8300 kgf (xấp xỉ 81.4 kN) mỗi chiếc



Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: Mach 2.4 - 2.445 km/h (1.518 mph)
Tầm bay: chiến đấu 700 km, tuần tiễu 2.900 km (430 mi / 1.800 mi)
Trần bay: 18.013 m / 59 060 ft (59.100 ft)
Vận tốc lên cao: 330 m/s (65.000 ft/min) [43]
Lực nâng của cánh: 442 kg/m² (90.5 lb/ft²)
Lực đẩy/trọng lượng: 1.13

Vũ khí
1x pháo 30 mm GSh-30-1 150 viên đạn
Mang được trọng lượng vũ khí 3.500 kg (7.720 lb) bao gồm 6 tên lửa không đối không loại AA-8 'Aphid', AA-10 'Alamo', AA-11 'Archer', AA-12 'Adder', bom FAB 500-M62, FAB-1000, TN-100, ECM Pods, S-24, AS-12, AS-14

Hệ thống điện tử
Radar Phazotron N019, N010
 
Lượt thích: umy
Author
Ðề: Các loại máy bay chiến đấu

[COLOR
Thunderbolt II (Tia chớp II)[/B][/COLOR]



Vai trò: Close air support , and gr
aircraft
Nhà sản xuất: F
Chuyến bay đầu tiên: Ngày 10 tháng 5 năm 1972
Giới thiệu: Tháng 3 năm 1977
Tình trạng: Đang hoạt động
Lực lượng sử dụng chính: Không quân Mỹ (US Air Force - U.S.A.F.)
Số lượng: 715
Đơn giá: 11.700.000 USD

A-10 Thunderbolt II là một loại máy bay cường kích (tấn công mặt đất-nguyên văn ' Ground Attack') được chế tạo bởi hãng F
vào những năm 70,80 của thế kỷ trước. Vào thời điểm đó, sự bất đồng, xung đột tư tưởng giữa 2 khối Tư bản và Xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là Mỹ và Liên Xô đã lên tới đỉnh điểm. Vì vậy, một cuộc chiến tranh rất dễ nổ ra (cũng may là chưa). Đứng trước tình hình đó, hai bên tăng cường chạy đua vũ trang: Bên Liên Xô mạnh về đất liền nên họ tập trung phần lớn vào việc phát triển lực lượng tank-thiết giáp, còn Mỹ thì có lợi thế về biển và không (một đơn vị Mỹ có thể tới nơi cần thiết chỉ trong vòng một ngày do họ có nhiều căn cứ trên thế giới) nên họ tập trung vào lực lượng tấn công từ biển vào. Nhưng dù có lợi thế như vậy thì họ cũng ngán ngại trước tank-thiết giáp của đối phương do sự cơ động cùng hỏa lực mạnh. Chính vì thế mà rất cần có một lực lượng "kill" tank-thiết giáp để yểm trợ lực lượng mặt đất (close air support-yểm trợ cận chiến). Đó chính là lý do của việc cho ra đời máy bay chuyên trị tank-thiết giáp A-10.





Mặc dù được chế tạo để "wýnh" tank-thiết giáp Liên Xô nhưng A-10 chưa bao giờ phải đối đầu với chúng, đối thủ thật sự của A-10 lại là các tank-thiết giáp Iraq trong cuộc chiến vùng Vịnh lần 1 (1991). Trong cuộc chiến, A-10 thật sự là nỗi kinh hoàng của Iraq bởi hỏa lực mạnh mẽ của nó.





Vũ khí:
*1 pháo liên thanh 7 nòng 30mm GAU-8 Avenger đặt ở mũi với 1174 viên đạn (thứ này thật sự là "Đồ Long Đao" bởi có thể bắn thủng vỏ thép dày từ cự ly xa)
*Bom Mark 82/83/84 ( xin chú ý là 3 loại riêng biệt)
*Bom cháy Mk.77
*Bom chùm BL-755,CBU-52/58/71/87/89/97
*Bom điều khiển laser GBU-10/12/16/24 Paveway
*Tên lửa không-đối-đất
Maverick (thứ này chuyên wýnh xe tank đó)
*Tên lửa không-đối-không
Sidewinder
*Ổ rocket 70mm LAU-68 Hydra và rocket 127mm



 
Ðề: Các loại máy bay chiến đấu

bác nghiên cứu về máy bay khá kỹ nhỉ? theo như những gì bác biết so sánh tất kả đặc điểm của mỗi loại thì loại nào tốt nhất hiện nay????
 
Author
Ðề: Các loại máy bay chiến đấu

Sukhoi T-50​


Su-T-50 là máy bay tiêu biểu cho thế hệ chiến đấu cơ thứ 5 của Nga, được kỳ vọng là vũ khí áp đảo hoàn toàn các chiến đấu cơ tương đương của Mỹ.
Từ những năm 1980, Nga luôn song hành với Mỹ trong cuộc đua chế tạo loại máy bay thế hệ thứ 5, thế hệ máy bay tối tân, có khả năng áp đảo các loại máy bay khác mà các quốc gia trên thế giới đang sở hữu.
Thăng trầm dự án máy bay thế hệ thứ năm của Nga

Tuy nhiên, năm 1991, khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, hầu hết kinh phí cấp cho các dự án nghiên cứu vũ khí hiện đại bị cắt giảm tối đa. Nhờ vậy, Mỹ đã vượt Nga trong cuộc đua và sớm ra cho ra đời chiếc F-22 Raptor (mệnh danh "chim ăn thịt") vào năm 1997.

Bất chấp việc các nguồn kinh phí bị cắt giảm, viện nghiên cứu và các công ty chế tạo máy bay của Nga không từ bỏ dự án của mình, trong đó, có hai “ông lớn” là công ty Mikoyan-Gurevich và công ty Sukhoi. Hai công ty này tiếp tục các dự án, vượt qua khó khăn chồng chất về tài chính.

Năm 1997, công ty Sukhoi ra mắt mẫu thiết kế đầu tiên về chiếc máy bay thế hệ thứ 5: Chiếc Su-47 Berkut - Đại bàng vàng (Định danh NATO: Firkin). Ba năm sau, tháng 2/2000, công ty Mikoyan-Gurevich cho ra đời chiếc Mig 1.44 (còn có tên khác là Mig-39, định danh NATO là Flatpack).

Hai chiếc Su-47 và Mig 1.44 đều có những đặc điểm ưu việt so với các thế hệ máy bay trước đó. Chiếc Su-47 nổi bật với cặp cánh ngược về phía trước (swept wing), được làm gần như hoàn toàn bằng vật liệu composite và phủ lớp sơn giảm phản xạ sóng radar. Còn Mig 1.44 được cho là ứng dụng công nghệ tàng hình plasma mới nhất trong chế tạo.

Tuy nhiên, cả hai loại máy bay Su-47 và Mig-1.44 đều chưa đáp ứng những yêu cầu của Bộ quốc phòng Nga về một chiếc máy bay thế hệ thứ 5, có sức mạnh áp đảo trước các loại máy bay tương tự của Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Lightning-II. Vì thế, một dự án mới hơn được lên kế hoạch, có tên là PAK-FA (Perspektivnyi Aviatsionnyi Kompleks Frontovoi Aviatsyi - Máy bay chiến thuật của tương lai).

Năm 2002, dưới thời của tổng thống Putin, dự án PAK-FA được mang ra đấu thầu và lần này Sukhoi được lựa chọn. Chiếc máy bay thuộc dự án PAK-FA, sau đó đặt tên là Sukhoi T50. Theo kế hoạch, mẫu thử nghiệm của chiếc T-50 cất cánh vào năm 2006, đi vào sản xuất vào năm 2010 và sẽ được trang bị cho quân đội hoặc xuất khẩu vào năm 2012.


SU-47

Sukhoi T-50 ( dc làm theo mô tiếp của SU-47 cách ngược) rất sáng tạo

Các đặc điểm nổi bật của Su-T-50

Chiếc máy bay Sukhoi T-50 được thừa hưởng tất cả đặc tính ưu việt của hai loại máy bay Mig 1.44 và Su-47. Theo đó, nó sẽ được trang bị động cơ chỉnh hướng phụt 3D AL-41F với miệng xả có thể quay về mọi hướng, có khả năng thao diễn vượt mọi loại máy bay hiện có. Nhờ vậy, loại máy bay này có thể cất cánh ở ngay những đường băng cực ngắn. Thêm vào đó, khả năng tàng hình cao áp làm giảm khả năng bị phát hiện bởi radar và hồng ngoại.

Ngoài những đặc tính bắt buộc phải có của một chiếc máy bay thế hệ thứ 5 như hệ thống điện tử ưu việt, "thân thiện" với phi công, có thể bay tuần tiễu ở tốc độ siêu âm mà không cần đốt nhiên liệu lần hai, Sukhoi T-50 còn được hứa hẹn có giá thành sản xuất và chi phí vận hành rất rẻ.

Theo một số nguồn tin từ giới truyền thông Nga, vào năm 2009, ba chiếc Sukhoi T-50 được chế tạo và hoàn thành các thử nghiệm cuối cùng trước khi được sản xuất hàng loạt.

Mặc dù chưa ai biết hình dáng của Sukhoi T-50 nhưng đã có rất nhiều mẫu thiết kế của nó được công bố, bao gồm cả kiểu có cánh truyền thống; cánh ngược như Su-47 hoặc sở hữu cánh delta và cặp cánh canard rất lớn như Mig-1.44.

Hệ thống vũ khí

Còn theo các thông tin chính thức, Sukhoi T-50 có khối lượng rỗng 18,5 tấn, có thể mang theo 7,5 tấn vũ khí các loại và 10,3 tấn nhiên liệu. Như vậy, về kích thước, Sukhoi T-50 sẽ nhỏ hơn F-22 (nặng 22 tấn) nhưng lại lớn hơn khá nhiều so với F-35 (nặng 17 tấn).

Sukhoi T-50 được trang bị hai pháo 30 mm, với mỗi pháo 150 viên đạn, có thể sử dụng các loại đạn nổ mảnh hay xuyên giáp để diệt mục tiêu.

Vũ khí chính của Sukhoi T-50 gồm các loại tên lửa không đối không mới nhất của Nga như R-73, R-77, R-37; các loại tên lửa đối đất chống radar như Kh-31P hay tên lửa chống hạm như Kh-35 Ural, Kh-41 Moskit; thậm chí là loại tên lửa hành trình đối đất Kh-55S với tầm bắn 3.000 km và có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.

Ngoài ra, Sukhoi T-50 còn có 8 mấu cứng gắn trên cánh để trang bị các thiết bị trinh sát điện tử hay thùng nhiên liệu phụ cho các nhiệm vụ tuần tiễu.

Để dẫn bắn cho các loại vũ khí tối tân trên, Sukhoi T-50 được trang bị radar N050 BRLS AFAR/AESA cực mạnh, với khả năng phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km, theo dõi cùng lúc 32 mục tiêu và tấn công 8 mục tiêu.

Hiện việc sản xuất hàng loạt Sukhoi T-50 vẫn chưa được tiến hành. Dù đã thực hiện các chuyến bay thử nhưng nhiều thông tin quan trọng khác của Sukhoi T-50 vẫn nằm trong vòng bí mật.

Giá thành của chương trình sản xuất Sukhoi T-50 chỉ khoảng ba tỷ USD ( thấp hơn rất nhiều so với chi phí 65 tỷ USD của dự án sản xuất F-22) nhưng dự án này vẫn vấp phải rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế.

Mới đây, công ty Sukhoi ký một hợp đồng liên kết với công ty chế tạo máy bay HAL của Ấn Độ. Việc chia sẻ công nghệ và trợ giúp nguồn vốn này sẽ sớm mang Sukhoi T-50- đối thủ thực sự của F-22 - lên bầu trời.

Phi hành đoàn : 01
Dài : 22,0 m
Sải cánh : 14,2 m
Cao : 6,05 m
Trọng lượng không tải : 18.500 kg
Tối đa khi cất cánh : 37.000 kg
Động cơ : 02 động cơ phản lực Saturn-Lyulka AL-41F với sức đẩy 15.500 kg mỗi cái, có khả năng tái khai hỏa.
Tốc độ : 2.500 km/giờ
Cao độ : () m
Tầm hoạt động : 5.500 km
Hỏa lực : 02 đại bác 30mm; tên lửa không-đối-không, không-đối-đất.
Trị giá : 100-120 triệu USD
Bay lần đầu : Dự kiến tháng 8/2009.
Số lượng sản xuất : 01 chiếc đang hoàn thành.
Quốc gia sử dụng : Nga.
Phi cơ so sánh : Lockheed Martin F-35 Lightning II, F-22 Raptor (Mỹ); Shenyang J-XX (Trung quốc); Mitsubishi
Shinshin (Nhật); Korea Aerospace Industries KFX (Nam Hàn); HAL MCA (Ấn Độ).
 
C

chepvang

Ðề: Các loại máy bay chiến đấu

bác còn con nào nữa không ?
hôm nào rãnh bác giúp em tìm hiểu về khả năng tàng hình của máy bay nhá
 

nguyenduyngoc

<b>Giải nhất MiniCAD 2010 kỳ 1</b>
Ðề: Các loại máy bay chiến đấu

Cho em hỏi một chút là tại sao máy bay của Nga(LX) thường có đầu rất dài và một cái mũi nhọn dài ở đằng trước nhỉ?cái mũi đó thì để làm gì vậy?
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Các loại máy bay chiến đấu

Cho em hỏi một chút là tại sao máy bay của Nga(LX) thường có đầu rất dài và một cái mũi nhọn dài ở đằng trước nhỉ?cái mũi đó thì để làm gì vậy?

*Trong khí quyển có sẵn các điện tích do các bức xạ vũ trụ tạo ra, điện trường tại mũi nhọn làm chuyển động các điện tích, các điện tích này có vận tốc đủ lớn sẽ ion hóa các phân tử khí khác làm tạo ra ngày càng nhiều ion. Hiện tượng này tạo ra hiệu ứng mũi nhọn. Tại mũi nhọn các điện tích trái dấu sẽ bị hút về mũi nhọn và trung hòa các điện tích tại đây ,mũi nhọn bị mất dần điện tích. Đó là hiện tượng phóng điện qua mũi nhọn.Cái này có thể tham khảo sách giáo khoa vật lý phổ thông..
*Khi máy bay khi bay vào trong những đám mây ,hoặc bay với vận tốc lớn ma sát với không khí nên tích điện, ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng thiết bị điện tử trong máy bay.Vì vậy người ta gắn các thanh kim loại nhọn lên máy bay để cân bằng điện tích.
Có thể có cách giải thích khác...? Mọi người có thể đóng góp thêm.
 
Last edited:
Lượt thích: umy
D

dinhthopro

Ðề: Các loại máy bay chiến đấu

thế này mà có chiến tranh thế giới thứ 3 thì chắc tan tành hết
 
U

umy

1) American Military Aircraft. A Century of Innovation
Jim Winchester
https://b-ok.cc/book/614286/c732f4?dsource=recommend


2) Concise Guide to Soviet Military Aircraft
Bill Sweetman
https://b-ok.cc/book/3252759/9acff6?dsource=recommend


3) F-16 Photographs (F-22 Raptor ; F-35)
http://www.f-16.net/

4) khả năng tàng hình của máy bay


Ðề: Các loại máy bay chiến đấu
còn con @chepvang (thách đố: hỏi xong, dông mất) hôm nào rãnh muốn hiểu về khả năng tàng hình của máy bay, thì vào đây
https://meslab.org/threads/tng-hp-tai-liu-hay-v-altair-hyperworks.39603/page-2
Xem bài #22 và #23 cho thông não sệt !!

 
Last edited by a moderator:
Top