Các thuộc tính cốt lõi của mô hình Kanban

long8564

Active Member
Moderator
Kanban là một trong những phương thức quản trị sản xuất hiệu quả hàng đầu hiện nay. Để thực hiện được phương pháp này một cách chuẩn xác, doanh nghiệp cần nắm được các thuộc tính cốt lõi của mô hình Kanban được trình bày dưới đây.

Một vài điều cần biết về khái niệm Kanban
Theo dịch nghĩa tiếng Nhật, Kanban là có nghĩa là thẻ thị giác, với từ “kan” là thị giác và từ “ban” là thẻ. Đây chính là phương thức quản trị để thực hiện mục tiêu sản xuất tinh gọn trong doanh nghiệp. Chúng ta có thể gọi tên Kanban theo thuật ngữ chuyên môn kinh tế là “Phương pháp quản lý Kanban”.
Kanban là một hệ thống trực quan để quản lý công việc khi nó diễn ra theo một quy trình đã được xây dựng sẵn. Cụ thể hơn, Kanban là xác định các điểm có khả năng làm tắc nghẽn các quy trình và khắc phục chúng để công việc có thể diễn ra một cách hiệu quả với tốc độ và chất lượng tối đa.



Các thuộc tính cốt lõi của mô hình Kanban
1.Trực quan hóa quy trình làm việc

Mô hình Kanban được xây dựng nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp có được bức tranh toàn cảnh về quy trình làm việc thông qua một bản đồ trực quan dễ hiểu. Với mô hình quản trị này, mọi thành viên tham gia vào quá trình thực hiện dự án hoặc sản xuất sản phẩm đều có thể nắm bắt quy trình triển khai một cách dễ dàng. Không dừng lại ở đó, trực quan hóa công việc sẽ giúp xác định các rủi ro trên thị trường có thể gây ra các tổn thất cho các dự án.

Vậy, làm thế nào để trực quan hóa một quy trình làm việc hiệu quả:

  • Khái quát nội dung: Liệt kê tất cả các yếu tố cần thiết để làm cho dự án thành công. Điều đó sẽ giúp mọi người dự đoán và chuẩn bị số lượng lao động cần thiết, tiền và các bước cần thiết sẽ thực hiện dự án.
  • Vẽ quy trình: Dùng bút dấu vẽ lên bảng trắng các yếu tố cần thiết như: Thành viên tham gia, các bước liên quan và lợi ích của dự án. Từ bản vẽ, các nhóm dự án có thể tìm kiếm những cách tốt nhất để làm rõ các yếu tố chưa được thể hiện cụ thể trên bảng.
  • Đơn giản hóa quy trình làm việc: Mọi bộ phận phòng ban có thể tùy chỉnh quy trình công việc để phù hợp với nhu cầu của mình. Một quy trình làm việc có phức tạp như thế nào cũng sẽ trở nên dễ hiểu hơn nhờ cách thức trình bày trực quan qua sơ đồ rõ ràng trong mô hình Kanban.

  1. Theo dõi tiến độ công việc (WIP)
Thành công của mô hình Kanban xoay quanh thuộc tính Theo dõi tiến độ công việc (WIP). Cụm từ này dùng để chỉ việc theo dõi công việc một cách thường xuyên, liên tục, xuyên suốt quá trình thực hiện. Khi một quy trình phát sinh lỗi, chúng sẽ được lập tức xem xét và điều chỉnh để phù hợp với quy trình sản xuất hơn chứ không phải chờ đến khi kết thúc toàn bộ quy trình. Các ràng buộc trong việc theo dõi WIP đảm bảo rằng công việc vẫn duy trì cho đến khi công việc được yêu cầu hoàn thành hoặc được chuyển tiếp sang bước tiếp theo. Mặc dù cách làm này mạnh mẽ và đảm bảo kết quả tối ưu, nhưng nhiều doanh nghiệp bỏ qua nó. Họ nghĩ rằng thực hiện nhiều nhiệm vụ tại một thời điểm là cách thực hành hiệu quả nhất để tối ưu hóa thời gian và công sức của nhân viên.

Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc dễ xảy ra các sai sót, tiêu tốn thời gian sửa chữa hoặc làm lại các công việc đó. Việc này kéo theo nhiều thời gian bị lãng phí. Trong khi đó, chia các nhiệm vụ thành các phần nhỏ sẽ giúp mọi người tập trung vào từng phần và tối ưu hóa kết quả đạt được. Các nhóm dự án nên chú ý đến những lợi ích này và áp dụng thực hiện.

  1. Tập trung vào quy trình công việc
Tất cả các doanh nghiệp thực hiện mô hình Kanban với mục đích đạt được sự thay đổi tích cực và hướng tới các mục tiêu riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ai có thể thay đổi những gì mà họ không biết về quy trình sản xuất. Vì thế, trước tiên, tất cả mọi người đều cần biết được toàn bộ bức tranh và những gì được cho là sẽ thay đổi trước khi thực sự bắt tay vào kiến tạo nên thay đổi đó.

Quy trình công việc được thể hiện qua một biểu đồ hoặc sơ đồ cho phép doanh nghiệp nhận biết các điểm cần thay đổi trong thời gian nhanh nhất có thể. Hoạt động theo dõi quy trình công việc nhằm mục đích tối ưu hóa cả tốc độ và chất lượng đầu ra cho doanh nghiệp. Hai yếu tố năng suất và chất lượng hàng hóa đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể đặt được mục tiêu kinh doanh trong thời gian ngắn nhất có thể.


  1. Trực quan hóa mọi quy trình làm việc
Tất cả các quy trình trong doanh nghiệp phải được tuân theo một cách nhất quán Khi mọi người đều biết công việc được thực hiện ra sao, tự họ có thể đưa ra quyết định hợp lý. Để trực quan hóa quy trình làm việc, doanh nghiệp có thể chuẩn bị một số công cụ như bảng điện tử và/hoặc bảng thủ công cùng giấy note giúp thực hiện mục tiêu này.

Các nguyên tắc cơ bản của mô hình Kanban
  1. Bắt đầu với cái đã biết, sau đó thực hiện những vấn đề chưa biết
Phương pháp Kanban linh hoạt đến mức dễ dàng kết hợp từng thuộc tính của nó vào một dự án; mà không cần phải tuân thủ quy trình theo quy định. Do đó, doanh nghiệp của bạn nên bắt đầu với những quy trình đơn giản, phù hợp và dễ hiểu để nắm được các thuộc tính và nguyên tắc của mô hình này trước. Sau đó, doanh nghiệp có thể áp dụng vào các quy trình phức tạp hơn.

  1. Sẵn sàng chấp nhận thay đổi
Phương pháp Kanban chỉ hiệu quả đối với những cá nhân hoặc doanh nghiệp đã sẵn sàng thực hiện thay đổi đối với các hệ thống quản lý hiện có. Mô hình này đòi hỏi năng lực thực hiện và triển khai trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này có thể gây nên những mâu thuẫn trong nội tại doanh nghiệp bởi có những nhân viên chưa sẵn sàng cho việc áp dụng công cụ sản xuất tinh gọn này. Vì lẽ đó, trước khi đưa mô hình này vào thực tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ công tác giới thiệu, đào tạo nhằm chuẩn bị tư tưởng sẵn sàng thay đổi cho toàn bộ nhân viên.



  1. Tôn trọng các quy trình và vai trò hiện có của quy trình đó
Các quy trình, vai trò, trách nhiệm và chức danh hiện tại trong mô hình Kanban đều tồn tại có giá trị và có lý do. Mô hình Kanban được thiết kế để thúc đẩy và khuyến khích các thay đổi gia tăng, hợp lý, mà không gây ra nỗi sợ thay đổi.

  1. Khuyến khích phát triển kỹ năng lãnh đạo ở các cấp độ khác nhau
Nhiều phương pháp khuyến khích sự lãnh đạo ở tất cả các cấp độ, và mô hình Kanban cũng không phải ngoại lệ. Nguyên tắc này giúp mọi người hiểu rằng khả năng lãnh đạo có thể đạt được bằng nhiều cách; một người có thể không phải là một giám đốc hay một giám đốc điều hành để trở thành một nhà lãnh đạo.

Nhân viên trong doanh nghiệp có thể thành lập các nhóm và xây dựng các chiến lược mà họ cho rằng có thể cải thiện hiệu suất của công ty. Một khi đạt được những mục tiêu đó, các nhân viên sẽ tự cải thiện cũng như phát triển được kỹ năng lãnh đạo của mình.
 
Lượt thích: Nova

long8564

Active Member
Moderator
Phương pháp Kanban và 4 lợi ích trong sản xuất
Phương pháp Kanban là một thuật ngữ bắt nguồn từ Toyota Motor Corporation vào năm 1947, cho tới hiện nay, thuật ngữ Kanban vẫn được thường xuyên nhắc tới như là một trong những phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất.



Phương pháp Kanban là gì?
Được dịch theo tiếng Nhật, “Kan” là thẻ và “ban” là tài liệu. Phương pháp Kanban tập trung vào mục tiêu tăng năng suất và hiệu quả làm việc của doanh nghiệp qua việc phân tích và xử lý dữ liệu một cách rõ ràng, từ đó cải thiện thương hiệu, gia tăng lợi thế cạnh tranh và đạt nhiều lợi ích hơn so với những doanh nghiệp khác.

Nội dung chính của phương pháp Kanban
Phương pháp Kanban có thể được coi là một hệ thống tín hiệu và phản hồi. Khi một mặt hàng sắp hết tại một trạm vận hành, sẽ có một dấu hiệu trực quan chỉ định số lượng cần đặt từ nguồn cung cấp. Người quản lý bộ phận sẽ đặt hàng theo số lượng được chỉ định bởi hệ thống xử lý của Kanban, từ đó kết nối tới nhà cung cấp số lượng hàng hóa chính xác được yêu cầu.

Phương pháp Kanban có thể được sử dụng dễ dàng trong nhà máy, nhưng nó cũng có thể được áp dụng để mua hàng tồn kho từ các nhà cung cấp bên ngoài. Một trong những mục tiêu chính của Kanban là hạn chế tích tụ hàng tồn kho tại bất kỳ quy trình nào trên dây chuyền sản xuất.

Khi các thùng chứa nguyên vật liệu trống, các thẻ tài liệu sẽ xuất hiện, mã hóa theo thứ tự ưu tiên, cho phép sản xuất và vận chuyển nhiều hơn trước, qua đó giảm hoặc loại bỏ tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Phương pháp Kanban cần sự kết nối và liên kết giữa các bộ phận của công ty để diễn ra hiệu quả. Mỗi bộ phận cần dựa trên hệ thống dữ liệu chung để xử lý các vấn đề phát sinh tại một thời điểm cụ thể, sau đó điều chỉnh quy trình sang bộ phận khác để phòng tránh trong tương lai.

Bốn Nguyên tắc cơ bản của phương pháp:
  • Bắt đầu với cái đã biết, sau đó thực hiện những vấn đề chưa biết
  • Sẵn sàng chấp nhận thay đổi
  • Tôn trọng các quy trình và vai trò hiện có của quy trình đó
  • Khuyến khích phát triển kỹ năng lãnh đạo ở các cấp độ khác nhau



Lợi ích của phương pháp Kanban
Kanban là một trong những phương pháp phát triển phần mềm phổ biến nhất được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Kanban cung cấp một số lợi ích dành cho doanh nghiệp như:

Khả năng hiển thị tốt hơn – Khả năng hiển thị là một trong những lợi ích hiệu quả nhất mà phương pháp Kanban có thể mang lại. Qua việc sử dụng Kanban, doanh nghiệp có thể quan sát các nhiệm vụ giữa quy trình sản xuất đang diễn ra. Sự đơn giản trong cách trình bày trực quan của phương pháp cho phép bạn dễ dàng phát hiện ra các vấn đề phát sinh và ngay lập tức giải quyết nó.





Cải thiện hiệu quả công việc – Lợi ích rõ ràng nhất của việc sử dụng Kanban là hiệu công việc được cải thiện ngay sau khi phương pháp này được triển khai trong doanh nghiệp của bạn. Việc trực quan hóa quy trình của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng làm nổi bật các khu vực kém hiệu quả. Từ đó nhanh chóng giải quyết triệt để các vấn đề, và giảm lãng phí phát sinh.





Cải thiện sự linh hoạt – Đối với nhiều công ty, nỗ lực đạt được sự hiệu quả trong kinh doanh được thúc đẩy bởi việc xử lý linh hoạt các tình huống. Bằng cách chọn hướng đi với lộ trình Kanban thay vì dựa vào kế hoạch dự án chung cứng nhắc, người quản lý sản phẩm có thể tự do đánh giá lại các ưu tiên trước mắt dựa trên những thay đổi trên thị trường. Từ đó đưa ra những định hướng và phát triển tốt hơn cho doanh nghiệp.

Trong một thị trường biến động liên tục, quy trình kinh doanh của bạn cần phải linh hoạt. Phản ứng nhanh với nhu cầu khách hàng cũng quan trọng như phản ứng với những thay đổi của thị trường.





Tăng năng suất – Một trong những giá trị cốt lõi của phương pháp Kanban là sự tập trung mạnh mẽ vào việc liên tục cải thiện hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp với mỗi lần lặp lại công việc. Trong Kanban, thời gian chu kỳ và thông lượng là các thước đo năng suất chính, theo dõi thời gian chu kỳ và thông lượng một cách nhất quán sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá một cách hiệu quả quy trình làm việc.





Để doanh nghiệp có thể hiểu hơn về độ hiệu quả của phương pháp Kanban trong sản xuất, dưới đây là một ví dụ:

Nike sử dụng Kanban
Nike nổi tiếng vì đã áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn để đối phó với dư luận tiêu cực về điều kiện làm việc tồi tệ trong các nhà máy của mình.

Trước tiên ban lãnh đạo Nike đã đi qua các nhà máy của chính họ và khảo sát người lao động để tìm ra cách tốt nhất khắc phục những vấn đề đáng chú ý. Ban lãnh đạo của Nike chọn cách cố gắng tiêu chuẩn hóa nhu cầu của người lao động để ổn định công việc, từ đó trực tiếp loại bỏ các đơn đặt hàng trễ và những thay đổi đột ngột về nguyên liệu. Họ cũng thành lập Nike Grind để giảm thiểu sự lãng phí, sử dụng vật liệu tái chế từ các sản phẩm cũ và cải thiện môi trường làm việc của nhân viên.
 

Nova

MES LAB Founder
Kanban là một trong những phương thức quản trị sản xuất hiệu quả hàng đầu hiện nay. Để thực hiện được phương pháp này một cách chuẩn xác, doanh nghiệp cần nắm được các thuộc tính cốt lõi của mô hình Kanban được trình bày dưới đây.

Một vài điều cần biết về khái niệm Kanban
Theo dịch nghĩa tiếng Nhật, Kanban là có nghĩa là thẻ thị giác, với từ “kan” là thị giác và từ “ban” là thẻ. Đây chính là phương thức quản trị để thực hiện mục tiêu sản xuất tinh gọn trong doanh nghiệp. Chúng ta có thể gọi tên Kanban theo thuật ngữ chuyên môn kinh tế là “Phương pháp quản lý Kanban”.
Kanban là một hệ thống trực quan để quản lý công việc khi nó diễn ra theo một quy trình đã được xây dựng sẵn. Cụ thể hơn, Kanban là xác định các điểm có khả năng làm tắc nghẽn các quy trình và khắc phục chúng để công việc có thể diễn ra một cách hiệu quả với tốc độ và chất lượng tối đa.



Các thuộc tính cốt lõi của mô hình Kanban
1.Trực quan hóa quy trình làm việc

Mô hình Kanban được xây dựng nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp có được bức tranh toàn cảnh về quy trình làm việc thông qua một bản đồ trực quan dễ hiểu. Với mô hình quản trị này, mọi thành viên tham gia vào quá trình thực hiện dự án hoặc sản xuất sản phẩm đều có thể nắm bắt quy trình triển khai một cách dễ dàng. Không dừng lại ở đó, trực quan hóa công việc sẽ giúp xác định các rủi ro trên thị trường có thể gây ra các tổn thất cho các dự án.

Vậy, làm thế nào để trực quan hóa một quy trình làm việc hiệu quả:

  • Khái quát nội dung: Liệt kê tất cả các yếu tố cần thiết để làm cho dự án thành công. Điều đó sẽ giúp mọi người dự đoán và chuẩn bị số lượng lao động cần thiết, tiền và các bước cần thiết sẽ thực hiện dự án.
  • Vẽ quy trình: Dùng bút dấu vẽ lên bảng trắng các yếu tố cần thiết như: Thành viên tham gia, các bước liên quan và lợi ích của dự án. Từ bản vẽ, các nhóm dự án có thể tìm kiếm những cách tốt nhất để làm rõ các yếu tố chưa được thể hiện cụ thể trên bảng.
  • Đơn giản hóa quy trình làm việc: Mọi bộ phận phòng ban có thể tùy chỉnh quy trình công việc để phù hợp với nhu cầu của mình. Một quy trình làm việc có phức tạp như thế nào cũng sẽ trở nên dễ hiểu hơn nhờ cách thức trình bày trực quan qua sơ đồ rõ ràng trong mô hình Kanban.

  1. Theo dõi tiến độ công việc (WIP)
Thành công của mô hình Kanban xoay quanh thuộc tính Theo dõi tiến độ công việc (WIP). Cụm từ này dùng để chỉ việc theo dõi công việc một cách thường xuyên, liên tục, xuyên suốt quá trình thực hiện. Khi một quy trình phát sinh lỗi, chúng sẽ được lập tức xem xét và điều chỉnh để phù hợp với quy trình sản xuất hơn chứ không phải chờ đến khi kết thúc toàn bộ quy trình. Các ràng buộc trong việc theo dõi WIP đảm bảo rằng công việc vẫn duy trì cho đến khi công việc được yêu cầu hoàn thành hoặc được chuyển tiếp sang bước tiếp theo. Mặc dù cách làm này mạnh mẽ và đảm bảo kết quả tối ưu, nhưng nhiều doanh nghiệp bỏ qua nó. Họ nghĩ rằng thực hiện nhiều nhiệm vụ tại một thời điểm là cách thực hành hiệu quả nhất để tối ưu hóa thời gian và công sức của nhân viên.

Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc dễ xảy ra các sai sót, tiêu tốn thời gian sửa chữa hoặc làm lại các công việc đó. Việc này kéo theo nhiều thời gian bị lãng phí. Trong khi đó, chia các nhiệm vụ thành các phần nhỏ sẽ giúp mọi người tập trung vào từng phần và tối ưu hóa kết quả đạt được. Các nhóm dự án nên chú ý đến những lợi ích này và áp dụng thực hiện.

  1. Tập trung vào quy trình công việc
Tất cả các doanh nghiệp thực hiện mô hình Kanban với mục đích đạt được sự thay đổi tích cực và hướng tới các mục tiêu riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ai có thể thay đổi những gì mà họ không biết về quy trình sản xuất. Vì thế, trước tiên, tất cả mọi người đều cần biết được toàn bộ bức tranh và những gì được cho là sẽ thay đổi trước khi thực sự bắt tay vào kiến tạo nên thay đổi đó.

Quy trình công việc được thể hiện qua một biểu đồ hoặc sơ đồ cho phép doanh nghiệp nhận biết các điểm cần thay đổi trong thời gian nhanh nhất có thể. Hoạt động theo dõi quy trình công việc nhằm mục đích tối ưu hóa cả tốc độ và chất lượng đầu ra cho doanh nghiệp. Hai yếu tố năng suất và chất lượng hàng hóa đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể đặt được mục tiêu kinh doanh trong thời gian ngắn nhất có thể.


  1. Trực quan hóa mọi quy trình làm việc
Tất cả các quy trình trong doanh nghiệp phải được tuân theo một cách nhất quán Khi mọi người đều biết công việc được thực hiện ra sao, tự họ có thể đưa ra quyết định hợp lý. Để trực quan hóa quy trình làm việc, doanh nghiệp có thể chuẩn bị một số công cụ như bảng điện tử và/hoặc bảng thủ công cùng giấy note giúp thực hiện mục tiêu này.

Các nguyên tắc cơ bản của mô hình Kanban
  1. Bắt đầu với cái đã biết, sau đó thực hiện những vấn đề chưa biết
Phương pháp Kanban linh hoạt đến mức dễ dàng kết hợp từng thuộc tính của nó vào một dự án; mà không cần phải tuân thủ quy trình theo quy định. Do đó, doanh nghiệp của bạn nên bắt đầu với những quy trình đơn giản, phù hợp và dễ hiểu để nắm được các thuộc tính và nguyên tắc của mô hình này trước. Sau đó, doanh nghiệp có thể áp dụng vào các quy trình phức tạp hơn.

  1. Sẵn sàng chấp nhận thay đổi
Phương pháp Kanban chỉ hiệu quả đối với những cá nhân hoặc doanh nghiệp đã sẵn sàng thực hiện thay đổi đối với các hệ thống quản lý hiện có. Mô hình này đòi hỏi năng lực thực hiện và triển khai trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này có thể gây nên những mâu thuẫn trong nội tại doanh nghiệp bởi có những nhân viên chưa sẵn sàng cho việc áp dụng công cụ sản xuất tinh gọn này. Vì lẽ đó, trước khi đưa mô hình này vào thực tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ công tác giới thiệu, đào tạo nhằm chuẩn bị tư tưởng sẵn sàng thay đổi cho toàn bộ nhân viên.



  1. Tôn trọng các quy trình và vai trò hiện có của quy trình đó
Các quy trình, vai trò, trách nhiệm và chức danh hiện tại trong mô hình Kanban đều tồn tại có giá trị và có lý do. Mô hình Kanban được thiết kế để thúc đẩy và khuyến khích các thay đổi gia tăng, hợp lý, mà không gây ra nỗi sợ thay đổi.

  1. Khuyến khích phát triển kỹ năng lãnh đạo ở các cấp độ khác nhau
Nhiều phương pháp khuyến khích sự lãnh đạo ở tất cả các cấp độ, và mô hình Kanban cũng không phải ngoại lệ. Nguyên tắc này giúp mọi người hiểu rằng khả năng lãnh đạo có thể đạt được bằng nhiều cách; một người có thể không phải là một giám đốc hay một giám đốc điều hành để trở thành một nhà lãnh đạo.

Nhân viên trong doanh nghiệp có thể thành lập các nhóm và xây dựng các chiến lược mà họ cho rằng có thể cải thiện hiệu suất của công ty. Một khi đạt được những mục tiêu đó, các nhân viên sẽ tự cải thiện cũng như phát triển được kỹ năng lãnh đạo của mình.
Bản kanban này mình dùng cho Agile/Scrum rất ok. Đúng cái hình minh họa trong bài luôn.
Ý tưởng của Kanban đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.
 
Bản chất của Kanban là làm sao cho thông tin trong hoạt động sản xuất được thông suốt và không bị hiểu sai. Đây là điều rất quan trọng đối với bất kỳ hệ thống SX nào. Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
 
Lượt thích: Nova
Top