CNC ở miền quê em ^^.

  • Thread starter karmangialai
  • Ngày mở chủ đề
K

karmangialai

Author
Ở chổ em, những máy như thế này gọi là MCT (chuyên khoan, đục lổ, tạo mặt người cũng được), không hiểu sao mọi người vẫn gọi là CNC, nay em post hình vài máy móc trong công ty để mọi người nói xem nó có phải là CNC không:

Đây là Doosan MCT 500, con này khoan rất chuẩn, chạy cả ngày không lệch 1 li, ba ngày mới thay mũi khoan một lần, bên ngoài là cái bàn đựng 6 sản phẩm để khoan:


Và thêm 6 cái bên trong nữa, để khi khoan xong là cái mâm tự xoay đưa 6 cái bên ngoài vào làm việc tiếp:



Đây là hộp điều khiển:



Và đây là đài dao, chứa tối đa khoản trên 30 mủi khoan các loại, máy cũng tự thay mũi:



(em chụp bằng điện thoại nên không có nét lắm, hơi mờ)

Như vậy đây có phải là CNC không? Em vẫn thấy mọi người hay gọi là MCT. Hơi khó hiểu ^^.
 
K

karmangialai

Author
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

Và đây là MCT 430, nhỏ hơn cái trên một chút, chạy vẫn chuẩn, nhưng chỉ chứa 4 sản phẩm:



Đây là lúc máy làm việc:



Còn con này là đời cũ:





Con này thì còn mới, và chạy cũng ổn định lắm:





Và đây là lúc thành phẩm:










Như vậy rốt cuộc là CNC hay là ở đây tụi nó gọi tầm bậy (nhưng người cung cấp sản phẩm cũng gọi như thế), cứ mơ hồ thế nào í, hôm nay em chụp rất nhiều máy móc, nếu mọi người không chê, em post tiếp, vì có các loại máy giống như tiện CNC mà cũng không phải là CNC, post lên sợ mọi người chê.
Chổ bên cạnh có cả dây chuyền tự động, CNC không người chạy, toàn là robot làm.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

CNC viết tắt của Computerized Numerical Control .Để cho dễ hiểu, bất cứ máy công cụ nào điều khiển Số (theo tọa độ) thì đều gọi là Máy CNC. Như vậy CNC có thể bao gồm : Phay , Tiện, Mài, Cắt dây, Xung điện...v..v.! 1 máy CNC "vạn năng" tích hợp nhiều khả năng gia công phức tạp khác nhau (Phay , tiện, khoan khoét doa...) có thể gọi là Trung tâm gia công - Machining Center hay MC (có thể MCT của bạn chính là MC) .Như vậy bạn có thể tự trả lời được các máy kia là máy gì rồi..:3:Chúc bạn ăn tết vui vẻ!
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

Nếu không vấn đề gì bạn có thể chụp nhiều ảnh và kể rõ hơn về quy trình sản xuất tại nơi bạn làm cho mọi người cùng mở mang tầm mắt...(kiểu như kênh Discovery ấy!) những chi tiết trong hình nếu không lầm đều là phụ tùng trong xe ô tô bao gồm "đùm cầu" "đĩa ly hợp"...Hồi trước mình giúp ông chú bán đồ phụ tùng ô tô cung hay nhập hàng Korea lắm.Hàng chế tạo đẹp, chính xác nhưng không bền bằng đồ Liên Sô CCCP ....mình cũng rất muốn tìm hiểu công nghệ chế tạo nó thế nào...
 
K

karmangialai

Author
Giai đoạn tiện thô.

Ra là thế, té ra nó là CNC vạn năng, sau đây em giớ thiệu một ít về nhà máy ở quê em, nó cũng thường thôi, nhưng chắc là sẽ mới lạ đối với ai chưa từng vào xưởng cơ khí ^^.
_ Sản phẩm công ty em sản xuất em nói thật, không biết nó nằm trong phần nào của chiếc xe, ai biết thì trả lời hộ em (hôm nào rãnh em sẽ chụp một sản phẩm hoàn chỉnh) , chỉ hiểu mơ hồ là có phần nằm trong hộp số, một phần nằm trong chuyển động nhớt, chứ em chỉ đứng tiện cắt gọt, nên cái phần đó nói thật không biết, nhưng sản xuất dây chuyền thì em biết rõ, em xin giới thiệu cho mọi người đọc để giết thời gian ^^.
_ Đầu tiên mọi sản phẩm đều nhận từ lò đúc, và phải qua máy tiện thô sơ. Đây là con tiện theo trục đứng (dành cho hàng loại lớn):



Đây là con tiện theo trục nằm ngang:



Trước khi tiện:


Sau khi tiện:



Tiện thô chủ yếu là lấy mặt phẳng,không cần chính xác và phức tạp và để lắp vào cái CNC to hơn, cần độ chính xác và các đường tiện phức tạp hơn . Hai máy tiện thô này một ngày cung cấp khoảng 1600 -1900 sản phẩm. Hai con cổ lổ sĩ này chạy cũng bền lắm, gần 5-7 năm rồi, chẳng thấy hư hỏng gì cả, thỉnh thoảng chỉ thay cái cửa, dây cua ro hay cái bàn đạp Chuck thôi, chứ máy móc thì vẫn còn zin, chưa qua sữa chữa. Sau khi thành phẩm thì đưa qua CNC. ( để em đi chụp hình lấy thêm tư liệu^^).

 
K

karmangialai

Author
Giai đoạn tiện tinh xảo.

Đây là các chủng loại máy CNC trong cty em mà tồn tại đến bây giờ, em nói như thế là vì công ty của em mua rất nhiều loại CNC của mổi công ty khác nhau, con nào xài mà vừa ý, đạt chất lượng thì để lại, còn không vừa ý thì không cần chỉnh sữa gì cả, cứ gọi điện thoại kêu người bán tới đem máy về, đổi cái khác. Đây là con Doosan Puma 280, chạy chuẩn cực kỳ, máy nghỉ cả ngày nhưng khi chạy lại kích thước vẫn y chang, không phải trừ hao các kích thước X-Y-Z.



Cái trục quay to nên chạy rất đầm, em thích làm việc với con này lắm:



Loại này thì cty em chỉ có khoảng 8 con.
Còn đây là Doosan Puma 240, con này có khoảng 6 cái:



Đây cũng là máy 240 nhưng hoàn toàn khác đời, nó có hình con báo (lau chùi máy nhiều nên con báo mất tiêu rồi ^^) trên máy và chữ "Doosan" nằm tận mặt đất cơ,nó chạy cũng tuyệt vời lắm, chỉ có mổi hai cái:


Và loại này cũng chỉ có hai con, con này thì chạy nhỉnh hơn con Doosan Puma 280:


Con này hơi khó xài ^^.

Trên đây là những CNC dành cho tiện tinh xảo, sau khi tiện xong sẽ cho ra sản phẩm bóng mượt như thế này:



(mấy bác thông cảm sản phẩm kích cở hơi khác nhau thôi, chứ tính chất sữ dụng giống ý chang nhau, mai mốt em post hình cập nhật thêm )
Tiện xong thì đưa vào máy MCT (xem hình trên) thì cho ra sảm phẩm như thế này



(do đang ăn tết nên tự liệu không đầy đủ, sau này sẽ úp thêm ^^).





 
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

Mấy cái hình trên thì có vẻ là thân bộ vi sai( nằm ở cầu sau xe, nếu là xe loại 4 trục chủ động thì nằm cả ở cầu trước nữa.
 
K

karmangialai

Author
Gia đoạn dùi lổ:

Mấy cái hình trên thì có vẻ là thân bộ vi sai( nằm ở cầu sau xe, nếu là xe loại 4 trục chủ động thì nằm cả ở cầu trước nữa.
Lúc đầu thì em còn nghĩ là cái để nối cây láp ( cây cạc đăng) dưới gầm xe cơ :21:, nhưng hình như cũng không phải ^^, để hôm nào chụp sản phẩm hoàn chỉnh rồi anh đóan thử, chứ em cũng chịu chết :22:.

Tiếp theo là cái dây chuyền sản xuất cái sản phẩm không biết tên :21::

Lô A do một công ty phụ trách là chuyên khoan và tiện các sản phẩm từ lò đúc, sau khi khoan xong sản phẩm sẽ được đưa vào băng chuyền để dùi lổ và chạy ta rô của công ty bê dãy B, như vậy từ lúc này sản phẩm sẽ có giá thành cao hơn và nếu hàng hỏng bị trả về thì khoản đền bồi thường sẽ nặng hơn:

Đây là băng chuyền, cái máy này lớn lắm, dài khoảng trên 4 m, và rông gần 4m, cao khoảng 2.5 m (to còn hơn con Doosan MCT 500 ở trên), có khoảng 10 máy như thế, và điều chỉnh cũng như CNC :



Khi hàng chạy đến đoạn cuối sẽ được robot gắp đưa vào (con robot gắp nhanh quá nên máy em chụp không kịp):


Và nhét vào cái hộc , hai bên có hai cây dùi để khoan hai bên hông:



Sau khi dùi xong, máy sẽ tự đưa ra:



Và chuyển tiếp đến hộc thứ hai để làm một việc mà tới giờ em vẫn còn suy nghĩ không biết để làm gì:



Không biết mấy anh nhìn hình có thấy rõ không, nó chỉ đưa vào cái lổ một cây nhẵn thính, có lẻ sẽ rỗng hơn cái lổ một chút, không biết tác dụng dể làm gì, em kiểm tra viên hàng sau khi làm như thế thấy cái lổ y chang lúc ban đầu, hỏi tụi nó thì tụi nó bảo chỉ làm đúng thủ tục, nên cũng không hiểu lắm,



Em tả thì dài dòng chứ máy làm việc rất nhanh, con robot di chuyển hai viên hàng cùng lúc, đưa hàng mới và hàng đục lổ vào hai vị trí cùng một lúc, như thế này:



Và sản phẩm sẽ như thế này:



Sau công đoạn này sẽ đến hai giai đoạn mài các ba via ba dớ của mấy công đoạn trước để lại , đoạn này em chỉ có thể mô tả, vì cái máy đó kín mít (nó phủ kín để tránh dầu làm mát văng ra ngoài) không chụp được, nói chung là mài sạch thôi, không theo kích thước gì cả ^^.

Mài xong là đưa qua chạy trôn ốc trong lổ (có khoảng 5 máy như thế, máy mài thì 6 máy ,điều chỉnh vẫn như CNC):



Nó khoét một rãnh xoắn ốc bên trong là xong, ngày xưa CNC bên dãy A làm phần này, nhưng sau này nó phức tạp và mất thời gian nên để bên dãy B làm cho đơn giản hơn.

Tiếp theo là đi ta rô, giai đoạn cuối cùng của dãy B:



Máy em chụp kém không biết mấy anh có thấy không ^^:



Máy đi ta ro thì khoảng 12 máy, và độ chính xác cũng rất cao, hình như chẳng thấy hỏng.

Đến đây là xong công việc của dãy B ( đang lấy thêm tư liệu của lô C)......^^....

Không biết thắc mắc trên của em có anh nào trả lời hộ được không :6:, em mù tịt ^^.


 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

Mấy cái hình trên thì có vẻ là thân bộ vi sai( nằm ở cầu sau xe, nếu là xe loại 4 trục chủ động thì nằm cả ở cầu trước nữa.
Chắc bác nhầm về khái niệm "Bánh chủ động".Thông thường người ta thường gọi là "Cầu chủ động" (vì 1 cầu có thể có 4 bánh nếu là bánh sau hoặc chịu tải nặng..).Thuật ngữ 4 Driver (4 bánh chủ động) chỉ đúng với các xe việt dã loại nhỏ như Wat,Landcruiser, jeep.. Các xe đặc chủng hay quân sự thường có 2 cầu chủ động trở lên (VDụ Zil 3 cầu của CCCP..)và tương ứng mỗi "Cầu" là 1 bộ Visai ..Sau khi nhìn bộ ảnh thì chính xác đây là vỏ bộ visai mà dân dã hay gọi là "Đùm cầu". Nhưng là loại nhỏ hoặc xe du lịch hoặc tải nhẹ , và đó là dây chuyền sản xuất vỏ "đùm cầu " với mức tự động hóa rất cao.Các máy CNC như thế chính xác hơn là các máy CNC chuyên dùng chứ không phải là trung tâm gia công ( MC ).
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Gia đoạn dùi lổ:



Lúc đầu thì em còn nghĩ là cái để nối cây láp ( cây cạc đăng) dưới gầm xe cơ :21:, nhưng hình như cũng không phải ^^, để hôm nào chụp sản phẩm hoàn chỉnh rồi anh đóan thử, chứ em cũng chịu chết :22:.
Đúng là Các đăng được nối với "đùm cầu" bạn không nhầm đâu.Còn trục Lap truyền chuyển động từ Visai ra bánh xe ..đương nhiên là cũng nối với Đùm cầu .Bộ Visai hay " Đùm cầu" chính là bộ truyền trung gian giữa Các đăng với Lap (chính là chuyển động của bánh chủ động).
 
Last edited:
T

tung1989

Author
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

công ty bạn đầu tư máy móc nhiều nhỉ
sản phẩm cũng rất tuyệt
 
S

samui

Author
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

Nếu tôi không nhầm thì đây là miền quê ở Nhật Bản thì phải..?
 
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

Chào ban karmangialai.


Nếu không làm ảnh hưởng tới công việc và bảo mật của công ty bạn. Bạn có thể trả lời 1 số câu hỏi của mình được không?
- Mũi khoan của bạn dùng của hãng nảo?
- Mũi khoan dùng ghép mảnh hợp kim hay solid?
- Mũi khoan có đường kính bằng bao nhiêu?
- Tốc độ quay và bước tiến bạn có thể cho mình biết được kg?
- Tuổi thọ trung bình của mũi khoan khi khoan khoảng được bao nhiêu met/mui?
- Độ đứng vững của mũi khoan khi khoan tốt không?
- Khi khoan lỗ bị nong rộng ra là bao nhiu phần trăm?
- Độ bóng bề mặt khi khoan Ra= bao nhiu?
Thanks trước nhé
 
Last edited:
K

karmangialai

Author
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

Công ty bận bịu quá, làm không có thời gian để ngủ, giờ mới có chút thời gian trò chuyện^^.

Anh Nam với anh Dung nói đúng rồi, em nghiên cứu cái hình của cái link anh đưa thì mới biết nó gọi là "bộ vi sai ^^",nói ra sợ mọi người cười chứ em gia công tiện cắt gọt nó gần 1 năm mà không biết tên nó là "bộ vi sai" :21:, thậm chí cái đĩa tròn tròn mà anh Dung nếu nói chắc em cũng không biết nó là " đĩa ly hợp", em chỉ biết rõ kích thước XYZ của từng đứa thôi. Với lại sản phẩm rất nhiều mẩu mã kì quặc (hơn 100 chủng loại) nên nhìn không ra nổi, nếu mà không có tấm hình trong cái link thì cũng không biết nó nằm ở nơi nào trong cái xe.
Đây là sản phẩm hoàn chỉnh của một số loại hàng, như mặt hàng này cần có đĩa ly hợp :





Và mặt hàng này thì không cần, vì nó được đúc liền từ đầu đến đít , chỉ lắp bạc đạn là đủ:



Mọi người nhìn kĩ thì sẽ thấy bên lòng trong có 4 bánh răng lắp lẫn nhau, đây là giai đoạn thành phẩm của dãy C, sau nay em sẽ chụp hình mô tả là mọi người sẽ hiểu (vì tháng này bận quá, ).
Mừng quá , biết được tên sản phẩm rồi, cám ơn anh Nam với anh Dung nhé :21:
_________________________________
Chào ban karmangialai.


Nếu không làm ảnh hưởng tới công việc và bảo mật của công ty bạn. Bạn có thể trả lời 1 số câu hỏi của mình được không?
- Mũi khoan của bạn dùng của hãng nảo?
- Mũi khoan dùng ghép mảnh hợp kim hay solid?
- Mũi khoan có đường kính bằng bao nhiêu?
- Tốc độ quay và bước tiến bạn có thể cho mình biết được kg?
- Tuổi thọ trung bình của mũi khoan khi khoan khoảng được bao nhiêu met/mui?
- Độ đứng vững của mũi khoan khi khoan tốt không?
- Khi khoan lỗ bị nong rộng ra là bao nhiu phần trăm?
- Độ bóng bề mặt khi khoan Ra= bao nhiu?
Thanks trước nhé


Chào bạn :1:!
Mấy câu hỏi của bạn nhìn thì có vẻ dễ, nhưng đối với mình có lẽ hơi khó ^^, không phải vì ảnh hưởng công việc và bảo mật gì cả mà là vì kiến thức của mình không đủ để trả lời, nhưng có thể trả lời theo khả năng cảm ứng ngôn ngữ:

- Mũi khoan của bạn dùng của hãng nảo?
_ Hầu hết từ mũi khoan cho đến dao tiện đều được nhập từ Nhật và một số là mua trong nước, cứ mổi tháng người của công ty sẽ đến thăm dò chất lượng dao và cung cấp dao ,mũi. Còn tên của hãng thì mình không để ý vì trước giờ không nghĩ là có câu hỏi này, nhưng mình sẽ trả lời bạn câu này thêm trong thời gian tới.

- Mũi khoan dùng ghép mảnh hợp kim hay solid?

_ Phân biệt cái này thì chịu, bạn có thể chỉ cho mình cách phân biệt hoặc là chụp hình cho bạn coi thôi, nhưng chung chung các mũi khoan đều đồng màu, sau khi mũi mòn sẽ đưa vào phòng gia công dụng cụ , trong phòng đó sẽ gọt cắt tỉa đi những phần mòn của lưỡi khoan, sau khi làm mới lại mũi thì cứ xài tiếp, cứ như thế tới khi nào nó cụt ngủn thì vứt thôi, cho nên có lẽ không có gắn hay ghép hợp kim, nhưng đó là những gì mình thấy, chứ thật sự vẫn chưa thấy hết tất cả các mũi khoan, để rãnh rổi coi hết các mũi thì sẽ trả lời tiếp.

- Mũi khoan có đường kính bằng bao nhiêu?
_ Câu này hơi khó, khoan tuy một lỗ nhưng rất cần nhiều mũi khoan, khoan dò , khoan phá, khoan chính xác, và khoan độ bóng và khoan vành.... đại khái là tùy mặt hàng và chất liệu của mặt hàng đó mà chọn loại mũi nào, bao nhiêu mũi là đủ, cho nên kích thước các mũi thì bằng đầu đũa hay ngón tay cái cũng có, câu này bạn hỏi chung chung nên chỉ có thể trả lời chung chung. Nhưng nếu bạn hỏi cái mũi lớn nhất và bé nhất thì mình có thể lên đo và trả lời :106:

- Tốc độ quay và bước tiến bạn có thể cho mình biết được kg?
_ Vấn đề này cũng hơi khó, nếu ai đứng máy tiện hoặc máy khoan thì sẽ biết tốc độ của mổi dao mổi mủi khoan đều khác nhau. Trong máy khoan, thì khoan phá thì rất nhanh, khoan chính xác thì chậm hơn chút, khoan làm đẹp thì tốc độ cũng khác, và các bước tiến cũng khác nhau. Và cũng tùy loại mặt hàng mỏng dày khác nhau, như khoan đĩa li hợp chỉ có hai phút là xong hai cái, còn mặt hàng này:



thì 22 phút cho ra 6 cái , cho nên nếu trả lời câu này thì cũng thuộc dạng khó.

Tuổi thọ trung bình của mũi khoan khi khoan khoảng được bao nhiêu met/mui?

_ Mũi thì đủ chủng loại, tuổi thọ cũng khác nhau và còn tùy vào sản phẩm từ lò đúc, nếu nó đúc cứng quá thì từ tiện cho đến khoan đều vất vả, như sản phẩm của hình trên:
_ Cứ khoảng 1300-1500 cái thì thay mũi phá , còn hàng cứng quá thì thay sớm hơn, không thể nào có số liệu chính xác được, chỉ cần thấy có ba via xuất hiện đi kèm với màu đen (mũi sắp bị khét) hoặc kiểm tra thấy chật thì thay thôi, chứ chất lượng mũi cũng chắc có cái nào giống cái nào, thỉnh thoảng hàng cứng quá thì gãy mũi là chuyện bình thường ^^. Câu này mình chỉ có thể trả lời trong quá trình làm việc, chứ nếu là người bán hàng thì có lẽ sẽ có câu trả lời chính xác hơn. Chỉ có thể trả lời thế :106:
- Độ đứng vững của mũi khoan khi khoan tốt không?
Máy tốt còn bảo hành, mũi thay liên tục, không bị đâm bị táng cho nên mọi tình trạng đều tốt, nhưng vẫn thỉnh kẹp đồng hồ kiểm tra độ méo độ vênh, nhưng vẫn bình thường. Nói chung là tốt , nhưng sau này thì không biết :106:
_
- Khi khoan lỗ bị nong rộng ra là bao nhiu phần trăm?
Câu này thì thật sự không biết, vì không ngồi trên ghế nhà trường để học bao giờ, nên ngôn ngữ chuyên dụng trong công việc thật sự không biết và không hiều, thậm chí sản phẩm mình làm ra còn không biết tên nó là gì nữa cơ mà :21:.
_- Độ bóng bề mặt khi khoan Ra= bao nhiu?
_ Không hiểu độ bóng là gì, có phải là độ đẹp không? Không biết bình thường bạn dùng cái gì để đo độ bóng, còn mình thì nhìn bằng mắt là chính, lổ khoan bóng lưỡng, không để lại vết, không nhám , mịn, đẹpm, soi gương được là ok. Còn nếu không phải thì bạn giải thích "độ bóng " là gì thì mình mới có thể trả lời.


Trả lời đã xong, hỏi bạn câu này một chút: hình như bạn vẫn còn đi học hay là người cung cấp sản phẩm:4:???Bạn chưa đứng làm việc với máy bao giờ phải không?? :4: Hỏi vui thế thôi chứ vì bất kì ai gắn bó và làm việc với máy thì không hỏi mấy câu khó thế , còn thắc mắc gì thì cứ hỏi, nếu biết mình sẽ trả lời , nhưng có lẽ sẽ trả lời chậm vì công ty mình rất bận rộn.

@ Bác
hut.ghost: các máy này chẳng xịn gì đâu, nhan nhản như chợ trời í mà, bạn em nó làm các máy cắt bằng laze và bằng nước cơ, còn những các CNC dành cho hàng khủng, như các bộ phận của tàu thủy,một viên hàng phải hai người khiêng mới lắp vào tiện được, tiếc là chổ đấy thuộc dạng khó khăn nên khó chụp hình, nếu có dịp sẽ chụp thử.
 
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

Công ty bận bịu quá, làm không có thời gian để ngủ, giờ mới có chút thời gian trò chuyện^^.

Anh Nam với anh Dung nói đúng rồi, em nghiên cứu cái hình của cái link anh đưa thì mới biết nó gọi là "bộ vi sai ^^",nói ra sợ mọi người cười chứ em gia công tiện cắt gọt nó gần 1 năm mà không biết tên nó là "bộ vi sai" :21:, thậm chí cái đĩa tròn tròn mà anh Dung nếu nói chắc em cũng không biết nó là " đĩa ly hợp", em chỉ biết rõ kích thước XYZ của từng đứa thôi. Với lại sản phẩm rất nhiều mẩu mã kì quặc (hơn 100 chủng loại) nên nhìn không ra nổi, nếu mà không có tấm hình trong cái link thì cũng không biết nó nằm ở nơi nào trong cái xe.
Đây là sản phẩm hoàn chỉnh của một số loại hàng, như mặt hàng này cần có đĩa ly hợp :
Là ng làm công nghệ quan tâm nhiều quá nhiều lúc thành rườm rà không cần thiết.
Ng ta giao cho việc gì làm tốt là oke rồi:4:Mán nghĩ thế :36:
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

Rất hoan nghênh vì Mes có thêm 1 người nhiệt tình và ham học hỏi như bạn! Riêng về các thắc mắc của bạn về Sản phẩm mà bạn đang gia công thì khi nào có dịp mình sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn bằng cách chụp "kho hàng" của 2 ông chú mình..tất cả các loại phụ tùng ô tô của Korea..kèm theo giải thích.Yên tâm nhé!có điều hiện giờ chưa về chỗ mấy ông ấy ngay được.Bạn cứ post tất cả những ảnh về chi tiết mà bạn quan tâm ...
 
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

Chào bạn Gialai.
- Mũi khoan của bạn dùng của hãng nảo?
* Cái bày bạn để ý trên vỏ hộp mũi khoan là biết hoặc hỏi ông cung cấp vật tư giúp mình nhé.
- Mũi khoan dùng ghép mảnh hợp kim hay solid?
Theo như bạn mô tả thì mũi khoan của bạn dạng solid (mũi khoan dạng khối )(không biết mình gọi vậy có đúng không). Về mũi khoan có gắn insert hình dạng mình mô tả như sau: Mũi khoan này có thân và có các mảnh hợp kim gắn vào đầu mũi khoan. Khi các mảnh hợp kim này bị mòn hoặc vỡ trong quá trình gia công mình sẽ thay mảnh. Không cần phải thay cả thân mũi khoan.:6:
- Tốc độ quay và bước tiến bạn có thể cho mình biết được kg?
* Bạn cho mình 1 ví dụ nhé mũi khoan phi 17.5 chẳng hạn. Độ sâu khoan khoảng 30mm thì khoan khoảng bao lâu thì xong 1 lỗ.
-Tuổi thọ trung bình của mũi khoan khi khoan khoảng được bao nhiêu met/mui?
* Bạn cho mình ví dụ với đường kinh phi 17.5 hoặc phi 22 cũng được (sử dụng mũi khoan phá)
Bạn khoan bao nhiêu lỗ. Mỗi lỗ chiều sâu khoan là bao nhiêu? Khoan bao nhiêu lỗ thì phải mài lại 1 lần ( tính tương đối thôi)
- Khi khoan lỗ bị nong rộng ra là bao nhiu phần trăm?
Mình ví dụ nhé. Dùng mũi phi 20 khoan 1 lỗ. Đường kính mũi khoan theo tiêu chuẩn nhà sản xuất thường là 20. Nhưng nếu để ý thì ở gần chuôi mũi khoan sẽ nhỏ hơn 20mm vì mũi khoan dạng khối nhà sản xuất luôn làm ở đầu to càng về chuôi càng nhỏ, góc này thường là 1độ ( nhưng có những hãng sẽ chế tạo khác 1 độ)
Khi khoan mũi phi 20 này và đo lại thường lớn hơn 20mm. Vậy mình hỏi bạn là lỗ thực tế khi khoan xong là bao nhiêu.
_- Độ bóng bề mặt khi khoan Ra= bao nhiu?
Như thế này bạn. Như ở chỗ mình có 2 dạng để đo độ bóng bề mặt ( độ đẹp như bạn nghĩ :3:)
*Nếu muốn đo tương đối chỗ mình sẽ có các mặt có độ đẹp chuẩn mình sẽ so sánh độ đẹp tiêu chuẩn đó với độ đẹp bề mặt mình gia công thì biết nó nằm trong khoảng nào.
* Cách thứ 2: Sẽ có máy đo độ bóng. Dí cái máy đó vào bề mặt gia công >> bấm nút >> máy sẽ vẽ ra độ nhấp nhô của bề mặt(độ đẹp)>> tự động tính ra cho mình biết độ đẹp là bao nhiêu :67: cái này khỏe nhất.

Trả lời đã xong, hỏi bạn câu này một chút: hình như bạn vẫn còn đi học hay là người cung cấp sản phẩm:4:???Bạn chưa đứng làm việc với máy bao giờ phải không?? :4: Hỏi vui thế thôi chứ vì bất kì ai gắn bó và làm việc với máy thì không hỏi mấy câu khó thế , còn thắc mắc gì thì cứ hỏi, nếu biết mình sẽ trả lời , nhưng có lẽ sẽ trả lời chậm vì công ty mình rất bận rộn.

Bình loạn với bạn 1 chút.

Mình chưa đứng máy bao giờ. Nhưng minh đang quản lý 1 máy phay CNC tương đối lớn. Mình làm về thiết kế và lắp đặt máy khoảng được 5 năm. Giờ mình làm vễ máy CNC khoảng được 1 năm nên it kinh nghiệm về dao cụ lắm. Còn máy CNC thì hỏi các bác chạy máy lâu năm trong công ty thôi. Viết Chương trình cho máy mình cũng đang học từ từ.
Các vấn đề về dao cụ mình muốn tìm hiểu thêm. Nên hay thắc mắc hỏi moi người trên 4rum.:78::6:
Vì mình cũng đang làm 1 số cái cho tàu thủy. Các phôi mình đang gia công tương đối lớn. Mà các phôi này có rất nhiều lỗ cần khoan. Hiện tại mình dùng mũi khoan của MISHUBISI dạng khối nên khoan rất chậm.
1 sản phẩm khoảng 80 lỗ đường kính phi 32 sâu 80mm mà khoan mất 8 giờ :20:. Mà dùng mũi khoan gắn mảnh hợp kim của các hãng như SANDVIK hoặc SECO thì hỏng thân mũi khoan liên tục.:43:



 
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

Làm việc thế này thì chán chết , công nhân đứng máy vài năm về nước chẳn biết làm gì
 
K

karmangialai

Author
Ðề: CNC ở miền quê em ^^.

Ôi, lâu quá ko quay lại đây, trang web kia chết nên các hình mình up cũng mất hết, hic :(( , làm lại từ đầu thoai,

Sau đây em xin giới thiệu tiếp CNC miền quê em, tháng này đi lạc vào một vùng miền núi xa xôi, cực kì hẻo lánh , tình cờ vào một cái xưởng nhìn rất chi là ghẻ lở, một dàn máy tiện CNC tương đối là cùi bắp vì xưởng đã được 17 năm rồi, dù công nghệ tuy là "Cũ - Cổ - Kỹ "nhưng có một số chi tiết khá thú vị nên muốn chia sẽ cùng mọi người, hi vọng các bậc thầy trong diễn đàn này sẽ chế tạo ra được cái công nghệ để ăn đứt cái quá trình : " CŨ - CỔ - KỸ " đó , vì úp ảnh một thời gian sẽ mất, cho nên em làm quả clip để giữ lâu và tiện theo dõi (clip đôi khi bị rung vì em không phải dân quay phim chuyên nghiệp, nên các bác chịu khó đau mắt một chút =)) )
 
Top