công nghệ chế tạo máy

  • Thread starter trinhviethung
  • Ngày mở chủ đề
T

trinhviethung

Author
Các bạn à mình có mấy câu hỏi phần mở rộng trong đề cương ôn thi học kỳ mà mình đang mắc quá .
Các bạn giúp mình với nhé!
1. tại sao các máy công cụ mới sử dụng ta phải cho máy chạy rodage? cho ví dụ minh họa thực tế.
2. khi băng máy mòn đều sẽ làm cho tâm ụ động thấp hơn tâm trục chính của máy tiện. Khi gia công sẽ gây sai số gì cho chi tiết khi tiện hoặc khi khoan trên máy tiện? Trình bày biện pháp khắc phục sai số đó?
3. Trình bày đặc điểm chung về gia công tia lửa điện EDM( electrical discharge machining) và phương pháp công nghệ để xung định hình ( die sinking wirecut EDM) và cắt dây( wirecut EDM).
 
Ðề: công nghệ chế tạo máy

1. Máy công cụ mới mua mà muốn sử dụng thì phải cho máy chạy roda là vì khi mới gia công xong các bộ phận của máy có độ nhấp nhô bề mặt và độ sóng bề (độ nhám) ảnh hưởng trực tiếp tới độ mòn của các bề mặt tiếp xúc ta tiến hành cho chạy roda (chạy không tải ) để đạt được độ nhám tối ưu đạt được độ mòn ban đầu nhỏ nhất.

VD : Xe Máy khi bạn mới mua về phải cho chạy không tải một thời gian và lúc mới mua thì chỉ được chạy với tốc độ vửa phải ko được chạy nhanh....

2. Khi băng máy bị mòn đều khiến ụ động thấp hơn tâm trục chính khi tiện thì khiến cho dao thấp hơn tâm của phôi khi tiện tăng độ dám, gây mòn dao...khắc phục sử dụng cam đệm dao nâng dao lên bằng với tâm của phôi khi tiện (dựa vào tay nghề của người thợ)

3.đọc lại trong sách Công nghệ chế tạo máy -CSTS TRần Văn Địch và nguyên lý cắt và dụng cụ cắt
chúc bạn thành công trong kì thi tới
 
A

anhtuquanho

Author
Ðề: công nghệ chế tạo máy

1. khi mới sử dụng thì phải chạy rà tức là chạy không tải vì trong tất cả các chi tiết máy khi mới gia công và lắp ráp thì có các lớp nhấp nhô tế vi (độ nhám...) khi ta chạy để cho các lớp, bề mặt tiếp xúc với nhau làm mòn (mòn ban đầu) là nhỏ nhất.
2. giống nhưbanj duytap viết nhưng các dạng sai số xảy ra là về hình dáng hình học (ô van, yên ngựa... khi tiện) còn về khoan thì là không đúng tâm thường là thấp hơn tâm.
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: công nghệ chế tạo máy

1/ Đã trả lời....

2/ Khoan lỗ trên máy tiện khi thấp tâm sẽ làm biến dạng lỗ, gãy lưỡi khoan....

3/ Nguyên lý gia công tia lửa điện

Đặt một điện áp một chiều giữa 2 điện cực (một được gọi là dụng cụ và một gọi là phôi - chi tiết). Chúng được nhúng ngập trong 1 dung dịch cách điện đặc biệt (gọi là dung dịch điện ly).
Khi đưa 2 điện cực tiến lại gần nhau, đến một khoảng cách d đủ nhỏ thì xảy ra sự phóng tia lửa điện. Điều này có thể giải thích là do điện trường giữa khe hở đủ lớn (đạt khoảng 10^4 V/m) dẫn đến việc iôn hoá dung dịch điện ly và nó trở thành dẫn điện. Tia lửa điện phóng qua khe hở này và hình thành kênh dẫn điện, nhiệt độ lên đến khoảng 10000oC làm bốc hơi vật liệu các điện cực. Áp suất vùng này sẽ cao hơn các vùng khác.
Nguồn điện được ngắt đột ngột làm cho tia lửa điện biến mất. Do sự chênh lệch áp suất và do dung dịch lạnh từ ngoài tràn vào kênh dẫn điện gây ra tiếng nổ nhỏ và làm hoá rắn hơi vật liệu thành các hạt ô-xít kim loại. Sau đó, dung dịch điện ly được khôi phục trạng thái cũ của nó: không dẫn điện.
Nguồn điện được cung cấp lại và tia lửa điện lại xuất hiện.
Có thể thấy những điểm mấu chốt của phương pháp gia công tia lửa điện gồm:
Nguồn cung cấp điện áp dạng xung: thời gian ngắt nguồn điện là khoảng thời gian cần thiết để dung dịch điện ly có thể khôi phục lại trạng thái không dẫn điện của nó và sẵn sàng cho xung gia công tiếp theo. Nếu thời gian này không có hay nhỏ quá sẽ làm dung dịch điện ly luôn ở trạng thái dẫn điện. Điều này làm cho tia lửa điện phát triển thành hồ quang gây hỏng bề mặt chi tiết và dụng cụ.
Các điện cực làm bằng 2 loại vật liệu khác nhau và được nhúng ngập trong dung dịch điện ly: dung dịch này có chức năng chính là môi trường hình thành kênh dẫn điện.
Giữa các điện cực luôn có 1 khe hở nhỏ được gọi là khe hở phóng điện. Khe hở này cần được đảm bảo trong suốt quá trình gia công để duy trì sự ổn định của tia lửa điện.
( [FONT=&quot]Vũ Hoài Ân “ Gia công tia lửa điện CNC ” )[/FONT]
 
Top