Cách chọn động cơ cho bộ truyền đai răng và vít me-đai ốc bi.

danqh37

New Member
Author
Topic này em hỏi về cách tính toán để chọn động cơ cho bộ truyền đai và vít me đai ốc. Bài toán của em là tính cho máy in 3D. Đây là phần thiết kế của em.
1597065043605.png
Trong bài này em đã được 2 anh @ntnhan.0705 và anh @silhouette hướng dẫn cách tính chi tiết và có một số tài liệu rất hay. Các anh/chị có thể tìm đọc, thảo luận và góp ý thêm nếu có chỗ nào thiếu sót ạ
 
Last edited:
Chào bạn,
Mình không chắc hiểu rõ ý bạn,
bộ truyền đai răng dẫn hướng bằng thanh trượt
Mình biết bộ truyền đai răng nhưng mình chưa từng nghe đến bộ "truyền đai răng dẫn hướng bằng thanh trượt" này, và mình không nghĩ sách tính toán truyền động của Trịnh Chất có bộ truyền động này (mình học lâu rồi nên có thể sách cập nhật hoặc có công nghệ mới?), bạn có thể chia sẻ một vài hình ảnh tài liệu để ae học hỏi thêm không?

T2 ( Momen để kéo băng tải) = Fma sát x Bán kính trục ( Fma sát=hệ số ma sát . g . m)
"Bộ truyền đai răng dẫn hường bằng thanh trượt" có trục công tác, ở đầu ra, dùng để kéo băng tải hả bạn?

T1 (Momen trên trục) = Lực tác dụng lên trục x bán kính trục
Trục là trục gì bạn? Đai bắt trực tiếp lên trục này? Trên trục có phay răng?
Lực tác dụng lên trục là Lực dọc trục, Lực hướng kính, hay Lực vòng?
________________
Duc Ph
 
Last edited:

danqh37

New Member
Author
Chào bạn,
Mình không chắc hiểu rõ ý bạn,

Mình biết bộ truyền đai răng nhưng mình chưa từng nghe đến bộ "truyền đai răng dẫn hướng bằng thanh trượt" này, và mình không nghĩ sách tính toán truyền động của Trịnh Chất có bộ truyền động này (mình học lâu rồi nên có thể sách cập nhật hoặc có công nghệ mới?), bạn có thể chia sẻ một vài hình ảnh tài liệu để ae học hỏi thêm không?



"Bộ truyền đai răng dẫn hường bằng thanh trượt" có trục công tác, ở đầu ra, dùng để kéo băng tải hả bạn?


Trục là trục gì bạn? Đai bắt trực tiếp lên trục này? Trên trục có phay răng?
Lực tác dụng lên trục là Lực dọc trục, Lực hướng kính, hay Lực vòng?
________________
Duc Ph
1595405324396.png

Em tính như thế này đúng không ạ. Mong được anh phản hồi ^^
 
Hi, bạn.

Mình không có sách của T.C ngay trên tay để check lại phương pháp tính, nhưng có 2 vấn đề mình nghĩ là bạn chưa cân nhắc.
1. Để tính lực cần để kéo một vật thì ta phải cân nhắc thêm Lức quán tính nữa thay vì chỉ lực ma sát trượt. Nếu tính kĩ lực ma sát ở thanh trên và dưới chưa chắc giống nhau- nhưng có thể bỏ qua trong case tải nhỏ này.
2. F_r là lực hướng kính- nghĩa là đi qua tâm của trục do vậy không dùng để tính moment xoắn, nhưng để tính shaft support (nếu tính kĩ). Mình nghĩ bạn nên dùng tải có ích để tính moment xoắn cần thiết thôi. Nếu tính kỹ thì còn moment quán tính nữa.
____
3. Mình nghĩ tải trọng công tác nhỏ, bạn lại đang tính thừa tải nên không vấn đề gì đâu -cứ xài vật tư in ba đê thông dụng là ô kê. Còn làm để học thì tính nhiều lắm. Lật lại các chương trước Đai Răng tính thêm nha.o_O
 
View attachment 7028

Em tính như thế này đúng không ạ. Mong được anh phản hồi ^^
Cơ bản thì mình không hiểu lắm cách bạn tính. nên mình trình bày thử cách mình thường làm nha.
Đầu tiên xác định 5 thông số:
G - Tải trọng ( bao gồm khối lượng phần cơ cấu di động và tải mang theo): 1 kg
V - Vận tốc : V= 3m/phút ( Thường dùng kiểu đơn vị này để tương quan được với số vòng quay/phút)
a - Góc nghiên của tải ( trường hợp này là 0 độ) : 0 deg
f - Hệ số ma sát: tổng hệ số ma sát cản chở chuyển động của cơ cấu di trượt: 0.12
nf - Hiệu năng bộ truyền ( bộ truyền đai là 0.95) : 0.9 ( thường anh lấy 0.9 cho tất cả trường hợp cho khỏi nhầm)

Tính công suất cần thiết : P = (G x(fcosa+sina)x V)/(6.120xnt) = 0.06W

Vậy công suất cần để thực hiện yêu cầu công việc là 0.06 W. tìm loại động cơ có công suất cao hơn số này. ví dụ mình tìm đại động cơ có thông số như sau (Phương án động cơ step/sevro gì thì bạn tự xem nhé mình lấy số để tính):

- Công Suất: 2W
- Điện Áp: 12V
- Dòng Không Tải: 70mA
- Tốc Độ: 12v 116RPM

Điện áp mình 12v thì cho ra số vòng quay là N= 116v/phút

Tính tiếp moment xoắn cần thiết: Moment = (9.55xP)/N= (9.55x0.6)/(116) = 0.049 N.m

Vậy có công suất và moment muốn nhân hệ số an toàn bao nhiêu thì nhân vào.

Tính đến đường kính Puley và hộp số thì dựa vào tốc độ quay của động cơ.
Thường mình cũng chọn đường kính pulley trước ví dụ ở đây là 10mm, tính ra vận tốc dài của động cơ là V= ( PixDxN)/1000= 3.64m/phut. vậy tốc độ này cũng phù hợp với tốc độ đề bài. chọn tỷ số chuyển là 1:1

Còn cái vụ lực căng đai mình nghĩ chỉ ảnh hưởng tới chuyện hiệu suất truyền thôi ấy nhỉ, tính ra nó nhỏ xíu xiu kia mà.
 
Last edited:

danqh37

New Member
Author
Hi, bạn.

Mình không có sách của T.C ngay trên tay để check lại phương pháp tính, nhưng có 2 vấn đề mình nghĩ là bạn chưa cân nhắc.
1. Để tính lực cần để kéo một vật thì ta phải cân nhắc thêm Lức quán tính nữa thay vì chỉ lực ma sát trượt. Nếu tính kĩ lực ma sát ở thanh trên và dưới chưa chắc giống nhau- nhưng có thể bỏ qua trong case tải nhỏ này.
2. F_r là lực hướng kính- nghĩa là đi qua tâm của trục do vậy không dùng để tính moment xoắn, nhưng để tính shaft support (nếu tính kĩ). Mình nghĩ bạn nên dùng tải có ích để tính moment xoắn cần thiết thôi. Nếu tính kỹ thì còn moment quán tính nữa.
____
3. Mình nghĩ tải trọng công tác nhỏ, bạn lại đang tính thừa tải nên không vấn đề gì đâu -cứ xài vật tư in ba đê thông dụng là ô kê. Còn làm để học thì tính nhiều lắm. Lật lại các chương trước Đai Răng tính thêm nha.o_O
Okee ạ. Em sẽ xem lại. Cảm ơn a nhìu
 

danqh37

New Member
Author
Cơ bản thì mình không hiểu lắm cách bạn tính. nên mình trình bày thử cách mình thường làm nha.
Đầu tiên xác định 5 thông số:
G - Tải trọng ( bao gồm khối lượng phần cơ cấu di động và tải mang theo): 1 kg
V - Vận tốc : V= 3m/phút ( Thường dùng kiểu đơn vị này để tương quan được với số vòng quay/phút)
a - Góc nghiên của tải ( trường hợp này là 0 độ) : 0 deg
f - Hệ số ma sát: tổng hệ số ma sát cản chở chuyển động của cơ cấu di trượt: 0.12
nf - Hiệu năng bộ truyền ( bộ truyền đai là 0.95) : 0.9 ( thường anh lấy 0.9 cho tất cả trường hợp cho khỏi nhầm)

Tính công suất cần thiết : P = (G x(fcosa+sina)x V)/(6.120xnt) = 0.06W

Vậy công suất cần để thực hiện yêu cầu công việc là 0.06 W. tìm loại động cơ có công suất cao hơn số này. ví dụ mình tìm đại động cơ có thông số như sau (Phương án động cơ step/sevro gì thì bạn tự xem nhé mình lấy số để tính):

- Công Suất: 2W
- Điện Áp: 12V
- Dòng Không Tải: 70mA
- Tốc Độ: 12v 116RPM

Điện áp mình 12v thì cho ra số vòng quay là N= 116v/phút

Tính tiếp moment xoắn cần thiết: Moment = (9.55xP)/N= (9.55x0.6)/(116) = 0.049 N.m

Vậy có công suất và moment muốn nhân hệ số an toàn bao nhiêu thì nhân vào.

Tính đến đường kính Puley và hộp số thì dựa vào tốc độ quay của động cơ.
Thường mình cũng chọn đường kính pulley trước ví dụ ở đây là 10mm, tính ra vận tốc dài của động cơ là V= ( PixDxN)/1000= 3.64m/phut. vậy tốc độ này cũng phù hợp với tốc độ đề bài. chọn tỷ số chuyển là 1:1

Còn cái vụ lực căng đai mình nghĩ chỉ ảnh hưởng tới chuyện hiệu suất truyền thôi ấy nhỉ, tính ra nó nhỏ xíu xiu kia mà.
Cảm ơn a nhiều. Cách tính rất chi tiết aj^.^
 

danqh37

New Member
Author
Cơ bản thì mình không hiểu lắm cách bạn tính. nên mình trình bày thử cách mình thường làm nha.
Đầu tiên xác định 5 thông số:
G - Tải trọng ( bao gồm khối lượng phần cơ cấu di động và tải mang theo): 1 kg
V - Vận tốc : V= 3m/phút ( Thường dùng kiểu đơn vị này để tương quan được với số vòng quay/phút)
a - Góc nghiên của tải ( trường hợp này là 0 độ) : 0 deg
f - Hệ số ma sát: tổng hệ số ma sát cản chở chuyển động của cơ cấu di trượt: 0.12
nf - Hiệu năng bộ truyền ( bộ truyền đai là 0.95) : 0.9 ( thường anh lấy 0.9 cho tất cả trường hợp cho khỏi nhầm)

Tính công suất cần thiết : P = (G x(fcosa+sina)x V)/(6.120xnt) = 0.06W

Vậy công suất cần để thực hiện yêu cầu công việc là 0.06 W. tìm loại động cơ có công suất cao hơn số này. ví dụ mình tìm đại động cơ có thông số như sau (Phương án động cơ step/sevro gì thì bạn tự xem nhé mình lấy số để tính):

- Công Suất: 2W
- Điện Áp: 12V
- Dòng Không Tải: 70mA
- Tốc Độ: 12v 116RPM

Điện áp mình 12v thì cho ra số vòng quay là N= 116v/phút

Tính tiếp moment xoắn cần thiết: Moment = (9.55xP)/N= (9.55x0.6)/(116) = 0.049 N.m

Vậy có công suất và moment muốn nhân hệ số an toàn bao nhiêu thì nhân vào.

Tính đến đường kính Puley và hộp số thì dựa vào tốc độ quay của động cơ.
Thường mình cũng chọn đường kính pulley trước ví dụ ở đây là 10mm, tính ra vận tốc dài của động cơ là V= ( PixDxN)/1000= 3.64m/phut. vậy tốc độ này cũng phù hợp với tốc độ đề bài. chọn tỷ số chuyển là 1:1

Còn cái vụ lực căng đai mình nghĩ chỉ ảnh hưởng tới chuyện hiệu suất truyền thôi ấy nhỉ, tính ra nó nhỏ xíu xiu kia mà.
Anh cho e hỏi công thức này lấy ở đâu vậy ạ. P = (G x(fcosa+sina)x V)/(6.120xnt)
 
Công thức này mình hồi xửa, hồi xưa mình học ở đâu không nhớ lắm.
Nhưng bạn thử tìm trong sách sổ tay thiết kế máy thử xem, còn không thì bạn cũng có thể chứng minh được.

Mình có công thức tính công suất cơ học:
Theo chuyển động tịnh tiến: P=F.v ( Lực x vận tốc dài)
Theo chuyển động xoay: P=M.w ( Moment x vận tốc góc)

Tính theo chuyển động tịnh tiến ta cũng biết F=m.f.g ( khối lượng x hệ số ma sát x gia tốc trọng trường)
V (m/s) đổi sang V(m/phút) dùng trong công thức thì chia cho 60. Ta có công thức bên dưới.
1595438230955.png
Công thức này dùng cho chuyển động theo phương ngang.

Trong tình huống có góc nghiêng ta tính lực F cần thiết để kéo vật lên dốc theo công thức lớp 10
1595437012732.png
1595436628371.png
1595436938777.png

Công thức này có thể tổng quát tất cả trường hợp leo dốc và phương ngang

Cuối cùng là nhân thêm % hiệu năng bộ truyền nt nữa để có công suất cần thiết.

1595437308328.png

Thông thường thì mình thấy hay đi tính các lực cần rồi chuyển thành moment yêu cầu động cơ có moment đáp ứng được tính toán. Nhưng tài liệu một số hãng như Misumishi electric hay Parasonic thì họ tính công suất cần thiết trước rồi tính lại moment để chọn động cơ.

Trong bài này thì do thể tích nhỏ, vận tốc thấp nên ta bỏ qua công suất cần thiết để chống lại lực cản không khí và cản do quán tính. Thông thường thiết kế máy có tốc độ không quá 5km/h thì có thể bỏ qua luôn vì tính ra rất nhỏ không đáng kể.

Một Procedure chọn động cơ do hãng Misumishi electric hướng dẫn.

1595437840924.png
 

Attachments

Last edited:
Author
Công thức này mình hồi xửa, hồi xưa mình học ở đâu không nhớ lắm.
Nhưng bạn thử tìm trong sách sổ tay thiết kế máy thử xem, còn không thì bạn cũng có thể chứng minh được.

Mình có công thức tính công suất cơ học:
Theo chuyển động tịnh tiến: P=F.v ( Lực x vận tốc dài)
Theo chuyển động xoay: P=M.w ( Moment x vận tốc góc)

Tính theo chuyển động tịnh tiến ta cũng biết F=m.f.g ( khối lượng x hệ số ma sát x gia tốc trọng trường)
V (m/s) đổi sang V(m/phút) dùng trong công thức thì chia cho 60. Ta có công thức bên dưới.
View attachment 7036
Công thức này dùng cho chuyển động theo phương ngang.

Trong tình huống có góc nghiêng ta tính lực F cần thiết để kéo vật lên dốc theo công thức lớp 10
View attachment 7033
View attachment 7031
View attachment 7032

Công thức này có thể tổng quát tất cả trường hợp leo dốc và phương ngang

Cuối cùng là nhân thêm % hiệu năng bộ truyền nt nữa để có công suất cần thiết.

View attachment 7034

Thông thường thì mình thấy hay đi tính các lực cần rồi chuyển thành moment yêu cầu động cơ có moment đáp ứng được tính toán. Nhưng tài liệu một số hãng như Misumishi electric hay Parasonic thì họ tính công suất cần thiết trước rồi tính lại moment để chọn động cơ.

Trong bài này thì do thể tích nhỏ, vận tốc thấp nên ta bỏ qua công suất cần thiết để chống lại lực cản không khí và cản do quán tính. Thông thường thiết kế máy có tốc độ không quá 5km/h thì có thể bỏ qua luôn vì tính ra rất nhỏ không đáng kể.

Một Procedure chọn động cơ do hãng Misumishi electric hướng dẫn.

View attachment 7035
A chia sẻ rất nhiệt tình và chi tiết. came ơn a nhiều ạ
 
Author
Cơ bản thì mình không hiểu lắm cách bạn tính. nên mình trình bày thử cách mình thường làm nha.
Đầu tiên xác định 5 thông số:
G - Tải trọng ( bao gồm khối lượng phần cơ cấu di động và tải mang theo): 1 kg
V - Vận tốc : V= 3m/phút ( Thường dùng kiểu đơn vị này để tương quan được với số vòng quay/phút)
a - Góc nghiên của tải ( trường hợp này là 0 độ) : 0 deg
f - Hệ số ma sát: tổng hệ số ma sát cản chở chuyển động của cơ cấu di trượt: 0.12
nf - Hiệu năng bộ truyền ( bộ truyền đai là 0.95) : 0.9 ( thường anh lấy 0.9 cho tất cả trường hợp cho khỏi nhầm)

Tính công suất cần thiết : P = (G x(fcosa+sina)x V)/(6.120xnt) = 0.06W

Vậy công suất cần để thực hiện yêu cầu công việc là 0.06 W. tìm loại động cơ có công suất cao hơn số này. ví dụ mình tìm đại động cơ có thông số như sau (Phương án động cơ step/sevro gì thì bạn tự xem nhé mình lấy số để tính):

- Công Suất: 2W
- Điện Áp: 12V
- Dòng Không Tải: 70mA
- Tốc Độ: 12v 116RPM

Điện áp mình 12v thì cho ra số vòng quay là N= 116v/phút

Tính tiếp moment xoắn cần thiết: Moment = (9.55xP)/N= (9.55x0.6)/(116) = 0.049 N.m

Vậy có công suất và moment muốn nhân hệ số an toàn bao nhiêu thì nhân vào.

Tính đến đường kính Puley và hộp số thì dựa vào tốc độ quay của động cơ.
Thường mình cũng chọn đường kính pulley trước ví dụ ở đây là 10mm, tính ra vận tốc dài của động cơ là V= ( PixDxN)/1000= 3.64m/phut. vậy tốc độ này cũng phù hợp với tốc độ đề bài. chọn tỷ số chuyển là 1:1

Còn cái vụ lực căng đai mình nghĩ chỉ ảnh hưởng tới chuyện hiệu suất truyền thôi ấy nhỉ, tính ra nó nhỏ xíu xiu kia mà.
Anh cho em hỏi 1 chút là. Nếu mình chọn động cơ bước thì sau khi tính ra được công suất mình chọn động cơ kiểu gì ạ( vì em thấy thông số của động cơ bước không có công suất mà chỉ có moment). thank a
 
Ngẫm chút là ra mà bạn.

Công suất tính ra rồi, vẫn lấy ví dụ bên trên P=0.06 W

Vận tốc dài 3m/phút đổi ra tốc độ vòng quay yêu cầu với pulley 10mm là

n= V/(10xPi) = 95.5 vòng/phút

Tính ra moment cần thiết:

M=(9.55xP)/N= (9.55x0.06)/(95.5) =0.006 N.m

Rồi coi động cơ step nào có moment hãm cao hơn thì chọn động cơ đó. nhớ tính dư ra chút phòng hờ quá tải.
 
Author
Ngẫm chút là ra mà bạn.

Công suất tính ra rồi, vẫn lấy ví dụ bên trên P=0.06 W

Vận tốc dài 3m/phút đổi ra tốc độ vòng quay yêu cầu với pulley 10mm là

n= V/(10xPi) = 95.5 vòng/phút

Tính ra moment cần thiết:

M=(9.55xP)/N= (9.55x0.06)/(95.5) =0.006 N.m

Rồi coi động cơ step nào có moment hãm cao hơn thì chọn động cơ đó. nhớ tính dư ra chút phòng hờ quá tải.
À, vâng cảm ơn a. E đọc cái tài liệu của misumishi a bảo trên kia chưa kĩ. Em cứ tưởng Nmax là số vòng quay cực đại của động cơ. Nên phải chọn động cơ từ bước tính công suất mới tìm Nmax sau đó tìm moment
 

danqh37

New Member
Author
@ntnhan.0705 . A cho em hỏi khi tính toán cho bộ truyền vít me- đai ốc. em tính như thế này đúng không ạ.
Các thông số đầu vào :
m- Tải trọng phần di chuyển và tải mang theo: m=1kg
v- Vận tốc tối đa: 50mm/s
a- Góc nghiêng của tải: =0
u- Hệ số ma sát trượt: =0,12
n- Hiệu năng bộ truyền vít me đai ốc: 0,9
K- Hệ số an toàn: K=2
1596508142219.png
 
@ntnhan.0705 . A cho em hỏi khi tính toán cho bộ truyền vít me- đai ốc. em tính như thế này đúng không ạ.
Các thông số đầu vào :
m- Tải trọng phần di chuyển và tải mang theo: m=1kg
v- Vận tốc tối đa: 50mm/s
a- Góc nghiêng của tải: =0
u- Hệ số ma sát trượt: =0,12
n- Hiệu năng bộ truyền vít me đai ốc: 0,9
K- Hệ số an toàn: K=2
View attachment 7130
À, trước hết cái góc nghiên của tải để 0 độ, sao trong công thức lại có cos90 và sin90?

Nếu bạn dùng Vitme để dẫn độngt thì nó sẽ tính khác một chút, vì góc nghiên và bước của vitme sẽ ảnh hưởng đến lực hãm của tải trọng.

Nói dễ hiểu thì nếu bạn tải bằng dây đai hướng thẳng đứng 90 độ đi lên khi động cơ đột ngột mất điện thì tải sẽ rơi xuống, nhưng khi tải thông qua vitme đai ốc thì lại không rơi như vậy. (Mấy cái trục dẫn động phương Z của mấy cái mấy phay là một ví dụ dễ thấy)

Giờ đang bận quá, để chiều mình về nhà rồi mình xem lại nha.
 
Công thức này mình hồi xửa, hồi xưa mình học ở đâu không nhớ lắm.
Nhưng bạn thử tìm trong sách sổ tay thiết kế máy thử xem, còn không thì bạn cũng có thể chứng minh được.

Mình có công thức tính công suất cơ học:
Theo chuyển động tịnh tiến: P=F.v ( Lực x vận tốc dài)
Theo chuyển động xoay: P=M.w ( Moment x vận tốc góc)

Tính theo chuyển động tịnh tiến ta cũng biết F=m.f.g ( khối lượng x hệ số ma sát x gia tốc trọng trường)
V (m/s) đổi sang V(m/phút) dùng trong công thức thì chia cho 60. Ta có công thức bên dưới.
View attachment 7036
Công thức này dùng cho chuyển động theo phương ngang.

Trong tình huống có góc nghiêng ta tính lực F cần thiết để kéo vật lên dốc theo công thức lớp 10
View attachment 7033
View attachment 7031
View attachment 7032

Công thức này có thể tổng quát tất cả trường hợp leo dốc và phương ngang

Cuối cùng là nhân thêm % hiệu năng bộ truyền nt nữa để có công suất cần thiết.

View attachment 7034

Thông thường thì mình thấy hay đi tính các lực cần rồi chuyển thành moment yêu cầu động cơ có moment đáp ứng được tính toán. Nhưng tài liệu một số hãng như Misumishi electric hay Parasonic thì họ tính công suất cần thiết trước rồi tính lại moment để chọn động cơ.

Trong bài này thì do thể tích nhỏ, vận tốc thấp nên ta bỏ qua công suất cần thiết để chống lại lực cản không khí và cản do quán tính. Thông thường thiết kế máy có tốc độ không quá 5km/h thì có thể bỏ qua luôn vì tính ra rất nhỏ không đáng kể.

Một Procedure chọn động cơ do hãng Misumishi electric hướng dẫn.

View attachment 7035
Anh cho em hỏi vấn đề này với. Chỗ trong ảnh em đính kèm.Theo như quy cách trình bày của anh thì dấu "." là nhân thì 9,81/60 sao lại bằng 1/6.12 được ạ ?
Nếu hiểu đó là 6,12 thì em thấy cũng đang lệch ? Sao không để 9,81/60 mà phải đưa về 1/6,12 ạ ?
 

Attachments

danqh37

New Member
Author
À, trước hết cái góc nghiên của tải để 0 độ, sao trong công thức lại có cos90 và sin90?

Nếu bạn dùng Vitme để dẫn độngt thì nó sẽ tính khác một chút, vì góc nghiên và bước của vitme sẽ ảnh hưởng đến lực hãm của tải trọng.

Nói dễ hiểu thì nếu bạn tải bằng dây đai hướng thẳng đứng 90 độ đi lên khi động cơ đột ngột mất điện thì tải sẽ rơi xuống, nhưng khi tải thông qua vitme đai ốc thì lại không rơi như vậy. (Mấy cái trục dẫn động phương Z của mấy cái mấy phay là một ví dụ dễ thấy)

Giờ đang bận quá, để chiều mình về nhà rồi mình xem lại nha.
Tại vít me hướng lên nên e để đó là 90 độ ạ. Có gì a xem lại giúp e với ạ, Cảm ơn a
 
Anh cho em hỏi vấn đề này với. Chỗ trong ảnh em đính kèm.Theo như quy cách trình bày của anh thì dấu "." là nhân thì 9,81/60 sao lại bằng 1/6.12 được ạ ?
Nếu hiểu đó là 6,12 thì em thấy cũng đang lệch ? Sao không để 9,81/60 mà phải đưa về 1/6,12 ạ ?
Cám ơn bạn quangteobkdn đã phát hiện lỗi sai, chính xác đó là 6,12, khi mình gõ công thức trong word mình đã nhầm dấu "," thành "." nhìn lại các công thức trên điều nhầm dấu "." sai hết cả
Để giải thích cho việc tại sao con số 6,12 lại xuất hiện ở đây thì nếu bạn nhìn lại cái gốc của công thức công suất là P=F.v (v là vận tốc được tính theo đơn vị mm/s), còn mình muốn ra kết quả với đơn vị vận tốc là mm/phút ( đơn vị này có sự tương quan và dễ hình dung với tốc độ quay vòng/phút ).
Vậy tại sao không để 9,81/60 mà lại để 6,12 chi vậy?. Thực ra bạn khi bạn đã hiểu tại sao công thức lại như vậy thì việc để số thế nào là phụ thuộc vào ý thích của bạn. Tuy nhiên hầu hết tài liệu catalog của các hãng động cơ đều chọn con số 6,12 để tính ra công suất có đơn vị W ( hoặc là 6120 để tính ra KW). trong sách tính toán chọn động cơ cho oto ( cuốn nào thì không nhớ lắm) cũng để con số 6,12 này. Nên mình chuyển đổi luôn trong công thức để có sự đồng nhất với các sách hiện có và với tài liệu của các hãng.
 
Top