Công nghệ đúc mẫu chảy

Author
Topic này để chia sẻ các vấn đề liên quan đến công nghệ và thiết kế đúc mẫu chảy.

-----------------------------
TỔNG QUAN

[LEFT] Đúc mẫu chảy là một trong những phương pháp chế tạo cổ xưa nhất. Cách đây 5000 năm, người Ai Cập dưới thời các vị vua Pharaohs đã dùng phương pháp này để chế tạo trang sức bằng vàng. Phương pháp này được dùng để chế tạo chi tiết có hình dạng phức tạp, khó gia công với độ chính xác cao.

Hốc khuôn đúc được tạo từ mẫu bằng sáp hoặc các loại vật liệu có thể nung chảy ở nhiệt độ thấp. Mẫu được nhúng vào hỗn hợp huyền phù chịu lửa (tương) để tạo lớp mỏng huyền phù trên bề mặt mẫu, sau đó rắc cát lên bề mặt lớp mỏng để tạo lớp vỏ. Kế đến sấy khô lớp vỏ rồi tiếp tục tạo lớp vỏ kế tiếp. Quá trình tạo lớp vỏ và sấy cứ tiếp tục cho đến khi khuôn đủ độ dày cần thiết. Sau đó, cả bộ khuôn và sáp được đặt vào lò để nung tách sáp. Vì hốc khuôn được tạo thành từ mẫu đơn và không có công đoạn rút mẫu khỏi khuôn (như đúc trong khuôn cát thông thường) nên phương pháp này có thể đúc chính xác các chi tiết có hình dạng phức tạp. Mẫu sáp có thể được chế tạo từ phương pháp ép phun hoặc từ tạo mẫu nhanh.



Huyền phù là hỗn hợp của thạch cao (chất kết dính) và bột cát thạch anh (chất chịu lửa) nếu đúc hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. Nếu đúc hợp kim có nhiệt độ nóng chảy cao, hỗn hợp huyền phù gồm sillimanite hoặc bột zircon (chất chịu lửa) và silica (chất kết dính). Tùy vào mức độ nhẵn của hốc khuôn mà thêm vào sillimanite và ethyl silicate cho phù hợp. Thành phần của huyền phù thay đổi từ lớp vỏ trong ra ngoài. Khuôn có thể được dùng trực tiếp để đúc những chi tiết nhẹ (đúc vỏ mỏng) hoặc được đặt vào khuôn lớn, bao phủ bằng cát để đúc những chi tiết lớn hơn (đúc khuôn cát).

Trước khi rót kim loại vào, khuôn cần được nung lên 1000oC để loại bỏ hết sáp dư, làm cứng chất kết dính. Ngoài ra, nung khuôn còn giúp kim loại lỏng điền đầy khuôn hoàn toàn. Quá trình rót có thể được hỗ trợ bởi áp suất, chân không hoặc đơn giản là rót dưới điều kiện thường. Cần chú ý đến vấn đề thoát khí khi rót với sự hỗ trợ của áp suất.

Dung sai khoảng 0,5% chiều dài và khoảng 0,15% chiều dài cho các kích thước nhỏ. Vật đúc có thể nặng từ vài gam đến 35kg, trong đó, khoảng khối lượng thường gặp là 200g – 8kg. Chiều dày thành mỏng nhất 0,5mm – 1mm.

Hợp kim đúc khá đa dạng, gồm: nhôm, đồng, thép dụng cụ, thép không rỉ, hợp kim Xten-lit (hợp kim của W, Mo, Co, Cr), hastelloy (hợp kim của Ni, Cr, Mo) và kim loại quý. Chi tiết đúc mẫu chảy thường không cần gia công lại.

---------------
Xem thêm:

Quy trình nguyên lý: http://www.youtube.com/watch?v=7fPnovSJhZM
Quy trình tại Dean Group (từ khi nhận đơn hàng đến thành phẩm): http://www.youtube.com/watch?v=qZktAFecDzg

[/LEFT]
 
Author
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

THIẾT KẾ ĐÚC MẪU CHẢY

[LEFT]Nguyên tắc thiết kế đúc mẫu chảy được chia thành 2 phần:

1- Nguyên tắc chung cho chi tiết: bao gồm các vấn đề liên quan đến tính hợp lý của kết cấu, các quy định về kích thước, dung sai cho chi tiết đúc mẫu chảy. Những nguyên tắc này giúp thiết kế mới chi tiết đúc mẫu chảy và định hướng xem một chi tiết có nên sản xuất theo phương pháp đúc mẫu chảy hay không.

2- Nguyên tắc về hệ thống rót, đậu ngót: bao gồm các nguyên tắc chung khi thiết kế chùm mẫu để đảm bảo quá trình điền đầy và đông đặc.

Chi tiết ở link này:
http://www.mediafire.com/?dajzwxdmzbi
[/LEFT]
 
Author
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

THIẾT KẾ ĐÚC MẪU CHẢY (tiếp theo)

[LEFT]Ở đây xin chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm về khuyết tật "không điền đầy". Đây là loại khuyết tật thường thấy trong đúc mẫu chảy.

Thông thường, nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất là nhiệt độ rót không đủ cao, tiết diện rãnh dẫn nhỏ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, mặc dù nhà sản xuất đã đảm bảo nhiệt độ rót đủ cao và hệ thống rót đủ lớn nhưng khuyết tật này vẫn tồn tại. Điển hình như vật đúc bên dưới:



[LEFT](Nhìn vào bên trong, bạn sẽ thấy dưới chân các cánh bơm có những chỗ thiếu kim loại phải hàn lại)

Lý do khiến vật đúc bị thiếu kim loại dưới chân cánh bơm là: góc nhọn và truyền nhiệt bức xạ. Nhiệt bức xạ ở vùng có các cánh bơm cao cộng với hiệu ứng tập trung nhiệt dưới chân cánh bơm (góc nhọn) làm chân cánh bơm đông đặc sau cùng dẫn đến thiếu kim loại.

Mô phỏng cho thấy kết quả tương tự. Trong trường hợp này, quá trình điền đầy diễn ra thuận lợi. Chân cánh bơm đông đặc sau cùng, không được bù kim loại bù nên bị thiếu kim loại.


[/LEFT]
[/LEFT]
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Qua các bài viết liên quan đến công nghệ đúc mẫu chảy trong Box công nghệ đúc tôi nhận thấy rất nhiều bạn quan tâm đến công nghệ này thể hiện qua số lần đọc bài, một vấn đề theo tôi rất khó của đúc mẫu chảy (còn được gọi vui là đúc máu chảy) là thiết kế khuôn ép sáp (tương tự như khuôn ép nhựa) đề nghị Anh Thịnh giới thiệu kỹ về vấn đề này để các bạn cùng tham khảo.
 
Author
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Thiết kế khuôn ép sáp cho đúc mẫu chảy không khó. Điều đáng lưu tâm nhất là vấn đề kích thước.

Kích thước ở khuôn = (Kích thước mong muốn + độ co do hợp kim kết tinh) - độ co khi nung khuôn vỏ + độ co của sáp.

Trong đó, mỗi nhà máy có độ co của sáp và khuôn riêng.

Vấn đề chế tạo khuôn ép sáp đơn giản hơn nhiều so với khuôn ép nhựa. Nhiệt độ sáp thấp hơn, vật liệu làm khuôn đơn giản hơn (thường làm bằng nhôm). Nếu khuôn ép sáp có thiết kế đường làm nguội thì thời gian sử dụng phải hơn 4 năm.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Đối với người thành thạo thì thấy không khó nhưng đối với các kỹ sư mới ra trường thì thiết kế công nghệ đúc luôn là khó khăn, mỗi lần làm là lại gặp cái mới càng làm nhiều thì mới có kinh nghiệm để chọn giải pháp so sánh, tương tự. Thiết kế khuôn ép sáp không đơn thuần chỉ là bộ khuôn để ép ra mẫu sáp mà bao gồm cả trong đó cả các yếu tố công nghệ đúc...Tại sao khuôn ép sáp lại thường làm bằng nhôm?
 
H

hocduc

Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Tôi cũng có tìm hiểu về công nghệ đúc mẫu chảy. Tôi thấy nước mình đã có nhiều cty, đơn vị ứng dụng vào sản xuất, Nhưng giá thành vật liệu làm khuôn quá cao làm giá thành sản phẩm cao nên công nghệ này chưa phổ biến, Giá tham khảo như trong bản sau:

1/ Bột Zircon 65% (Size: 200mesh) 26,000đ/kg Xuất xứ Đài Loan
2 Cát Zircon (Size:100mesh) 25,000đ/kg Xuất xứ Đài Loan
3 Bột Magnesium oxit (Size:200mesh) 7,500đ/kg Xuất xứ Đài Loan
4 Cát Magnesium oxit (Size:22S, 35S, 60S) 7,100đ/kg Xuất xứ Đài Loan
5 Keo 830 kg 13,500đ/kg Xuất xứ Đài Loan
6 Keo 1430, 30S kg 13,000 đ/kg Xuất xứ Đài Loan

Tôi thấy trong nước cũng có nhiều vật liệu có thể thay thế. Tôi rất mong ai có thể cho biết rõ về đặc tính và yêu cầu của từng loại vật liệu trên hoặc có thể chia sẻ tài liệu về vật liệu trên
 
Last edited by a moderator:
Author
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Đối với người thành thạo thì thấy không khó nhưng đối với các kỹ sư mới ra trường thì thiết kế công nghệ đúc luôn là khó khăn, mỗi lần làm là lại gặp cái mới càng làm nhiều thì mới có kinh nghiệm để chọn giải pháp so sánh, tương tự. Thiết kế khuôn ép sáp không đơn thuần chỉ là bộ khuôn để ép ra mẫu sáp mà bao gồm cả trong đó cả các yếu tố công nghệ đúc...Tại sao khuôn ép sáp lại thường làm bằng nhôm?
Không phải do em thành thạo nên nói vậy đâu. Nhiệt độ nóng chảy của sáp thấp, độ chảy loãng lại tốt, co ngót không biến đổi thù hình nên việc ép sáp đơn giản (ít nhất là đơn giản hơn nhiều so với khuôn ép nhựa). Các bạn sinh viên chịu khó tìm hiểu kết cấu khuôn ép sáp có thể thiết kế được. Vấn đề ở chỗ các bạn chỉ không biết tính độ co như thế nào thôi.

Khuôn ép sáp thường ép ra mẫu, hệ thống rót. Hệ thống rót thì đơn giản. Còn mẫu thì chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc cho chi tiết đúc mẫu chảy (link download ở trên) thì đảm bảo được yếu tố công nghệ đúc.

Khuôn ép sáp bằng nhôm để dễ gia công, nhẹ, dễ thao tác ép sáp, lấy sáp (do việc này hiện nay được thực hiện thủ công).
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Không phải do em thành thạo nên nói vậy đâu. Nhiệt độ nóng chảy của sáp thấp, độ chảy loãng lại tốt, co ngót không biến đổi thù hình nên việc ép sáp đơn giản (ít nhất là đơn giản hơn nhiều so với khuôn ép nhựa). Các bạn sinh viên chịu khó tìm hiểu kết cấu khuôn ép sáp có thể thiết kế được. Vấn đề ở chỗ các bạn chỉ không biết tính độ co như thế nào thôi.

Khuôn ép sáp thường ép ra mẫu, hệ thống rót. Hệ thống rót thì đơn giản. Còn mẫu thì chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc cho chi tiết đúc mẫu chảy (link download ở trên) thì đảm bảo được yếu tố công nghệ đúc.

Khuôn ép sáp bằng nhôm để dễ gia công, nhẹ, dễ thao tác ép sáp, lấy sáp (do việc này hiện nay được thực hiện thủ công).
Thực tế khi thiết kế khuôn tính toán độ co ngót phụ thuộc nhiều vào chi tiết cụ thể chứ ít phụ thuộc vào % co của kim loại hoặc sáp, giả sử ta tính thép co 2% nhưng có vị trí khuôn cản co thì sáp sẽ ít co trong khi vị trí có thể co tự do thì lại co>2%, thậm chí các chi tiết dạng vành tròn co hướng tâm có thể lên đến 3% nếu bị cản co có thể gây nứt. Việc thiết kế khuôn còn phải quan tâm đến công nghệ gia công, dao cụ, mũi khoan... để điều chỉnh yêu cầu kích thước (thường phải làm tròn số) cho dễ dàng chế tạo, có 1 vd vui thế này: năm 1998 khi tôi bắt đầu có bản SW97 do thầy Phương ở ĐHBK cho (khi dẫn sv về thực tập) tôi thấy có phần thiết kế khuôn bèn thử vẽ 1 chi tiết cần làm khuôn rồi cho vào khối tạo khuôn với kt lấy từ chi tiết sang khuôn có cộng độ co là 2% (thép co 2% + khuôn gốm nở 1% - sáp co 1%) khi chuyển sang bản vẽ 2D điền kt thì toàn số rất lẻ, lỗ định vị 2 nửa khuôn f 6 --> f 6,12 thế là phải chỉnh sửa bằng tay tất cả các kt.:64:

Đúng là chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc cho chi tiết đúc mẫu chảy (hoặc theo đúng sách thiết kế đúc) là thiết kế công nghệ đúc (khuôn, ruột...) được, đơn giản có vậy nhưng thiết kế đúc vẫn là khó nhất đối với mỗi KS...he he

Nhôm thường được dùng làm khuôn ép sáp còn vì khả năng tản nhiệt tốt, sáp sau khi ép nguội nhanh co lại nên dễ lấy khỏi khuôn, khi ép sáp nhiều lần khuôn bị nóng lên làm sáp nguội chậm, dễ bị lõm, ngót ở các vị trí dày, bề mặt trên, bị dính mẫu sáp vào khuôn, lâu mới tháo được khuôn --> giảm năng suất. Sau khi ép thường phải phun dd làm nguội, ép trong phòng có điều hòa, thổi gió, dùng nước đá để làm nguội khuôn khi đó khuôn bằng nhôm sẽ nguội rất nhanh. Nhược điểm khi dùng khuôn nhôm là chóng mòn, sứt mép do va chạm khi thao tác lắp, tháo khuôn, các lỗ chốt định vị hay bị dơ gây sai lệch các phần của khuôn --> via nhiều (vì chốt định vị thường bằng thép tháo lắp nhiều lần làm mòn lỗ chốt) có thể khắc phục bằng cách dùng bạc thép làm lỗ chốt định vị cho khuôn nhôm.
 
Last edited:
Author
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Thực tế khi thiết kế khuôn tính toán độ co ngót phụ thuộc nhiều vào chi tiết cụ thể chứ ít phụ thuộc vào % co của kim loại hoặc sáp, giả sử ta tính thép co 2% nhưng có vị trí khuôn cản co thì sáp sẽ ít co trong khi vị trí có thể co tự do thì lại co>2%, thậm chí các chi tiết dạng vành tròn co hướng tâm có thể lên đến 3% nếu bị cản co có thể gây nứt.
Rất đồng ý với anh Hải ở điểm này. :)

Đúng là chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc cho chi tiết đúc mẫu chảy (hoặc theo đúng sách thiết kế đúc) là thiết kế công nghệ đúc (khuôn, ruột...) được, đơn giản có vậy nhưng thiết kế đúc vẫn là khó nhất đối với mỗi KS...he he
Đúng là việc thiết kế đúc (thiết kế chùm mẫu) luôn muôn hình vạn trạng. Chỉ có những nguyên tắc chung chứ không có hướng dẫn cụ thể. Chính nó là điểm thú vị của ngành đúc. Dù rằng lắm lúc sự thú vị đó gây đau đầu. :4:

Còn về các nguyên tắc cho chi tiết đúc mẫu chảy, chúng được rút ra từ kinh nghiệm thực tế chứ không phải lý thuyết suông. Ví dụ như "nguyên tắc cho lỗ kín", nguyên tắc này cho biết: "Không nên đúc lỗ kín vì nếu thợ làm khuôn không cẩn thận có thể gây ra bọng khí dẫn đến hình thành các khối bi tròn bên trong lỗ sau đúc. Ngoài ra, chiều sâu lỗ lớn khiến khó rút mẫu sáp, từ đó gây khuyết tật bên trong lỗ. Tuy nhiên, nếu quá cần thiết, có thể đúc lỗ kín với chiều sâu không lớn hơn đường kính lỗ."

Chi tiết sau đã vi phạm nguyên tắc này nên kết quả có khuyết tật bên trong như ảnh chụp X-quang bên dưới.



Nhôm thường được dùng làm khuôn ép sáp còn vì khả năng tản nhiệt tốt, sáp sau khi ép nguội nhanh co lại nên dễ lấy khỏi khuôn, khi ép sáp nhiều lần khuôn bị nóng lên làm sáp nguội chậm, dễ bị lõm, ngót ở các vị trí dày, bề mặt trên, bị dính mẫu sáp vào khuôn, lâu mới tháo được khuôn --> giảm năng suất. Sau khi ép thường phải phun dd làm nguội, ép trong phòng có điều hòa, thổi gió, dùng nước đá để làm nguội khuôn khi đó khuôn bằng nhôm sẽ nguội rất nhanh. Nhược điểm khi dùng khuôn nhôm là chóng mòn, sứt mép do va chạm khi thao tác lắp, tháo khuôn, các lỗ chốt định vị hay bị dơ gây sai lệch các phần của khuôn --> via nhiều (vì chốt định vị thường bằng thép tháo lắp nhiều lần làm mòn lỗ chốt) có thể khắc phục bằng cách dùng bạc thép làm lỗ chốt định vị cho khuôn nhôm.
Cái này anh trình bày chuẩn rồi. :67:
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Còn về các nguyên tắc cho chi tiết đúc mẫu chảy, chúng được rút ra từ kinh nghiệm thực tế chứ không phải lý thuyết suông. Ví dụ như "nguyên tắc cho lỗ kín", nguyên tắc này cho biết: "Không nên đúc lỗ kín vì nếu thợ làm khuôn không cẩn thận có thể gây ra bọng khí dẫn đến hình thành các khối bi tròn bên trong lỗ sau đúc. Ngoài ra, chiều sâu lỗ lớn khiến khó rút mẫu sáp, từ đó gây khuyết tật bên trong lỗ. Tuy nhiên, nếu quá cần thiết, có thể đúc lỗ kín với chiều sâu không lớn hơn đường kính lỗ."
Ngoài khuyết tật rỗ khí như Thịnh đã nói các lỗ kín của vật đúc chính là các ụ, vấu cát của khuôn nằm ở dạng công xôn nên không chắc chắn, khi nhúng huyền phù do có bọt khí nên dính bám kém, cát rắc vào lại đọng nhiều nên các ụ này lại càng kém bền, khi rót kim loại hạy bị vỡ thậm chí bong ra khỏi khuôn và trôi đi đến vị trí khác gây khuyết tật cho vật đúc.

Nhưng các lỗ dạng này thường vẫn phải làm để đảm bảo đều thành, chống ngót cho vật đúc, nhiều khi không thể tuân thủ nguyên tắc chiều sâu > đường kính lỗ và phải tìm cách khắc phục nó thôi. Mình có 2 vd cụ thể về vấn đề này cùng trao đổi:

1. Mình phải làm 1 chi tiết cần điều tốc có phần đầu là nửa cầu R10 ở giữa có lỗ f6 sâu 8 ( trụ f6 sâu 5, đầu f6 có R3 cầu) nếu không làm lỗ thì ngót , khi nhúng huyền phù rất khó bám lỗ, rắc cát vào là tịt luôn, không bám chắc với khối khuôn nên toàn bị trôi ụ cát f6 này gây hỏng chi tiết, loay hoay mãi cuối cùng làm cách thủ công sau khi có mẫu sáp, trước khi gắn thành chùm mẫu dùng tay nhét cả khối huyền phù vào lỗ, đắp chân lồi ra ngoài cho bám khuôn về sau (cẩn thận còn cắm cả 1 đoạn tăm làm xương cho chắc ăn) sau đó mới gắn mẫu và nhúng, rắc cát làm khuôn thì chi tiết mới đạt.

2. Có lần làm cái tượng đồng, do để tiết kiệm và cho nhẹ nên bên trong tượng làm rỗng (đế bằng còn thành dày đều 3mm) tức là ụ cát bên trong lòng tượng lơ lửng chỉ bám có 1 ít vào miệng đế, sau khi nhúng, rắc cát, thoát sáp được khuôn xoay vài vòng là ụ này gãy rụng luôn do tự trọng, sau khi đề nghị được bên khách hàng đồng ý mình cắm 1 que đồng xuyên qua thân mẫu sáp thò ra 2 bên sau đó đem làm khuôn lúc này ụ cát bên trong cứng vững vì có xương liền với vỏ ngoài của khuôn, sau khi đúc xong tất nhiên phải đục bỏ đầu que đồng này và đánh bóng xóa vết.
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Công nghệ đúc mẫu chảy nhiều khi còn được các bạn gọi là đúc vỏ mỏng (?) theo tôi như vậy là không chính xác mặc dù đúng là lớp vỏ khuôn mẫu chảy mỏng chỉ dày khoảng 5 - 8 mm nhưng bản chất công nghệ này là mẫu chảy không phải là khuôn vỏ mỏng, cũng như khuôn mẫu cháy (tự thiêu) lớp vỏ khuôn cũng chỉ 5 - 8 mm không nên gọi là khuôn vỏ mỏng. các loại công nghệ này sau khi tạo khuôn thì mẫu sẽ mất đi.
Khuôn vỏ mỏng là khuôn có bộ mẫu, ruột kim loại sau khi đổ hỗn hợp làm khuôn, ruột (thường là nhựa nhiệt nóng) vào tạo được lớp vỏ khuôn mỏng 5 - 7 mm thì tách khuôn khỏi bộ mẫu.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Trong quá trình làm việc tôi nhận thấy các chi tiết có hình dạng phức tạp (khó tạo mặt phân khuôn, nhiều lỗ, vấu...), nhỏ, số lượng nhiều rất phù hợp với công nghệ đúc mẫu chảy.
Một số chi tiết đúc mẫu chảy: (đây là các sản phẩm do Đài loan làm)
View attachment 1900
View attachment 1901
View attachment 1902
View attachment 1903
 
Last edited:
Author
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Công nghệ đúc mẫu chảy nhiều khi còn được các bạn gọi là đúc vỏ mỏng (?) theo tôi như vậy là không chính xác
Đúng là khi gọi "đúc mẫu chảy" là "đúc vỏ mỏng" thường rất dễ gây hiểu lầm. Trong đúc mẫu chảy có hai phương pháp làm khuôn: vỏ mỏng (b) và "vỏ dày" (a) như hình bên dưới. (Em tạm gọi là "vỏ dày" vì chưa nghĩ ra từ ngữ thích hợp :D)



[LEFT]
Để ngắn gọn, khi đã đề cập đến đúc mẫu chảy, nhiều người gọi là đúc vỏ mỏng. Thực ra, tên gọi nên là Đúc mẫu chảy, khuôn vỏ mỏng.

Trong quá trình làm việc tôi nhận thấy các chi tiết có hình dạng phức tạp (khó tạo mặt phân khuôn, nhiều lỗ, vấu...), nhỏ, số lượng nhiều rất phù hợp với công nghệ đúc mẫu chảy.
Một số chi tiết đúc mẫu chảy: (đây là các sản phẩm do Đài loan làm)
View attachment 1900
View attachment 1901
View attachment 1902
View attachment 1903
Các chi tiết này làm bằng hợp kim gì vậy anh Hải? Nếu hợp kim không quá đặc biệt, em nghĩ VN mình có thể sản xuất được. Phần nào quá phức tạp thì dùng thêm ruột gốm.

Ruột gốm được lắp vào khuôn ép sáp. Khi ép sáp xong, sẽ nhận được tổ hợp sáp + ruột gốm. Sau đó tiến hành các bước tiếp theo như bình thường.
[/LEFT]
 
Last edited:
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Mấy hình anh Hải post hình như đúc vật liệu thép không gỉ ha, sẵn đây xin post ké anh vài hình ảnh tương tự, đúc bằng công nghệ mẫu chảy-khuôn vỏ mỏng.









Hình cuối cùng là tay nắm cửa bằng SS304, có lỗ vuông 8,5mm sâu 35mm nên phải nhét huyền phù vào lỗ sáp trước(thêm cây tăm sắt làm xương), rồi mới đem nhúng hỗn hợp tương cát.
Chất gốm như anh Thịnh nói có phải tên gọi ngoài thì trường là " Thạch cao satin" không vậy, nếu là " nó" thì hơi mắc(trên 60usd/Kg), nhưng được cái là chịu được nhiệt độ rót của INOX, đúc xong " khều nhẹ" là lõi thạch cao này rã ra, không phải đục cực khổ như vỏ mỏng, híc. Anh Thịnh có biết loại thạch cao nào khác có thể chịu được nhiệt độ >1800 thì chỉ dùm mình với nhé. Cảm ơn anh.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Trước đây đúc mẫu chảy thường dùng chất dính là nước thủy tinh, etylsilicat tạo một lớp vỏ 5-8 mm, vì lớp vỏ này không đủ cứng vững khi rót kim loại nên phải dùng hòm khuôn kim loại bao bên ngoài từng chùm khuôn rồi chèn cát đệm xung quanh sau đó đem cả hòm khuôn này nung tách sáp, tạo khuôn nhược điểm là hòm kim loại bên ngoài chóng hỏng do nhiệt, khuôn to chiếm diện tích lò, lớp cát đệm bên ngoài phải đầm chặt cho khỏi rơi nên gây bí khuôn, khuôn nóng, nặng nề làm khó khăn khi thao tác, khuôn bị mất nhiệt do chờ đợi... Khi đó các khuôn rót không thấy "vỏ mỏng" mà là cả chùm khuôn nằm trong hòm bao.

Tiếp theo có cải tiến sau khi có chùm mẫu đã được rắc cát đủ các lớp đem luộc trong nước hoặc sấy hơi nóng để tách sáp rồi sau đó nhiều chùm khuôn được cho vào chung 1 khay kim loại đổ cát khô chèn chặt xung quanh tăng độ cứng vững cho chùm khuôn, cẩu cả khay khuôn vào lò nung, cẩu ra chờ rót...nhưng vẫn còn nhược điểm tốn diện tích lò, chóng hỏng các khay chứa khuôn, thao tác lâu vì phải chờ cẩu, khuôn bị mất nhiệt...Tiếp tục cải tiến chùm khuôn sau khi tách sáp cho vào sàn xe kéo vào lò (không dùng khay nung nữa), khi đạt kéo cả xe ra khỏi lò, mang từng chùm khuôn đặt vào 1 rãnh trên nền, cào lấp cát khô chèn khuôn chờ rót. Lúc này đã thấy xuất hiện chùm khuôn "vỏ mỏng".

Công nghệ vật liệu phát triển lên, tiếp tục ta thấy hiện nay đúc mẫu chảy đúng là chỉ có lớp vỏ mỏng được đem ra rót thẳng kim loại vào (nhìn thấy cả kim loại dâng lên trong lòng khuôn), khuôn đủ cứng vững không cần chèn cát khi rót nữa, khuôn không hề bị mất nhiệt do chờ đợi, không bị bì hơi...chất lượng sản phẩm cao hơn hẳn. Từ đó mới thấy thuật ngừ đúc mẫu chảy khuôn vỏ mỏng.

Tôi thì vẫn nghĩ nên giữ cách gọi truyền thống theo đúng bản chất công nghệ, không vì các biện pháp xử lý nếu không thì rất rối
Vd: đúc mẫu chảy khuôn vỏ dày, đúc mẫu chảy khuôn vỏ mỏng
đúc mẫu cháy khuôn cát, đúc mẫu cháy khuôn cát chân không
đúc ly tâm khuôn kim loại, đúc ly tâm khuôn cát...
 
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Nồi bên em 150Kg/mẻ anh Hải.
Anh Hải chỉ em cách trả lời vắn tắt như anh trả lời ấy, em không thấy chức năng trích kiểu đó. Trả lời dài dòng thành spam mất. Cảm ơn anh.
P/S: Anh để avatar hình "thanh niên", em cứ tưởng hàng 3x như em, hôm nay vô Mes talkshow mới biết anh hàng U60(hay U50??) hihi.
 
T

trungckvl

Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Có những sản phẩm phức tạp mà ta không thể tạo khuôn sáp bằng nhôm được. Ví dụ các bạn thấy những bức tượng phật nhỏ đặt ở trên chùa Bái Đính chưa. Đúc sản phẩm đó cũng dùng công nghệ đúc mẫu chảy. Cũng dùng sáp để tạo lòng sản phẩm. Nhưng trên sản phẩm rất nhiều điểm mà nếu tạo khuôn sáp bằng nhôm thì khi tách khuôn sẽ không lấy được sản phẩm. vì thế phải làm khuôn bằng chất dẻo ( như khuôn làm thach cao, mình không biết nó làm bằng vật liệu gì nữa )
 
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

Đối với những sản phẩm khó thoát khuôn, hình thù phức tạp, thường người ta tạo ra 1 mẫu gốc bằng sáp, gỗ hay thạch cao... sau đó dùng mẫu này đem đi làm khuôn cao su silicon. Kết cấu khuôn cao su gồm 2 lớp: Lớp trong chép hình hoa văn tinh xảo của bề mặt vật đúc nên được làm bằng cao su. Lớp vỏ ngoài làm bằng fiberglass cứng cáp, có tác dụng bọc, định vị lớp cao su bên trong không bi chảy "lung tung".
Hình khuôn cao su silicon


Phôi sáp:

Sản phẩm đúc mẫu chảy-khuôn thạch cao:








 

TAMAC

Active Member
Ðề: Công nghệ đúc mẫu chảy

@hoc3D: tớ thấy vỏ mỏng có độ bền, độ bền còn lại rất cao (các lỗ phải dùng đục hơi) vậy liệu các chi tiết dạng vành tròn có bị cản co gây nứt không? Tớ có chi tiết vòng phanh mác 65Mn trước đây rất hay bị nứt đúng vị trí đậu rót, sau phải bỏ bớt 2 lớp cát áo mới đúc được nhưng khuôn hơi gày.
View attachment 1907
 
Top