Cách chọn động cơ cho bộ truyền đai răng và vít me-đai ốc bi.

silhouette

Active Member
Chào cả nhà,
Đọc đi đọc lại giờ mới thấy là cây vít me đang được tính là 2 cây vít me dẫn hướng màu đỏ:

1597053251725.png
1597053418099.png
Qua giờ post một số comment gây hiểu lầm, có gì để mình xoá bớt các post không liên quan, sorry ntnhan.0705 nhé.
danqh37 post sơ đồ bố trí tổng thể lên xem nào?
 
Last edited:
Chào cả nhà,
Đọc đi đọc lại giờ mới thấy là cây vít me đang được tính là 2 cây vít me dẫn hướng màu đỏ:

View attachment 7226
View attachment 7227
Qua giờ post một số comment gây hiểu lầm, có gì để mình xoá bớt các post không liên quan, sorry ntnhan.0705 nhé.
danqh37 post sơ đồ bố trí tổng thể lên xem nào?
Ồ thanks silhouette mình cũng không để ý bữa giờ cứ tính 1 cây, nếu như theo cách hiểu này thì phải bố trí thanh trượt dẫn hướng hoặc ray trượt dẫn hướng. không được dùng đồng thời 2 cây vitme cho 1 cơ cấu chuyển động như bài của bạn danqh37 được.

Các sai số gia công, động cơ, chương trình điều khiển sẽ làm cho cơ cấu sau một thời gian sẽ không thể chuyển động được do bi vênh.
 

silhouette

Active Member
View attachment 7228
Đây ạ. Sorry mấy a quyên đưa cả cái này vào nữa
Có thời gian danqh37 cập nhật lại tiêu đề topic và hình tổng thể lên post đầu để sau này mọi người có tham khảo tiện theo dõi với nhé :)

Quay lại công thức Mp (hay T theo hình dưới đây):

1597058406783.png

1597058494341.png

Có gì danqh37 xem thêm driving fomular theo Shigley handbook và Power Screws trong file đính kèm, mình nghĩ xem quacho hiểu bản chất thôi chứ dùng công thức final đủ rồi để còn tập trung làm cái máy cho nó tối ưu về mặt thiết kế mới là cái nên focus.

Trong Machinery Handbook (Erick Oberg):

1597065295086.png
1597065915309.png
 

Attachments

Last edited:
Author
Cũng đến chịu bạn danqh37,

Có thời gian cập nhật lại tiêu đề topic và hình tổng thể lên post đầu để sau này mọi người có tham khảo tiện theo dõi với nhé :)

Quay lại công thức Mp (hay T theo hình dưới đây):

View attachment 7229

View attachment 7230

Xem driving fomular theo Shigley handbook trong file đính kèm. Xem cho hiểu bản chất thôi chứ dùng công thức final đủ rồi để còn tập trung làm cái máy cho nó tối ưu về mặt thiết kế mới là cái nên focus.
Tại lúc đầu em hỏi về bộ truyền đai, sau này lại thêm bộ truyền vít. Em sẽ sửa topic lại sau ạ. Cảm ơn a
 
View attachment 7228
Đây ạ. Sorry mấy a quyên đưa cả cái này vào nữa
Hôm nay mình làm về trễ chưa coi kịp mấy bài post. Về việc công thức tính mai mốt bạn coi xong tính xong rồi post lên để xem lại.

Nhìn cái máy này mình có vài nhận xét chủ quan, ko có ý chê bai gì nhé.

1. Phải cân nhắc trước khi làm việc với động cơ step. Phải có phương án cho việc chống rung và nhiễu từ các động cơ ko thì đầu phun sẽ làm việc ko chính xác.

2. Phải cân nhắc bố trí cùng lúc 2 cây vít me đứng. Vì cái này cơ bản là thiết kế không tốt. Chỉ đc bố trí 1 bộ chuyền động cho một cơ cấu ko bố trí 2 bộ cùng lúc. Vì nếu 1 cái bị hỏng sẽ làm hỏng cả cái còn lại, hoặc 1 cái có sai số lớn hơn cái còn lại sẽ làm cơ cấu bị vênh làm hư máy.

3. Phải có cảm biến nhận biết được vị trí home của đầu phun ( vị trí O). Không được tin vào việc đều khiển và đếm số vòng quay của động cơ của động cơ step.

4. Bố trí thêm đối trọng cho khung chân máy nhằm kéo trọng tâm máy xuống thấp nhất có thế, chân trụ phải có đế cao su để tăng độ ổn định giảm rung động trong quá trình làm việc

5. Không nên quá tin tưởng vào mấy khung nhôm định hình. Loại nào làm tủ, kệ rất tốt. Nhưng làm thân máy chính xác thì phải cân nhắc.

Sơ sơ như vậy, hôm nay mệt quá đi ngủ sớm
 
Author
Hôm nay mình làm về trễ chưa coi kịp mấy bài post. Về việc công thức tính mai mốt bạn coi xong tính xong rồi post lên để xem lại.

Nhìn cái máy này mình có vài nhận xét chủ quan, ko có ý chê bai gì nhé.

1. Phải cân nhắc trước khi làm việc với động cơ step. Phải có phương án cho việc chống rung và nhiễu từ các động cơ ko thì đầu phun sẽ làm việc ko chính xác.

2. Phải cân nhắc bố trí cùng lúc 2 cây vít me đứng. Vì cái này cơ bản là thiết kế không tốt. Chỉ đc bố trí 1 bộ chuyền động cho một cơ cấu ko bố trí 2 bộ cùng lúc. Vì nếu 1 cái bị hỏng sẽ làm hỏng cả cái còn lại, hoặc 1 cái có sai số lớn hơn cái còn lại sẽ làm cơ cấu bị vênh làm hư máy.

3. Phải có cảm biến nhận biết được vị trí home của đầu phun ( vị trí O). Không được tin vào việc đều khiển và đếm số vòng quay của động cơ của động cơ step.

4. Bố trí thêm đối trọng cho khung chân máy nhằm kéo trọng tâm máy xuống thấp nhất có thế, chân trụ phải có đế cao su để tăng độ ổn định giảm rung động trong quá trình làm việc

5. Không nên quá tin tưởng vào mấy khung nhôm định hình. Loại nào làm tủ, kệ rất tốt. Nhưng làm thân máy chính xác thì phải cân nhắc.

Sơ sơ như vậy, hôm nay mệt quá đi ngủ sớm
Cảm ơn anh đã góp ý thêm vào phần thiết kế này của em. Sau khi đọc và tìm hiểu qua :
1. Em sẽ xem lại việc lắp thêm mạch chống nhiễu, và bộ chống rung cho động cơ bước.
2. Em sẽ tìm hiểu thêm việc sử dụng 1 động cơ trục Z chuyển động trục vít còn bên kia sử dụng con lăn có ổn định hay không.
3. Trong thiết kế của em có công tắc hành trình tại các điểm kết thúc hành trình của các trục để đưa máy về vị trí Home.
4. Không có gì để bàn với lời góp ý này:D
5. Mục đích e sử dụng nhôm định hình là để dễ gia công, rẻ và dễ gá lắp các chi tiết khác vào. Và với công nghệ in ở đây em dùng là FDM thì cũng không có độ chính xác cao, nên em nghĩ chưa cần đầu tư quá nhiều chi phí vào khung máy.
Trên đây là ý kiến riêng của em. Chúc anh ngủ ngon;)
 

silhouette

Active Member
Chào cả nhà,

Mình có tìm hiểu thêm một chút và thấy hầu hết các máy in 3D đều có chung concept của chuyển động thẳng đứng với 2 mô tơ và 2 trục vít me.
Có lẽ cơ cấu được đồng bộ tốt và rủi ro từ comment số 2 có lẽ nhỏ hơn so với lợi ích của việc bố trí như này.

1597107617096.png
1597107641277.png
1597107737325.png
1597107954844.png

Có kiểu design truyền động 1 bên:

1597109216771.png
1597109201345.png
1597109256731.png

Lĩnh vực khác với truyền động 2 mô tơ 2 bên:
1597109367740.png

Hay là kiểu này...

j-rev_large.gif
 
A

An Hoang

Em có đọc qua topic, rất nhiều kiến thức để tìm hiểu. Cám ơn các anh dã chia sẻ rất nhiệt tình. Qua topic này em cũng tìm được một ví dụ có tính toán cụ thể của THK. Em gửi lên cho mọi người cùng tham khảo
 

Attachments

Top