Author
Đến với sự kiện Tech Series lần này, ông Đào Quang Dũng đã chia sẻ những hiểu biết của mình về nhà máy thông minh sản xuất hàng gia dụng và ứng dụng giải pháp chuyển đổi số vào sản xuất, tạo nên những trải nghiệm độc đáo và cuốn hút cho các khách mời tham dự.
Vì là một chủ đề khá trừu tượng nên ông Dũng đã cố gắng truyền tải thông tin đến khách mời một cách dễ hiểu và trực quan nhất.
Có thể thấy tất cả các doanh nghiệp có mặt tại Tech Series lần này đều là những doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng. Khi nhắc đến nhà máy thông minh thì chúng ta thấy được đây là một trong những chủ đề được truyền thông rất nhiều. Tuy nhiên thế nào là thông minh và thông minh đến mức độ nào là cả quá trình dài để hiểu và áp dụng.
Theo ông Dũng, nhà máy thông minh là một quá trình xây dựng các giải pháp kết nối tích hợp giữa con người, máy móc và các cái hệ thống thông tin truyền dẫn để tạo ra một giải pháp mang tính chất hỗ trợ con người ra quyết định nhanh nhất chính xác nhất và có khả năng dự báo tất cả các cái thông tin dựa trên dữ liệu. Nếu nhà máy thông minh không thu thập dữ liệu, phân tích được thì cái nhà máy đấy không thể thông minh. Nó giống như một con người, thông minh cũng là một quá trình, sinh ra đi học, bao nhiêu năm ta mới thông minh được. Mà đến bây giờ có tuổi chúng ta cũng rất là khó thông minh, phải học liên tục. Về ngành gia dụng, để nhà máy thông minh được nó là sự kết hợp rất nhiều quá trình từ nghiên cứu sản phẩm, xây dựng các nguồn lực (tài chính, con người, máy móc, thiết bị và phân phối).
Hiện nay trong lĩnh vực sản xuất, biến động rất lớn. Không còn dự báo bao nhiêu thì sản xuất bấy nhiêu gây tồn kho, mà là sản xuất theo nhu cầu thị trường. Sản xuất thường gây lãng phí cho nên dự báo của Marketing cho thị trường phải cực kỳ sát, nếu không toàn bộ máy sản xuất sẽ rất nguy hiểm. Vì thế nhà máy thông minh ảnh hưởng trực tiếp đến việc doanh nghiệp phát triển có lãi và đầu tư được. Kế hoạch sản xuất phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực. Đó là nguồn lực bên trong bên ngoài, nếu chúng ta không có những thứ ấy thì không thể nào lên kế hoạch sản xuất được. Có sản phẩm rồi thì phải tính đến những nguồn lực hạ tầng. Hạ tầng của chúng ta gồm các loại máy móc, thiết bị, con người. Tất cả cần một hệ thống vận hành để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Một nhà máy bao giờ cũng có đặc trưng của bộ phận an ninh, phòng kinh doanh bán hàng, phòng chuỗi cung ứng nội bộ, kế hoạch và sản xuất và để phục vụ nó thì có sẽ có con người vận hành cùng hệ thống tài chính, kế toán. Tất cả các hệ thống này sẽ được kết hợp với nhau. Ngoài ra một phần khá quan trọng là phần phân phối. Đối với doanh nghiệp hàng tiêu dùng thì kênh phân phối cực kỳ quan trọng bởi nó phải thích ứng với mọi điều kiện, đáp ứng ngay và nhanh. (Ví dụ từ vụ cháy CCMN tại Khương Hạ, Hà Nội làm sức mua các sản phẩm phòng cháy chữa cháy tăng nhanh).
Đến thời điểm cần đẩy mà không có hàng thì chắc chắn sẽ không giải quyết kịp để cung ứng thì chúng ta sẽ mất cơ hội. Chính vì thế toàn bộ phận ID phải nghiên cứu thật nhanh, ra sản phẩm ngay đưa vào sản xuất và cung ứng tới thị trường.
Tiếp theo, ông Dũng nhắc đến những nỗi đau mà doanh nghiệp đang gặp phải. Thứ nhất là phối hợp giữa các phòng ban rời rạc. Thứ hai là kế hoạch sản xuất bị động. Bị động ở đây không phải là do chúng ta mà do thị trường quyết định xu hướng, chúng ta sản xuất là sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, của thị trường. Chính vì vậy chúng ta phải có một cái dự báo mang tính chất tức thì. Nếu không chúng ta sẽ sản xuất sai mục đích, quản lý khai thác dữ liệu khó khăn dẫn đến không có kho dữ liệu để phân tích. Nhưng chúng ta biết thông tin rồi mà lại không có nguồn lực để thực thi thì cũng thua. Như vậy nó phải đồng bộ và phải có dự báo bằng kinh nghiệm hay con số, chữ số cụ thể.
Như chúng ta cũng đã biết mất kiểm soát là mất tất cả. Trong sản xuất người ta gọi là hiệu suất gia truyền (cân bằng truyền), phải đồng bộ chứ không phải chỗ này nhanh chỗ kia chậm thì sẽ dẫn đến thất thoát. Đây là một số cái kế hoạch sản xuất cho hàng gia dụng hiện nay. Nếu ai làm quản lý sản xuất thì chắc chắn đã hiểu sản xuất đẩy sản xuất kéo như thế nào. Để làm được điều này chúng ta cần có hệ thống quản trị hệ thống vận hành. Giải pháp chuyển đổi số của Eastern Sun sẽ đáp ứng được các vấn đề trên. Vì văn hóa quản trị của người Việt Nam rất đặc thù nên rất nhiều giải pháp của nước ngoài mang vào Việt Nam thường chỉ đáp ứng một phần chứ không đáp ứng được hết. Việc chuyển đổi số trong một cái nhà máy thông minh được dựa trên bốn nguyên tắc sau. Thứ nhất các hệ thống phải tương tác và cộng tác cùng nhau. Thứ hai phải tạo ra dòng chảy. Thứ ba phải tự động hóa. Cuối cùng là dự báo được. Tất cả sẽ tạo ra thông tin để dự báo. Dự báo giúp nhà lãnh đạo ra quyết định như thế nào.
Các thiết bị nối chúng ta phải làm thế nào thiết kế năng lượng hơn, ít nhiệt hơn, thuận lợi hơn? Chuyển đổi số nhà máy thông minh có sáu giai đoạn. Ai muốn chuyển số hay xây dựng nhà máy thông minh thì đầu tiên là phải có tầm nhìn sản xuất như thế nào chiến lược ra sao, sau đó chuẩn hóa các quy trình mẫu biểu, dữ liệu, tư duy, tư tưởng lãnh đạo. Tiếp theo là phải cải tiến. Để chuyển đổi số thành công chúng ta sẽ phải có lãnh đạo phải quyết liệt, nhân viên gắn kết cùng nhau làm thì mới thành công.
Hiện nay biến động nhân sự trong nhà máy cực kỳ nhiều. Thế nên cách giải quyết tối ưu nhất là cần một hệ thống. Giải pháp có tám phân hệ, cũng như các thiết bị loT tích hợp. Chuyển đổi số thì sẽ có bên trong và bên ngoài. Chúng ta sẽ thấy nó liên quan đến logistics, ngân hàng, các chính sách nhà nước. App ảnh hưởng bên dưới, nhưng không có bên dưới thì không thể hoạch định nguồn lực nhưng mà chúng ta thực thi không đảm bảo thì chúng ta rất khó đổ lỗi cho nhau. Nhờ vào toàn bộ dữ liệu Internet từ đó chúng ta sẽ có được báo cáo quản trị. Với hệ thống này thì chúng ta sẽ đo lường liên tục. Từ đó chúng ta mới dự báo, cảnh báo được những điều có thể xảy ra. Cần xây dựng các chỉ số báo cáo dựa trên văn hóa quản trị của doanh nghiệp, nó như kim chỉ nam để ra quyết định. Nếu sau này áp dụng trí tuệ nhân tạo thì tự AI sẽ cảnh báo cho chúng ta. Hệ thống chính là một chuyên gia. Không cần con người nhưng khi có lệnh sản xuất, robot có thể điều khiển từ xa đẩy đơn hàng xuống. Nó truyền và đưa ra giao hàng luôn. Con người chỉ giám sát thôi chứ không cần phải thao tác.
Cái thị trường bây giờ nó quyết định chúng ta. Chứ không phải có nhiều tiền là làm gì cũng được. Thế nên rất nhiều doanh nghiệp đang loay hoay đi tìm cách giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp mình. Hơn thế nữa phải xây dựng nó dựa trên chiến lược, tầm nhìn của mình. Vì thế khi Eastern Sun triển khai sẽ có công cụ, cách triển khai và đặc biệt sẽ được doanh nghiệp được tư vấn trực tiếp. Như hiện nay, một doanh nghiệp chỉ triển khải được khoảng 5 - 10 dự án chuyển đổi số bởi mỗi dự án sẽ tốn ít nhất 10 người làm và kéo dài 5 - 6 tháng, thậm chí 1 năm thì như vậy một doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ là thách thức lớn.
Tiếp theo ông Dũng đã đề cập đến vấn đề chuyển đổi số (ERP). Công nghệ nó chỉ là một phần, còn cái vấn đề văn hóa của doanh nghiệp rất quan trọng. Cho nên chuyển đổi số đi kèm phải thay đổi rất nhiều. Thứ nhất chuyển đổi số là chuyển đổi văn hóa quản trị, chuyển đổi số là đi xây dựng hệ thống.
Cuối bài chia sẻ, ông Dũng được khách mời đặt câu hỏi: giai đoạn chuyển đổi số ở Việt Nam được đánh giá như thế nào và tự động hóa - thông minh hóa có gì khác biệt không?
Ông Dũng từng là chuyên gia công nghệ của Microsoft nên anh đã có nền tảng tư duy từ hồi đó. Đối với công nghệ của Việt Nam hiện nay, chúng ta đang có rất nhiều cơ hội. Còn nếu so sánh với điểm xuất phát cũ thì chúng ta đã bị bỏ lại quá xa rồi. Vì thế, nội dung sáng tạo thích ứng với nhu cầu thị trường thế thì chúng ta mới thắng.
Là cấp quản lý, chúng ta phải biết tự động hóa và thông minh hóa khác biệt hoàn toàn. Tự động hóa có nghĩa là tự động những công việc mang tính chất lặp lại. Còn thông minh hóa là một quá trình học và nó ra quyết định dựa trên dữ liệu. Thông minh hóa ở tầm cao hơn, nó có khả năng phân tích và ra quyết định.
Eastern Sun đánh giá cao việc MES LAB đã giúp doanh nghiệp đến gần với các nhà sản xuất tại Việt Nam hơn. Qua bài chia sẻ của ông Đào Quang Dũng chúng ta đã thấy được vai trò của nhà máy thông minh và giải pháp chuyển đổi số vào sản xuất.
Vì là một chủ đề khá trừu tượng nên ông Dũng đã cố gắng truyền tải thông tin đến khách mời một cách dễ hiểu và trực quan nhất.
Có thể thấy tất cả các doanh nghiệp có mặt tại Tech Series lần này đều là những doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng. Khi nhắc đến nhà máy thông minh thì chúng ta thấy được đây là một trong những chủ đề được truyền thông rất nhiều. Tuy nhiên thế nào là thông minh và thông minh đến mức độ nào là cả quá trình dài để hiểu và áp dụng.
Theo ông Dũng, nhà máy thông minh là một quá trình xây dựng các giải pháp kết nối tích hợp giữa con người, máy móc và các cái hệ thống thông tin truyền dẫn để tạo ra một giải pháp mang tính chất hỗ trợ con người ra quyết định nhanh nhất chính xác nhất và có khả năng dự báo tất cả các cái thông tin dựa trên dữ liệu. Nếu nhà máy thông minh không thu thập dữ liệu, phân tích được thì cái nhà máy đấy không thể thông minh. Nó giống như một con người, thông minh cũng là một quá trình, sinh ra đi học, bao nhiêu năm ta mới thông minh được. Mà đến bây giờ có tuổi chúng ta cũng rất là khó thông minh, phải học liên tục. Về ngành gia dụng, để nhà máy thông minh được nó là sự kết hợp rất nhiều quá trình từ nghiên cứu sản phẩm, xây dựng các nguồn lực (tài chính, con người, máy móc, thiết bị và phân phối).
Hiện nay trong lĩnh vực sản xuất, biến động rất lớn. Không còn dự báo bao nhiêu thì sản xuất bấy nhiêu gây tồn kho, mà là sản xuất theo nhu cầu thị trường. Sản xuất thường gây lãng phí cho nên dự báo của Marketing cho thị trường phải cực kỳ sát, nếu không toàn bộ máy sản xuất sẽ rất nguy hiểm. Vì thế nhà máy thông minh ảnh hưởng trực tiếp đến việc doanh nghiệp phát triển có lãi và đầu tư được. Kế hoạch sản xuất phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực. Đó là nguồn lực bên trong bên ngoài, nếu chúng ta không có những thứ ấy thì không thể nào lên kế hoạch sản xuất được. Có sản phẩm rồi thì phải tính đến những nguồn lực hạ tầng. Hạ tầng của chúng ta gồm các loại máy móc, thiết bị, con người. Tất cả cần một hệ thống vận hành để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Một nhà máy bao giờ cũng có đặc trưng của bộ phận an ninh, phòng kinh doanh bán hàng, phòng chuỗi cung ứng nội bộ, kế hoạch và sản xuất và để phục vụ nó thì có sẽ có con người vận hành cùng hệ thống tài chính, kế toán. Tất cả các hệ thống này sẽ được kết hợp với nhau. Ngoài ra một phần khá quan trọng là phần phân phối. Đối với doanh nghiệp hàng tiêu dùng thì kênh phân phối cực kỳ quan trọng bởi nó phải thích ứng với mọi điều kiện, đáp ứng ngay và nhanh. (Ví dụ từ vụ cháy CCMN tại Khương Hạ, Hà Nội làm sức mua các sản phẩm phòng cháy chữa cháy tăng nhanh).
Đến thời điểm cần đẩy mà không có hàng thì chắc chắn sẽ không giải quyết kịp để cung ứng thì chúng ta sẽ mất cơ hội. Chính vì thế toàn bộ phận ID phải nghiên cứu thật nhanh, ra sản phẩm ngay đưa vào sản xuất và cung ứng tới thị trường.
Tiếp theo, ông Dũng nhắc đến những nỗi đau mà doanh nghiệp đang gặp phải. Thứ nhất là phối hợp giữa các phòng ban rời rạc. Thứ hai là kế hoạch sản xuất bị động. Bị động ở đây không phải là do chúng ta mà do thị trường quyết định xu hướng, chúng ta sản xuất là sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, của thị trường. Chính vì vậy chúng ta phải có một cái dự báo mang tính chất tức thì. Nếu không chúng ta sẽ sản xuất sai mục đích, quản lý khai thác dữ liệu khó khăn dẫn đến không có kho dữ liệu để phân tích. Nhưng chúng ta biết thông tin rồi mà lại không có nguồn lực để thực thi thì cũng thua. Như vậy nó phải đồng bộ và phải có dự báo bằng kinh nghiệm hay con số, chữ số cụ thể.
Như chúng ta cũng đã biết mất kiểm soát là mất tất cả. Trong sản xuất người ta gọi là hiệu suất gia truyền (cân bằng truyền), phải đồng bộ chứ không phải chỗ này nhanh chỗ kia chậm thì sẽ dẫn đến thất thoát. Đây là một số cái kế hoạch sản xuất cho hàng gia dụng hiện nay. Nếu ai làm quản lý sản xuất thì chắc chắn đã hiểu sản xuất đẩy sản xuất kéo như thế nào. Để làm được điều này chúng ta cần có hệ thống quản trị hệ thống vận hành. Giải pháp chuyển đổi số của Eastern Sun sẽ đáp ứng được các vấn đề trên. Vì văn hóa quản trị của người Việt Nam rất đặc thù nên rất nhiều giải pháp của nước ngoài mang vào Việt Nam thường chỉ đáp ứng một phần chứ không đáp ứng được hết. Việc chuyển đổi số trong một cái nhà máy thông minh được dựa trên bốn nguyên tắc sau. Thứ nhất các hệ thống phải tương tác và cộng tác cùng nhau. Thứ hai phải tạo ra dòng chảy. Thứ ba phải tự động hóa. Cuối cùng là dự báo được. Tất cả sẽ tạo ra thông tin để dự báo. Dự báo giúp nhà lãnh đạo ra quyết định như thế nào.
Các thiết bị nối chúng ta phải làm thế nào thiết kế năng lượng hơn, ít nhiệt hơn, thuận lợi hơn? Chuyển đổi số nhà máy thông minh có sáu giai đoạn. Ai muốn chuyển số hay xây dựng nhà máy thông minh thì đầu tiên là phải có tầm nhìn sản xuất như thế nào chiến lược ra sao, sau đó chuẩn hóa các quy trình mẫu biểu, dữ liệu, tư duy, tư tưởng lãnh đạo. Tiếp theo là phải cải tiến. Để chuyển đổi số thành công chúng ta sẽ phải có lãnh đạo phải quyết liệt, nhân viên gắn kết cùng nhau làm thì mới thành công.
Hiện nay biến động nhân sự trong nhà máy cực kỳ nhiều. Thế nên cách giải quyết tối ưu nhất là cần một hệ thống. Giải pháp có tám phân hệ, cũng như các thiết bị loT tích hợp. Chuyển đổi số thì sẽ có bên trong và bên ngoài. Chúng ta sẽ thấy nó liên quan đến logistics, ngân hàng, các chính sách nhà nước. App ảnh hưởng bên dưới, nhưng không có bên dưới thì không thể hoạch định nguồn lực nhưng mà chúng ta thực thi không đảm bảo thì chúng ta rất khó đổ lỗi cho nhau. Nhờ vào toàn bộ dữ liệu Internet từ đó chúng ta sẽ có được báo cáo quản trị. Với hệ thống này thì chúng ta sẽ đo lường liên tục. Từ đó chúng ta mới dự báo, cảnh báo được những điều có thể xảy ra. Cần xây dựng các chỉ số báo cáo dựa trên văn hóa quản trị của doanh nghiệp, nó như kim chỉ nam để ra quyết định. Nếu sau này áp dụng trí tuệ nhân tạo thì tự AI sẽ cảnh báo cho chúng ta. Hệ thống chính là một chuyên gia. Không cần con người nhưng khi có lệnh sản xuất, robot có thể điều khiển từ xa đẩy đơn hàng xuống. Nó truyền và đưa ra giao hàng luôn. Con người chỉ giám sát thôi chứ không cần phải thao tác.
Cái thị trường bây giờ nó quyết định chúng ta. Chứ không phải có nhiều tiền là làm gì cũng được. Thế nên rất nhiều doanh nghiệp đang loay hoay đi tìm cách giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp mình. Hơn thế nữa phải xây dựng nó dựa trên chiến lược, tầm nhìn của mình. Vì thế khi Eastern Sun triển khai sẽ có công cụ, cách triển khai và đặc biệt sẽ được doanh nghiệp được tư vấn trực tiếp. Như hiện nay, một doanh nghiệp chỉ triển khải được khoảng 5 - 10 dự án chuyển đổi số bởi mỗi dự án sẽ tốn ít nhất 10 người làm và kéo dài 5 - 6 tháng, thậm chí 1 năm thì như vậy một doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ là thách thức lớn.
Tiếp theo ông Dũng đã đề cập đến vấn đề chuyển đổi số (ERP). Công nghệ nó chỉ là một phần, còn cái vấn đề văn hóa của doanh nghiệp rất quan trọng. Cho nên chuyển đổi số đi kèm phải thay đổi rất nhiều. Thứ nhất chuyển đổi số là chuyển đổi văn hóa quản trị, chuyển đổi số là đi xây dựng hệ thống.
Cuối bài chia sẻ, ông Dũng được khách mời đặt câu hỏi: giai đoạn chuyển đổi số ở Việt Nam được đánh giá như thế nào và tự động hóa - thông minh hóa có gì khác biệt không?
Ông Dũng từng là chuyên gia công nghệ của Microsoft nên anh đã có nền tảng tư duy từ hồi đó. Đối với công nghệ của Việt Nam hiện nay, chúng ta đang có rất nhiều cơ hội. Còn nếu so sánh với điểm xuất phát cũ thì chúng ta đã bị bỏ lại quá xa rồi. Vì thế, nội dung sáng tạo thích ứng với nhu cầu thị trường thế thì chúng ta mới thắng.
Là cấp quản lý, chúng ta phải biết tự động hóa và thông minh hóa khác biệt hoàn toàn. Tự động hóa có nghĩa là tự động những công việc mang tính chất lặp lại. Còn thông minh hóa là một quá trình học và nó ra quyết định dựa trên dữ liệu. Thông minh hóa ở tầm cao hơn, nó có khả năng phân tích và ra quyết định.
Eastern Sun đánh giá cao việc MES LAB đã giúp doanh nghiệp đến gần với các nhà sản xuất tại Việt Nam hơn. Qua bài chia sẻ của ông Đào Quang Dũng chúng ta đã thấy được vai trò của nhà máy thông minh và giải pháp chuyển đổi số vào sản xuất.