Cách đánh dấu AVR cho máy phát điện chuẩn 2023

Author
Đây sẽ là bài viết dành cho những ai đang muốn tìm hiểu các chỉ số kĩ thuật cũng như cấu tạo của máy phát điện. Bài viết sẽ đưa ra đáp án cho câu hỏi AVR là gì và cách đấu AVR cho máy phát điện sao cho chuẩn nhất.
1. AVR là gì?
AVR (Automatic Voltage Regulator) được biết đến là hệ thống thực hiện nhiệm vụ điều khiển điện áp đầu cực trong máy phát điện. Dựa vào tác động lên hệ thống kích từ của máy phát điện để đảm bảo điện áp tại đầu cực máy phát trong giới hạn phạm vi cho phép.
  • Sơ đồ mạch AVR
so-do-mach-avr.jpg
Giải thích sơ đồ mạch AVR:
- Cuộn dây số 1 và cuộn dây số 2 là cuộn dây cấp nguồn điện xoay chiều AC cho mạch kích từ.
- Cuộn dây số 3 và cuộn dây số 4 là cuộn dây hồi tiếp, thực hiện chức năng đo lường mức điện áp đầu ra của máy phát để điều chỉnh kích từ cho phù hợp.
- F+ và F- là cuộn dây kích từ nằm trong cuộn cảm roto.
  • Nguyên lý hoạt động của máy phát điện
Nhìn vào sơ đồ mạch AVR anh em có thể dễ dàng nắm được nguyên lý hoạt động của máy phát điện sẽ như sau:

nguyen-ly-hoat-dong-mach-avr.jpg
- Thời điểm nguồn kích chỉnh lưu đi qua diode PB1004 sẽ chuyển đổi sang nguồn một chiều. Sau đó dựa vào quá trình điều chỉnh giữa hai transistor H1061 và D718 thì điện áp một chiều được cấp đến phần dây kích từ. Cặp H1061 và D718 bị phân cực bởi điện trở 27Kohm và dòng điện 5w (mắc song song). Vì vậy nếu không có sự thay đổi hoặc sự điều chỉnh nào thì transistor D718 sẽ bước sang giai đoạn bão hòa.
- Tiếp theo, điện áp sẽ phải đi qua lọc 470 Ω và 47 µ F để đổi thành điện áp 8.6V. Trường hợp điện áp đầu ra của máy phát lớn hơn 220V thì điện hồi tiếp phải phân cấp bằng 8.8V, vì thế giảm đi dòng phân cực cho cả hai darlington thì dòng kích từ cũng sẽ giảm theo.
  • Chức năng chính của AVR
- Điều chỉnh điện áp: AVR sẽ giúp theo dõi mức điện áp đầu ra của thiết bị phát điện, rồi sau đó sẽ tiến hành đối chiếu với điện áp định mức và thực hiện điều chỉnh sao cho phù hợp với điện áp tham chiếu. Trong trường hợp cần thay đổi điện áp cho thiết bị phát điện thì anh em cần phải thay đổi điện áp tham chiếu (điện áp tham chiếu thường bằng với giá trị định mức).
- Gia hạn tỉ số điện áp, tần số: Roto quay là thời điểm một dàn máy phát điện bắt đầu khởi động, tốc độ quay của roto lúc này vẫn còn thấp. Ngay trong lúc này mạch AVR máy phát điện có xu hướng đẩy dòng kích điện lên cao (quá trình này giống với quá trình điều chỉnh điện áp). Chính điều này làm cho cuộn roto bị tăng nhiệt, đồng nghĩa với việc các thiết bị kết nối với roto cũng bị kích tăng nhiệt.
- Điều chỉnh công suất vô công: Khi máy phát điện chưa sản sinh ra điện, mạch AVR chỉ có thể thực hiện thay đổi điện áp tại đầu cực năng muốn tăng/giảm dòng kích điện. Sự liên hệ giữa dòng kích điện và điện áp được mô tả theo một đường cong (hay còn gọi là đặc tuyến V – A).
dieu-chinh-cong-suat-vo-cong.jpg
Quá trình điều chỉnh công suất vô công rất nhạy giúp máy phát điện được hoạt động một cách tốt nhất. Ngoài chức năng điều chỉnh công suất vô công thì AVR còn giúp điều chỉnh điện áp ảo.
- Bù trừ điện áp suy giảm: Ở một số trường hợp khi tăng tải thì có xảy ra tình trạng hao hụt điện áp (là nguyên nhân dẫn đến việc điện cung cấp đến các hộ gia đình bị giảm).
Để hạn chế được tình trạng trên, mạch AVR sẽ phải dự đoán trước mức độ sụt giảm trong lúc truyền điện năng, công tác này được thực hiện thông qua quá trình bù trừ giữa hệ thống tiêu thụ điện năng và máy phát điện.
Thường thì điện áp tiêu thụ sẽ giảm so với tải và điện áp tại đầu cực của thiết bị phát sẽ tăng so với tải. Lúc này AVR điện áp tổng thể và tiến hành điều chỉnh dòng kích từ.

2. Hướng dẫn dấu AVR cho máy phát điện
Cách đấu AVR cho máy phát điện không quá khó, tuy nhiên để chính xác và giúp máy hoạt động hiệu quả thì mọi người có thể tham khảo hướng dẫn sau:

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH ĐÚNG NGÕ VÀ ĐẦU RA
  • Mọi người cần xác định được đâu là đầu ngõ và đầu ra của mạch AVR thì mới có thể tiến hành nối, mạch này sẽ có 4 đầu nối cơ bản thuộc nhóm input và output.
  • Đầu nối của nhóm input: Là No T1 hoặc No V (tương ứng điện áp 0V hoặc 220V)
  • Đầu nối nhóm output: F+ (cực dương) và F- (cực âm)
BƯỚC 2: TIẾN HÀNH NỐI

Khi đã chắc chắn được đầu ngõ và đầu ra của mạch AVR thì tiến hành nối. Trước tiên dùng đầu F+ (cực dương) và F- (cực âm) nối lần lượt vào cực dương và cực âm của chổi than.
lam-sao-lap-avr-cho-may-phat-dien.jpg
BƯỚC 3: CHO MÁY PHÁT ĐIỆN VẬN HÀNH THỬ

Để kiểm tra việc đấu mạch AVR cho máy phát điện đã chính xác chưa, anh em chỉ cần vận hành thử máy phát. Nếu điện áp tại đầu ra của thiết bị phát ổn định thì mức điện áp là 220V (máy phát 1 pha) hoặc 380V (máy phát 3 pha).

3. Làm gì khi AVR của máy phát điện bị hỏng?
Khi phát hiện AVR của máy phát điện bị hỏng thì tốt nhất mọi người nên liên hệ ngay với đơn vị chuyên sửa chữa về máy phát điện để được hỗ trợ kịp thời. Mọi người hạn chế việc tự tháo ra sửa nếu không có chuyên môn để tránh trường hợp làm hư hỏng các bộ phận khác trong máy.
Để hạn chế được trường hợp phải sửa chữa máy phát điện quá nhiều lần do lỗi các bộ phận bên trong thì anh em nên tìm mua máy tại các đại lý uy tín để mua được hàng chính hãng và hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.
Để đảm bảo chất lượng sử dụng thì việc lựa chọn một sản phẩm từ các trang uy tín là một sự ưu tiên hàng đầu. JYWVINA là nhà cung cấp những thiết bị uy tín với chính sách bảo hành hợp lý sẽ là sự lựa chọn thông thái dành cho khách hàng.

Để biết thêm thông tin chi tiết của sản phẩm và hỗ trợ mua hàng vui lòng liên hệ với #JYWVINA để được giải đáp.
Add: Tầng 4, tòa nhà N01-T4, Khu Đoàn Ngoại Giao, P. Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0246 682 0511
Email: electric@jywvina.com
Website:
jywvina.com
 
Last edited:

long8564

Active Member
Moderator
Cảm ơn bạn về bài viết , cho mình hỏi là tại sao máy phát điện cần phải có AVR ?
 
Author
Cảm ơn bạn về bài viết , cho mình hỏi là tại sao máy phát điện cần phải có AVR ?
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi! AVR giúp điều chỉnh tải điện, điện áp tại 2 đầu cực luôn nằm trong giới hạnh vi phạm được cho phép và cho ra dòng điện ổn định cho thiết bị sử dụng
 
Last edited:
Top