cho hỏi về vít và vít cấy

  • Thread starter dloto
  • Ngày mở chủ đề
D

dloto

Author
các bác cho cháu hỏi :khi nào trong mối ghép ren ta sử dụng vít cấy.cho cháu vài ví dụ?
phân biệt bu lông vít và vít cấy?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
dloto viết:
các bác cho cháu hỏi :khi nào trong mối ghép ren ta sử dụng vít cấy.cho cháu vài ví dụ?
phân biệt bu lông vít và vít cấy?
Theo cách gọi của Việt Nam thì chi tiết dùng để bắt chặt có một đầu ren còn đầu kia là lục giác được gọi là bu-lông, nếu đầu kia là tán tròn có xẻ rãnh thì gọi là vít.

Thông thường, nếu cần chịu lực lớn thì ta dùng bu-lông với đường kính ren (và thân) lớn, còn nếu chịu lực nhỏ thì ta dùng vít với đường kính ren (và thân) nhỏ. Tất nhiên, đôi khi ta vẫn thấy có bu-lông nhỏ hơn vít, nhưng nói chung thì bu-lông thường to hơn.

Thông thường, bu-lông hay được sử dụng cùng với vòng đệm (long-đen) và đai ốc (ê-cu) để bắt chặt hai hay nhiều chi tiết có lỗ khoan suốt rộng hơn thân bu-lông một chút. Các chi tiết này có chiều dày không lớn tại chỗ lắp bu-lông và ê-cu. Nếu một trong số các chi tiết này có chiều dày lớn thì người ta thường làm lỗ ren luôn trên chi tiết đó. Lúc này thì chỉ cần bu-lông để bắt chặt nó với chi tiết khác mà khỏi cần ê-cu. Vít cũng rất thường được sử dụng kiểu này.

Với các chi tiết dày làm bằng vật liệu có độ bền kém vật liệu làm bu-lông, ví dụ như nếu bu-lông làm bằng thép còn chi tiết dày kia làm bằng gang hoặc kim loại màu thì để tránh làm hỏng lỗ ren sau một số lần tháo lắp, người ta dùng vít cấy. Ngoài ra, khi khó có thể đưa dụng cụ vào trong lòng một chi tiết để hãm ê-cu lúc tháo lắp, người ta cũng có thể dùng vít cấy. Vít cấy là chi tiết có cả hai đầu đều chạy ren, trừ phần thân ở giữa. Người ta vặn liền 2 ê-cu vào một đầu, công chặt lại để có thể vặn vít vào lỗ ren trên chi tiết dày, sau đó tháo các ê-cu ra và để lại thân vít đã được bắt rất chặt trên chi tiết đó. Sau đó, khi lắp các chi tiết khác, họ chỉ cần lắp ê-cu rồi xiết chặt.
 
B

binhto

Author
các bác nói rất đúng,em chỉ thêm vài ví dụ như thân ổ ghép như trong máy đột,nối thanh truyền trong động cơ đốt trong,máy đột
 
Top