các phần tử định vị như thế nào?

  • Thread starter cokhi85
  • Ngày mở chủ đề
C

cokhi85

Author
chốt trụ ngắn định vị :2 bậc tư do
chốt trụ dài định vị: 4 bậc tự do
khối V ngắn định vị :2 bậc tự do
khối V dài định vị : 4 bậc tự do
chốt tỳ định vị :1 bậc tự do
phiến tỳ định vị :2 bậc tự do
vấn đề ở đây là em không hiều các phần tử này định vị theo hướng nào (ví dụ đặt chúng trong hệ trục toạ độ OXYZ ).
xin các bác chỉ dẫn kỹ cho em.nếu có thể các bác lấy ví dụ cho em.
 
chốt trụ ngắn định vị :2 bậc tư do
chốt trụ dài định vị: 4 bậc tự do
khối V ngắn định vị :2 bậc tự do
khối V dài định vị : 4 bậc tự do
chốt tỳ định vị :1 bậc tự do
phiến tỳ định vị :2 bậc tự do
vấn đề ở đây là em không hiều các phần tử này định vị theo hướng nào (ví dụ đặt chúng trong hệ trục toạ độ OXYZ ).
xin các bác chỉ dẫn kỹ cho em.nếu có thể các bác lấy ví dụ cho em.
_Bạn cần bám sát vào định nghĩa chuẩn định vị là gì ? >> bản chất của định vị .
_Vấn đề còn ở cách sử dụng đồ định vị của bạn nữa ( mình muốn nhấn mạnh ở cụm từ " có thể định vị được " chứ không phải là định vị được ) ,nếu bạn sử dụng không đúng cách bạn có thể không định vị được .
 
Phiến tỳ định vị (hay 2 phiến tỳ định vị) tạo thành 1 mặt phẳng định vị 3 bật tự do.

Bạn làm đồ án CNCTM thì phân biệt rõ 2 khái niệm định vị và kẹp chặt nha. Chứ mà lơ mơ cái vụ này thì bị thầy cô la chết.
Chú ý hãy định vị những bậc tự do cần thiết rồi mới kẹp chặt, đừng đánh đồng việc kẹp chặt và định vị là 1... lên đường ngay.
 

TYA

Well-Known Member
chốt trụ ngắn định vị :2 bậc tư do
chốt trụ dài định vị: 4 bậc tự do
khối V ngắn định vị :2 bậc tự do
khối V dài định vị : 4 bậc tự do
chốt tỳ định vị :1 bậc tự do
phiến tỳ định vị :2 bậc tự do
vấn đề ở đây là em không hiều các phần tử này định vị theo hướng nào (ví dụ đặt chúng trong hệ trục toạ độ OXYZ ).
xin các bác chỉ dẫn kỹ cho em.nếu có thể các bác lấy ví dụ cho em.

Học cơ khí là phải "cầm, sờ,nghe, ngửi..." thật tích cực chứ không sách vở được đâu.

Cần gì phải có hệ trục Oxyz chứ, định vị chả cố định theo trục nào cả, nếu có hình vẽ thì chỉ là minh họa với hệ trục thôi.

Trước hết, định vị nói cho "dân dã" dễ hiểu là xác định vị trí, và nó chỉ là tương đối và "cảm tính".

Vì thế cách diễn đạt của letiendung rất cx : "có thể định vị được" chứ không phải là định vị được.

vd : chốt trụ phi 20.000 và chốt trụ phi 19.900, cả hai đều cao 10 mmđịnh vị cho chi tiết có lỗ phi 20.008

- với chốt phi 19.900, sự định vị "kém" hơn chốt phi 20.000
- với chốt phi 20.000, là chốt trụ ngắn, nhưng có thể tương đương 4 bậc định vị đó, là do khe hở quá bé 0.008, chiều dài 10mm xác định luôn cả phương ( 1 phương xác định bới 2 bậc tự do)

>> còn nếu ai bảo là "chỉ có 2 bậc" thì là ... sách vở.

(nếu cần định vị chính xác đến vd, 0.002mm thì tôi chưa đúng lắm)

>> Sự định vị có quan hệ với sai số yêu cầu. Nếu chốt 19.9 có dài đến 30mm cũng chưa đv chính xác bằng chốt 20.0

>> vậy "dài" với "ngắn" là thế nào đây ? Tương đối đúng không?

================
 
Lượt thích: umy
T

thanhddec_No1

Author
chốt trụ ngắn định vị :2 bậc tư do
chốt trụ dài định vị: 4 bậc tự do
khối V ngắn định vị :2 bậc tự do
khối V dài định vị : 4 bậc tự do
chốt tỳ định vị :1 bậc tự do
phiến tỳ định vị :2 bậc tự do
vấn đề ở đây là em không hiều các phần tử này định vị theo hướng nào (ví dụ đặt chúng trong hệ trục toạ độ OXYZ ).
xin các bác chỉ dẫn kỹ cho em.nếu có thể các bác lấy ví dụ cho em.
Hè hè, chỉ cho cậu thêm vài chiêu để tìm hiểu kĩ về định vị.
Cậu tự đặt cho mình câu hỏi:
1 nhỏ. Như thế nào là chốt ngắn.
2 nhỏ. Như thế nào là phiến tỳ định vị
3 nhỏ. Con vịt có trước hay quả trứng vịt có trước.
:67::67::67:
 
Last edited by a moderator:
V

vuivui.love

Author
chốt trụ ngắn định vị :2 bậc tư do
chốt trụ dài định vị: 4 bậc tự do
khối V ngắn định vị :2 bậc tự do
khối V dài định vị : 4 bậc tự do
chốt tỳ định vị :1 bậc tự do
phiến tỳ định vị :2 bậc tự do
vấn đề ở đây là em không hiều các phần tử này định vị theo hướng nào (ví dụ đặt chúng trong hệ trục toạ độ OXYZ ).
xin các bác chỉ dẫn kỹ cho em.nếu có thể các bác lấy ví dụ cho em.
thế nếu trục toạ độ bi xoay đi thì sao.cái oxyz chỉ là để dế hiểu thui.
 
N

Ngoc_Minh_RedRoses

Author
Nhân nói đến chuyện định vị, em cũng xin nêu ra một quan điểm đang gây tranh cãi giữa em với mấy cậu bạn. Đó là "định vị chi tiết trên 2 mũi chống tâm (trên máy tiện) là siêu định vị". Theo những gì em được học thì nó không phải là siêu định vị, vì mũi tâm phụ được "lựa" theo lỗ tâm của chi tiết. Nhưng cứ săm soi cho kỹ, thì rõ ràng là cả mũi tâm chính và mũi tâm phụ đều hạn chế chuyển động dọc trục tâm. Mà như thế thì lại là siêu định vị, vấn đề ở đây là việc mũi tâm phụ sẽ định vị lỗ tâm chi tiết, hay là bị lỗ tâm chi tiết định vị? Mong các bác tham gia thảo luận về vấn đề này.
 
N

Ngoc_Minh_RedRoses

Author
Xin lỗi vì đã spam, nhưng giờ em mới đọc bài viết về siêu định vị ở phía dưới, các bác thông cảm cho em cop bài này sang đấy cho đúng chủ đề.
 
X

xeom

Author
theo mình thì không có chuyện siêu định vị vì một mũi tâm là di động có nghĩa nó không khống chế bậc tự do di di chuyển tịnh tiến dọc trục! rất mong nhận được sự góp ý!
 

TYA

Well-Known Member
Nhân nói đến chuyện định vị, em cũng xin nêu ra một quan điểm đang gây tranh cãi giữa em với mấy cậu bạn. Đó là "định vị chi tiết trên 2 mũi chống tâm (trên máy tiện) là siêu định vị". ............

Cái này buồn cười quá đi. Vấn đề rất đơn giản là sự nhập nhèm giữa định vị và kẹp chặt mà nhiều kĩ sư mới ra trường toàn lẫn thôi.

Đúng là đào tạo thiên về sách vở mà.....

Khi đặt một bao diêm lên mặt bàn, nó được định vị độ cao (so với bất kì nơi đâu) (và 2 bậc nữa không phải nói)
>>>>khi dùng tay ấn bao diêm xuống, nó vẫn giữ vị trí đó mà thôi, đâu phải là định vị 2 lần , siêu tĩnh ....gì ?

>>> Nếu có tấm phẳng // mặt bàn và cách mặt bàn = chiều dày bao diêm mà ta cố nhét bao diêm vào giữa thì là siêu tĩnh. Nếu có kẽ hở là 0.001 thì cũng không là siêu tĩnh nữa


====

Mũi tâm cũng như khi ta ấn bao diêm mà thôi. Nó có thêm sự định vị (2 bậc, khỏi nói) và trường hợp mũi tâm này là VỪA kẹp chặt VỪA định vị !
 
Nhân nói đến chuyện định vị, em cũng xin nêu ra một quan điểm đang gây tranh cãi giữa em với mấy cậu bạn. Đó là "định vị chi tiết trên 2 mũi chống tâm (trên máy tiện) là siêu định vị". Theo những gì em được học thì nó không phải là siêu định vị, vì mũi tâm phụ được "lựa" theo lỗ tâm của chi tiết. Nhưng cứ săm soi cho kỹ, thì rõ ràng là cả mũi tâm chính và mũi tâm phụ đều hạn chế chuyển động dọc trục tâm. Mà như thế thì lại là siêu định vị, vấn đề ở đây là việc mũi tâm phụ sẽ định vị lỗ tâm chi tiết, hay là bị lỗ tâm chi tiết định vị? Mong các bác tham gia thảo luận về vấn đề này.
đó là bạn quan niệm theo sức bền vật liệu và cơ học thì nó là siêu định vị thật,nhưng mà theo quan niệm công nghệ thì nó ko phải là trường hợp siêu định vị

Học cơ khí là phải "cầm, sờ,nghe, ngửi..." thật tích cực chứ không sách vở được đâu.

Cần gì phải có hệ trục Oxyz chứ, định vị chả cố định theo trục nào cả, nếu có hình vẽ thì chỉ là minh họa với hệ trục thôi.

Trước hết, định vị nói cho "dân dã" dễ hiểu là xác định vị trí, và nó chỉ là tương đối và "cảm tính".

Vì thế cách diễn đạt của letiendung rất cx : "có thể định vị được" chứ không phải là định vị được.

vd : chốt trụ phi 20.000 và chốt trụ phi 19.900, cả hai đều cao 10 mmđịnh vị cho chi tiết có lỗ phi 20.008

- với chốt phi 19.900, sự định vị "kém" hơn chốt phi 20.000
- với chốt phi 20.000, là chốt trụ ngắn, nhưng có thể tương đương 4 bậc định vị đó, là do khe hở quá bé 0.008, chiều dài 10mm xác định luôn cả phương ( 1 phương xác định bới 2 bậc tự do)

>> còn nếu ai bảo là "chỉ có 2 bậc" thì là ... sách vở.

(nếu cần định vị chính xác đến vd, 0.002mm thì tôi chưa đúng lắm)

>> Sự định vị có quan hệ với sai số yêu cầu. Nếu chốt 19.9 có dài đến 30mm cũng chưa đv chính xác bằng chốt 20.0

>> vậy "dài" với "ngắn" là thế nào đây ? Tương đối đúng không?
bác ơi bác xác định các bậc tự do theo cảm tính thì là bác theo kinh nghiệm thôi còn nếu đồ gá phức tạp phải xác định các bậc tự do đc hạn chế theo các trục tọa độ tuy nó có thể lâu nhưng nó chính xác vầ có cơ sở khoa hoạc hơn là cảm nhận vì cảm giác có thể sai
chốt trục ngắn và chốt trục dài thì nó nó chỉ có tương đối thì đúng nhưng mà nó phân biệt rạch ròi dựa vào tỉ lệ giữa chiều dài chốt và chiều dài phần lỗ trụ mà nó định vị,còn vè mối lắp ghép nhỏ mà hạn chế dc thêm bậc tự do nữa thì bác làm chốt ko đúng tiêu chuẩn rồi, và em đảm bảo chi tiết bác gia công ko đảm bảo độ chính xác nếu đảm bảo đọ chính xác thì dung sai chi tiết của bác quá lớn.Nếu theo quan niệm của bác mà cho rằng mổi lắp ghép của chốt trụ ngắn có thể hạn chế bậc tự do thì lúc bác tính lực kẹp sẽ bỏ qua thành phần lực vuông góc với đươgf tâm chốt và lực ma sát mà cho cả cái chốt kẹp đó chịu ngoại ngoại lực tác dụng,làm vậy sẽ hỏng chốt.

Cái này buồn cười quá đi. Vấn đề rất đơn giản là sự nhập nhèm giữa định vị và kẹp chặt mà nhiều kĩ sư mới ra trường toàn lẫn thôi.

Đúng là đào tạo thiên về sách vở mà.....

Khi đặt một bao diêm lên mặt bàn, nó được định vị độ cao (so với bất kì nơi đâu) (và 2 bậc nữa không phải nói)
>>>>khi dùng tay ấn bao diêm xuống, nó vẫn giữ vị trí đó mà thôi, đâu phải là định vị 2 lần , siêu tĩnh ....gì ?

>>> Nếu có tấm phẳng // mặt bàn và cách mặt bàn = chiều dày bao diêm mà ta cố nhét bao diêm vào giữa thì là siêu tĩnh. Nếu có kẽ hở là 0.001 thì cũng không là siêu tĩnh nữa


====

Mũi tâm cũng như khi ta ấn bao diêm mà thôi. Nó có thêm sự định vị (2 bậc, khỏi nói) và trường hợp mũi tâm này là VỪA kẹp chặt VỪA định vị !
bác lại nhầm 2 khái niệm siêu định vị và siêu tĩnh rồi
bác ấn ngón tay và mũi tâm khác nhau đấy,ấn ngón tay chỉ tiếp xúc điểm còn mũi tâm tiếp xúc với chi tiết là mặt côn


@@
Xem kĩ các chỗ được bôi đỏ nhé ! Có gì tôi cho ví dụ . Chỗ màu vàng thì cần xét trong "văn cảnh" là nói đến sự định vị " độ cao", cũng vậy, là định vị dọc trục đối với trương hợp chống tâm. Đọc thêm câu hỏi gốc của người hỏi í.

Lỗ côn hay chẳng có lỗ thì việc chống tâm bởi mũi thứ 2 chẳng liên quan gì tới định vị dọc mà người hỏi đã ngỡ là định vị dọc 2 lần
 
Last edited by a moderator:
Theo mình thì người ta xét việc hạn chế các bậc tự do là theo thứ tự
bậc tự do nào đã được hạn chế rồi mà theo thứ tự nó tiếp tục được hạn chế tiếp thì bỏ qua coi như ko tính
việc dùng hai mũi chống tâm cũng như một đầu cặp vào mâm cặp còn đầu kia chống tâm cũng ko được xét vào siêu định vị
mình có ý kiến như vậy. mong mọi người chỉ giáo thêm!!!!!!!!!!!
 
Theo mình thì người ta xét việc hạn chế các bậc tự do là theo thứ tự
bậc tự do nào đã được hạn chế rồi mà theo thứ tự nó tiếp tục được hạn chế tiếp thì bỏ qua coi như ko tính
việc dùng hai mũi chống tâm cũng như một đầu cặp vào mâm cặp còn đầu kia chống tâm cũng ko được xét vào siêu định vị
mình có ý kiến như vậy. mong mọi người chỉ giáo thêm!!!!!!!!!!!
bậc tự do nào bị hạn chế quá 1 lần thì là siêu định vị và có thể gây biến dạng chi tiết khi kẹp chặt và gia công
 
H

Hieu_ktcn

Author
bậc tự do nào đã được hạn chế rồi mà theo thứ tự nó tiếp tục được hạn chế tiếp thì bỏ qua coi như ko tính
việc dùng hai mũi chống tâm cũng như một đầu cặp vào mâm cặp còn đầu kia chống tâm cũng ko được xét vào siêu định vị
Vậy sao không chống tâm thì người ta cặp dài, còn khi chống tâm thì bắt buộc phải cặp ngắn (cho dù chi tiết là trục có kích thước lớn thì vẫn phải như vậy). Cái đó không phải tránh siêu ĐV thì là gì nhỉ??

Có 1 câu hỏi về siêu ĐV: Vẫn biết chốt côn dài khống chế đc 5 bậc tự do. Trong các hộp giảm tốc, để định vị 2 nửa (nắp và thân) hộp trong quá trình gia công và lắp ráp, người ta dùng 2 chốt côn dài <= có siêu ĐV không??
 
T

tranquangthang

Author
Có 1 câu hỏi về siêu ĐV: Vẫn biết chốt côn dài khống chế đc 5 bậc tự do. Trong các hộp giảm tốc, để định vị 2 nửa (nắp và thân) hộp trong quá trình gia công và lắp ráp, người ta dùng 2 chốt côn dài <= có siêu ĐV không??
Không siêu định vị vì khi gia công 2 lỗ chốt thì người ta gia công đồng thời 2 lỗ này trong một lần gá, đảm bảo vị trí tương quan giữa chúng.
Chốt côn thứ 1 khi kết hợp với chốt côn thứ 2 sẽ định vị được nốt bậc tự do quay quanh đường tâm của nó, thuận tiện cho việc gia công các lỗ lắp ghép và việc sửa chữa sau này.
 

TYA

Well-Known Member
Vậy sao không chống tâm thì người ta cặp dài, còn khi chống tâm thì bắt buộc phải cặp ngắn (cho dù chi tiết là trục có kích thước lớn thì vẫn phải như vậy). Cái đó không phải tránh siêu ĐV thì là gì nhỉ??
.......
Cặp dài làm cho trục không "ngoáy" được. Khi chống tâm vào chi tiết bị cặp dài thì cả mâm cặp và mũi tâm tranh nhau lấy tâm cho đầu trục (đầu chống tâm) chi tiết

Mũi tâm thường lệch trục so với tâm mâm cặp, kể cả máy CNC cũng chỉ đảm bảo <0.02 nên xảy ra siêu định vị :

- Mũi tâm toét, không toét thì xước, mòn nhan chóng

- Chi tiết bị toét lỗ tâm và cong đi

Khi cặp ngắn, đầu trục kia có thể "ngoáy" được - mâm cặp không lấy tâm đầu đó mà nhường cho mũi tâm.

Khi mũi tâm chống vào, nó "nắn" lại đường tâm trục trùng với đường tâm mâm cặp - mũi tâm. Việc "nắn" không gây ra biến dạng cho gá, phôi là do trở lực (momen) từ mâm cặp nhỏ do cặp " ngắn"


Hài hước và ngôn từ rất chợ búa, nhưng dễ hiểu phải không ?


===

@MT : đọc lại bài của cậu nhé. #12
 
Last edited:
thế bác TYA căn cứ vào cái j để coi 1 cái chốt là chốt trụ dài và chốt trụ ngắn?
bác nói khe hở nhỏ thì chốt trụ ngắn hạn chế dc 4 bậc tự do thế đến khi nó nhỏ tới mức nào đó thì nó hạn chế cả 6 bậc tự do à
 

paven8880

Active Member
Với chủ đề này xin góp thêm 1 ví dụ:
gia công 1 biên dạng = cắt dây. Đã khoan săn 1 lỗ để dò tâm. Cần định vị thế nào???
 
Top