chia đường ống khí như thế nào ?

Author
em đang cần làm đường ống thoát khí (nồi hơi); em nghĩ có mấy cách để làm thoát khí cho đều nhau , ống khí dài 500, fi 60 dày 5mm, em khoan 40 lỗ fi 5mm, em không biết là phải cấp khí vào như thế nào cho đúng , 1 đầu vào, 2 đầu vào của đầu ống hay là chia ở giữa, Bác nào có kinh nghiệm có thể giải thích giúp em không? để chọn cho chính xác. hiện em đang làm cấp khí vào 2 đầu ống tròn fi 60, tuy nhiên có vẻ không ổn vì xảy ra hiện tượng rối khí trong ống , nên các lỗ thoát khí không đều nhau. yêu cầu là các lỗ thoát khí phải có áp ra đều nhau??? em rất mong được giúp đỡ!
 
Author
Re: chia đường ống khí như thế nào ?help me please!!!

sao không có ai chịu giúp mình thế nhỉ ? :'(
thầy Me có biết vấn đề này không? giúp em một tí đi !!!
 

ME

Active Member
Em mới hỏi có mấy ngày thôi, chắc chưa có nhiều người đọc. Về vấn đề liên quan đến thiết kế nồi hơi này thì ME chịu chết. ;D
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Tôi chưa rõ bạn làm "ống thoát khí nồi hơi" như vậy nhằm mục đích gì và tại sao lại cần phải thoát đều?

Loại trừ các ống cấp và xả nước, các ống dành cho pha khí trong nồi hơi gồm:

1. Ống hơi ra: Chức năng của nồi hơi là nhận nhiệt lượng từ việc đốt cháy nhiên liệu để đun sôi nước tạo thành hơi nước dưới một áp suất nào đó. Hơi nước được tạo ra sẽ được đưa đi đến nơi sử dụng thông qua ống hơi ra.

2. Ống xả váng: Một lượng chất hòa tan trong nước sẽ kết tủa thành chất rắn bám vào thành nồi, các ống tiếp nhiệt và tạo thành lớp váng nổi trên mặt nước cản trở quá trình hóa hơi. Phần bám vào thành nồi và các ống tiếp nhiệt sẽ được làm sạch mỗi lần bảo dưỡng nồi, còn phần tạo váng được xả thường xuyên hoặc định kỳ trong quá trình vận hành lò thông qua ống xả váng. Thực ra khi xả, có cả một lượng nhỏ hơi và nước cùng bị xả theo váng ra ngoài.

3. Xả an toàn: Do quá trình sinh hơi, áp suất trong nồi tăng dần lên, nếu việc đưa đi sử dụng không kịp và nồi không có cơ chế tự động điều chỉnh mức cháy nhiên liệu (hoặc bị hỏng) thì áp suất có thể tăng cao vượt quá khả năng chịu đựng của nồi. Để tránh nổ nồi hơi, nồi được trang bị hệ thống van an toàn dùng lò xo hoặc đối trọng, khi áp suất vượt một giá trị nào đó thì van tự động mở để xả hơi trong nồi ra ngoài trời.

4. Ống xả khí: Ban đầu khi chưa đốt lò thì trong balon có 1/2 nước và 1/2 khí. Khi đốt lò, hơi được sinh ra sẽ có lẫn lượng khí này, chúng phải được xả bỏ trước khi dẫn hơi đi sản xuất.

Như vậy, các ống này không cần phải chế tạo như bạn yêu cầu, do không rõ mục đích nên tôi không thể tư vấn cụ thể được. Trong trường hợp muốn xả khí tương đối đều như thiết bị mà bạn mô tả, bạn cần lưu ý:

1. Các lỗ khoan phải bằng nhau về kích thước đường kính.

2. Áp suất tĩnh tại các lỗ phải bằng nhau, đây là một vấn đề hơi tinh tế vì liên quan đến định luật Bernouli. Cụ thể như sau:

Nếu bạn thổi hơi trong một đường ống và thành ống đó có khoan các lỗ thủng thì nhiều khi một số lỗ lại hút không khí bên ngoài vào chứ không phải thổi hơi ra như bạn mong đợi đâu. Đó là do tốc độ dòng hơi trong ống khi đạt tới một giá trị đủ lớn thì động năng quá lớn của nó sẽ làm giảm áp suất thủy tĩnh khiến nó có giá trị âm. Các thiết bị sơn phun đều hoạt động trên nguyên tắc này. Để tránh hiệu ứng đó, ống dẫn cần đủ lớn để tốc độ dòng hơi trong đó không cao tới mức phản tác dụng.

Thêm nữa, do hơi sẽ thoát dần theo các lỗ khoan nên dòng hơi đầu ống sẽ có tốc độ cao hơn cuối ống và vẫn theo định luật này mà các lỗ đầu ống sẽ có áp suất tĩnh thấp hơn, chúng phun ít hơn các lỗ cuối ống. Để khắc phục điều đó, bạn cần có ống côn, ống thót nhỏ dần về phía cuối với một mức độ hợp lý. Tuy nhiên, giải pháp này không khả thi tuy đúng về mặt lý thuyết.

Thực tế thì bạn kết hợp cả vấn đề trên, tạo một ống dẫn đủ lớn và khoan các lỗ đủ nhỏ là được, chênh lệch sẽ không đáng kể nếu diện tích tiết diện ống lớn hơn tổng diện tích các lỗ nhiều lần.

Nếu bạn nêu rõ hơn về câu hỏi thì có thể sẽ có câu trả lời thỏa đáng hơn.
 
Author
Cảm ơn Bác DCL, đúng như bác nói , các lỗ thoát khí không đều nhau nếu cấp theo một đầu các lỗ thoát ở gần đầu mạnh hơn càng ra xa càng yếu, em dùng cái này để hấp

cá tươi,cho chín trước khi sấy khô. Em muốn cho cá chín đều hơn. chính vì thế em mới nghĩ ra cách làm là cấp khí vào cả 2 đầu của ống, làm cho dòng khí cân bằng ở

những lỗ 2 đầu ồng, nhưng ở giữa ống lại không đều, khí xả ra yếu hơn, khoảng cách thổi khí ra cũng ngắn hơn.???
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Thiết bị hấp cá của bạn như thế nào? Làm việc có áp suất hay không?

Thông thường, người ta chỉ việc thổi hơi nóng vào buồng kín có bảo ôn và không cần chia lỗ phức tạp như bạn nghĩ đâu. Truyền nhiệt bằng hơi nóng trực tiếp có ưu điểm là hiệu suất cao và nhiệt độ đều trong một không gian kín, lớn hay nhỏ không thành vấn đề. Bạn có thể diều chỉnh nhiệt độ buồng hấp bằng cách điều chỉnh áp suất hơi trong buồng, cam đoan với bạn rằng bất cứ ngóc ngách xa gần nào của buồng cũng có nhiệt độ như nhau dù đường cấp hơi nằm bất cứ chỗ nào.

Tuy nhiên, tốt nhất là bạn bố trí đường cấp trên cao và sàn có độ dốc để thoát nước ngưng.
 
Author
cá tươi em xếp trên khay vuông 800x800x120, có 64 khay cách nhau 40 mm, ở giữa khay, cá không chín như bên ngoài thành khay, cái này là tủ hấp chín thủy hải sản thôi, thay vì phải luộc bằng nồi thủ công. Nếu em dùng là khí nén thông thường thì sao hả bác DCL? khí nén thông thường để làm sạch và vệ sinh bụi bám trên sản phẩm bác có kinh nghiệm chỉ giúp em? cảm ơn bác DCL nhìu nhìu !
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Như tôi đã trình bày, phương pháp truyền nhiệt bằng hơi nóng trực tiếp có hiệu suất rất cao và đặc biệt là rất đều. Không rõ tủ hấp của bạn có dùng hơi nóng không? Nếu đang dùng hơi nóng mà vẫn không chín đều thì e là cá xếp trong khay của bạn dày quá, phần cá nằm giữa khay không tiếp xúc được với hơi sẽ bị nguội nên không chín. Bạn nên làm khay dạng lưới lưới và trải mỏng lớp cá thôi, chừng 60mm.

Khí nén thông thường thì làm sao đun chín cá được? Bạn bảo là phải sấy nóng khí lên chứ gì? Bạn lưu ý là khí rất khó làm nóng mà vẫn sạch đấy nhé, vì sẽ phải làm nóng bằng thiết bị gia nhiệt gián tiếp dạng ống chùm với hiệu suất cực thấp do khí rất kém dẫn nhiệt. Thêm vào đó, nhiệt dung riêng của khí rất thấp nên khí nén không mang theo được một nhiệt lượng đáng kể gì, chỉ vừa thổi vào cá là khí nguội ngay. Từ việc nén khí tốn nhiều năng lượng, sấy khí với hiệu suất thấp và chưa dùng đã nguội thì chắc đề xuất này không thuyết phục được ai đâu.
 
U

ubuntu

Lạ thật mọi người chẳng có tý bản vẽ nào mà vẫn cứ trả lời bình thường hay trình của mình quá kém nên trả hiểu gì cả. Up bản vẽ lên đi chứ fi 600,40 lỗ fi 5, fi 60, 1 lỗ, 2 lỗ như thế thì chúa mới hiểu nó nằm ở đâu mà lần. Hãy up bản vẽ lên thì chắc có nhiều sư phụ giúp được lắm.
 
Câu hỏi nầy có bản vẽ đính kèm Unbutu à, nhưng khi qua MES mới chẳng hiểu sao nó mất tiêu rồi đó chứ.
 
Top