Cho em hỏi về cách lắp bu lông, đai ốc và vòng đệm

Status
Not open for further replies.
Author
các bác cho em hỏi chút!
giờ em có 1 bulong, đai ốc và 1 đệm phẳng dùng để ghép giữa 2 chi tiết lại với nhau, hỏi: có 1 cái đệm phẳng thì nên để đầu nào của bulong khi ghép( đầu vặn đai ốc hay đầu kia)? tại sao?
các bác giúp em với!
em đi phỏng vấn xin việc họ hỏi, em chọn để đệm ở đầu đâi ốc và nêu mấy lí do nhưng họ bảo ko thuyết phục.
 
E

englsolid

khi lắp ghép người ta sẽ để đệm vào đầu có bu lông. Tại sao vậy? vì nó có kiên quan đến khả năng tự tháo khi làm việc(với những bu lông -đai ốc làm việc ở môi trường yêu cầu cao người ta sẽ sử dụng đệm vênh). Mà bạn biết đệm dùng để làm gì không đã?
 
Last edited by a moderator:
T

teenpop

Tôi lại không đồng tình với ý kiến của bác englsolid, đúng như bác nói là đệm có liên quan tới khả năng tự tháo khi làm việc, nhưng tôi nghĩ nếu có 2 vòng đệm thì để cà 2 đầu, còn 1 vòng đệm thì để đầu đai ốc sẽ tốt hơn.
Khả năng tự tháo???là đai ốc (tán) sẽ tự xoay hay bulong sẽ tự xoay? Tôi tin rằng câu trả lời sẽ là tán sẽ xoay tự tháo ra vì thế vòng đệm nên đặt ở đầu tán sẽ tốt hơn
 
Author
Cảm ơn 2 bác đã đưa ra ý kiến giúp em!
hôm đó em cũng có nói đến vấn đề tự tháo (nhưng thực tế thì đệm phẳng không có tác dụng nhiều, nếu môi trường làm việc có rung động thì sẽ dùng đệm vênh,) tránh phân bố không đều lực...hôm đó chỉ còn mỗi ý là tránh làm xước bề mặt khi siết đai ốc thôi, không biết còn tác dụng gì nứa không?
 
P

phvinhan

Theo tôi, tuỳ theo lúc lắp đặt ta vặn bulông hay đai ốc. Nếu ta vặn bulông thì đệm nên đặt ở đầu bulông và ngược lại. như vậy sẽ hạn chế phá huỷ bề mặt chi tiết lắp ghép, và cũng hạn chế khả năng tự tháo của bulông, đồng thời cũng có thể vặn chặt hơn
 
E

englsolid

không có ý gì khi hỏi bạn câu này, nhưng theo bạn nghĩ cùng cách vặn, bạn sẽ chon vặn bu lông hay đai ốc
 
vậy thì các bác cho ý kiến nhất quán đi. Chứ cứ mỗi người một phách như thế này em đọc em chẳng hiểu, cuối cùng tác dụng của vòng đệm làm j nữa, và lắp vào blong hay dai ốc nưa :26:
 
T

thanhddec

các bác cho em hỏi chút!
giờ em có 1 bulong, đai ốc và 1 đệm phẳng dùng để ghép giữa 2 chi tiết lại với nhau, hỏi: có 1 cái đệm phẳng thì nên để đầu nào của bulong khi ghép( đầu vặn đai ốc hay đầu kia)? tại sao?
các bác giúp em với!
em đi phỏng vấn xin việc họ hỏi, em chọn để đệm ở đầu đâi ốc và nêu mấy lí do nhưng họ bảo ko thuyết phục.
Có một cái thì lắp đầu nào cũng được, đệm làm tăng diện tích tiếp xúc với bề mặt vật lắp ghép.
Còn không thì vứt quách nó đi cho rồi, bảo như thế sẽ giảm được tiền cho quý công ty, nói thể mấy ông chuyên phỏng vấn người khác gật đầu lia lịa ngay!
 
P

phvinhan

không có ý gì khi hỏi bạn câu này, nhưng theo bạn nghĩ cùng cách vặn, bạn sẽ chon vặn bu lông hay đai ốc
Thông thường người ta vặn đai ốc, vì như thế nhẹ nhàng hơn nhiều (chỉ có đai ốc xoay). Nhưng thỉnh thoảng, đai ốc được lắp vào vị trí khuất (chỉ giữ chứ không vặn được), người ta sẽ vặn bulông. Không biết mình nói vậy có gì sai không? :4:
 
E

englsolid

Có một cái thì lắp đầu nào cũng được, đệm làm tăng diện tích tiếp xúc với bề mặt vật lắp ghép.
Còn không thì vứt quách nó đi cho rồi, bảo như thế sẽ giảm được tiền cho quý công ty, nói thể mấy ông chuyên phỏng vấn người khác gật đầu lia lịa ngay!
oke với câu trả lời này, nếu không vì lí do đó sao người ta lại chọn đường kính (ngoài)đệm D=2 x đường kính (trong) bu lông nhỉ
 
P

phvinhan

Tăng diện tích tiếp xúc để làm gì nhỉ? Mình chưa hiểu
 
- Nếu vòng đệm thường có hay không có cũng chả sao. Nếu cần điều chỉnh chiều dài bulong phần dư ra ( không gian trống phía đai ốc hẹp ) thì có thể lắp vòng đệm phía đầu bulong. Nếu vật liệu lỗ bắt bulong dễ biến dạng thì lắp vòng đệm đầu bulong để tránh biến dạng lỗ và dễ điều chỉnh lực xiết đai ốc. Nếu đai ốc + Bulong chất lượng dỏm thì nên lắp vòng đệm phía đai ốc để khi xiết có thể tránh hỏng ren. Nếu bulong có mốt số ren bị hỏng ở vị trí lỗ, không muốn bỏ con bulong này thì lắp thêm vòng đệm ( ở hai phía cũng được ) sao cho phần ren hỏng nằm về phía lỗ và đầu bulong. Nếu lỗ bắt bulong lớn hơn dung sai cho phép so với bulong thì lắp vòng đệm phía đai ốc, lúc này vòng đệm sẽ sửa sai kích thước lỗ để khi xiết đai ốc nó không có xu hướng tụt vào lỗ sẽ không điều chỉnh được lực xiết và gây hỏng ren.
PS: thường gặp và làm như vậy nên nói vậy!
 
T

thanhddec

Tăng diện tích tiếp xúc để làm gì nhỉ? Mình chưa hiểu
Tăng diện thích tiếp xúc với bề mặt để giảm lực ép đơn vị lên bề mặt thôi
Còn tác dụng nữa, là nó cho lọt phần R của đuôi thân gần chỗ mũ, với các bề mặt phẳng đảm bảo độ phẳng các bề mặt tiếp xúc.
 
T

teenpop

- Hoàn toàn đồng ý với tuantule.
- Tăng diện tích tiếp xúc thì sẽ giảm lực phân bố thôi, cứ từ điều cơ bản đó mà suy ra theo mỗi tình huống khác nhau.
- Cũng không hẳn là đường kính vòng ngoài D bằng 2 lần đường kính vòng trong d.
Ví dụ nhé, tất cả là vòng đệm phẳng cho bulong M10:
ISO 7094 d=11, D=34
ISO 8738 d=10, D=18
ISO 7089 d=10,5 D=20
ISO 7090 d=10,5 D=20 dày 2, vát mép 1
ISO 7091 d=11, D=20
ISO 7092 d=10,5 D=18
ISO 7093A d=10,5 D=30
ISO 7093B d=11, D=30
Chiều dày và các thông số khác cũng khác nhau nữa, đó là tiêu chuẩn ISO, các tiêu chuẩn khác thì khác nhưng cơ bản vẫn giống nhau, có nhiều loại để lựa chọn.
- Vòng đệm chênh thì chỉ biết có 2 loại IS3060 và IS6735.
Lựa chọn loại nào thì tùy vào mỗi thiết kế.
 
E

englsolid

thường thì khi ngồi trên ghế nhà trường thì như vậy. còn thực tiễn là 1 cách đánh giá tổng quát và phù hợp
 
Author
hiiiii cảm ơn mọi người đã góp những ý kiến rất hay!
sau khí xem xét các ý kiến em thấy, 1 chi tiết may, ,một máy, phân xưởng , nhà máy,,, đã mua được, xây dựng được thì không có lý do gì để ko mua đủ 2 cái vòng đệm để lắp 2 đầu cả. vì rằng nó có những ưu điểm tốt như vậy! nhưng đây cũng là 1 câu hỏi hay vì binh thường khi làm việc ít ai để ý đến vấn đề này.
 
H

huuquan93

mình còn muốn bổ sungy1 này nữa, đối với vòng đệm vênh còn có tác dụng chống hiện tượng tự tháo của bulong nữa bạn ah.và đối với những lỗ sau một thời gian sử dụng bị lớn hơn đầu bulong, người ta còn dụng vòng đệm kim loại để xiết chặt nữa đó bạn.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
hiiiii cảm ơn mọi người đã góp những ý kiến rất hay!
sau khí xem xét các ý kiến em thấy, 1 chi tiết may, ,một máy, phân xưởng , nhà máy,,, đã mua được, xây dựng được thì không có lý do gì để ko mua đủ 2 cái vòng đệm để lắp 2 đầu cả. vì rằng nó có những ưu điểm tốt như vậy! nhưng đây cũng là 1 câu hỏi hay vì binh thường khi làm việc ít ai để ý đến vấn đề này.
Chức năng chính của vòng đệm là hạn chế khả năng tự tháo của mối ghép bu lông, bạn để ý vật liệu làm vòng đệm bao giờ cũng là loại vật liệu "mềm" hơn bu lông và đai ốc, chính khả năng "đàn hồi" của vòng đệm mà làm cho mối ghép bu lông khó "tự tháo" hơn. -> Cần phải có vòng đệm
Có cần lắp cả 2 đầu không? Câu trả lời là KHÔNG
Lý do:
1. Mua 2 cái vòng đệm (độ dày t) đắt hơn mua 1 cái vòng đệm có độ dày 2t. (khả năng chống tự tháo như nhau), cần nữa thì dùng đến đệm vênh, thậm chí thêm cả lò so vào nữa (bạn tham khảo mối ghép bu lông ở ống xả ô tô hay xe máy nhé)
2. Dùng 2 vòng đệm thì thời gian lắp vòng đệm vào mối lắp tăng gấp đôi -> lại là tiền nhé.
3. Vòng đệm lắp ở đầu bu lông chứ không lắp ở đầu đai ốc -> bạn làm thử hai cách xem cách nào tốn thời gian hơn:1:, hơn nữa vòng đệm người ta có thể mua bu lông có gắn sẵn vòng đệm trên đó rồi với giá rẻ hơn so với mua rời hai thứ về rồi lắp với nhau. (Nếu lắp phía đai ốc bạn muốn lắp vòng đệm vào thì phải lấy tay giữ bu lông -> không có tay thứ 3 để cầm dụng cụ vặn) -> lại liên quan đến thời gian thao tác nhé.
Riêng bằng đấy lý do thì bạn đã thấy là không nên dùng vòng đệm ở cả hai đầu rồi chứ? Và lý do thứ 3 là câu trả lời của mình cho câu hỏi đầu tiên.
4. Ví dụ 1 cái vòng đệm là 100 đồng, 1 cái xe máy cần 100 cái -> 1 xe tốn thêm 10 000đ, nhà sản xuất 1 tháng làm ra 1 vạn xe thì số tiền ném qua cửa sổ là 100triệu/tháng (đơn giản chỉ là 1 chiếc vòng đệm, kỹ sư nào dám nhận trách nhiệm này???)
Thân!
 
N

nmcuong

Chức năng chính của vòng đệm là hạn chế khả năng tự tháo của mối ghép bu lông, bạn để ý vật liệu làm vòng đệm bao giờ cũng là loại vật liệu "mềm" hơn bu lông và đai ốc, chính khả năng "đàn hồi" của vòng đệm mà làm cho mối ghép bu lông khó "tự tháo" hơn. -> Cần phải có vòng đệm
Có cần lắp cả 2 đầu không? Câu trả lời là KHÔNG
Lý do:
1. Mua 2 cái vòng đệm (độ dày t) đắt hơn mua 1 cái vòng đệm có độ dày 2t. (khả năng chống tự tháo như nhau), cần nữa thì dùng đến đệm vênh, thậm chí thêm cả lò so vào nữa (bạn tham khảo mối ghép bu lông ở ống xả ô tô hay xe máy nhé)
2. Dùng 2 vòng đệm thì thời gian lắp vòng đệm vào mối lắp tăng gấp đôi -> lại là tiền nhé.
3. Vòng đệm lắp ở đầu bu lông chứ không lắp ở đầu đai ốc -> bạn làm thử hai cách xem cách nào tốn thời gian hơn:1:, hơn nữa vòng đệm người ta có thể mua bu lông có gắn sẵn vòng đệm trên đó rồi với giá rẻ hơn so với mua rời hai thứ về rồi lắp với nhau. (Nếu lắp phía đai ốc bạn muốn lắp vòng đệm vào thì phải lấy tay giữ bu lông -> không có tay thứ 3 để cầm dụng cụ vặn) -> lại liên quan đến thời gian thao tác nhé.
Riêng bằng đấy lý do thì bạn đã thấy là không nên dùng vòng đệm ở cả hai đầu rồi chứ? Và lý do thứ 3 là câu trả lời của mình cho câu hỏi đầu tiên.
4. Ví dụ 1 cái vòng đệm là 100 đồng, 1 cái xe máy cần 100 cái -> 1 xe tốn thêm 10 000đ, nhà sản xuất 1 tháng làm ra 1 vạn xe thì số tiền ném qua cửa sổ là 100triệu/tháng (đơn giản chỉ là 1 chiếc vòng đệm, kỹ sư nào dám nhận trách nhiệm này???)
Thân!
Vòng đệm là chi tiết được làm bằng thép mỏng được đặt giữa đai ốc và chi tiết máy ghép, nó có tác dụng bảo vệ bề mặt chi tiết máy khỏi bị cào xước khi vặn đai ốc (bình thường người ta vặn đai ốc, nếu các bạn để ý thông thường 2 bề mặt của vòng đệm có độ nhẵn khác nhau, bề mặt có độ nhẵn cao hơn sẽ được lắp tiếp xúc với đai ốc, bề mặt còn lại thì tiếp xúc với chi tiết máy ghép do đó khi vặn đai ốc thì đai ốc có chuyển động trượt tương đối với vòng đệm, vòng đệm có định với chi tiết ghép do đó bề mặt chi tiết ghép đc bảo vệ), phân bố đều tải trọng giữa đai ốc và bề mặt chi tiết ghép, đồng thời có tác dụng làm tăng diện tích tiếp xúc giữa đai ốc và bề mặt chi tiết ghép do đó sẽ làm giảm ứng suất dập xuống.
Vòng đệm mà chúng ta đang nói đến là loại vòng đệm thông thường không có tác dụng phòng lỏng cho mối ghép ren (hay hạn chế khả năng tự tháo). Muốn phòng lỏng ta phải dùng vòng đệm đặc biệt: đệm vênh, đệm gập, đệm cánh… Để phòng lỏng cho mối ghép ren ta có thể áp dụng một trong 3 nguyên lý cơ bản sau:
  • Tạo ma sát phụ giữa ren bu lông và đai ốc như là dùng hai đai ốc, dùng vòng đệm vênh hay dùng đai ốc tự hãm…
  • Dùng chi tiết máy phụ để cố định đai ốc: chốt chẻ, đệm gập, vòng đệm cánh, dùng dây néo hay dùng đai ốc có vòng hãm….
  • Hàn đính hoặc gây biến dạng dẻo cục bộ bằng cách tán hoặc núng đầu bu lông (làm cách này là biến từ mối ghép tháo được thành mối ghép ko tháo được – xác định ko tháo nữa thì mới làm)
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Vòng đệm là chi tiết được làm bằng thép mỏng được đặt giữa đai ốc và chi tiết máy ghép, nó có tác dụng bảo vệ bề mặt chi tiết máy khỏi bị cào xước khi vặn đai ốc (bình thường người ta vặn đai ốc, nếu các bạn để ý thông thường 2 bề mặt của vòng đệm có độ nhẵn khác nhau, bề mặt có độ nhẵn cao hơn sẽ được lắp tiếp xúc với đai ốc, bề mặt còn lại thì tiếp xúc với chi tiết máy ghép do đó khi vặn đai ốc thì đai ốc có chuyển động trượt tương đối với vòng đệm, vòng đệm có định với chi tiết ghép do đó bề mặt chi tiết ghép đc bảo vệ), phân bố đều tải trọng giữa đai ốc và bề mặt chi tiết ghép, đồng thời có tác dụng làm tăng diện tích tiếp xúc giữa đai ốc và bề mặt chi tiết ghép do đó sẽ làm giảm ứng suất dập xuống.

Vòng đệm mà chúng ta đang nói đến là loại vòng đệm thông thường không có tác dụng phòng lỏng cho mối ghép ren (hay hạn chế khả năng tự tháo). Muốn phòng lỏng ta phải dùng vòng đệm đặc biệt: đệm vênh, đệm gập, đệm cánh… ...
Bạn tham khảo bản vẽ một chiếc bu lông này nhé, nó là 1 trong những loại bên mình đang sử dụng.



1. Vòng đệm của nó 4mm có được coi là mỏng?
2. Đường kính ngoài của vòng đệm xấp xỉ với mặt tiếp xúc của bu lông (34mm và 32mm) -> phân bố tải trọng gần như không có tác dụng gì nhé.
3. Nếu để chống cào xước khi vặn đai ốc thì vòng đệm phải được lắp ở đầu đai ốc (có phải ý bạn như vậy?) -> Vòng đệm ở đây được lắp sẵn trên bu lông nên nó được lắp ở đầu bu lông. Khi vặn đai ốc thì đầu bu lông không xoay nên không thể tạo ra xước bề mặt -> Vòng đệm ở đây là thừa?
4. Nếu bạn không tin vòng đệm lắp ở đầu bu lông thì bạn ghé qua gara ô tô nào đó xem có cái vòng đệm nào được lắp phía đầu đai ốc không nhé.

P/S: hình như bạn viết nguyên xi những gì có trong sách giáo khoa thì phải, hihihi.
 
Status
Not open for further replies.
Top