Cách chọn động cơ cho bộ truyền đai răng và vít me-đai ốc bi.

Tại vít me hướng lên nên e để đó là 90 độ ạ. Có gì a xem lại giúp e với ạ, Cảm ơn a
vít me hướng lên
Cám ơn bạn quangteobkdn đã phát hiện lỗi sai, chính xác đó là 6,12, khi mình gõ công thức trong word mình đã nhầm dấu "," thành "." nhìn lại các công thức trên điều nhầm dấu "." sai hết cả
Để giải thích cho việc tại sao con số 6,12 lại xuất hiện ở đây thì nếu bạn nhìn lại cái gốc của công thức công suất là P=F.v (v là vận tốc được tính theo đơn vị mm/s), còn mình muốn ra kết quả với đơn vị vận tốc là mm/phút ( đơn vị này có sự tương quan và dễ hình dung với tốc độ quay vòng/phút ).
Vậy tại sao không để 9,81/60 mà lại để 6,12 chi vậy?. Thực ra bạn khi bạn đã hiểu tại sao công thức lại như vậy thì việc để số thế nào là phụ thuộc vào ý thích của bạn. Tuy nhiên hầu hết tài liệu catalog của các hãng động cơ đều chọn con số 6,12 để tính ra công suất có đơn vị W ( hoặc là 6120 để tính ra KW). trong sách tính toán chọn động cơ cho oto ( cuốn nào thì không nhớ lắm) cũng để con số 6,12 này. Nên mình chuyển đổi luôn trong công thức để có sự đồng nhất với các sách hiện có và với tài liệu của các hãng.
Cảm ơn anh đã phản hồi, chỗ công thức đổi đơn vị vận tốc thì em đã hiểu. Tại em thấy 9,81/60=0,1635 mà 1/06,12=0,16339 nên hơi thắc mắc tại sao lại lấy 6,12 thôi. Đọc qua giải thích thì em cũng đã hiểu rồi.
 
Vâng cảm ơn a. E có làm thử theo cách này a có thể xem có đúng không ạ
Lực hướng tâm trong công thức là gì ấy nhỉ. động cơ mình có tải nào quay đâu sao cần quan tâm tới cái lực này. có gắn thêm bánh đà vào động cơ hay sao bạn?
Tải mình là tải tịnh tiến mà nhỉ, nhiều lắm thì chỉ có thêm lực quán tính khi tải di trượt thôi chứ. mà chạy với vận tốc con rùa và tải không quá 2kg như bài toán của bạn thì lực này như có như không, tính luôn vào trong hệ số an toàn cho dễ.
Còn mình thấy bạn đang làm đồ án nếu cần đi chi tiết để có số liệu báo cáo thì tính công suất để động cơ thắng được lực quán tính của tải thôi nhé.
Ý kiến trên là chủ quan của mình.
 

danqh37

New Member
Author
Lực hướng tâm trong công thức là gì ấy nhỉ. động cơ mình có tải nào quay đâu sao cần quan tâm tới cái lực này. có gắn thêm bánh đà vào động cơ hay sao bạn?
Tải mình là tải tịnh tiến mà nhỉ, nhiều lắm thì chỉ có thêm lực quán tính khi tải di trượt thôi chứ. mà chạy với vận tốc con rùa và tải không quá 2kg như bài toán của bạn thì lực này như có như không, tính luôn vào trong hệ số an toàn cho dễ.
Còn mình thấy bạn đang làm đồ án nếu cần đi chi tiết để có số liệu báo cáo thì tính công suất để động cơ thắng được lực quán tính của tải thôi nhé.
Ý kiến trên là chủ quan của mình.
Vâng. Tải này tịnh tiến chứ k quay, em nhầm ạ. Nếu có thời gian a có thể trình bày ra giúp em đước không ạ
 

danqh37

New Member
Author
Lực hướng tâm trong công thức là gì ấy nhỉ. động cơ mình có tải nào quay đâu sao cần quan tâm tới cái lực này. có gắn thêm bánh đà vào động cơ hay sao bạn?
Tải mình là tải tịnh tiến mà nhỉ, nhiều lắm thì chỉ có thêm lực quán tính khi tải di trượt thôi chứ. mà chạy với vận tốc con rùa và tải không quá 2kg như bài toán của bạn thì lực này như có như không, tính luôn vào trong hệ số an toàn cho dễ.
Còn mình thấy bạn đang làm đồ án nếu cần đi chi tiết để có số liệu báo cáo thì tính công suất để động cơ thắng được lực quán tính của tải thôi nhé.
Ý kiến trên là chủ quan của mình.
Mai a có thời gian không ạ, giúp e với. Cảm ơn a
 
Xin lỗi bạn danqh37 nhé, hứa lèo với bạn hoài cũng xấu hổ, nhưng mà việc gấp quá nên mong bạn thông cảm giúp mình.

Trước khi trình bày có một số chỗ mình phải nói trước, những gì mình trình bày nó là ý kiến chủ quan của mình, Các bạn thấy chỗ nào không rõ, hay sai thì chỉ ra giúp mình đừng mặc định tất cả đều đúng nhé, mình cũng không phải giảng viên hoặc chuyên gia nên sai là bình thường nhé.

Thêm nữa các bạn chỉ nên dùng những ý kiến của mình ở mức độ tham khảo cho đồ án của bạn đừng rập khuôn vì yêu cầu khi làm đồ án khác với yêu cầu khi làm việc thực tế. Đồ án sẽ yêu cầu các bạn phải hiểu rõ các bước, giải thích được tại sao làm vậy, còn thực tế làm việc thì yêu cầu cao về thời gian, chi phí, an toàn, cho nên rất nhiều bước sẽ làm tắt hoặc chọn dư để bỏ qua bước tính toán mất thời gian, nhất là trong điều kiện làm việc thực tế chúng ta luôn trong điều kiện thiếu hụt các thông số đầu vào, không có dễ như mấy bài toán cho hết các số liệu chỉ áp công thức là ra được kết quả.

OK, bắt đầu.

Bước 1 : Xác định các thông số đầu vào phải có

1596963937994.png

Bước 2: xác định đường kính tối thiểu của trục vitme*

*Ở đây có hai loại vitme đai ốc trượt (Lead Screws) và vitme bi (Ball Screws), mình dựa vào điều kiện là máy in CNC nên cần độ chính xác cao nên chọn Vitme bi.

Tính đường kính trục tối thiểu dựa vào công thức trong sách hướng dẫn thiết kế dẫn động của thầy Trịnh Chất-Lê Văn Uyển trang 167

1596963987080.png

1596964041976.png

Trục vít phải có đường kính lớn hơn 0,81 mm, tiếp tục tra catalog Misumi chọn trục vitme phù hợp ( Trong catalog thì đường kinh 6mm là nhỏ nhất tuy nhiên trục chỉ dài tối đa là 200mm giá 20tr, còn trục đường kính 8mm thì dài tối đa 400mm giá 12tr) cân nhắc chức năng và giá thành chọn trục 8mm.
1596964076677.png
Từ Catalog ta có các thông số sau:
  • Lead ( Bước tiến) = 2mm
  • Ball Dia ( Đường kính bi) = 1.5875 mm
  • Ball center Dia ( đường kính đi qua tâm bi) 8.3 mm
  • Screw Roof Dia( Đường kính nhỏ nhất trục vitme) 6.6mm > 0.81mm (OK)
Bước 3: Kiểm tra lại bước vitme có đáp ứng được yêu cầu về tốc độ dài hay không.

L (Lead) > Vmax/Nmax = 50/1500= 0,033 mm

Ở đây chọn tốc độ động cơ 1500v/phút ( Tốc độ chuẩn của các loại động cơ khi chưa có hộp giảm tốc thì bạn tự tìm nhé), nếu động cơ chạy hết tốc độ thì cần cần bước vít tối thiểu là 0,033 để đạt được vận tốc 50m/phút.

Như vậy yêu cầu về số vòng quay để đạt được tốc độ 50m/phút với bước vitme 2mm sẽ là:

N = Vmax/L (lead) = 50/2 = 25 vòng/phút.

Bố trí hộp giảm tốc để đạt được tốc độ vòng quay này ( cái này dễ nên bạn tự làm nhé)

Bước 4: Tính hệ số hiệu suất truyền động của trục vitme

1596964191552.png
Bước 5: Tính moment cần thiết để đáp ứng tải
( Ở đây có thể tính theo kiểu Moment trước rồi tính lại công suất hay tính công suất trước rồi tính lại moment như cách tính động cơ chạy đai cũng được nha)
Mt = Mp+Mc
Trong đó:
  • Mt: Moment tổng yêu cầu
  • Mp: Moment cần khi tốc độ tải không đổi theo thời gian
  • Mc: Moment cần để gia tốc tải từ vị trí đứng yên tới vật tốc yêu cầu ( Yêu cầu phải tăng tốc từ 0m/phút lên 50m/phút trong 1s)

1596964292207.png
1596965754446.png

Ghi tới đây đuối quá, Ghi word mà chèn công thức đúng là khoai...

Ban đầu bụng tính luôn cho bạn nhưng mà không biết bạn chọn cái gì cho cơ cấu dẫn hướng và bàn làm việc, tính chọn dùm bạn luôn nhưng mà ghi hết cái mớ trên đuối quá nên thôi để lại bạn tự làm tiếp nhé.

Bạn tính hết cái mớ trên là có Moment cần thiết để đáp ứng công việc, chọn động cơ có moment cao hơn là được ( với động cơ Step). Còn với động cơ servo thì tính ngước lại công suất là chọn được.

Khi đầu bài viết mình có nói về việc tiết kiệm thời gian, thường nếu tốc độ tải yêu cầu không quá 3km/h ~ 50m/phút + khối lượng tải nhỏ hơn 5kg + không yêu cầu thời gian gia tốc quá thấp (dưới 0.01s) thì mình không cần tính cái lằng quằng Mc làm gì, nhân hệ số an toàn 2 hay 3 vào là được. Tiết kiệm được nhiều thời gian tính toán.

Bạn tính đi nhé, rồi so sánh thử xem Mc nó bằng bao nhiêu lần Mp , xem thử ngồi tính nó với nhân hệ số an toàn 2 hay 3 vào thì ok không nhé. Mình nhẩm nhẩm thì Mp lớn hơn Mc khoảng 20 lần đấy. Nhớ comment kết quả mình biết với nhá.
 

Attachments

Last edited:

danqh37

New Member
Author
@ntnhan.0705 Em tưởng a quyên rồi chứ. Thật sự không ngờ a nhiệt tình thế, bận việc suốt mà vẫn dành thời gian cuối tuần để giải đáp giúp e. Sau khi xem bài giải của anh, Em chưa hiểu công thức tính Mp vào Mc (anh có thể cho e tài liệu được không ạ). Về Mp e nghĩ cho động cơ ở đây về bài toán là quay 1 vật nặng với vận tốc V.
1596982690371.png
Nên
1596982926724.png
Mong a chỉ lỗi sai cho e.
Cảm ơn a ajaaaa!
 

silhouette

Active Member
Chào cả nhà,

Mình tham gia thảo luận chút cho vui. Về phần tính tiết diện trục vít me tối thiểu theo công thức trên, có thể thấy đó là tính đơn thuần theo lực kéo, sigma = F/A = 50/(pi*r^2) = 50/(3.14*0.4^2) = 100 N/mm2 < ứng suất cho phép.
Tuy nhiên công thức có ghi áp dụng cho kéo hoặc nén, thì cần kiểm lại độ ổn định chịu nén (thấy trong sách có ghi là kiểm độ mềm của cây vít me):
DA595C05-927C-4BD2-93EC-66397960B707.jpeg

Vì vậy khi thiết kế lưu ý nếu bố trí cây vít me này ở dạng "tension" thì khỏi kiểm buckling, nếu không thì cần phải kiểm để khi cây chịu nén ví dụ do lực quán tính khi hãm, không bị buckling.
 
@ntnhan.0705 Em tưởng a quyên rồi chứ. Thật sự không ngờ a nhiệt tình thế, bận việc suốt mà vẫn dành thời gian cuối tuần để giải đáp giúp e. Sau khi xem bài giải của anh, Em chưa hiểu công thức tính Mp vào Mc (anh có thể cho e tài liệu được không ạ). Về Mp e nghĩ cho động cơ ở đây về bài toán là quay 1 vật nặng với vận tốc V.
View attachment 7192
Nên
View attachment 7193
Mong a chỉ lỗi sai cho e.
Cảm ơn a ajaaaa!
Rất vui vì bạn ngồi lý giải công thức ra như vậy, nhưng 1 lần nữa theo ý kiến chủ quan của mình thì cái bài toán của mình không có sự hiện diện của lực hướng tâm, chỉ có lực quán tính và moment quán tính nên không rõ là bạn đưa công thức lực hướng tâm vào làm gì? mình cần tính cái này để làm gì bạn?

Ở đây mình cần hiểu là động cơ mình cần đáp ứng được moment để quay trục vít me nhằm đẩy tải đi với tốc độ không đổi 50mm/s và cần thêm moment để thắng được moment quán tính để tải đạt được vận tốc tối đa ( từ 0mm/s lên 50mm/s sau thời gian yêu cầu là 1s). Con lực hướng tâm là lực cần để duy trì tốc độ cho vật quay tròn quanh tâm xoay với bán kính R.

Chào cả nhà,

Mình tham gia thảo luận chút cho vui. Về phần tính tiết diện trục vít me tối thiểu theo công thức trên, có thể thấy đó là tính đơn thuần theo lực kéo, sigma = F/A = 50/(pi*r^2) = 50/(3.14*0.4^2) = 100 N/mm2 < ứng suất cho phép.
Tuy nhiên công thức có ghi áp dụng cho kéo hoặc nén, thì cần kiểm lại độ ổn định chịu nén (thấy trong sách có ghi là kiểm độ mềm của cây vít me):
View attachment 7194

Vì vậy khi thiết kế lưu ý nếu bố trí cây vít me này ở dạng "tension" thì khỏi kiểm buckling, nếu không thì cần phải kiểm để khi cây chịu nén ví dụ do lực quán tính khi hãm, không bị buckling.
Cám ơn silhouette nhiều vì đã bổ sung và thảo luận chung. Nếu bạn phát hiện thêm chỗ nào cũng thì góp ý giúp mình nữa nhé.

Thực ra thì khi tính toán với Vitme mình sẽ cần tính thêm về Critical Speed ( Tốc độ vòng quay tối đa mà trục chịu được) và Buckling Load ( Tải bị vênh) như silhouette đã đề cập và The actual life span (Tuổi thọ làm việc thực tế của trục vitme)

Bạn danqh37 tham khảo thêm về Buckling Load ở đây nhé:
https://en.wikipedia.org/wiki/Euler's_critical_load

Tuy nhiên khi tính cái bước đầu tiên để chọn đường kính Vit me thì có vài điểm như sau
- Đường kính trục chỉ cần có 0.81mm mà mình chọn tới 8mm.
- Thêm nữa tốc độ quá thấp và khối lượng tải không lớn.
- Vì thế mình nhẩm tính cái Critical Speed và Buckling Load này có thể bỏ qua vì chắc chắn đạt yêu cầu bền.
- Nhưng điều quan trọng nhất đó chính là Catalog của hãng Misumi đã đảm bảo tải trọng khi tải tĩnh (Stactic load) là 3200N vài tải động (Dymatic load) là 1800N. đều lớn hơn nhiều lần với giá trị 50N.

Nhưng giờ mình sẽ bổ sung vào nữa cho đầy đủ (Thực ra thì hơi lạc đề vì đang yêu cầu tính toán tìm động cơ chứ không có yêu cầu tính toán trục vit me)

Buckling Load
1596991017840.png
Critical Speed
1596992588143.png
 
Last edited:
Author
Rất vui vì bạn ngồi lý giải công thức ra như vậy, nhưng 1 lần nữa theo ý kiến chủ quan của mình thì cái bài toán của mình không có sự hiện diện của lực hướng tâm, chỉ có lực quán tính và moment quán tính nên không rõ là bạn đưa công thức lực hướng tâm vào làm gì? mình cần tính cái này để làm gì bạn?


Cám ơn silhouette nhiều vì đã bổ sung và thảo luận chung. Nếu bạn phát hiện thêm chỗ nào cũng thì góp ý giúp mình nữa nhé.

Thực ra thì khi tính toán với Vitme mình sẽ cần tính thêm về Critical Speed ( Tốc độ vòng quay tối đa mà trục chịu được) và Buckling Load ( Tải bị vênh) như silhouette đã đề cập và The actual life span (Tuổi thọ làm việc thực tế của trục vitme)

Bạn danqh37 tham khảo thêm về Buckling Load ở đây nhé:
https://en.wikipedia.org/wiki/Euler's_critical_load

Tuy nhiên khi tính cái bước đầu tiên để chọn đường kính Vit me thì có vài điểm như sau
- Đường kính trục chỉ cần có 0.81mm mà mình chọn tới 8mm.
- Thêm nữa tốc độ quá thấp và khối lượng tải không lớn.
- Vì thế mình nhẩm tính cái Critical Speed và Buckling Load này có thể bỏ qua vì chắc chắn đạt yêu cầu bền.
- Nhưng điều quan trọng nhất đó chính là Catalog của hãng Misumi đã đảm bảo tải trọng khi tải tĩnh (Stactic load) là 3200N vài tải động (Dymatic load) là 1800N. đều lớn hơn nhiều lần với giá trị 50N.

Nhưng giờ mình sẽ bổ sung vào nữa cho đầy đủ (Thực ra thì hơi lạc đề vì đang yêu cầu tính toán tìm động cơ chứ không có yêu cầu tính toán trục vit me)

Buckling Load
View attachment 7195
Critical Speed
View attachment 7196
Vâng ạ. Em chưa hiểu chỗ công thức Mp, nếu a tính Mp để thắng được tính ì của vật(moment quán tính) thì sao a lại có công thức này (anh có thể giải thích giúp em được không ạ)
Em có tìm trên mạng và thấy cách tính moment xoắn nâng hà của vít me a có thể xem https://en.wikipedia.org/wiki/Leadscrew#Mechanics
Theo như nguồn thì moment sẽ được tính theo công thức
1597023098920.png
 
Vâng ạ. Em chưa hiểu chỗ công thức Mp, nếu a tính Mp để thắng được tính ì của vật(moment quán tính) thì sao a lại có công thức này (anh có thể giải thích giúp em được không ạ)
Em có tìm trên mạng và thấy cách tính moment xoắn nâng hà của vít me a có thể xem https://en.wikipedia.org/wiki/Leadscrew#Mechanics
Theo như nguồn thì moment sẽ được tính theo công thức
View attachment 7197
Mình có chút buồn bạn rồi đấy, bạn có đọc bài mình ghi không ấy nhỉ? Nếu bạn chưa hiểu tại sao làm vậy có thể xem lại bài toán chuyển động tịnh tiến có gia tốc hồi học lớp 11 ấy. Xem rồi chuyển nó thành bài toán này bạn sẽ sẽ hiểu tại sao mình ghi như vậy.

" Mt = Mp+Mc
Trong đó:
  • Mt: Moment tổng yêu cầu
  • Mp: Moment cần khi tốc độ tải không đổi theo thời gian
  • Mc: Moment cần để gia tốc tải từ vị trí đứng yên tới vật tốc yêu cầu ( Yêu cầu phải tăng tốc từ 0m/phút lên 50m/phút trong 1s)"
 
Author
Chào ntnhan.0705,

Rất vui được trao đổi, thôi lỡ lạc đề rồi lạc đề thêm chút nữa vậy (vì mình cũng ko biết topic switch từ truyền động đai qua vít me ở đoạn nào ;) ).
Ráp thử cây vít me Ø8 dài 400mm vào máy in 3D của danqh37: xem ra bố trí thêm screw nut, bearing housings++ thì layout này phải thay đổi đi nhiều.

View attachment 7199

Thực tế thì khi mình chọn các part theo standard thì các thông số quan trọng nhà cung cấp họ cũng liệt kê ra hết rồi chỉ việc tra thôi:

View attachment 7202

Thấy có hãng để có vẻ bị sai lũy thừa:
View attachment 7201
Một chút ý kiến:
- tải trọng khi tải tĩnh (Stactic load) là 3200N vài tải động (Dymatic load) là 1800N: đây là thông số của screw nut chứ nhỉ, đâu liên quan đến buckling load vì buckling load không phân biệt tải tĩnh hay động.
- Vấn đề mình concern là tại vì đường kính cần thiết của lead screw có 0,8mm nhưng mình scale đường kính lên 10 lần để chọn theo standard size, thì giới hạn travelling dưới 400mm, và cái trục nhìn thôi cũng quá dư so với nhu cầu ;). Nếu chọn trục nhỏ và dài thì phi tiêu chuẩn và chi phí đội lên...
View attachment 7204

View attachment 7203

danqh37 tham khảo thêm cách tính của hãng hiwin xem sao (từ trang 26-30), input vào excel rồi play giá trị:
https://www.hiwin.com/pdf/ballscrews.pdf
Em cảm ơn a góp ý cho em thêm về những thông số em chưa tính đến.( Thực sự thì em cũng đang xem phần tính động cơ nên chưa tìm hiểu được về vấn đề a đưa ra, nhưng e sẽ tìm hiểu sau ạ). :D:D
 
Author
Mình có chút buồn bạn rồi đấy, bạn có đọc bài mình ghi không ấy nhỉ? Nếu bạn chưa hiểu tại sao làm vậy có thể xem lại bài toán chuyển động tịnh tiến có gia tốc hồi học lớp 11 ấy. Xem rồi chuyển nó thành bài toán này bạn sẽ sẽ hiểu tại sao mình ghi như vậy.

" Mt = Mp+Mc
Trong đó:
  • Mt: Moment tổng yêu cầu
  • Mp: Moment cần khi tốc độ tải không đổi theo thời gian
  • Mc: Moment cần để gia tốc tải từ vị trí đứng yên tới vật tốc yêu cầu ( Yêu cầu phải tăng tốc từ 0m/phút lên 50m/phút trong 1s)"
Thực sự thì mỗi lời giải thích a đưa ra em đều đọc rất kĩ, tìm hiểu thêm nhiều trên mạng. Chứ không phải chỉ xem kết quả rồi tính toán đưa vào đồ án của mình. E ngồi cả sáng nay nhưng vẫn chưa hiểu được phần này, chiều tiếp tục:). Thế thôi, cảm ơn a ạ( nhắn đây để a hiểu e không lên đây quăng bài tập rồi khi được giải thì copy về phát cho xong chuyện). Lên đây thấy mình hổng kiến thức rất nhiều:oops::oops:
 
Author
Chào @danqh37,

Bạn hình như đang hiểu nhầm vấn đề ở cái link wiki bạn tham khảo rồi. Cái link wiki kia là torque để xoay một tải gắn với screw nut, cần thiết để đưa tải đó đi lên hay đi xuống trên cây vita me trượt, không phải vít me bi (lăn).
Ví dụ như các bàn nâng sử dụng tay quay thủ công vậy.

View attachment 7207

Nên cái góc nghiêng đó là góc nghiêng bước ren được khai triển ra flat:

View attachment 7208

Anh @ntnhan.0705 chỉ chi tiết các bước chính rồi, bạn bám vào sườn đó mà tham khảo thêm ví dụ (như của hiwin tính mình post link trên) để kiểm nghiệm hay so sánh thêm xem sao, rồi post kết quả lên để ảnh tư vấn thêm
Nếu tính vít me đai ốc thường thì công thức trong link đó là tính moment moment cần thiết cho động cơ để có thể nậng hạ tải gắn trên đai ốc phải không ạ. Về các bước tính toán của a @ntnhan.0705 em thấy rất chi tiết rồi. Chỉ có cái là mãi e vẫn chưa hiểu phần tính moment thôi ạ.
 
Author
Cái torque trong công thức của vít me trượt (ren thang) đó không liên quan gì đến công suất mô tơ hướng dẫn bên trên cả @danqh37 ơi, nó chỉ là torque vặn cờ lê thôi (chắc do diagram nhìn giống nhau dễ gây hiểu nhầm). Tưởng tượng có cây vít me ren thang dựng thẳng đứng cao một mét và cố định, ở giữa thân có một cái bu lông nặng 10kg, bulong sẽ đứng yên do tự hãm. Để xoay con bu lông heavy đó đi lên cao hay thấp xuống cần áp dụng torque theo công thức ở link wiki đó, torque xoay cờ lê thôi nhé.

Cái torque ảnh hướng dẫn trên là torque khởi động, starting torque, hay pull-up tỏque gì đó, cộng thêm với rated torque để ra size motor cần thiết
View attachment 7209
https://www.hiwin.com/pdf/ballscrews.pdf

View attachment 7214
View attachment 7216
Vâng cảm ơn a đã chia sẻ. Em sẽ đọc kĩ lại phần này ạ
 
Cái torque trong công thức của vít me trượt (ren thang) đó không liên quan gì đến công suất mô tơ hướng dẫn bên trên cả @danqh37 ơi, nó chỉ là torque vặn cờ lê thôi (chắc do diagram nhìn giống nhau dễ gây hiểu nhầm). Tưởng tượng có cây vít me ren thang dựng thẳng đứng cao một mét và cố định, ở giữa thân có một cái bu lông nặng 10kg, bulong sẽ đứng yên do tự hãm. Để xoay con bu lông heavy đó đi lên cao hay thấp xuống cần áp dụng torque theo công thức ở link wiki đó, torque xoay cờ lê thôi nhé.

Cái torque ảnh hướng dẫn trên là torque khởi động, starting torque, hay pull-up tỏque gì đó, cộng thêm với rated torque để ra size motor cần thiết
View attachment 7209
https://www.hiwin.com/pdf/ballscrews.pdf

View attachment 7214
View attachment 7216
Mà chốt lại là giờ mình đang làm truyền động đai hay vít me bi vậy cho đỡ bị đi lạc đề nhiều nhỉ ;)
Woa, bài hướng dẫn quá chi tiết, chưa có thời gian đọc kĩ. nhưng mà cám ơn silhouette nhiều nhé. Tối về xem lại thử xem.
 
Thực sự thì mỗi lời giải thích a đưa ra em đều đọc rất kĩ, tìm hiểu thêm nhiều trên mạng. Chứ không phải chỉ xem kết quả rồi tính toán đưa vào đồ án của mình. E ngồi cả sáng nay nhưng vẫn chưa hiểu được phần này, chiều tiếp tục:). Thế thôi, cảm ơn a ạ( nhắn đây để a hiểu e không lên đây quăng bài tập rồi khi được giải thì copy về phát cho xong chuyện). Lên đây thấy mình hổng kiến thức rất nhiều:oops::oops:
Sao, bạn dỗi mình à. Mình có nói gì nặng nề đâu nhỉ. Trước hết là mình thấy bạn chưa hiểu tại sao lại xuất hiện 2 giá trị moment ( để cho dễ từ giờ mình sẽ gọi là torque cho đồng nhất với tài liệu tiếng anh của bạn silhouette). Nên mình nói bạn tham khảo bài toán vật lý lớp 11 về chuyển động có gia tốc để hiểu tại sao lại có 2 giá trị torque. Bạn đừng coi thường vật lý cơ bản nhé. Bạn muốn đi xa hơn trong việc tính toán cơ khí đều phải dựa vào những kiến thức vật lý lớp 10,11, 12 cả đấy.
  • Mp: torquecần khi tốc độ tải không đổi theo thời gian.
  • Mc: torque cần để gia tốc tải từ vị trí đứng yên tới vật tốc yêu cầu
Bên dưới là bài ví dụ trong sách vật lý 11 về chuyển động tịnh tiến, nhìn vô hình bạn có thể dễ dàng hiểu được đều kiện để vật có thể chuyển động được là lực F1 để kéo vật phải lớn hơn Fms. chỉ cần lớn hơn một tẹo là có thể kéo vật đi chuyển được. ( Giống cái quạt máy nhà mình đấy, lúc khởi động sẽ quay từ từ trong vài giây rồi mới quay đều được, nhưng vẫn quay được chứ không đứng im)

1597047749752.png
Tuy nhiên nếu thêm yêu cầu về vận tốc thì sẽ khác, giờ yêu cầu phải kéo vật di chuyển từ trạng thái đứng yên( V=0mm/s) đạt đến vận tốc V=50mm/s) trong thời gian t= 1 s sau đó duy trình tốc độ này trong một quãng đường s = 2000mm sau đó giảm tốc từ V=50mm/s xuống V=0mm/s trong thời gian t=1s. Tính công cần để thực hiện toàn bộ quá trình chuyển động của vật.

Lúc này đây sẽ có sự tham gia của lực quán tính F=ma để đáp ứng yêu cầu đề bài, Vì để chống lại xu hướng của lực quán tính mình cần có 1 lực F2 để tăng tốc cho vật khi vật đứng im V=0mm/s và lực F3 để giảm tốc cho vật khi vật đang ở vận tốc 50mm/s.

Như vậy Tổng lực yêu cầu sẽ là F= F1+F2+F3 , từ tổng lực này tính ra công suất cần thiết để thực hiện quy trình chuyển động này. Tuy nhiên để chọn động cơ kéo vật này ta chỉ chọn công suất cao nhất chứ không dựa vào công suất tổng, nên chỉ cần F=F1+F2 để làm cơ sở chọn động cơ

Hiểu được bài toán trên, quay lại mình cái bài của mình bạn sẽ hiểu tại sao cần có 2 cái torque trong công thức. và mỗi cái có cách tính khác nhau.
 
Author
Sao, bạn dỗi mình à. Mình có nói gì nặng nề đâu nhỉ. Trước hết là mình thấy bạn chưa hiểu tại sao lại xuất hiện 2 giá trị moment ( để cho dễ từ giờ mình sẽ gọi là torque cho đồng nhất với tài liệu tiếng anh của bạn silhouette). Nên mình nói bạn tham khảo bài toán vật lý lớp 11 về chuyển động có gia tốc để hiểu tại sao lại có 2 giá trị torque. Bạn đừng coi thường vật lý cơ bản nhé. Bạn muốn đi xa hơn trong việc tính toán cơ khí đều phải dựa vào những kiến thức vật lý lớp 10,11, 12 cả đấy.
  • Mp: torquecần khi tốc độ tải không đổi theo thời gian.
  • Mc: torque cần để gia tốc tải từ vị trí đứng yên tới vật tốc yêu cầu
Bên dưới là bài ví dụ trong sách vật lý 11 về chuyển động tịnh tiến, nhìn vô hình bạn có thể dễ dàng hiểu được đều kiện để vật có thể chuyển động được là lực F1 để kéo vật phải lớn hơn Fms. chỉ cần lớn hơn một tẹo là có thể kéo vật đi chuyển được. ( Giống cái quạt máy nhà mình đấy, lúc khởi động sẽ quay từ từ trong vài giây rồi mới quay đều được, nhưng vẫn quay được chứ không đứng im)

View attachment 7220
Tuy nhiên nếu thêm yêu cầu về vận tốc thì sẽ khác, giờ yêu cầu phải kéo vật di chuyển từ trạng thái đứng yên( V=0mm/s) đạt đến vận tốc V=50mm/s) trong thời gian t= 1 s sau đó duy trình tốc độ này trong một quãng đường s = 2000mm sau đó giảm tốc từ V=50mm/s xuống V=0mm/s trong thời gian t=1s. Tính công cần để thực hiện toàn bộ quá trình chuyển động của vật.

Lúc này đây sẽ có sự tham gia của lực quán tính F=ma để đáp ứng yêu cầu đề bài, Vì để chống lại xu hướng của lực quán tính mình cần có 1 lực F2 để tăng tốc cho vật khi vật đứng im V=0mm/s và lực F3 để giảm tốc cho vật khi vật đang ở vận tốc 50mm/s.

Như vậy Tổng lực yêu cầu sẽ là F= F1+F2+F3 , từ tổng lực này tính ra công suất cần thiết để thực hiện quy trình chuyển động này. Tuy nhiên để chọn động cơ kéo vật này ta chỉ chọn công suất cao nhất chứ không dựa vào công suất tổng, nên chỉ cần F=F1+F2 để làm cơ sở chọn động cơ

Hiểu được bài toán trên, quay lại mình cái bài của mình bạn sẽ hiểu tại sao cần có 2 cái torque trong công thức. và mỗi cái có cách tính khác nhau.
:p E thấy anh bảo bắt đầu buồn nên em nghĩ anh cảm thấy kiểu như anh đưa ra lời giải mà em không chịu tìm hiểu rồi chỉ biết hỏi làm sao, làm như thế nào... làm a không thoải mái( đấy e nghĩ thôi)
Trên kia chắc anh hiểu sai ý em. Về phần có 2 thành phần moment để tính moment cực đại của động cơ thì em hiểu rồi. Còn về công thức tính thì theo lời anh thì em cũng đã tìm hiểu lại kiến thức lớp 10,11 nhưng chưa liên hệ được với công thức Mp anh đưa ra ạ.
 
Top