Cách xác định chiều dài đầu Probe Renishaw OMP-40

  • Thread starter UEID
  • Ngày mở chủ đề
U

UEID

Author
Như tiêu đề, đầu tiên em muốn trình bày hiện trạng của em:
1. Em không xác định được khoảng cách chính xác từ đầu trục chính (ở Z zero point) đến bàn máy là bao nhiêu và thông số đó có cách nào để xác định một cách chính xác nhất không ạ?
2. Máy phay CNC chỗ em có 1 đầu probe OMP-40 nhưng em chưa sử dụng bao giờ và không biết làm cách nào để xác định chiều dài(như hình đính kèm). Mong mọi người chỉ giáo ạ!
3. Hiện tại em đang sử dụng phần mềm masterCAM lập trình trong phần Producdivity+ để sử dụng đầu probe đo. Vậy các bác nào có kinh nghiệm có thể chia sẻ cho em cùng mọi người được hiểu thêm không ạ.
Máy em sử dụng là DMG Mori NVX5080II. Em cảm ơn!
 

Attachments

T

trantamnd89

Author
Như tiêu đề, đầu tiên em muốn trình bày hiện trạng của em:
1. Em không xác định được khoảng cách chính xác từ đầu trục chính (ở Z zero point) đến bàn máy là bao nhiêu và thông số đó có cách nào để xác định một cách chính xác nhất không ạ?
2. Máy phay CNC chỗ em có 1 đầu probe OMP-40 nhưng em chưa sử dụng bao giờ và không biết làm cách nào để xác định chiều dài(như hình đính kèm). Mong mọi người chỉ giáo ạ!
3. Hiện tại em đang sử dụng phần mềm masterCAM lập trình trong phần Producdivity+ để sử dụng đầu probe đo. Vậy các bác nào có kinh nghiệm có thể chia sẻ cho em cùng mọi người được hiểu thêm không ạ.
Máy em sử dụng là DMG Mori NVX5080II. Em cảm ơn!
Dear Bạn, mình chia sẻ những gì mình biết nha.
2. Để xác định chiều dài đầu đo probe OMP-40 có nhiều cách, hiện mình đang dùng cách thông qua đồng hồ so có gắn chân đế, xác định chiều dài bằng cách:
- Di chuyển điểm cầu dưới cùng của đầu đo probe chạm đồng hồ so lần 1 xác định được Z1, đồng hồ so hiển thị dịch chuyển một đoạn L,
-Di chuyển đầu kim đồng hồ so chạm mặt dưới cùng của trục chính, xác định được Z2, đảm bảo đồng hồ so dịch chuyển bằng đoạn L của lần 1.
Z2-Z1 chính là chiều dài đầu probe OMP-40 .
1. Xác định khoảng cách từ đầu trục chính đến bàn máy cũng có nhiều cách, có thể hãng sẽ cung cấp theo máy đấy ạ, hoặc có thể tự xác định thông qua đầu dò probe bên trên a.
3.Sử dụng đầu đo thì em biết phần mềm khác lập trình, còn dùng masterCam thì em chưa dùng qua, nên không thể giúp anh được ạ.
 
U

UEID

Author
Dear Bạn, mình chia sẻ những gì mình biết nha.
2. Để xác định chiều dài đầu đo probe OMP-40 có nhiều cách, hiện mình đang dùng cách thông qua đồng hồ so có gắn chân đế, xác định chiều dài bằng cách:
- Di chuyển điểm cầu dưới cùng của đầu đo probe chạm đồng hồ so lần 1 xác định được Z1, đồng hồ so hiển thị dịch chuyển một đoạn L,
-Di chuyển đầu kim đồng hồ so chạm mặt dưới cùng của trục chính, xác định được Z2, đảm bảo đồng hồ so dịch chuyển bằng đoạn L của lần 1.
Z2-Z1 chính là chiều dài đầu probe OMP-40 .
1. Xác định khoảng cách từ đầu trục chính đến bàn máy cũng có nhiều cách, có thể hãng sẽ cung cấp theo máy đấy ạ, hoặc có thể tự xác định thông qua đầu dò probe bên trên a.
3.Sử dụng đầu đo thì em biết phần mềm khác lập trình, còn dùng masterCam thì em chưa dùng qua, nên không thể giúp anh được ạ.
Cảm ơn câu trả lời của bạn nhiều!
Bạn cho mình hỏi về lập trình đầu đo. Ví dụ: Mình muốn đo gốc là tâm 1 phôi khối 100x100x50. Vậy khi lập trình xong xuất code, đưa đầu dò bằng cách di chuyển các trục bằng tay đến vị trí đại khái cách mặt phôi rồi chạy chương trình hay là cần phải có hết thông số G54, Offset hết rồi mới chạy đc.
 

chau2707

Active Member
Cảm ơn câu trả lời của bạn nhiều!
Bạn cho mình hỏi về lập trình đầu đo. Ví dụ: Mình muốn đo gốc là tâm 1 phôi khối 100x100x50. Vậy khi lập trình xong xuất code, đưa đầu dò bằng cách di chuyển các trục bằng tay đến vị trí đại khái cách mặt phôi rồi chạy chương trình hay là cần phải có hết thông số G54, Offset hết rồi mới chạy đc.
Cái đầu đo đấy không phải lập trình như code gia công đâu bác ạ, muốn cho nó đo tự động thì trước tiên máy bác phải có tính năng đo tự động, sau đó chọn kiểu đo phôi, khai thông số phôi, di chuyển đầu đo đến vị trí chỉ định (cách thành và thấp hơn mặt trên phôi từ 8~10mm), cho máy chạy nó sẽ tự đo lấy tâm phôi rồi input vào gốc máy cho bác. Trường hợp chọn sai kiểu đo phôi, sai vị trí chỉ định, khai sai thông số phôi thì xác định gãy probe.
57871D43-50CA-4B82-87BA-499D88B88119.png
 
T

trantamnd89

Author
Cảm ơn câu trả lời của bạn nhiều!
Bạn cho mình hỏi về lập trình đầu đo. Ví dụ: Mình muốn đo gốc là tâm 1 phôi khối 100x100x50. Vậy khi lập trình xong xuất code, đưa đầu dò bằng cách di chuyển các trục bằng tay đến vị trí đại khái cách mặt phôi rồi chạy chương trình hay là cần phải có hết thông số G54, Offset hết rồi mới chạy đc.
1.Nếu chỉ đo tâm phôi, thì máy cnc của bác sẽ có chương trình đo rồi, không cần lập trình đâu, bác vào tìm chức năng đo tâm phôi là có, sẽ có đo tự động và đo thông qua tay quay.
2.Nếu bác mới làm quen với đầu đo và cách đo thì nên dùng cách đo thông qua tay quay cho an toàn, tức là vẫn là chạy chương trình đo, nhưng tốc độ được khống chế bởi tay quay.
3.Đo tâm thì không cần có G54 trước đâu bác, máy cnc sẽ có chức năng đo với phôi cơ bản là Hình chữ nhật, Hình tròn. Mỗi cách đo đều phải chọn đúng là đo trong hay đo ngoài. Đo hình chữ nhật thì thông thường đo thông qua 4 điểm ở vị trí tương đối vuông góc, đo hình tròn thì đo ở 3 điểm. Nói chung bác cứ kiếm chức năng ở máy cnc là nó sẽ hướng dẫn mình làm gì đó ạ.
 
U

UEID

Author
Cái đầu đo đấy không phải lập trình như code gia công đâu bác ạ, muốn cho nó đo tự động thì trước tiên máy bác phải có tính năng đo tự động, sau đó chọn kiểu đo phôi, khai thông số phôi, di chuyển đầu đo đến vị trí chỉ định (cách thành và thấp hơn mặt trên phôi từ 8~10mm), cho máy chạy nó sẽ tự đo lấy tâm phôi rồi input vào gốc máy cho bác. Trường hợp chọn sai kiểu đo phôi, sai vị trí chỉ định, khai sai thông số phôi thì xác định gãy probe.
View attachment 7297
Như bác nói thì hình như máy em đang dùng không có tính năng đo tự động thật. Em đọc sách đi theo máy thì có mấy dòng code như G323(Em nhớ không chính xác lắm). Đi theo nó là 1 loạt thông số
 
U

UEID

Author
1.Nếu chỉ đo tâm phôi, thì máy cnc của bác sẽ có chương trình đo rồi, không cần lập trình đâu, bác vào tìm chức năng đo tâm phôi là có, sẽ có đo tự động và đo thông qua tay quay.
2.Nếu bác mới làm quen với đầu đo và cách đo thì nên dùng cách đo thông qua tay quay cho an toàn, tức là vẫn là chạy chương trình đo, nhưng tốc độ được khống chế bởi tay quay.
3.Đo tâm thì không cần có G54 trước đâu bác, máy cnc sẽ có chức năng đo với phôi cơ bản là Hình chữ nhật, Hình tròn. Mỗi cách đo đều phải chọn đúng là đo trong hay đo ngoài. Đo hình chữ nhật thì thông thường đo thông qua 4 điểm ở vị trí tương đối vuông góc, đo hình tròn thì đo ở 3 điểm. Nói chung bác cứ kiếm chức năng ở máy cnc là nó sẽ hướng dẫn mình làm gì đó ạ.
Vâng, cảm ơn câu trả lời của bạn nhá!
 
Mình có 2 cách chia sẻ
Hai cách này sẽ khai báo trực tiếp đối với từng dao sử dụng G43 và nếu nhiều hệ toạ độ thì khai báo (G54 đến G59)
1. Sử dụng thước đo dao điện tử (thước có thể di chuyển theo Z và X) để đo độ sâu từ côn BT đến đỉnh mũi dao. Đối với những mũi dao có vát côn thì phải trừ đi phần vát côn đó. Hoặc phải tính vát côn và cộng trực tiếp độ sâu côn đó khi lập trình
2. Xét Z bằng dao, tức là có bao nhiêu dao thay một loạt và xét Z một loạt. Lấy (G54 đến G59) nếu có nhiều hệ toạ độ phôi. Toạ độ phôi trên mặt phẳng chuẩn cao nhất. Sử dụng G43 cách nhau bao nhiêu thì gán theo giá trị Z của máy vào thôi.
 
Top