Cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

  • Thread starter nhucaocuong
  • Ngày mở chủ đề
N

nhucaocuong

Author
chào các bác
em đang làm đề tài cháy dính cát trên bề mặt vật đúc
bác nào cho em xin một vài tấm hình về hiên tượng cháy dính cát trên bề mặt vật đúc : và 1 số tài liệu liên quan thì tốt quá
em xin cám ơn
 
Ðề: cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

" em đang làm đề tài cháy dính cát trên bề mặt vật đúc "
Ngồi ngẫm nãy giờ không hiểu ý bạn muốn nói gì luôn. Để được/bị cháy dính cát trên bề mặt, chắc bạn dùng công nghệ đúc cat hoặc vỏ mỏng hả? bạn muốn khắc phục lỗi này hay tìm hiểu công nghệ này(chắc là không có công nghệ cháy dính cát rồi, hic) .... Hãy đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng chút nếu bạn muốn câu trả lời tốt.
 
N

nhucaocuong

Author
Ðề: cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

dạ em đang học môn công nghệ đúc . đang làm đề tài về đúc trong khuôn cát . đúc trong khuôn cát nó có 1 số khuyết tật vật đúc . "cháy dính cát trên bề mặt vật đúc là 1 trong số những khuyết tật của đúc trong khuôn cát". em còn thiếu 1 số tư liệu hình ảnh thực tế về hiện tượng này mong được các bác giúp đỡ nếu có thêm 1 số tư liêu về hiện tượng này thi tốt quá
em xin cám ơn
 
T

thinh_ducviet

Author
Ðề: cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

nếu bạn muốn có hình ảnh thực tế vạt đúc bị cháy cát hóa học mình sẽ giúp bạn. Lúc đầu do thiếu kinh nghiệm xử lý có những chi tiết bị cháy cát mà phải nói là gần như không thể làm sạch được (bên mình dùng công nghệ cát nước thủy tinh, thỉnh thoảng cũng dùng cát nhựa furan tự đóng rắn). Hy vọng mình có thể giúp bạn được chút ít.
 
N

nhucaocuong

Author
Ðề: Cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

đúng cai em cần rôi .em cám ơn anh thinh_ducviet nhiều lắm.
mail của em là nhucaocuong@gmail.com nick yahoo của em là : bklcuong
mong sớm nhân được tư liêu của anh
 
Ðề: Cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

Cháy dính cát có 2 loại:

- Cháy dính cát cơ học: do kim loại lỏng thấm ướt cơ học vào khuôn.
- Cháy dính cát hóa học: do các chất trong kim loại lỏng tác dụng với vật liệu làm khuôn (ruột). Ví dụ: đúc thép Mn cao trong khuôn cát thạch anh, nếu không có sơn khuôn bảo vệ, sẽ bị cháy dính cát hóa học. Nguyên nhân:
2MnO + SiO2 --> 2MnO.SiO2 (tephroite - manganese silicate)

Nguyên lý khắc phục: có một lớp vật liệu ngăn cách giữa hỗn hợp làm khuôn và kim loại lỏng. Lớp vật liệu này cần thỏa mãn:
- Ít bị kim loại lỏng thấm ướt.
- Bám dính tốt vào bề mặt khuôn để tránh bị dòng kim loại lỏng xói mòn.
- Ít tương tác hóa học với kim loại lỏng.
- Ít sinh khí.

Hình ảnh vật đúc bị cháy dính cát:


Làm sạch chi tiết bị cháy dính cát:
 
Ðề: Cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

các A có thể cho e biết trong thực tế thì để tránh hiện tượng cháy dính cát ( cả cơ học và hóa học) thì các A sẽ làm ra sao ko?

trong lí thuyết e được học 1 số phương pháp là

1/sơn khuôn để giảm lổ rổng trên bề mặt khuôn
2/ko rót ở nhiệt độ quá cao
3/hạn chế các lỗ trong và góc trong vật đúc
4/làm cho bề mặt vật đúc nguội nhanh

@bà con nào đọc mà dư điểm thanks e vài cái là e đủ tiền đi sắm vàng ràu.he he
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

các A có thể cho e biết trong thực tế thì để tránh hiện tượng cháy dính cát ( cả cơ học và hóa học) thì các A sẽ làm ra sao ko?

trong lí thuyết e được học 1 số phương pháp là

1/sơn khuôn để giảm lổ rổng trên bề mặt khuôn
2/ko rót ở nhiệt độ quá cao
3/hạn chế các lỗ trong và góc trong vật đúc
4/làm cho bề mặt vật đúc nguội nhanh

@bà con nào đọc mà dư điểm thanks e vài cái là e đủ tiền đi sắm vàng ràu.he he
Để tìm ra cách khắc phục một khuyết tật nào đó của vật đúc thì phải tìm đúng nguyên nhân rồi mới đến biện pháp khắc phục, ngoài ra phải xác định các thứ tự ưu tiên khi thực hiên phương án công nghệ đúc
vd: không rót ở nhiệt độ cao, đúng nhưng phải đảm bảo điền đầy khuôn nhất là các thành mỏng..., làm cho bề mặt vật đúc nguội nhanh, đúng nhưng không được gây biến trắng...
Chú nhà nghèo đừng thank A nhé...he he
 
Ðề: Cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

anh võ văn thịnh ơi cho em hỏi với ah. cái máy mài sử lý cháy dính cát trên bề mặt vật đúc đấy là máy tự chế hay mua ở đâu ah? máy để cố định hay cầm tay ah?
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

anh võ văn thịnh ơi cho em hỏi với ah. cái máy mài sử lý cháy dính cát trên bề mặt vật đúc đấy là máy tự chế hay mua ở đâu ah? máy để cố định hay cầm tay ah?
Trả lời hộ VVT: mài sử lý cháy dính cát thường dùng loại máy mài cầm tay (di động), loại máy mài cồ định thường chuyên mài via. Không nên tự chế làm gì mà mua rất sẵn có loại máy mài điện 220V dùng chổi than, chọn loại 1,8 - 2,2 KW đá f150 là phù hợp với sức người mài (vừa mài được via vừa mài cát cháy) lại bền hơn dùng loại nhỏ 500W. Nhưng các loại máy mài điện cầm tay rất hay cháy (không quấn lại được, thường phải thay cả bộ Roto), có loại máy mài cầm tay dùng khí nén chạy rất bền nhưng đắt tiền hơn.
 
Ðề: Cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

Da, em cảm ơn anh TAMAC. sở dĩ em hỏi vậy vì em thấy một số sản phẩm đúc (đúc khuôn cát- nuoc thuy tinh) phần làm sạch rất khó.
để làm sạch vật đúc sau khi phá dỡ khuôn, người thợ nguội sẽ dùng súng hàn khí (oxi voi axetilen or gas) để cắt đậu ngót và ống rót. nhưng như vậy thì nhát cắt rất mấp mô, gồ ghề làm cho chi tiết sau đúc ko đc đẹp, cộng với cháy dính cát nữa ôi nhìn xấu ác. cho nên em muốn hỏi xem là máy mài có thể xử lý vấn đề này hay không?
máy mài thì có thể mài được cát cháy rồi, nhưng còn phần nhấp nhô chỗ cắt đậu ngót, phải chăng cũng dùng máy mài mài?
ah mà anh có thể cho em biết bên ngoài người ta làm sạch vật đúc bằng những phương pháp thủ công nào ko a? ( ko dùng máy) sở dĩ em hỏi vậy vì chỉ những xưởng đúc lớn đầu tư nhiều tiền mới trang bị nhiều máy móc dây chuyền hiện đại cho phần làm sạch nên sản phẩm xuất xưởng rất sạch.(đẹp)
 
Ðề: Cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

em thấy một số sản phẩm đúc (đúc khuôn cát- nuoc thuy tinh) phần làm sạch rất khó. Để làm sạch vật đúc sau khi phá dỡ khuôn, người thợ nguội sẽ dùng súng hàn khí (oxi voi axetilen or gas) để cắt đậu ngót và ống rót. nhưng như vậy thì nhát cắt rất mấp mô, gồ ghề làm cho chi tiết sau đúc ko đc đẹp, cộng với cháy dính cát nữa ôi nhìn xấu ác. cho nên em muốn hỏi xem là máy mài có thể xử lý vấn đề này hay không?
máy mài thì có thể mài được cát cháy rồi, nhưng còn phần nhấp nhô chỗ cắt đậu ngót, phải chăng cũng dùng máy mài mài?
ah mà anh có thể cho em biết bên ngoài người ta làm sạch vật đúc bằng những phương pháp thủ công nào ko a? ( ko dùng máy) sở dĩ em hỏi vậy vì chỉ những xưởng đúc lớn đầu tư nhiều tiền mới trang bị nhiều máy móc dây chuyền hiện đại cho phần làm sạch nên sản phẩm xuất xưởng rất sạch.(đẹp)
Hiện nay, vấn đề xử lý vật đúc do cháy dính cát rất mất thời gian, nhân công và tiêu hao vật liệu. Do đó, các xưởng đúc khi sử dụng công nghệ đúc khuôn cát nước thủy tinh sẽ sơn một lớp sơn khuôn. Thành phần gồm : vật liệu chịu nhiệt, dung môi, chất kết dính hữu cơ và chất kết dính vô cơ.

1. Vật liệu chịu nhiệt : zircon, MgO hoặc Zircon + graphite.
2. Dung môi : cồn.
3. Chất kết dính hữu cơ và chất kết dính vô cơ : đây là bí quyết của từng nhà sản xuất nên không thế xác định thực chất là gì.

Nếu không sơn chất sơn khuôn hoặc sơn chưa đủ lớp, sơn không đúng loại thì sẽ dẫn đến tình trạng cháy dính cát. Không những làm xấu bề mặt mà còn phá khuôn rất khó, nhất là lõi bên trong (ruột) (hình 1 và hình 2)

Nếu sơn khuôn tốt và sơn vừa đủ lớp sơn khuôn thì sẽ dễ dàng làm sạch vật đúc. Công nhân chỉ cầm búa gõ là lớp sơn sẽ bong ra ngay (hình 3 và hình 4).

Do đó, bạn không nên nhầm ở điểm do đầu tư đúng phần làm sạch mà chi tiết rất đẹp và sạch. Chi tiết đẹp hay không đẹp là do sử dụng chất sơn khuôn để làm giảm cháy cát và dính cát. Sau đó, phun bi làm sạch lại lần cuối sẽ cho bề mặt đẹp.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

@nguyenvanhanh_spk: bạn Nhi đã nói rất đúng về vấn đề để có vật đúc đẹp, sạch thì đầu tư vào làm sạch chỉ là khâu cuối cùng có thể coi là phần ngọn còn gốc của vấn đề nằm ở các khâu phía trước làm sạch. Tôi xin nêu một số ý kiến để bạn tham khảo, bạn dùng hỗn hợp cát - nước thủy tinh để làm khuôn nên cần lưu ý:

- Vật liệu chịu lửa: nên dùng cát thạch anh loại có %SiO2 càng cao càng tốt, cát phải khô, sạch tạp chất, chọn độ hạt phù hợp với chi tiết đúc ra vì độ hạt sẽ ảnh hưởng đến độ bền và độ thông khí của hỗn hợp, với các chi tiết có trọng lượng nhỏ, thành dày vừa phải thì có thể dùng cỡ hạt nhỏ. Hiện nay tốt nhất là dùng cát của Vicosimex (Đà Nẵng) đây là loại cát đã được tuyển, hạt tròn đều, khô, sạch tạp chất, đóng thành từng bao 50kg thuận tiện cho bảo quản và sử dụng, nên dùng loại V5.5 (cỡ hạt tương đương 0,315) với các chi tiết nhỏ có thể dùng loại nhỏ hơn như V6 (cỡ hạt 0,216). Ở Miền Bắc có nguồn cát Vân Hải, cát Tĩnh Gia cũng dùng cho hỗn hợp cát - nước thủy tinh được tuy nhiên các nguồn cát này không được tuyển nên cỡ hạt không ổn định, lẫn tạp chất, phải phơi (sây) khô mới dùng được, trong cát còn lượng nhỏ muối nên gây bở khuôn, dễ cháy cát.

- Chất dính: chọn nước thủy tinh có Modun (M) khoảng 2,2, tỷ trọng (d) khoảng 1,4 - 1,5. Bạn có thể kiểm tra tỷ trọng bằng tỷ trọng kế hoặc dùng cách đo thể tích rồi cân. Nước thủy tinh phải bảo quản tốt, đựng trong thùng hoặc can tránh để tiếp xúc với không khí khi chưa dùng đến.

- Trộn hỗn hợp: dùng máy trộn cho đều (có thể dùng máy trộn bê tông loại chỉ có cánh đảo), trộn khô cát rồi cho nước thủy tinh vào dần đến đúng tỷ lệ (6-8)% tính theo trọng lượng, trộn xong cho vào bao dứa tránh để bị không khí làm hỗn hợp đóng rắn. Tỷ lệ nên đúng vì nhiếu nước thủy tinh quá hỗn hợp sẽ tốn khí CO2 để đóng rắn, khó thoát mẫu khi làm khuôn, khuôn dễ bị nứt, nếu ít nước thủy tinh thì khuôn lại bị bở, dễ bị vỡ cát

- Làm khuôn dùng cát - ntt cần hết sức chú ý chuẩn bị công nghệ sao cho thât đơn giản, dùng nhiều phần ghép lại, nhiều miềng tháo rời thuận tiện cho việc rút mẫu khỏi khuôn, độ côn thoát mẫu tốt, có các R góc, nên gắn mẫu vào bàn máp để làm khuôn. Nếu dùng mẫu gỗ nên sơn mẫu để tránh hút ẩm làm khô hỗn hợp (có thể lau dâu mazut hoặc xoa một lớp bột cát vào mẫu để tránh dính bám)

- Khi đã chuẩn bị tốt cho khuôn thì hãy tính đến việc sơn khuôn để có bề mặt đẹp, ít cháy dính cát. Cháy dính cát có 2 dạng chủ yếu, cháy cơ học và cháy hóa học. Cháy hóa học do nhiệt của thép làm các tạp chất, cát bị chảy ra dính bám vào bề mặt chi tiết, cháy cơ học do thép lỏng điền đầy vào khe các hạt cát, vết nứt khuôn và bị kẹp lại đó. Để khắc phục ta nên sơn khuôn bằng vật liệu chịu lửa cao, dạng bột mịn để vừa chịu nhiệt tốt vừa che lấp hết các lỗ, vết nứt trên bề mặt khuôn.

Các chất sơn khuôn nếu mua thì thường rất đắt (tính kỹ bài toán kinh tế - kỹ thuật thì cũng chưa chắc là đã đắt) đối với quy mô sản xuất nhỏ, chi tiết đúc không đòi hỏi chất lượng cao, bạn có thể dùng bột cát thạch anh (cỡ <0,02) trộn với cồn công nghiệp 90, chất dính là (3 - 4)% nhựa thông (đập nhỏ nhựa thông ngâm trước với cồn cho tan, khi pha sơn thì mới thêm vào) dùng chổi mịn sơn vào bề mặt khuôn rồi đốt hoặc dùng đèn khò để sấy khuôn. Hoặc có thể dùng bột phấn chì xoa vào bề mặt khuôn, ruột cũng tương đối tốt.
 
Ðề: Cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

dạ, nhưng nước ta chủ yếu phần lớn vẫn là công ty đúc cỡ nhỏ, việc sơn khuôn, làm khuôn vẫn chủ yếu dựa vào kinh nhiệm chứ ko có công thức hay thành phần này bao nhiêu bao nhiêu gì cả. nên sản phẩm đúc ra nhìn ko được đẹp.
sản phẩm đúc sau khi xong giống như hình số 2 của bác Nhi up lên đấy ah, nhìn ko đc thẩm mỹ lắm.
mặc dầu vẫn biết khách hàng sẽ mang về gia công thành chi tiết. nhưng em thiết nghĩ cần làm cho vật đúc được đẹp hơn khi xuất xưởng ( nghĩa là vết cắt chỗ đậu ngót và ống rót, chỗ cõ cháy dính cát, ba via) cần được mài qua...(hay xử lý bằng cách nào đó). em ko biết ở bên ngoài người ta dùng những dụng nào để làm sạch vật đúc, để nâng cao được chất lượng vật đúc khi xuất xưởng ( các bác thử nghĩ xem, khi khách hàng tới lấy hàng, người ta có cảm tình với loại nào, mặc dầu cả 2 đem về gia công cho cùng một chi tiết máy).
cho nên ở đây em muốn bàn về tình hình thực tế, để chúng ta cùng tổng hợp lại những cách nào đó mà có thể nâng cao được khâu làm sạch vật đúc. ( có thể là máy cầm tay mua trên thị trường, có thể là máy tự chế, hay những dụng cụ tự chế, ... để cho khâu làm sạch vật đúc được tốt hơn.
 
Last edited:
Ðề: Cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

Hình thứ 2 mà bạn đề cập là hình bên dưới?



Nếu vậy thì bề mặt xấu do những nguyên nhân sau:

1. Thể tích đậu ngót lớn, chân đậu ngót to làm tốn nhiều kim loại và khí để cắt, đồng thời làm bề mặt chỗ cắt rất xấu. Để giải quyết bạn nên dùng kết hợp 2 bước sau:

- Thiết kế lại Đậu ngót với kích thước phù hợp để diện tích chân đậu ngót nhỏ và thể tích đủ lớn. Bạn có thể dùng đậu ngót phát nhiệt để giảm đáng kể thể tích đậu ngót và diện tích chân đậu ngót. Ví dụ như link bên dưới:
http://foseco-foundry.com/Products-Services/Products/Feeding-Systems.html

Ở hình trên, bạn thấy việc làm cắt đậu ngót sẽ đơn giản hơn rất nhiều: do chân đậu ngót nhỏ, chỉ cần dùng búa đập mạnh vào đậu ngót là xong. Nếu muốn sử dụng đậu ngót phát nhiệt, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp để họ tính toán và chọn ra loại đậu ngót phù hợp với vật đúc của bạn.

- Thiết bị mài làm sạch sau đúc. (bạn có thể tham khảo ý kiến anh TAMAC).

2. Bề mặt cháy dính cát. Bạn có thể tăng chất lượng bề mặt vật đúc bằng cách kết hợp 2 bước sau:

- Tăng độ bền khuôn bằng cách dùng nước thủy tinh có mô-đun và tỷ trọng phù hợp (như anh TAMAC trình bày). Lượng dùng 3.0 - 3.5%. Trong đó cần chú ý đến thời gian xịt khí CO2 vào khuôn. Thời gian thích hợp < 30s (hình 1 - trục tung là Độ bền nén của hỗn hợp cát nước thủy tinh, trục hoành là thời gian xịt khí CO2). Nếu xịt quá lâu, khuôn sẽ bị bở (Lưu ý trong trường hợp làm khuôn hôm nay, hôm sau rót thì nên giảm thời gian xịt vì khi chờ đến hôm sau rót, CO2 trong không khí sẽ thâm nhập vào khuôn làm bở khuôn). Kết quả, khi rót kim loại lỏng vào, khuôn rất dễ bị xói và bị kim loại thâm nhập làm bề mặt vật đúc dính cát.


Hình 1: Ảnh hưởng của Mô-đun Nước thủy tinh đến thời gian xịt khí CO2 và Độ bền khuôn.


- Dùng chất sơn khuôn phù hợp. Bên cạnh việc tăng đồ bề khuôn bạn cũng nên dùng chất sơn khuôn và cách sơn cho phù hợp. Việc này tùy vào loại hợp kim, chiều dày thành vật đúc và yêu cầu bề mặt sau đúc.

- Thiết kế hệ thống rót phù hợp để kim loại lỏng điền đầy khuôn êm hơn.


Vì mình đi công tác thường nên rất sẵn lòng trao đổi nhanh qua điện thoại với các bạn.

Thân!
Thịnh.
 
Last edited:
Ðề: Cháy dính cát trên bề mặt vật đúc

Hiện nay có một số loại máy mài bằng hơi, sử dụng an toàn và bền hơn máy mài bằng điện. Xuất xứ Nhật, Đài Loan...vv
VN chưa thấy nhà máy nào chế tạo
 
Top