Có cách nào khi taro hạn chế được taro gãy không?

  • Thread starter wildgrass
  • Ngày mở chủ đề
vẫn hàn và lấy ra bình thường bạn ah. Còn cái keo chuyên dùng loctite thì pác tới các cửa hàng bán vòng bi SKF chắc là có, ở đó có rất nhiều chủng loại cho bạn lựa chọn với nhiều ứng dụng khác nhau.
Hàn thanh thép chữ T vào mũi ta rô ? có anh nào trả lời chính xác hơn được không ?
Vật liệu dụng cụ cắt mũi ta rô thường làm bằng vật liệu :thép gió ,thép hợp kim dụng cụ ... Những vật liệu này rất ròn bạn đưa que hàn vào hàn thanh thép chữ T hàn xong nó nứt liền chứ chưa kể đến bạn sử dụng thanh thép chữ T để xoay ra hoặc khi bạn vặn thanh thép chữ T nó sẽ gầy trên vị trí khác của mũi ta rô ( gẫy sâu hơn )
Nếu bu lông của bạn gẫy ngậm trong đấy thì cách làm của bạn OK rồi và mình nghỉ bạn có thể nhầm với trường hợp bu lông bị đứt nằm trong lỗ ren ,đối với trường hợp này sẽ có nhiều cách để lấy con bu lông gẫy đó ra .Nhưng nếu dùng cách hàn để câu ra thì tốt đấy nhưng đòi hỏi tay nghề thợ phải cao .
 
Các chiến hữu ngâm cứu kỹ lại đi, ở đâu lòi ra cái loctite vậy?
Loctite chỉ có công dụng chống bù lon tự bung ra thôi.
 
Các chiến hữu ngâm cứu kỹ lại đi, ở đâu lòi ra cái loctite vậy?
Loctite chỉ có công dụng chống bù lon tự bung ra thôi.
pác bị thiếu rùi: để mình liệt kê 1 số loại keo loctite ra cho
- loại 222: khóa ốc vít
- loại 243: khóa bu lông
- loại 262: khóa vít cấy
- loại 324: dán kết cấu
- loại 603: chống xoay, chịu lực cao, dùng cảo để cảo mối ghép, sử dụng tốt mọi bề mặt, chịu lực xoắn từ 22,000kPa đến 31,000kPa
- loại 638: chống xoay, truyền tải lớn cho các mối xoay cứng
- loại 660: chống xoay, sửa chữa trục quay, chống momen xoắn, sửa chữa then chốt hư...
nhiều laọi nữa bạn ah...
 
pác bị thiếu rùi: để mình liệt kê 1 số loại keo loctite ra cho
- loại 222: khóa ốc vít
- loại 243: khóa bu lông
- loại 262: khóa vít cấy
- loại 324: dán kết cấu
- loại 603: chống xoay, chịu lực cao, dùng cảo để cảo mối ghép, sử dụng tốt mọi bề mặt, chịu lực xoắn từ 22,000kPa đến 31,000kPa
- loại 638: chống xoay, truyền tải lớn cho các mối xoay cứng
- loại 660: chống xoay, sửa chữa trục quay, chống momen xoắn, sửa chữa then chốt hư...
nhiều laọi nữa bạn ah...
Theo hp sau thì hình như chức năng cái loctite 603 của bác hơi bị thậm xưng đấy: http://www.monotaro.com/g/00005320/
 
M

minhly

Author
Sao KTS không thử dùng Rikeizai với keo chuyên dụng Allon alpha. Trường hợp gãy tap ngang tầm mặt lỗ thí dùng cách mấy em nói cũng được, còn trường hợp gãy sâu bên trong thì chỗ tôi làm tụi Nhật nó hay dùng dụng cụ nhỏ dùng để sơn phết quét Rikeizai ( tên VN không biết , đây là một chất thuốc chống dính, )xung quanh thành lỗ và phần ren đã cắt và các vị trí quanh mặt lỗ. Đợi khoảng 5 phút thì thả một cây sắt chữ T có đường nhỏ hơn đường kính lỗ một chút vào lỗ , kế tiếp thì đổ Allon Alpha chuyên dụng, đợi khoảng 1 phút thì keo này nó khô cứng như sắt vậy. Sau đó thì quay ngược cây sắt chữ T ra thì nó kéo mũi tab gãy ra luôn. Vấn đề kỹ thuật là kinh nghiệm quét Rikeizai, quét không kỹ thì Allon Alpha nó dính vào chân ren thì chỉ có nước liệng cục hàng luôn hoặc dùng các phương pháp của em đục đẽo của em để lấy ra. Dùng helisert thì phải có chỉ định của tụi thiết kế trên bản vẽ , mình tự ý gắn helisert thì cục đồ kể như bỏ rồi.
Chào bạn! bạn có thể chỉ chỗ cho mình mua Rikeizai và keo Allon Alpha ở đâu không, mình muốn mua một ít để thử nghiệm( mình ở Hà Nội), mình thấy các bạn nói về loại keo này chứng tỏ nó rất tốt và có thể ứng dụng vào các việc khác.
chân thành cảm ơn
Chào thân ái
 
N

nguyenanhtu

Author
Ðề: Có cách nào khi taro hạn chế được taro gãy không?

các bác ơi cho em hỏi em taro ren M10x1 vật liệu thép hợp kim 40Mn, thế thì tốc độ trục chính thế nào là ổn và bước tiến dao như thế nào a? ai biết xin chỉ dùm em với, đang rất cần nên có thể gửi vào mail anhtuan08_28@yahoo.com.vn
rất cảm ơn các bác.
 
Ðề: Có cách nào khi taro hạn chế được taro gãy không?

Thấy các bác toàn bàn đến việc "hậu sự" tức là sau khi đã làm gãy taro chứ chưa thấy bàn đến làm sao cho nó không bị gãy nhỉ? Trước đây công việc của em cũng có tý liên quan đến mấy cái "lỗ có ren" này nên em cứ đưa mấy kinh nghiệm (đã được sử dụng nhiều trên thực tế) lên để các bác xem có áp dụng được không nhé:

- Kẹp trực tiếp mũi taro lên bầu cặp của máy khoan,(khoan bàn hoặc khoan đứng) nới lỏng hết cỡ dây đai cho trượt trên puli sau khi cho máy chạy và đặt mũi taro vào lỗ để ren răng lúc này dây đai sẽ bị trượt --> tăng dần độ căng của dây đai sao cho vừa đủ lực để ren nếu bị kẹt phoi hoặc ren lỗ tắc gây quá tải thì dây đai tự trượt được lúc đó chỉ việc đảo chiều quay taro vài lần là ổn.
- Dùng đầu kẹp chuyên dùng của Germany (để em đi tìm lại cái đầu này rồi chụp ảnh cho các bác xem sau nhé) trên đầu này bao giờ cũng có bộ côn trượt khi quá tải, chỉnh sao cho vừa đủ lực ren. Điểm hay của đầu kẹp chuyên dùng này là lắp lên máy khoan nào cũng được, nó có cơ cấu tự đảo chiều quay bằng cơ khí, khi ấn xuống thì quay phải, nhấc lên nó tự đảo chiều quay trái mà phần phía trên lắp vào bầu kẹp của máy khoan vẫn chỉ quay 1 chiều không cần phải đảo chiều bằng điện rất hại môtơ
- Dùng máy taro chuyên dụng....(máy này thì phải dùng cho sản xuất loạt)
 
Top