Công nghệ đúc mẫu chảy

Q

quang79

Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Đúng là khi gọi "đúc mẫu chảy" là "đúc vỏ mỏng" thường rất dễ gây hiểu lầm. Trong đúc mẫu chảy có hai phương pháp làm khuôn: vỏ mỏng (b) và "vỏ dày" (a) như hình bên dưới. (Em tạm gọi là "vỏ dày" vì chưa nghĩ ra từ ngữ thích hợp :4:)
Đúc mẫu chảy sử dụng 2 loại khuôn mà dân trong nghành đúc thường gọi là: Khuôn vỏ mỏng và khuôn đổ. Khuôn vỏ mỏng đã được các bác nói nhiều rồi còn khuôn đổ là tên "Thật" của khuôn "vỏ dày" như bác Thịnh gọi vậy. Phương pháp làm khuôn này do 1 người quốc tịch Anh nghĩ ra tên là Shaw nên người ta cũng hay gọi "Khuôn đổ = Khuôn Shaw":41:
 
Q

quang79

Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Đúc mẫu chảy sử dụng 2 loại khuôn mà dân trong nghành đúc thường gọi là: Khuôn vỏ mỏng và khuôn đổ. Khuôn vỏ mỏng đã được các bác nói nhiều rồi còn khuôn đổ là tên "Thật" của khuôn "vỏ dày" như bác Thịnh gọi vậy. Phương pháp làm khuôn này do 1 người quốc tịch Anh nghĩ ra tên là Shaw nên người ta cũng hay gọi "Khuôn đổ = Khuôn Shaw":41:
Công nghệ của khuôn đổ giống khuôn cát, tuy nhiên vật liệu làm khuôn lại giống khuôn vỏ mỏng. Có chất dính (thường sử dụng là Ethyl silicate hoặc Colloidal silica (huyền phù silic)), có chất tạo gel (tạo huyền phù) và bột chịu lửa (kích thước hạt khoảng vài chục micromet). Tất cả cho vào trộn đều và đổ vào khuôn, mẫu có thể là gỗ, kim loại, mẫu sáp hoặc cao su tùy từng yêu cầu cụ thể. Sau khi lấy mẫu ra khỏi khuôn thì cho vào sấy, cách sấy tương tự khuôn vỏ mỏng.
Hy vọng bác LeHai sẽ hài lòng với yêu cầu của mình.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

...trộn đều và đổ vào khuôn, mẫu có thể là gỗ, kim loại, mẫu sáp hoặc cao su tùy từng yêu cầu cụ thể. Sau khi lấy mẫu ra khỏi khuôn thì cho vào sấy, cách sấy tương tự khuôn vỏ mỏng.
Hì hì..., vậy lại phải nhắc lại ý kiến tớ đã nêu đó là nên gọi thống nhất theo bản chất công nghệ.
 
Q

quang79

Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Hì hì..., vậy lại phải nhắc lại ý kiến tớ đã nêu đó là nên gọi thống nhất theo bản chất công nghệ.
Bác nói đúng vậy, với kiểu làm khuôn này nếu bác sử dụng mẫu cứng (mẫu gỗ, mẫu kim loại) thì cách làm khuôn giống khuôn cát + nung khuôn. Còn sử dụng mẫu sáp thì cách làm khuôn giống khuôn vỏ mỏng từ bước thoát sáp nên người ta mới gọi chung là KHUÔN ĐỔ.
Tiện đây, bác cho em hỏi ở công ty của bác có tiến hành kiểm tra cơ tính của khuôn không? Như độ bền, độ thông khí trước và sau nung ấy, nếu có bác có thể cho em biết được không? Em đang làm nghiên cứu về khuôn vỏ gốm bác ạ.
Em cảm ơn bác trước nhé!
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

...bác cho em hỏi ở công ty của bác có tiến hành kiểm tra cơ tính của khuôn không? Như độ bền, độ thông khí trước và sau nung ấy, nếu có bác có thể cho em biết được không? Em đang làm nghiên cứu về khuôn vỏ gốm bác ạ.
Tớ không có thiết bị kiểm tra độ bền, độ thông khí của khuôn gốm, chủ yếu kiểm tra bằng kinh nghiệm. Chỉ kiểm tra d, M của nước thủy tinh, độ chảy loãng của huyền phù. Cậu liên hệ với V V Thịnh, hoc3D để hỏi thử xem. Thân!
 
L

lekhanh

Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Cảm ơn các bác đã có những bài viết rất bổ ích này.
 
Có bác nào làm về đúc Lost Wax trong nam không.Mình cần liên hệ đúc dạng tấm để xuất khẩu.Doanh số đều theo năm.Khoảng 10 tấn/năm.Đơn hàng làm theo quý.
 
Top