Chế tạo mũi khoan có thể đưa dd làm nguội vào vùng làm việc như thế nào ?

  • Thread starter vtech
  • Ngày mở chủ đề
V

vtech

Author
Em mới học về dcc, vừa rồi em có xem clip về quá trình cắt của mũi khoan, khi làm việc tại phần làm việc của mũi khoan dung dịch làm nguội được phun ra qua 2 lỗ, như vậy chất lượng của quá trình cắt gọt sẽ được cải thiện hơn.

Em xin hỏi các bác : Vậy người ta chế tạo mũi khoan đó như thế nào ? ???
 
Khó khăn nhất trong chế tạo dụng cụ cắt đó là do vật liệu làm dụng cụ cắt thường có độ cứng rất cao, nên việc gia công, định hình là rất khó. Thực tế cấu tạo của mũi khoan là có dạng côn, nhỏ dần về phía chuôi. Phần thân không tham gia cắt gọt mà chỉ làm nhiệm vụ chuyển phoi. Do đó, phần thân thường được làm bằng thép có độ cứng thấp hơn so với phần kim loại dùng làm lưỡi cắt.

Mình cũng chưa được nghiên cứu nhiều, nhưng theo mình thì có thể sử dụng phương án sau: Ban đầu tạo lỗ dẫn dung dịch làm nguội, sau đó gia công tạo hình cho mũi khoan, cuối cùng là đem nhiệt luyện để đạt được đủ độ cứng cần thiết. Đối với một số mỗi khoan gia công những vật liệu có độ cứng cao có thể được gắn thêm các mảnh hợp kim cứng.

Các bác cho ý kiến nhá. :D
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bác muốn nói đến mũi khoan kiểu Ruột gà hay kiểu mảnh hợp kim cứng ghép (insert)?
Nghe mấy cha TẦU ô nói là có 1 loại máy khoan xung tia lửa điện (EDM) dạng cực xoắn ruột gà và máy có thể hoạt động để xung đường ruột gà nên mới tạo được cái lỗ này, lỗ có kích thước từ 0,3 trở lên, vì vậy có những dao cụ có tới 3~4 đường làm mát bé tí tẹo.
Đơn giản nhất là que xung cho máy khoan xung siêu tốc có kích thước que từ 0,8~3mm có những lỗ nhỏ li ty 0,3mm (2~4 lỗ) thẳng dài suốt que xung (400mm)
BÁI PHỤC MẤY CHA TẦU!
 
V

vtech

Author
Cảm ơn các bác, em mới học nên cũng kiến thức còn ngắn lắm, sẽ tiếp tục tìm hiểu sau . :)
 
anh nào có thể giải thích cho em biết Xung là như thế nào được không (nếu có hình minh họa thì càng tốt ạ)
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bó tay cậu đấy nhé!
Xung là từ ngữ được dùng để chỉ sự ăn mòn điện cực, điện cực mang cực âm, vật gia công mang cực dương. Các máy sử dụng cơ chế xung là máy cắt dây tia lửa điện, máy xung điện cực, máy khoan xung cao tốc.
Cậu có thể vào mục mua bán để xem máy cắt dây molipden.
hiểu nôm na là cực âm và cực dương gần nhau thì sẽ bắn ra chùm tia điện tử từ cực âm sang cực dương, vì thế vật gia công bao giờ cũng bị bắn phá (chú ý đây là bắn phá chứ không phải là bóc tách như tiện phay bào) nên bị mòn nhiều nhất. Người ta có thể gọi nó là sao chép hình dạng âm bản vì nó giống như chụp ảnh rồi dùng phim âm bản rửa ra ảnh xem vậy.
giả sử như làm cốc nhựa có hoa văn phức tạp mà không có cực xung thì khó gia công lắm. Cực xung ở đây cậu tưởng tượng như cái cốc khác trồng lên vậy thôi.
còn làm Eke thì góc nhọn hoắt bên trong Eke ko phải thợ nguội nào cũng làm được, nhưng đưa lên máy cắt dây thì mọi chuyện được giải quyết tốt hơn, tương tự với sản phẩm là 1 Lỗ Vuông có độ dày lớn thì máy cắt dây là tuyệt nhất.
Nếu muốn khoan 1 lỗ fy2 trên thép SKD11 đã tôi rồi thì làm thế nào? Khoan xung là giải pháp tuyệt nhất vì que xung fy1,8 là giải pháp hữu hiệu rồi. Nếu không ta phải đem ủ cho mềm ra rồi khoan rồi tôi lại mà chắc gì độ cứng được đảm bảo, chắc gì lỗ không bị biến dạng, chắc gì lỗ ko bị sỉ lấp đi, chắc gì đánh bóng được lỗ...........
 

ME

Active Member
Chú Liễu Ngân ĐÌnh sáng tạo chữ fy2, fy1,8 thấy ngồ ngộ, vui quá! ;D ;D ;D
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
chữ "fi" viết thế này em thấy CỤT lắm, viết "fy" có vẻ hài hòa âm dương hơn. Còn viết ký hiệu thì phải vào Word copy/paste thì ngại lắm. mà trong trang Web của mình cũng nên có mấy cái ký hiệu đặc biệt để tiện dùng bác ạ.
 
H

honka

Author
Bác Đình giải thích chế tạo cách tạo lỗ trog mũi khoan hay lém, giải đáp đc thắc mắc của mình lâu nay
Hôm trước Thầy mình có hỏi mà ko có ai biết đc cả
lên mạg tìm hoài mà cũg ko thấy
cảm Ơn nhìu, Thank BO
 
V

Vo HuyThanh

Author
Theo tôi biết thì cách chế tạo như của chú Đình nói là không thực tế. Máy EDM chỉ có thể định hình những hình dạnh rãnh sâu , hẹp như RIB của thành block máy v.v.. mà mũi phay v.vv không thể gia công. Gia công EDM đòi hỏi phải có mẫu định hình bằng than trước nên giá thành gia công rất cao, không thể dùng cho sản suất hàng loạt kiểu mũi khoan. Cũng như không thể khoan những lỗ xoắn như chú Đình nói được. Trước đây tôi có đi tham quan nhà máy của hãng FUJIKOSHI (tức hãng chế tạo công cụ NACHI) và có nhìn thấy họ làm mũi khoan loại này một lần . Cách làm rất đơn giản .
1) Đầu tiên người ta dùng phôi là một tấm thép hình dẹt chữ nhật , độ dày khác nhau tùy kích thước mũi khoan chế tạo.
2) Sau đó nung nóng cho thật mềm, kế tiếp là họ dùng máy nén áp lực để đẩy một cây thép dùi 2 cái lỗ dọc theo chiều của phôi ( 2 cái lỗ này sẽ là lỗ phun dầu tản nhiệt) và một cái lỗ chính giữa đầu ngược lại tức là lỗ đưa dầu vào ( lúc này thì thép mềm nên nó dùi sắt cũng giống như mình dùi giấy thôi).
3) Kế đến là họ cho tấm phôi nguội từ từ, đến một nhiệt độ mà có thể uốn nhưng không hư 3 cái lỗ mới dùi thì họ sẽ đưa vào máy và bắt kéo uốn xoắn tạo hình của mũi khoan .
4) Sau khi mũi khoan định hình xong thì họ sẽ mài thô
5) Kế đến là quy trình tôi mũi khoan cho cứng trở lại cũng như tẩm titan, Nitơ v.v... lên bề mặt mũi khoan . (Quá trình tôi thấm Nito này thì tôi thấy tụi Nhật chơi sang, mũi khoan đang nóng thì robot nó gắp xong liệng luôn vô bể đựng Nito lỏng,nó thấm Nito kiểu này thì Nito nó thấm từ trong ra ngoài luôn)
6) Công đoạn cuối cùng là mài tinh và tẩm hợp kim chống mài mòn lền bề mặt mũi khoan lần cuối.

Tôi không nhớ hết chi tiết về nhiệt độ cũng như quá trình tôi thấm nhưng quy trình làm thì đại khái như vậy. Không có gì quá khó cả. Hiện tại thì tại trong khu chế xuất Tân Thuận của Việt nam có một công ty của Nhật cũng đang sản xuất chế tạo mũi khoan loại này và xuất cảng về lại Nhật. Người ta làm được thì người mình cũng làm được thôi.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Thực sự là em cũng chưa có chiêm ngưỡng người ta làm thế nào, nhưng như cách của bác thì em nghĩ cái que Kim loại tạo ống cho thân mũi khoan phải vừa nhỏ, vừa khỏe và tan chảy ở nhiệt độ cao ơi là cao.
Đây em xin giới thiệu cách mấy cha Tầu lai Việt giới thiệu rằng khoan xung 1 lỗ bé tí trên thân thép làm mũi khoan, sau đó nung đỏ, uốn ruột gà hay chuốt hay bào ruột gà gì thì tùy người chế tạo để tạo ra:
+ Mũi khoan có đường làm mát thẳng, dọc theo thân mũi khoan
+ Mũi khoan có đường làm mát soắn theo đường soắn ruột gà

XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU SẢN PHẨM, MÁY KHOAN XUNG CAO TỐC
(dân mình hay mô li phê cái tên của bố mẹ nó đặt cho là máy ĐỤC LỖ)

Nói trước là ko chơi hàng mấy ông địa phương phình phường đâu, nên giá cả ở đây không nên dùng để so sánh.
 
V

Vo HuyThanh

Author
Trời , chú em tư vấn cho khách hàng kiểu này chắc chết. Máy cái máy gia công tia lửa điện (theo cách dịch của ME, và " phóng điện gia công cơ " ... theo cách dùng từ của người Nhật ) này thì làm sao mà sử dụng đục lỗ mũi khoan. Chú Đình nên đọc các bài viết của ME để hiểu thêm về dòng máy này. Giả sử có thể gia công được đi nữa thì giá thành của một mũi khoan sẽ rất , rất ....cao, không thích hợp với quy trình sản xuất hàng loạt. Ví dụ giá thành một mũi khoan đường kính 20, chiều dài dao cắt 150mm giá khoảng 2000 yen ( khoảng 200000 VND), nếu mà dùng máy EDM đục cái lỗ này , giả sử đục được thì giá thành gia công EDM một giờ 10000 yen, một ngày giỏi lắm đục 8 mũi thì chỉ còn nước phá sản. Đó là chưa nói đến hiện tượng nổ bề mặt vật liệu khi gia công bằng máy EDM, chú thử dùng kính hiển vi công nghiệp soi một cái lỗ tạo bởi máy EDM và các lỗ trên thân mũi khoan dạng này thì sẽ biết mà.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Oi bác ơi, Em chẳng biết người ta làm thế nào, mấy ông bạn Ngố Tầu nói vậy. Nhưng máy Khoan xung cao tốc thì bác yên tâm là nó khoan nhanh lắm, trừ Hợp kim thì hơi xương chút. Nếu nói nó nhanh thế nào thì có thể nói với vật liệu là thép Y10 chưa tôi (chuyên làm dụng cụ cắt) với chiều dầy 200mm máy Khoan xung cao tốc xịn khoan lỗ phi 1 thủng trong vòng 30 phút. Giá cho 1 que xung là 8.000VND, nếu tính khoan 1 lỗ 1 que thì thêm tiền điện thì giá khoan là 16.000VND. Cũng chẳng biết thế có đắt ko nữa.
Nhưng em sẽ tham khảo thêm thiên hạ làm thế nào, dù sao nghe Ngố tầu cũng không bằng Mục sở thị.
 
B

binh_Ctm_bkhn_47

Author
Tuyệt thật! Em đang chuyển qua kinh doanh dao cụ mà gặp vấn đề này thấy hay quá! Em sẽ cố gắng hỏi xem bên hãng của em nó chế tạo sao để có thể kể cho các bác nghe sau vậy. hiện nay em đang kinh doanh các loại dao cụ cho máy CNC của SANVIK Thuỵ Điển. Bác nào có nhu cầu liên hệ với em nha:email:do.giang.binh@viettech-corp.com: điện thoại: 0984.337.248
 
N

Ngoc_Minh_RedRoses

Author
Về việc gia công lỗ dẫn dung dịch trơn nguội thẳng tắp thì xung là một phương pháp hợp lý. Còn với các lỗ xoắn ruột gà theo me cắt, đặc biệt là ở các mũi khoan đường kính nhỏ (<4mm) thì mình thấy người ta phải đúc trong khuôn mẫu chẩy. Thầy giáo của mình có được xem qua loa quy trình gia công rồi, sau đó giảng lại cho tụi mình nghe. Cũng không biết được thực sự thì nó thế nào, nhưng nguồn thông tin thì đảm bảo tin cậy.
 
M

mechanic

Author
Em thấy cách của bác Huy Thanh hay lắm, em cũng có đọc tài liệu về cách này rồi, họ chế tạo rãnh thẳng sau đó xoắn bằng máy chuyên dùng. Nhưng cách này chỉ dùng cho mũi khoan làm bằng thép. Đối với mũi khoan làm bằng hợp kim cứng thì sao ạ? Có phải họ tạo rãnh từ khi thiêu kết không ạ?
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Tôi mới hỏi được kỹ sư của Cty Dụng cụ cắt số 1 và được biết:
- Khoan phay ruột gà thì đường ruột gà được gia công bằng cách Phay, chuốt, cán sau đó tôi và mài vô tâm
- Đường nước bên trong được làm từ 2 thanh thép ống được nung đỏ và cán nóng rồi soắn lại và tôi rồi mài vô tâm.
- Ngoài ra còn một vài bí quyết khác mà phương tây đang sản xuất với công nghệ cao tạo ra những sản phẩm không những nhanh mà còn đồng đều về cơ tính cũng như kết hợp với những vật liệu khác làm cán dao để tránh lãng phí vật liệu.
 
H

huyent1

Author
Ðề: Chế tạo mũi khoan có thể đưa dd làm nguội vào vùng làm việc như thế nào ?

Tôi là người trong nghề dụng cụ cắt là kỹ sư thiết kế của công ty cổ phần dụng cụ số 1. HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI NHƯ VẬY. Tôi sẽ giải thích giúp mọi người việc này để mọi người hiểu cho đúng như sau:
Khi chế tạo, thiêu kết thép gió hoặc hợp kim cứng (còn gọi là carbide) người ta bỏ vào bên trong đó sợi dây đồng (thiếc) hoặc sợi dây kim loại nào đó có nhiệt độ nóng chảy thấp,người ta sẽ lợi dụng nhiệt độ nóng chảy của sợi dây đó là ở nhiệt độ thấp hơn thép gió hoặc Carbide. Chính vì vậy, ở nhiệt độ nào đó mà sợi dây đó vẫn ở trạng thái lỏng còn thép gió hoặc carbide đã đóng rắn rồi, sau đó người ta mới thổi sợi dây đó ra để tạo ra bên trong lỗ. Lỗ được tạo ra chính là lỗ tưới nguội bên trong như mọi người nhìn thấy. Hoặc người ta có thể làm ngược lại (sợi dây có nhiệt độ nóng cháy cao hơn thép gió và Carbide)
Có gì thắc mắc hoặc có nhu cầu về dao phay, mũi khoan, Taro thì xin liên hệ:
Mr Lê Khắc Huyên. Email: le.khac.huyen@dungcucat.com.vn. Sđt: 0973 080 635
Xin cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
 
Last edited by a moderator:
Top