CÔNG NGHỆ CẮT BẰNG TIA NƯỚC

Author
1. Nguyên lý gia công.
Cắt bằng tia nước (Water Jet Cutting-WJC) là một quá trình sử dụng tia nước ở áp suất cao để gia công vật liệu. Vết cắt hoặc rãnh có độ rộng xấp xỉ 1mm. Đường kính lỗ nhỏ nhất có thể cắt được là 1,5mm. Phương pháp này còn được gọi là gia công bằng thuỷ động lực học. Sơ đồ nguyên lý được thể hiện trên hình 1.



Đầu tiên nước từ thùng cấp nước đi qua bộ lọc và hòa trộn. Sau đó nhờ ống dẫn chất lỏng đi qua bộ khuyếch đại để tăng áp đến đầu phun. Tại đầu phun tia nước được phun ra mạnh hay yếu là nhờ van tiết lưu. Van này được điều khiển bởi một bộ điều khiển. Tia nước sau khi ra khỏi đầu phun có áp suất rất lớn (thường từ 100 - 400 MPa), tốc độ tia nước từ 400 - 1000m/s. Với áp suất này, khi tia nước chạm vào bề mặt vật liệu gia công nó tạo nên áp lực lớn hơn độ bền nén của vật liệu, bề mặt vật liệu bị nát ra và tia nước xuyên qua tạo thành vết cắt, cắt chi tiết gia công. Vậy tia nước tạo đóng vai trò như một cái cưa cắt một vết hẹp trên vật liệu.
2. Các thông số công nghệ.
Các thông số gia công quan trọng trong gia công bằng tia nước bao gồm : khoảng cách gia công, đường kính lỗ vòi phun, áp suất nước và tốc độ cắt. Khoảng cách gia công là khoảng cách giữa đầu vòi phun và bề mặt gia công. Thông thường khoảng cách này là nhỏ để tia nước phân tán tới mức tối thiểu trước khi kịp đập vào bề mặt.
Khoảng cách gia công điển hình là 3,2mm. Kích thước của lỗ vòi phun ảnh hưởng đến độ chính xác của quá trình cắt lỗ vòi. Vòi phun nhỏ được sử dụng trên những vật liệu mỏng. Đối với những vật liệu dày hơn thì cần có những tia phun dày hơn và áp suất cao hơn. Tốc độ cắt thường vào khoảng từ 5 - 500 mm/s tùy theo độ dày của chi tiết gia công. Phương pháp gia công tia nước thường được tự động hoá bằng hệ thống CNC hay người máy công nghiệp. Phạm vi gia công : từ 1,6 - 305 mm với độ chính xác là ± 0,13 mm.



3. Ưu điểm và phạm vi ứng dụng.
Ưu điểm :
- Chất lượng vết cắt rất cao.
- Vết cắt có thể bắt đầu ở bất kỳ chỗ nào mà không cần khoan mồi trước và có thể cắt được các vật liệu cán mỏng.
- Có khả năng tự động hóa và người máy hóa rất cao.
- Chí phí thấp.
- Không có chất hóa học như cắt bằng hạt mài (AWJC).
- Thích ứng với hệ thống CAD/CAM.
- Gia công đạt độ chính xác cao, bề mặt phẳng.
- Không ảnh hưởng nhiệt.
- Có thể cắt bất cứ vật liệu nào.
- Ít lãng phí chất thải sau gia công.
- Môi trường gia công trong sạch.
Phạm vi ứng dụng.
- Gia công cắt : phương pháp gia công bằng tia nước được ứng dụng trong các ngành hàng không, thực phẩm, nghệ thuật đồ họa, công nghiệp ôtô, giày dép, cao su, nhựa, đồ chơi, gỗ, luyện kim, giấy, chế tạo máy…
- Làm sạch bề mặt trong ngành xây dựng và chế tạo máy.
Một số vật liệu được cắt bằng tia nước là : các tông, thảm, lie (làm nút chai), giấy, plastic, sản phẩm gỗ, cao su, da, giấy, lá kim loại mỏng, gạch, vật liệu composite… Tùy loại vật liệu mà chiều dày cắt lên đến 25mm và cao hơn. So với các phương pháp khác, cắt bằng tia nước có năng suất cao và sạch, nên nó cũng được dùng trong công nghệ thực phẩm để cắt và thái mỏng sản phẩm. Khi đó người ta sử dụng dung dịch chất lỏng là cồn, glyxêrin hoặc dầu ăn.




CẮT BẰNG TIA NƯỚC CÓ HẠT MÀI (Abrasive Water Jet Cutting - AWJC)

a. Nguyên lý gia công :
Để tăng khả năng cắt bằng tia nước nhằm cắt các vật liệu cứng như thép, thủy tinh, bê tông hay vật liệu composite, … người ta thêm vào tia nước những hạt mài. Vì thế phương pháp này được gọi là gia công tia nước có hạt mài. Nguyên lý của phương pháp này cũng như gia công tia nước nhưng khác ở chổ là trong quá trình hình thành tia nước áp suất cao thì cho thêm vào dòng hạt mài. Vận tốc rất cao của dòng tia khi đi qua lỗ phun sẽ tạo chân không để hút các hạt mài từ ống chứa hạt mài, sau đó, hạt mài sẽ trộn với nước trong ống trộn. Việc cấp hạt mài trong quá trình gia công quyết định năng suất gia công.


Vòi phun của thiết bị gia công bằng tia nước


Vòi phun của thiết bị gia công bằng tia nước có hạt mài

Đối với gia công tia nước có hạt mài, khi thêm những hạt mài vào tia nước sẽ làm phức tạp quá trình gia công vì phải bổ sung một số thông số và những thông số này phải được điều khiển. Những thông số thêm vào cho quá trình là loại hạt mài, cỡ hạt và tốc độ dòng chảy. Các loại vật liệu hạt mài thường được sử dụng là Al2O3, SiO2 và garnet, các cỡ hạt khoảng từ 60 đến 100. Lượng mài được thêm vào trong tia nước xấp xỉ khoảng 0,3 kg/phút sau khi thoát ra vòi phun. Đường kính lỗ của vòi khoảng từ 0,25 - 0,63 mm. Sở dĩ kích cỡ hơn một chút so với sự gia công bằng tia nước là để có được tốc độ dòng chảy cao hơn và năng lượng nhiều hơn vì bên trong nó có chứa hạt mài.
Áp suất nước trong gia công bằng tia nước có hạt mài giống trong gia công bằng tia nước. Khoảng cách cho phép phải ít hơn để giảm đến mức tối thiểu hiệu quả phân tán của chất lỏng cắt mà hiện giờ có chứa những hạt mài. Khoảng cách cho phép điển hình là khoảng ¼ hay ½ khoảng cách trong gia công tia nước.
Phương pháp gia công tia nước hay tia nước có hạt mài có thể sử dụng thay thế cho các phương pháp gia công tia laser hay tia plasma nếu yêu cầu không có ảnh hưởng nhiệt tại đường cắt vật liệu.


HÌnh dáng của máy
b. Các thông số công nghệ và khả năng công nghệ :
Các thông số công nghệ cơ bản của quá trình cắt là :
- Ap suất tia nước (20,000 -60,000 PSI hay 1300 – 4000 bar).
- Đường kính tia nước.
- Tốc độ của dòng tia lên đến 285 fps (1950 mph), khoảng 2,5 lần tốc độ âm thanh.
- Độ xa.
- Tốc độ nạp hạt mài.
- Tốc độ cắt , 1 – 5 inch/ph. Tốc độ cắt càng lớn thì chất lượng bề mặt càng tốt.
- Tốc độ nạp vật liệu (lượng chạy dao)
Khả năng công nghệ :
- Chiều rộng cắt điển hình là 0,030" và lớn hơn.
- Tầm ảnh hưởng của dòng tia lên đến 8’’ đối với vật liệu cứng. Ap suất hạ xuống sau 1’’.
- Độ chính xác phụ thuộc vào loại máy được sử dụng. Loại máy lớn với đầu phun dịch chuyển trên khung đạt độ chính xác ±0,015’’. Các máy cỡ trung có thể độ chính xác ±0,005’’. Các máy hiện đại có thể đạt độ độ chính xác ±0,0025’’, độ thẳng đạt 0,002’’
Có sự khác biệt lớn về dung sai đạt được giữa các nhà sản khác nhau. Hầu hết sự thay đổi này đến từ sự khác biệt ở công nghệ điều khiển, và một vài khác biệt từ kết cấu máy. Ngày nay nột số máy có khả năng đạt độ chính xác gia công một số chi tiết đến ±0,001’’ thậm chí trong một số trường hợp còn tốt hơn (mặc dù ±0,002’’ thì có lẽ thực tế hơn).

c. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng.
- Cắt được hầu như mọi vật liệu: thép tôi cứng, thép mềm, thép không rỉ (phần lớn thép cắt ở cùng tốc độ dù có khác nhau về độ cứng), đồng thau, nhôm, vật liệu giòn như thuỷ tinh, gốm, thạch anh, và đá, tấm mỏng, vật liệu dễ cháy, cắt quặng mỏng hoặc quặng dày, tạo được mọi loại hình dạng với chỉ một dụng cụ cắt.
- Cắt với một phạm vi bề dầy lớn với dung sai hợp lý, không sinh nhiệt, vùng gia công không chịu tác động nhiệt, đây là phương pháp gia công cắt lạnh.
- Độ nhám bề mặt có thể tốt như các phương pháp gia công truyền thống.
- Lực cắt không đáng kể, vì thế có rất ít hoặc không có

d. So sánh với một số phương pháp gia công khác.
So sánh với gia công tia laser
- Gia công được nhiều vật liệu mà laser không thể gia công (vật liệu phản xạ, như nhôm và đồng).
- Tính đồng nhất vật liệu không phải là đặc tính quan trọng.
- Dòng tia nước không tạo nhiệt lên chi tiết. Vì thế không có biến dạng nhiệt và độ cứng không tăng.
- Tia nước có thể đạt được độ chính xác bằng hoặc hơn tia laser.
- Giá thành rẻ hơn.
- Gia công đuợc vật liệu dầy hơn.
- Dòng tia tạo mài an toàn hơn, không có khói độc, không có lửa.
- Có tính môi trường hơn.
- Bảo trì đơn giản hơn.
- Tia hạt mài có khả năng đạt dung sai tương tự trong gia công chi tiết mỏng và đạt độ chính xác cao hơn trong gia công chi tiết dầy
So sánh với gia công tia lửa điện
- Gia công nhanh hơn tia lửa điện.
- Khả năng gia công phạm vi vật liệu rộng lớn hơn.
- Tính đồng nhất không phải là đặc tính quan trọng đối với gia công tia nước.
- Dòng hạt mài tạo lỗ xuyên cho chính nó.
- Không sinh nhiệt.
- Dòng tia nước có khả năng bỏ qua những bất thường của vật liệu mà có thể những bất thường này làm cho EDM mất tia lửa điện.







ME (Quản trị diễn đàn)
 
Q

quanghuyjm

Mình đang làm tiểu luận về các phương pháp gia công tiên tiến nên bài viết này thực sự là hữu ích đối với mình. Bài viết rất chi tiết và chuyên nghiệp.
 
C

caominhnam

bạn ơi bạn có tài liệu zì về thiết kế máy cắt bằng tia nước ko cjo mình xin cái,mình định làm đồ án tốt nghiệp bằng cái máy cắt bằng tia nứoc nhưng ít tài liuệ quá
 
bạn ơi bạn có tài liệu zì về thiết kế máy cắt bằng tia nước ko cjo mình xin cái,mình định làm đồ án tốt nghiệp bằng cái máy cắt bằng tia nứoc nhưng ít tài liuệ quá
1-Chính tả có vấn đề.:107:
2-Bạn chuẩn bị làm đề tài đồ án tốt nghiệp về máy gia công tia nước à???cho phép Mán hỏi bạn chân tình một câu là như thế liệu có quá sức lắm không???Theo Mán nghĩ bạn nên giới hạn bớt đi chút cái đề tài của bạn:67:.
Và cũng không biết qui mô đồ án bạn đến đâu???
tìm hiểu trang thiết bị công nghệ hay có thể tạo ra một mô hình(mô hình đã là quá khủng ở ĐK nghiên cứu về PP này tại VN).
Tôi nghĩ bạn nên giới hạn thế này nghiên cứu qui trình chung của pp gia công bằng tia nước nói chung và bạn có thể đi sâu vào để phân tích chế tạo và khả năng thực tiễn của một chi tiết (ví như đầu phun chẳng hạn).
Nếu nghiên cứu chơi thì đồ án của bạn ít đc đánh giá lắm:67:.
Trang thiết bị tại VN đặc biệt nếu bạn ở miền bắc e lại càng quí và hiếm.
Nếu giới hạn chút nữa là tìm hiểu công nghệ mài bằng tia nước áp lực cao có bổ xung dòng hạt mài . Với phương pháp này nhà máy đóng tàu ViNaShin họ có thiết bị công nghệ đó xuống đó năn nỉ ỷ ê xin họ ít vốn đi:2:.
Tài liệu tiếng việt e hơi ít,có chăng là ít vốn trong cuốn Công Nghệ Chế Tạo Máy-của Thầy Trần Văn Địch -ĐHBKHN.
và tham khảo các bài viết có nội dung tương tự có trong toppic này.
Tài liệu tiếng anh thì cũng nhiều lắm chịu khó lên anh chàng google với từ khoá Water Jet Cutting-WJC:3:
 
C

caominhnam

thưa bạn là mình biết là khó mình mới hỏi tài liệu,mà mình gét nhất cái kiểu chưua làm mà đã kêu khó,1 năm nưa mình mới phải bảo vệ,mình xin tài liệu trước để xem có quá sức hay ko,với lại có pahỉ 1 mình mình làm đâu,cả 1 nhóm đấy chứ,bạn học kĩ thuật sao bạn lại có tư tưởng là thấy khó là bàn lùi thế nhở,dù sao cũng cám ơn
 

paven8880

Active Member
bạn ơi bạn có tài liệu zì về thiết kế máy cắt bằng tia nước ko cjo mình xin cái,mình định làm đồ án tốt nghiệp bằng cái máy cắt bằng tia nứoc nhưng ít tài liuệ quá
Bạn có thể hỏi Thầy Wjt - TS Vũ Ngọc Pi - Trưởng khoa Cơ khí ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái nguyên. Thầy làm tiến sĩ bên Hà lan về công nghệ này! Không biết phải vậy nên tên Nick của thầy mới là Wjt ko?
 
L

liemWaterjet1

ðề: Công nghệ cắt bằng tia nước

hi!!
ai can tu van ve may cat tia nuoc va mua máy xin liên hệ với tui ne!!
Công ty tôi là đại lý độc quyền của hãng Flow tại Việt nam :
Nguyễn Thành Liêm
Phòng Kinh Doanh
DÐ : 01268937436
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
T.A.T MACHINERY CO., LTD
01 Hanoi Highway, Thao Dien Ward, District 2, Ho Chi Minh City Vietnam
Tel: (84.8) 3510 6600 / Ext:114
Fax: (84.8) 3510 6844
Website: www.tatmachinery.com
Email: sales@tatmachinery.com
 
L

liemWaterjet1

ðề: Công nghệ cắt bằng tia nước

Hi!
Nói thêm về công nghệ cắt tia nước.
Công nghệ cắt tia nước dùng áp lực cao và hạt mài, là một công nghệ hiện tại ở Việt Nam có không đến 10 công ty có, vì ít người VN có tính "sợ sử dụng cái mới" thôi thì cứ Plasma, gió đá chơi tới, đúng không các bạn, nhưng khi gặp những vật liệu không thể cắt được thì lại phải cố gắng tìm cách mà làm, Bạn thử nghĩ trong ngành làm đá thì việc tạo ra những đường cong phức tạp để tạo những "Đại sảnh"thật đẹp mà những "Đại gia" mong muốn,hoặc những vật liệu mà dùng các phương pháp gia công khác sẽ làm biến dạng bề mặt hoặc thay đổi cơ tính thì người ta buộc phải dùng Waterjet,
Về máy cắt tia nước thế hệ mới thì đầu cắt được trang bị thêm một hệ thống hút cát (Thay vì chế độ trộn cát tự nhiên),Hệ thống hút cát này có nguyên lý tạo ra chân không và Hút cát qua,nên lượng cát trộn vào với nước rất đều, tạo nên đường cắt đẹp hơn và đều hơn,
Về Pump áp lực trước đây thường sử dụng Pump nguồn là bằng thủy lực, loại Pump này tạo áp lực lớn nhưng việc bảo trì thì rất phức tạp và tuổi thọ không cao lắm,do một số bộ phận làm việc chịu áp lực rất lơn, (Đặc biệt là Pump chủ), Hiện tại để giảm bớt chi phí cho việc bảo trì người ta sử dụng Pump bằng bánh đà, Tuy áp lực không cao nhưng việc sử dụng lại hiệu quả, vì một số vật liệu không thể sử dụng áp lực cao,
Phân loại vật liêu:
Đối với vật liệu là kim loại thì việc sử dụng áp lực cao là tốt, và việc cắt gọt trong gia công là nhanh gọn.
Đối với vật liệu ceramic (sứ)thì không cần áp lực cao, Vì vế áp lực cao sẽ làm dạn nứt vật liệu.
Thân chào các bạn đồng nghiệp.
-------------------------------------------------------------
Nguyễn Thành Liêm
Phòng Kinh Doanh
DÐ : 01268937436
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
T.A.T MACHINERY CO., LTD
01 Hanoi Highway, Thao Dien Ward, District 2, Ho Chi Minh City Vietnam
Tel: (84.8) 3510 6600 / Ext:114
Fax: (84.8) 3510 6844
Website: www.tatmachinery.com
Email: sales@tatmachinery.com
 
ðề: Công nghệ cắt bằng tia nước

ai có video mô phỏng quá trình gia công này, cho em xin cái .
Xin cám ơn
 
L

LEQUANGTHANG

ðề: Công nghệ cắt bằng tia nước

Cái vi deo này ông thầy trưởng khoa mình có. Tụi mình xem rồi, quá sức tưởng tưởng.
Cắt gió đá vùng nhiệt độ cao hình thành và sinh ra bên ngoài mỏ cắt. Còn cắt bằng nước này không biết sao cái đầu phun nó chụi nỗi không biết nữa, Hình như là thép 70mm là nó xuyên tút mà cái đầu phun nó mỏng và nhỏ giống như cái đầu mỏ cắt bằng gió đá chứ có khác gì đầu.
Tương lai công nghệ này sẽ thay thế tất cả các công nghệ truyền thống đấy, chúng ta nên tìm hiểu ngay bây giờ là vừa:
+ Nó không ô nhiễm môi trường, nguồn cấp cho máy là điện, nước, và hạt mài (nhiên liệu quá rẽ)
+ An toàn (vì nước mà, nghe có vẽ thân thiện và gần gũi hơn cái bà gió đá, CH4, plasma, laze) đứng bên cái máy này ta hổng sợ bằng đứng bên các máy khác.
Ngoài ra bây giờ còn có công nghệ cắt bằng siêu âm nữa đấy, mình xem mà cũng chưa hiểu nó cắt như thế nào (có cái đầu giống như đầu mỏ cắt, mà ko có cái gì phun ra cả, ngó tưởng nó đang ngồi yên ai ngờ nó đáng hoạt động)
 
ðề: Công nghệ cắt bằng tia nước

Anh em nào nghiên cứu về cắt bằng tia nước pm cho thầy Vũ Ngọc Pi - ĐH KTCN (nich trong diễn đàn là WJT). Nhìn nick thầy chắc anh em cũng hiểu phần nào rồi. Thầy làm NCS tại Hà lan về món này. Mình vừa học môn các PP gia công phi truyền thống của thầy cũng được giới thiệu về phương pháp này. Mình có cuốn này post lên bạn nào quan tâm thì tìm hiểu nhé (WJM chương 2)
http://ifile.it/nqui5se
 
Last edited:

nguyenduyngoc

<b>Giải nhất MiniCAD 2010 kỳ 1</b>
ðề: Công nghệ cắt bằng tia nước

Bài này em thấy rất là hay.Nhưng em nghĩ nên cho vào box khác chứ không nên để ở đây.thanks chủ topic.
 
Ðề: ðề: Công nghệ cắt bằng tia nước

Mình biết công nghệ cắt tia nước người cũng đã dùng nhiều rồi. Với sơ đồ nguyên lý mà bạn đưa ra còn nhiều câu hỏi đặt ra: Tạo áp suất theo nguyên lý nào? nước có áp suất 4000 bar ở trước hay sau bình tích?,...
 
T

THIẾU HOA

ðề: Công nghệ cắt bằng tia nước

em chào Thầy! em la sinh viên lớp ĐHCK3 ĐHCNHN cơ sở tại thành phố HCM. ngoài giờ học em hiện đang làm việc cho một nhà máy cơ khí CNC. công ty em có mua một máy cắt bằng tia nước hiệu OMAX 55100 máy này tài liệu bằng tiếng anh nên rất khó đọc ( vì kiến thức anh văn của em cũng kém) qua tìm hiểu em cũng đã cơ bản sử dụng được máy này. nói chung là em cũng vẽ và gia công được hình dáng chi tiết. nhưng trong quá trình gia công em còn nhiều điểm chưa thông suốt chẳng hạn như chi tiết cắt ra thường bị côn, nét cắt không đều lúc lớn lúc nhỏ, lúc đứt lúc không đứt... ngoài ra việc set úp chế độ cắt và tọa độ, điều chỉnh áp suất, vật liệu... em cũng chưa hiểu cặn kẽ lắm . qua diễn đàn em được biết Thầy chuyên về lĩnh vực này Thầy có thể hướng dẫn cụ thể về phương pháp gia công trên máy cắt nước giúp em được không a. em rất chân thành cám ơn Thầy. hiện nay ở khu vực tpHCM và đồng nai chuyên gia về máy này rất hiếm. rất mong được Thầy chỉ dẫn một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
 
P

phucsinhms

Ðề: ðề: Công nghệ cắt bằng tia nước

Hi
Mình nhập về máy WJP2031 của FLOW bên T.A.T là đại lý. Bữa vào học của mấy "Sư phụ" Đài Loan sang theo mình sơ lược có mấy vấn đề sau (K.No của minh thui):
1. Phần (Vẽ) Thiết kế:
- Nếu vẽ từ ngoài vào. Do nhận *.dxf sang nên có rất nhiều "Nut" - có thể là hàng nghìn ---> Máy chạy không cùng tốc độ khi chọn cả đường thẳng và đường cong chưa nói đến chọn lệnh kiểm soát 20% tốc độ góc. Nếu cùng áp suất (chuẩn) + các yếu tố khác ko đổi sẽ dẫn tới đứt và không đứt (Lưu ý; tốc độ chậm quá cũng côn "loại hình nón" và quá nhanh cũng côn "Nón ngược lại"). Theo tôi được biết phần mềm OMAX có sẵn lệnh chuyển đổi và sơ lược mà phần mềm Flow cũng ko bằng đó.
- Nếu (vẽ) thiết kế ngay trong phần mềm Omax thì sẽ ko có hiện tượng quá nhiều "nut" - ta loại trừ và xem tiếp.
2. Phần Máy CNC: Nước sạch, Khí nén, Pump, Orifice/Mixing, Hạt mài:
- Chú ý: Nếu áp xuất Pump lên xuống quá nhiều (Kim áp suất giao động quá 5.000psi) là bơm có vấn đề (áp suất ra ko đều) tia nước ra lẹt xẹt nên có chỗ đứt chỗ không chăng? Thường là đến thời gian phải bảo dưỡng thay thế một vài chi tiết có tuổi trong Pump theo theo thời gian? Bộ lọc nước có bị bẩn ko? Áp xuất vào của nước (thường máy nó thông báo lỗi) có đủ ko?
- Kiểm tra khí nén (phải khô) cấp cho thùng hạt mài có đủ áp ko? Flow tôi dùng là 3bar. Hạt mài xuống ko đều cũng ko tốt (cái này phải kiểm tra bằng mắt thường đoạn từ phễu xuống vòi cắt - Ngắt hẳn ra cho chạy 5kg hạt xem sao)
- Orifice/Mixing đến thời gian phải thay chưa? (Or = 150h/ Mix = 250h --> theo chuẩn) Mình đang dùng 13/40. Omax Bạn đang dùng loại nào?
3. Quá trình vận hành máy:
- Hạt mài bên Bạn có nhiều ko mà đang dùng của nước nào đó? mình dùng loại 80 của Ấn Độ --> Hạt mài 60, 80, 100 hình như nó có liên quan tới tuổi thọ của Orifice/Mixing hay sao? (13/40 đi với Granit 80?)
- Orifice/Mixing đang dùng của hãng Omax hay hàng TQ đó. Mấy cái của hãng sao mà mắc quá trời.
......
Cái máy này cũng phúc tạp lắm về phần bảo dưỡng và vận hành. Có gì trao đổi thêm kinh nghiệm nhé.
Mr Sinh - Công ty cổ phần Phúc Sinh. 0903 247953
 
Em đang tìm hiểu về Gia công tia nước có hạt mài, có vấn đề này đối với hạt mài (Abrasive) mong mọi người giúp.

Đây là bảng thuộc tính của hạt mài Garnet:

Tham khảo ở: http://fabulousgarnet.com/products.htm
Cho mình hỏi là đại lượng mesh trên bảng có ý nghĩa ntn đối với hạt mài nói chung.

Thanks.
 
V

VietTung78

ðề: Công nghệ cắt bằng tia nước

Bài viết rất hữu ích cho các nhà sản xuất có thể ứng dụng công nghệ này. Các bạn có thể tham khảo thêm về ứng dụng cắt tia nước bằng máy điều khiển CNC ở đây nhé!: www.ngoclinh.net.vn
 
A

anhson88

ðề: Công nghệ cắt bằng tia nước

ai có tài liệu và vdeo cho mình xin luôn
thank
 
Top