Công nghệ gia công lỗ sâu

WMT

Active Member
Moderator
1.Tổng quan về lỗ sâu

Những lỗ có tỷ lệ giữa chiều dài và đường kính l/d >= 5 được gọi là lỗ sâu.Thực tế chúng ta gặp nhiều lỗ sâu như: xi lanh thủy lực ,nòng súng pháo...Ở các chi tiết này,thường tỷ lệ trên vượt xa so với quy ước,với các loại xi lanh thủy lực hay các nòng súng bộ binh tỷ lệ trên là 15 đến 20 lần, còn với các loại pháo cỡ lớn tỷ lệ trên lên đến 60 thậm trí 70 lần.Cũng do tính chất giống nhau khi gia công nòng súng và gia công các lỗ sâu khác nên trong ngành cơ khí nhiều khi thuật ngữ “khoan nòng súng” được dùng để chỉ chung cho phương pháp gia công lỗ sâu và các dụng cụ chuyên dùng để khoan lỗ sâu cũng được gọi là dao “khoan nòng súng”.



Hinh1. Xy lanh thủy lực
Lỗ sâu thường có hình dáng không quá phức tạp nhưng yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi khá cao,do vậy công nghệ gia công lỗ sâu là một công nghệ khó,có nhiều đặc điểm riêng và khác biệt so với lỗ thông thường,công nghệ gia công lỗ sâu cần trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng và chế độ gia công đặc biệt.Những khó khăn trong gia công lỗ sâu là:
- Khó tạo phoi khi cắt và khó thoát phoi ra khỏi vùng cắt
- Khó bôi trơn và làm nguội dụng cụ cắt
- Khó bảo đảm độ cứng vững,tránh rung động của hệ thống công nghệ nên khó bảo đảm độ thẳng theo yêu cầu và vị trí đúng đắn của tâm lỗ gia công
- Khó theo dõi kiểm tra chất lượng bề mặt gia công và sự làm việc của dụng cụ,đặc biệt là bảo đảm độ bền mòn của dụng cụ cắt trong suốt quá trình làm việc.
Các phương pháp gia công lỗ sâu:
1.Gia công cắt gọt:
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả.Lỗ sâu được tạo thành từ phôi thanh bằng các phương pháp khoan sâu để cắt đi phần kim loại dư.Để gia công lỗ sâu chính xác ,tùy theo phôi có dạng trục đặc hay trục rỗng mà những nguyên công cơ bản phải tiến hành là: khoan, khoét thô,khoét tinh,và các nguyên công gia công lần cuối như:khoét mỏng,doa,mài khôn,đánh bóng,trượt ép,lăn ép...

2.Gia công điện hóa
Dựa trên nguyên lý ăn mòn điện cực dương trong dung dịch điện phân khi có dòng điện đi qua.Phương pháp này ít dùng do trang bị công nghệ phức tạp, khó sử dụng,chủ yếu để gia công vật liệu khó gia công và có chiều sâu không lớn.
3.Gia công biến dạng dẻo:
Thực chất đây là quá trình rèn khuôn,dựa trên cơ sở biến dạng dẻo của kim loại, kim loại được gia nhiệt đến nhiệt độ rèn,sau đó dàn đều kim loại trên lõi bằng rèn,đạt yêu cầu kỹ thuật cao.Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho các lỗ có đường kính không lớn cho độ chính xác cao nhưng yêu cầu trang bị công nghệ phức tạp.
 
Last edited by a moderator:

WMT

Active Member
Moderator
2. Gia công lỗ sâu bằng phương pháp cắt gọt

2.1.Máy:
Xuất phát từ đặc diểm của lỗ sâu là có chiều dài phôi lớn nên các máy sử dụng ở đây hầu hết là các máy chuyên dùng có thể gia công từ một phía ,hai phía với chiều dài băng máy bảo đảm sao cho lớn hơn 1.5 đến 2 lần chiều dài phôi.Với những lỗ quá dài có thể sử dụng phương pháp nối dài thêm băng máy hoặc dùng hai máy quay đuôi nối tiếp nhau để gia công.



Hình 2.Máy được dùng trong gia công lỗ sâu
2.2.Dụng cụ cắt :
Dụng cụ cắt chuyên dùng cho gia công lõ sâu khá đa dạng về chủng loại và kết cấu. Sự ra đời các vật liệu siêu cứng đã cho phép chế tạo ra những loại dao cắt nhiều lưỡi có tốc độ cao cho năng suất lớn. Các yêu cầu cơ bản của dụng cụ cắt này là :
-  Dễ dàng đưa dung dịnh trơn nguội và thoát phoi ra khỏi vùng gia công
-  Dẫn hướng tốt và có độ cứng vững cao
- Triệt tiêu tối đa lực làm cong cán dao
- Mài và thay thế dễ dàng
Dụng cụ dùng trong gia công lỗ sâu thường được cấu tạo gồm 3 phần:phần cắt,phần dẫn hướng và phần thân
- Phần cắt: làm bằng thép gió,hợp kim cứng hay các vật liệu siên cứng (ceramic,kim cương) yêu cầu có độ bền nhiệt ,bền mòn cao
- Phần dẫn hướng :yêu cầu ma sát ít và khả năng đàn hồi cao,thường sử dụng gỗ hoặc chất dẻo tổng hợp
- Phần thân :làm bằng thép thông thường, ngoài nối phần cắt và dẫn hướng còn sử dụng để nối thêm phần cán nối dài đầu cắt để gia công những lỗ có chiều dài lớn.
Dụng cụ đo kiểm:Lỗ gia công có chiều sâu lớn nên trong quá trình gia công bằng phương pháp cắt gọt, thường gặp các dạng sai hỏng sau: lệch trục lỗ, cong trục lỗ, chiều dày thành không đồng đều, tạo bậc, gãy trục lỗ khi khoan hai đầu, lỗ elíp, phình tang trống, đa cạnh hoá bề mặt lỗ, lỗ bịcôn.


Hĩnh.4. Đầu cắt và cán nối dài
2.3 Các dụng cụ phụ:
Các dụng cụ phụ bao gồm :Đồ gá, thiết bị cấp thu dung dịch trơn nguội,dụng cụ đo kiểm
- Đồ gá :mâm kẹp 3,4 chấu;Khối V;luy nét;khối tâm:ống đàn hồi...
- Thiết bị cấp và thu dung dịch trơn nguội: có kết cấu phức tạp, đòi hỏi phải đồng bộ,thiết bị cấp đa số sử dụng bơm cao áp,thiết bị thu được nối trực tiếp ở đầu lõ gia công và có bộ phận lọc nhanh chóng để cấp trở lại.
- Dụng cụ đo kiểm:Lỗ gia công có chiều sâu lớn nên trong quá trình gia công bằng phương pháp cắt gọt, thường gặp các dạng sai hỏng sau: lệch trục lỗ, cong trục lỗ, chiều dày thành không đồng đều, tạo bậc, gãy trục lỗ khi khoan hai đầu, lỗ elíp, phình tang trống, đa cạnh hoá bề mặt lỗ, lỗ bịcôn.
[

Hình 5. Đầu đo lỗ sâu dùng laser và cảm biến điện

2.4 Dung dịch trơn nguội
Dung dịch trơn nguội đóng vai trò rất quan trọng trong gia công lỗ sâu.Ngoài tác dụng bôi trơn và làm mát nó còn cuốn phoi ra khỏi vùng gia công và giảm lực cắt. Vì vậy dung dịch trơn nguội cần được cấp liên tục đảm bảo với áp suất và lưu lượng đủ lớn.Thành phần dung dịch gồm 90%sunfoferejon +10%dầu hỏa hoặc 7-10% Emunxi +0,2% Na2CO3 + nước
Các loại dụng cụ cắt phải có kết cấu để dễ dàng đưa dung dịc trơn nguội vào vùng gia công và thoát phoi dễ dàng.Thường có 3 kiểu sau:
- Đưa dung dịch qua lỗ cán dụng cụ,phoi thoát theo khe hở giữa cán và thành lỗ
- Đưa dung dịch qua khe hở giữa cán và thành lỗ,phoi thoát theo lỗ cán
-  Dung dịch và phoi đi qua 2 lỗ cán lồng nhau .

Hinh6. Kết cấu dẫn thu dung dich trơn nguội khi khoan
2.5.Các nguyên công chính trong gia công lỗ sâu:

2.5.1 Khoan:
Khoan là phương pháp tạo lỗ từ phôi đặc hoặc phôi ống trên các máy khoan tiện hoặc máy vạn năng
Khoan đạt cấp chính xác IT14 –IT12, cấp độ nhám 3-5
Để khoan các lỗ có đường kính nhỏ hơn 100mm thường dùng phương pháp khoan đặc,những lỗ có đường kính lớn hơn 100mm thường sử dụng phương pháp khoan vòng.
2.5.2.Khoét:
Khoét là phương pháp gia công mở rộng lỗ trên máy khoan, máy tiện ,máy phay hay máy doa.Nguyên công này nhằn sửa thẳng trục tâm của lỗ và khoét đi phần lớn kim loại còn lại sau khi khoan.
Khả năng công nghệ của khoét có thể đạt tới cấp chính xác IT11- IT10,cấp độ nhám 5-7
Nguyên công khoét có thể chia làm 2 bước : khoét thô và khoét tinh
Khoét có 2 phương pháp là :khoét đẩy và khoét kéo

2.5.3 Doa:
Doa là phương pháp gia công tinh lỗ đã qua nguyên công khoan và khoét.
Khả năng công nghệ có thể đạt cấp chính xác IT 9- IT7, độ nhám đạt đến Ra =0.63 -1.25 thậm chí ra =0.6
Doa có 2 phương pháp cơ bản : Doa cưỡng bức và doa tùy động

2.5.4.Mài khôn
Mài khôn là quá trình cắt tế vi kim loại với sự tham gia tổng hợp của rất nhiều hạt mài trong điều kiện có đầy đủ dung dịc bôi trơn và làm nguội.
Mài khôn cho phép nâng cao độ chính xác kích thước,giảm sai số hình dáng hình học và độ nhám bề mặt gia công.Độ chính xác kích thước sau mài khôn đạt cấp 2 -3, độ nhám Ra= 0,08- 0,32
Mài khôn có thể có các bước sau: mài thô,mài phá, mài bán tinh, mài tinh,mài gương,mài tổ hợp.



Hinh7. Kết cấu mô phỏng mũi khoan xoắn và một đầu doa tinh làm bằng chì sử dụng một lần

2.6.Chọn chuẩn công nghệ trong gia công:
Gia công lỗ sâu rất khó kiểm soát sai số trong quá trình cắt gọt nên việc chọn chuẩn gia công có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng sản phẩm sau gia công. Chọn chuẩn hợp lý có thể giảm đáng kể sai số này.
Theo quan điểm công nghệ thì bề mặt nào có yêu cầu kỹ thuật ,độ chính xác cao được chọn làm chuẩn để gia công. Do vậy ở các nguyên công mở rộng lỗ,bề mặt trụ trong có yêu cầu cao về hình dáng hình học,độ nhám được chọn làm chuẩn gia công.Khi đã có lỗ,dùng mặt trong để làm chuẩn gia công mặt ngoài,sau đó dùng mặt ngoài vừa gia công xong làm chuẩn để móc lỗ dần hướng,lúc này bề mặt lỗ hướng này được lấy làm chuẩn để gia công bề mặt trong còn lại.Quá trình lặp lại liên tục đến khi hoàn thành các nguyên công.
- Các nguyên công tiện mặt trụ ngoài thì chuẩn là hai lỗ tâm của chi tiết
- Chuẩn của các bước gia công mặt đầu, vát mép, móc lỗ hướng là bề mặt trụ ngoài đã láng chuẩn vì khi đó việc rà tròn để điều chỉnh chi tiết được thực hiện trên bề mặt định vị này.
- Các nguyên công khoan, khoét mở rộng sau bước móc lỗ hướng thì chuẩn được xác định ban đầu là bề mặt trụ trong đã móc lỗ hướng. Chiều sâu lỗ hướng phải đảm bảo định vị bốn bậc tự do cho đầu dao để tránh đầu dao bị dao động ban đầu. Khi đầu dao đi qua hết chiều dài lỗ hướng thì chuẩn lúc này là bề mặt lỗ trong vừa gia công.
- Các nguyên công khoét tinh, doa, mài khôn không có bước móc lỗ hướng trước đó thì chuẩn là bề mặt trong vừa gia công ở nguyên công ngay trước đó. Khi đó, các bề mặt trụ ngoài đã láng chuẩn trước đó trở thành các mặt tì nơi cặp mâm cặp, nơi đặt các luynét.

2.7.Đảm bảo độ cứng vững của hệ thống công nghệ
Quá trình gia công lỗ sâu,các trang thiết bị đều có chiều dài lớn,việc bảo đảm độ cứng vững sẽ hạn chế đáng kể sai số gia công
- Chiều dài phôi lớn dễ bị võng,kém ổn định
- Băng máy nhiều khi phải ghép ,khe hở xuất hiện làm rung động trong quá trình cắt gọt
- Cán dụng cụ được nối dài,trong khi đi sâu vào lỗ dễ cong vênh do rung động
Vì vậy đây là vấn đề lớn trong quá trình đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và phải được chuẩn bị từ trước khi gia công
- sử dụng các cơ cấu làm tăng độ cứng của hệ thống ( luynét tĩnh, luynét động…)
- Chọn vật liệu và quy trình nhiệt luyện hợp lí
- Đảm bảo độ đồng tâm giữa lỗ chi tiết và đường tâm máy chắc chắn phải được bằng việc rà tròn và điều chỉnh. Độ đồng tâm giữa tâm lỗ chi tiết và tâm đầu dao cũng phải được đảm bảo nhờ các dẫn hướng lắp trên đầu dao,bản thân các dẫn hướng phải đảm bảo cong, tròn đều trên toàn chiều dài của nó (đạt được nhờ mài)
- Nguyên công mài khôn, đầu khôn phải tự lựa thông qua khớp nối ( khớp cầu, khớp các đăng) giữa đầu khôn và cán nối dài.
 
Last edited by a moderator:

ME

Active Member
Tốt lắm huyhoang. Cộng cho em một điểm.
 
H

Hoang Khanh

Tôi có thắc mắc nhỏ mong anh huyhoang84 giải đáp giúp, anh có viết "Khi đã có lỗ,dùng mặt trong để làm chuẩn gia công mặt ngoài,sau đó dùng mặt ngoài vừa gia công xong làm chuẩn để móc lỗ dần hướng,lúc này bề mặt lỗ hướng này được lấy làm chuẩn để gia công bề mặt trong còn lại.Quá trình lặp lại liên tục đến khi hoàn thành các nguyên công.". Ý anh là mình sẽ tạo ra 1 lỗ dẫn hướng mới không đồng tâm với lỗ cần gia công ? Nếu vậy thì mình sẽ gá đặt như thế nào nếu dùng trên máy tiện ? Cảm ơn anh.
 
L

Liễu Ngân Đình

Cậu ấy mới chỉ là nghe nói và Post lại thông tin thôi, theo tôi là thế.
Bạn hỏi câu này chứng tỏ bạn có 1 năng lực nhất định về nghề, tôi ko dám nói nhiều trước khi thảo luận thêm với bạn về vấn đề này, vậy xin hỏi bạn là bạn đã có những hiểu biết về vấn đề Khoan, Doa xâu chưa?
Bạn cũng biết là lấy đi, lấy lại chuẩn thì chẳng biết đầu này đã đúng chưa nhưng đầu kia đã sai bét nhè rồi nếu tiến hành gia công.
Vậy nên khoan xâu chỉ mang tính tạo hình, sau khi đã gắn sản phẩm cố đình lên đâu đó, người ta mới dùng doa di động để doa xâu lỗ đã khoan. Chắc chắn rằng mặt chuẩn sẽ rất đa dạng vì phụ thuộc vào tính chất công việc để lấy chuẩn mà Doa xâu.
Mong bạn và mọi người tiếp tục chủ đề thú vị này.
 
Em cũng có một vài thứ hơi linh tinh xin đc nói ra ạ!
thưa các đaj ca:D
thứ nhất: ở công nghệ phục hồi lỗ xâu đặc biệt là lỗ côn người ta sẽ dùng chính lỗ côn ấy để định vị chuẩn thô đê gia công ( có thể tiên sau khi hàn đắp) bề mặt trụ trụ ngoài hoặc cũng có thể là bề mặt bất kỳ theo em quan sát đc người ta có thề sài đc trên máy tiện đc ý anh Hoàng Khanh ạ .
tiện đến một cấp độ nào đó sau đó người ta kẹp ba chấu để gia công lại bề mặt côn sau đó người ta lại dùng chính bề mặt côn vừa gia công được để gia công tinh lại bề mặt ngoài , rồi dùng bề mặt ngoài tinh lại bề mặt côn (có thể trụ nhưng ở trụ dễ dàng hơn).người ta sẽ mài tinh bề mặt ngoài từ đó lại dùng bề mặt ngoài để dùng làm chuẩn tinh lại để mài tinh lại lỗ Côn( trụ) có điều chọn chuẩn qua lại sẽ xuất hiện sai số chuẩn , người ta sẽ chấp nhận trong một giới hạn nào đó , hoặc khử sai số chuẩn PP thì em chưa dõ lắm ạ,anh liễu ngân đình có thể bổ xung đc kô ạ.
Thứ Hai : vấn đề gia công lỗ sâu ở chế tạo nòng súng có rãnh xoắn theo em đc biết người ta sẽ đúc ạ. sau đó người ta tiện xoắn , quan trọng là nguyên công tinh họ sẽ truốt và trưốt như thế nào?
người ta dùng một đồ gá dao đặc biệt có thể cho dao ( truốt ) có thể xoay tự lựa theo rãnh xoắn Dao sẽ chuyển động tịnh tiến và tự xoay nhờ đồ gá dao đó. Em xin lỗi là máy em hỏng AutoCad nên chưa post lên đc.cái này thì em đc thực tập rùi và em cũng cùng các bác đứng máy làm . xin hết ý kiến ạ
 
D

dondoan

Công nghệ gia công các lỗ bạn huyhoang84 nói cũng chi tiết lắm và có lý ,nhưng cũng không chỉ đơn giản như thế đâu.Hình số 4 có cái đầu cắt ngắn quá(drill head adapter).Trước đây khi làm cho hãng ISCAR ,tôi từng làm qua cái đầu mũi khoan đó,nó không thể dùng khoan sâu được ,và chỉ nên dùng cho sắt mềm,dù có khoan sâu thì cũng không thẳng đâu.Muốn khoan sâu thì phần thân đấu lưỡi cắt có chiều dài tối thiểu thì phải gấp 5 lần đường kính (phần nối vào thân khoan).Ngoài ra dung dịch làm nguội là một loại dầu trơn khó cháy,bơm dầu thì phải có một loại máy đặc biệt có lực ép lên đến 2000 PSI nếu khoan những lỗ nhỏ như 2mm (nghĩa là lực ép khoảng 900 kg trên 1 inch vuông) với lưc ép này ,tia dầu nếu văng trực tiếp trên người thì rất là đau đấy.Cái máy khoan đó có tên gọi là GUN DRILL (súng khoan).Hãng tôi làm đang đổ nền đề đặt một GUN DRILL loại lớn có thể khoan lỗ dài đến khoảng 7 mét với đường kính lỗ lên đến 6 inch.Nội chỉ đổ xi măng làm cái nền móng đặt khoan thôi mà tụi nó loay hoay 2 tuần rồi bây giờ vẫn chưa xong.(vừa làm vừa chơi)

Bạn yopopovp nói nòng súng là sắt đúc gia công đường soắn,không biết có phải là ý đúc khuân (mold casting)có lỗ sẵn chỉ cần khoan sơ sơ rồi làm đường kinh tuyến không....?Nếu làm thế thì bắn địch không chết mà đồng đội bị thương.Lý do là có thể nòng súng chẳng bao lâu sẽ bể.Nếu làm nòng súng thì phải là cây sắt đặc,và đem hấp với nhiệt độ nhất định ,sau đó khoan lỗ và làm đường kinh tuyến,mang đi mài,cuối cùng nhúng chất chống mòn và thui (nghĩa là chui phớt qua lớp vỏ ngoài ) cho nó dai cứng lớp vỏ ngoài thôi,làm cứng quá bên trong thì không cần thiết ,nóng quá thì nòng súng sẽ biến thể và không thẳng nữa đại khái là như vậy.
 
L

Liễu Ngân Đình

Để hôm nào đẹp giời, tôi sẽ post vài cái ảnh về máy khoan và doa sâu để mọi người cùng thưởng lãm.

@bác dondoan: bác muốn nói đến đường Khương tuyến trong nòng súng, đúng không ạ!
Bạn ấy còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên mới quên mất tính ổn định của sản phẩm và cũng chưa hiểu rõ về sự làm việc của nòng súng khi viên đạn bay ra nên chưa đưa ra được lời giải thích hợp lý. Dù sao cũng đáng khen bạn YOPO, bác nhỉ!
 
D

dondoan

bạn Đình nói cái rãnh soáy trong nòng súng gọi là "khương-tuyến " à ....! Tớ không có chút ấn tượng gì cả...! Thankyou...! :D
 
Em xin đính chính em chưa nói sâu về chế độ nhiệt luyện hay chống mài mòn.... vấn đề em nêu ra là 1 số nguyên công gia công cắt gọt,em xin nói thêm với anh dondoan là công nghệ này có từ lâu rôi ạ làm sao mà nga, đức trong CTTG 1 2 có thể sài đc máy cắt dây thưa anh , ý em là chế tạo cái rãnh soắn ở nòng súng hay nòng pháo ý ạ,cái Khái niệm "Khương _tuyến" của anh Đình là đúng rồi .
em có trong tay công nghệ chế tạo và chế độ nhiệt luyện ... đầy đủ của một nòng súng có D=82 với 4 rãnh xoắn ạ . có ai thích em share đọc cho vui, tất nhiên Nhiệt Luyện hay sử lý sơn phủ... em sẽ thay đổi thông số...
 

WMT

Active Member
Moderator
@HoangKanh:Ý của HK là nếu như dùng bề mặt ngoài làm chuẩn để móc lỗ dẫn hướng thì có thể xảy ra trường hợp tâm lỗ dẫn hướng không trùng tâm máy phải không? Đúng là sẽ xảy ra điều đó nhưng nó có liên quan gì đến ga đặt chi tiết trên máy tiện đâu nhỉ, đây chỉ là công đoạn tạo chuẩn công nghệ cho bước gia công tiếp theo thôi mà.
Giả sử phôi đã qua công đoạn khoan sâu để tạo lỗ. Các nguyên công tiếp theo là khoét mở rộng lỗ. Quá trình gá đặt hình dung như sau:
- Đầu tiên ,chi tiết được chống tâm hai đầu, thực hiện tiện bóc vỏ ngoài còn gọi là láng chuẩn.
- -Sau đó chi tiết được kẹp trên mâm cặp, đầu còn lại đỡ trên luy-nét, rà tròn để bảo đảm độ đảo vị trí và độ không song song giữa tâm chi tiết với tâm máy theo YCKT . Móc lỗ dẫn hướng, lỗ này sẽ dùng để làm chuẩn thực hiện công đoạn khoét mở rộng lỗ, bề mặt lỗ lúc này có vai trò định vị , các thanh dẫn hướng của đầu khoét tỳ vào đó định vị cho dao ăn sâu tiếp.

@ Liễu Ngân Đình : Đây là chuyên ngành của bọn em mà, chứ đâu phải chỉ nghe người ta nói không, em cũng được xem công nhân làm rồi..
Chính vì gia công lỗ sâu rất khó kiểm soát sai số vị trí tương quan của các đường tâm nên từng nguyên công phải tạo chuẩn hợ lý và là chuẩn thống nhất cho các bước tiếp theo, như vậy làm sao xảy ra chuyện gia công đầu này mà đầu kia sai được???
Đúng là với phôi đặc thì bước khoan lỗ đầu tiên chỉ mang tính tạo hình, làm sao để có cái lỗ là được. Các nguyên công mở rộng lỗ và gia công tinh mới quan trọng, với những lỗ lớn cần có thêm nhiều nguyên công khoan cũng như khoét để mở rộng, còn doa hay mài khôn là công đoạn gia công tinh về sau. Khi đó các đầu doa hay mài khôn là tùy động (chứ không phải di động ) nghĩa là nó sẽ tự điều chỉnh theo độ không song song của tâm lỗ so với máy thông qua khớp nối dạng cầu hay Các đăng nối đầu dao và cán.
Anh cố gắng viết về phần này thêm đi, em nghĩ anh có nhiều kinh nghiệm đấy.

@ dondoan: theo mình được biết thì đầu cắt đó của hãng Sandvick ,có nhiều lưỡi dùng để khoan, với lỗ sâu thì có lẽ chỉ gia công được các lỗ có chiều dài không lớn lắm, tất nhiên là phải có cán nối dài thì mới khoan được
Còn công nghệ gia công lỗ sâu bằng cắt gọt thì bài của mình viết ở đây phù hợp với điều kiện công nghệ trong nước thôi, ở những nước tiên tiến có thể họ sẽ có công nghệ khác ,như bạn nói đấy, lỗ 2mm thì có thể bằng khoan thông thường hay gia công tia laser, xung điện.
Bạn nói đến máy GUN DRILL ,nếu có thể bạn post vài cái ảnh lên và giới thiệu qua về nó cho mọi người cùng biết được không.

@ yopopovp: Gia công lỗ sâu có 2 kiểu : lỗ trơn và lỗ có rãnh xoắn ,với lỗ có rãnh xoắn thì ban đầu vẫn phải trải qua các bước tạo lỗ trơn như đã nói ở trên. Với cả gia công rãnh xoắn cũng có nhiều kiểu bạn ạ, mỗi dạng rãnh xoắn khác nhau cũng sẽ có các phương pháp khác nhau, chứ đâu chỉ có chuốt như bạn nghĩ . CÒn tiện xoắn thì thú thực mình chưa nghe nói bao giờ
Còn phôi để gia công nòng súng thì như dodoan nói đấy, nếu chỉ đơn giản là đúc rồi cắt rãnh xoắn thì chưa biết có bắn đươc địch hay không thì người bắn đã toi rồi . Đúc chỉ dùng tạo phôi cho các lỗ có tiết diện và chiều dài không lớn (như nòng súng ngắn chẳng hạn), vì đúc dễ sinh ra các khuyết tật ở tinh thể vật liệu làm cơ tính giảm, khi chịu áp suất lớn hay điều kiện làm việc khắc nghiệt chi tiết rất dễ bi hỏng, như ở nòng súng chịu áp suất tức thời thì sẽ bị nứt vỡ, các hệ thống xi lanh thủy lực dưới áp suất cao liên tục sẽ bị rò rỉ chất lỏng . Cho nên với các chi tiết như vậy thì phôi thường làm bằng các loại mác thép đặc biệt , chủ yếu là phôi cán và rèn, sau quá trình gia công cơ sẽ được nhiệt luyện và trải qua một vài giai đoạn ủ ram để nâng cao cơ tính, khử bỏ khuyết tật ; tiếp đó phải kiểm tra tỷ mỷ lắm rồi mới mài để đạt kích thước và độ bóng yêu cầu ,cuối cùng đem đi xử lý bề mặt để bảo vệ chống ăn mòn .
Ngay việc tưởng chừng như đơn giản là gia công lỗ trơn các xilanh cỡ lớn dùng trong hầm mỏ than,mà là cả một đề tài cấp nhà nước làm mãi ,thử đi thư lại mới xong, vì ống xi lanh chịu áp suất cao quá nên nếu không xử lý vật liệu sau nhiệt luyện đúng quy cách thì cơ tính không bảo đảm đem đi dùng một thời gian là dầu dò qua các khe hở tế vi giữa các tinh thể làm giảm tuổi thọ nhanh chóng.
Mà yopopovp học CTM3 HVKTQS thì kiểu gì trong lớp chả có một vài bạn làm đồ án tốt nghiệp về phần này , khóa CTM2 vừa ra trường cũng có cậu hỏi mình về gia công lỗ trơn đấy.


Tóm lại, gia công lỗ sâu là công nghệ tương đối đặc thù. Bài trên chỉ là một phần trong loạt bài về công nghệ gia công lỗ sâu mà mình định viết. Mục đích cũng là để tham khảo ý kiến của mọi người, vì vậy rất mong có được phản biện của các thành viên ,và có sự tham gia viết cùng của các bác có kinh nghiệm trong lĩnh vực này .Khi nào dỗi, mình viết tiếp các phương pháp gia công còn lại.
 
Giúp thêm huyhoang84 một ít hình ảnh và tài liệu.
Thật ra Gundrill là cái tên cúng cơm của máy khoan lổ sâu được người Châu Âu chế ra hơn 200 năm trước chuyên trị khoan nòng súng.Bây giờ Gundrill đựoc dùng trong rất nhiều ngành chứ không dùng riêng để khoan nòng súng nữa.Nhưng người ta vẫn dùng chữ Gundrill để chỉ loại máy chuyên trị khoan sâu này.
Thỉnh thoảng tôi vẫn thường gởi hàng đi mấy chổ gundrill để khoan lổ sâu,không riêng gì sãn phẩm hình trụ ,mà họ có thể khoan lổ sâu ở các dạng khối khác.
Máy gundrill



Sơ đồ máy



Khoan

Đầu mũi khoan

Có nhiều loại khoan,hình trên chỉ là sơ đồ.

Xem video ở đây :

http://www.dmetool.com/video.htm

Thêm nhiều tài liệu ở đây :

http://www.gundrillingsolutions.com/Pages/basicpr.html

Sẳn dịp, ôn cố tri tân, post 1 cái hình đồ cổ .
Hình đen trắng không còn rõ lắm về các nguyên công để chế tạo súng.
Hai hình ở dưới cùng là máy khoan và doa sâu cho nòng súng.Các máy móc này chưa có mô tơ.Trục quay được nhờ một hệ thống ròng rọc.



Thân mến

svb
 
Last edited by a moderator:

WMT

Active Member
Moderator
Thanks bác svb. Mong mọi người tiếp tục trao đổi.
 
V

Vo HuyThanh

Bổ sung thêm thông tin về gia công lỗ sâu cho huyhoang84
.............................................


Gia công lỗ sâu theo phương pháp cắt gọt thì có 3 phương pháp .
1) Phương pháp khoan BTA
2) Phương pháp khoan GUNDRILL
3) Phương pháp khoan SBR còn gọi là Skyving M/C

1) Phương pháp khoan BTA...........Đây là phương pháp khoan theo phần đầu của bài viết của huyhoang84. Mũi khoan là mũi đặc thù gồm có 3 phần là phần dẫn hướng, phần thân và đầu khoan. Phần thân khoan thường rỗng ruột dạng pipe, khi khoan phôi sẽ được cuốn theo dầu tản nhiệt vào ống trong phần thân và thải ra ngoài. Khi khoan thì cả 2 phần phôi và mũi khoan được gá trên 2 mâm cập và cùng quay.Một số máy BTA với hệ thống cặp phôi đứng yên không quay gọi là BTA Floor hoạt động giống như máy khoan GUNDRILL nhưng dùng mũi khoan BTA. BTA được dùng để khoan các lỗ sâu và có đường kính lớn từ 15mm đến 2000mm, chiều sâu khoảng khoảng 200 lần so với đường kính mũi khoan (khoảng từ 1 đến 15m). Đầu khoan cũng được chia làm 3 loại là SOLID BORING, TOREBAN BORING và COUNTER BORING. Xem hình dưới



Ưu điểm của dạng khoan này là
Khoan lỗ lớn, dài
Khi khoan do phần phôi thải ra sẽ chạy vào trong ruột mũi khoan đi ra nên bề mặt sản phẩm khoan bóng láng, không bị sướt như khoan thường.
Đối với các lỗ khoan có đường kính từ 10 đến 30mm thì người ta cũng có thể khoan bằng kỹ thuật GUN DRILL , nhưng nếu dùng đầu khoan BTA thì có thể khoan nhanh hơn GUNDRILL vì tính cứng vững của mũi khoan.
Thông thường với máy khoan dạng BTA thì hệ thống dẫn hướng rất cứng vững nên độ chính xác rất cao. Với các máy mới người ta có thể khoan lỗ chính xác với độ lệch tâm và độ chính xác vòng tròn ( chân viên độ) trong dung sai 0.05mm ở cự ly khoan 11m và sai lệch 0.01 trong phạm vi khoan 1m.




Nhược điểm:
Không khoan lỗ nhỏ được.
Thiết bị máy lớn, tiền đầu tư rất cao. Nếu không có việc làm hàng loạt liên tục thì đầu tư máy này rất khó thu hồ vốn


Toàn thân máy khoan BTA KD25

Trục chính và mâm cặp

Hệ thống dẫn hướng chống rung phôi

bảng điều khiển

mâm cặp sau kiêm hệ thống đẩy áp lực cao

hệ thống dẫn hướng chống rung mũi khoan

2. Phương pháp khoan GUNDRILL
Đây là phương pháp khoan dựa trên kỹ thuật khoan nòng súng mà chú em svb đã đề cập ở trên. Mủi khoan gundrill cũng là dạng đặc thù khác với mũi khoan BTA. Xem hình dưới . Khi khoan cần phải có hệ thống phu nda62u cắt tốc độ cực chanh, cực mạnh. Dầu cắt sẽ đi theo đường dẫn trong thân mũi khoan và phôi cắt sẽ theo đường thoát trên thành thân lưỡi khoan thoát ra ngoài.

máy khoan Gundrill NC, có khả năng khoan một lần nhiều mũi khoan

máy khoan Gundrill dạng Kneetype

Mũi khoan Gundrill
Ưu điểm:
Phương pháp này có thể khoan chính xác được lỗ có đường kính nhỏ từ 3mm đến 30mm
Giá thành máy rẻ so với máy khoan BTA
Nhược điểm
Khoan lỗ đường kính lớn không được. Hệ thống chống rung yếu so với máy BTA nếu cùng khoan lỗ 30mm thì bề mặt sản phẩm của phương pháp khoan BTA tốt hơn


3. Phương pháp khoan SBR
Hệ thống khoan gần gống với hệ thống khoan BTA nhưng khác ở chỗ khi khoan vào thì nó khoan thô, khi rút mũi ra thì nó gia công tinh. Cho bề mặt sản phẩm có độ bóng rất cao từ 0.5 đến 3S. Có thể khoan lỗ lớn từ 100mm đến 1000mm , chiều sâu có thể khoan từ 1m đến 15m


Toàn bộ thân máy khoan SBR

Mũi khoan SBR

Mũi khoan SBR


Chúc các em vui vẻ. Ai biết thêm nữa thì bổ sung thêm.
 
Last edited by a moderator:

WMT

Active Member
Moderator
Bác Huythanh cung cấp thêm rất nhiều thông tin về khoan lõ sâu . Ngoài cắt gọt còn 2 phương pháp hay dùng là gia công bằng biến dạng dẻo và điện hóa. Bác và anh em khác có tư liệu gì có thể cung cấp thêm.
 
Công nghệ mới bọn em đang là sinh viên nên ít cơ hội đc tiếp xúc nhiều lắm, những kiến thức ít ỏi bọn em có đc là do bọn em quan sát và đc thực hành tại nhà máy Z153 thuộc bộ quốc phòng trong sửa chữa cải tiến các trang thiết bị cho binh chủng tăng thiết giáp. em có thấy người ta cũng gia công lỗ xâu bằng phương pháp khoan lỗ xâu với máy phay đứng. khi khoan người ta sẽ có thể tháo ụ động trên và lắp mũi khoan. Chính em cũng đã cùng các bác các chú thợ ở đây làm trong một lần may mắn xuống xưởng và cùng các chú ấy gá và khoan,
@huyhoang84 có phải bạn học ở lớp chế tạo máy 2???
Hôm trc em nói đúc là sai em xin đc đính chính lại ạ.
 
L

Liễu Ngân Đình

Cty Z153 là một đơn vị nghèo, nên mọi người phải nghĩ ra Mẹo để làm, nhiều hơn là áp dụng công nghệ đúng để gia công.
Thật lòng tôi cũng thấy buồn khi một đơn vị Tăng Thiết giáp của ta lại tồn tại quá nhiều máy cũ kỹ và lạc hậu đến vậy.
Nếu chiến tranh sảy ra, đội ngũ Tăng thiết giáp vẫn là lực lượng chủ lực của bộ binh để là mũi tiên phong và là quả đấm Thép dáng vào quân thù.

Bạn chỉ thấy công nghệ lạc hậu thôi, nếu bạn làm ở cty đóng tầu chắc sẽ biết nhiều hơn.
 
Anh Đình nói vậy em chả biết nói thế nào thưa đại ca,
công nhận nghèo anh ạ,nhưng họ vẫn làm ra những sản phẩm có độ chính xác khá cao thưa đại ca,em nói chân thành chứ kô châm chọc gì đâu thưa ĐK.
Bọn em đang đi học đc tiếp xúc với thực tế là may mắn và hiếm có anh ạ.
Mà anh có ở HN kô cho đệ theo học hỏi ít đc kô ạ
 
L

Liễu Ngân Đình

Đại Ca thì ko dám ;D
1- máy cắt dây ở Z153 là do anh bán và chuyển giao công nghệ
2- Cậu anh làm ở đây
3- anh thân với 1 cán bộ nơi này
Vậy cũng đủ để biết Z153 NGHÈO.
Nếu nói làm chính xác thì ai dám đảm bảo nếu anh đem máy thử (các loại để kiểm bất cứ cái gì) mà em hay các chú ở đây làm cho rằng chính xác mà ko hề chính xác?
Mọi người đang làm theo cách ghép những cái Sai lại để tạo ra 1 cái đúng thôi.
Có thể thấy được vấn đề ở chỗ là những sản phẩm làm ra ko bền. J
Anh ko có ý nói mọi người tay nghề kém, anh biết rằng họ rất giỏi nhưng do thiếu dụng cụ nên họ ko phát huy được hết khả năng của mình.
Các cụ có dạy "Nhất đồ nhì nghề"
Vậy là em cũng hiểu được vấn đề mà anh nêu chứ?
 
'1- máy cắt dây ở Z153 là do anh bán và chuyển giao công nghệ"câu này chưa hiểu dõ ý.
tưởng là của Nga chứ ạ. hì hì
"2- Cậu anh làm ở đây"Cậu anh có làm trên phòng kỹ thuật kô ạ
hì hì còn lại em hiểu cả ạ, có nhiều cái tế nhị lắm mà nói ra thì e lại "động chạm"tới các vấn đề khác nữa phải kô đại ca:D
Nghèo... là khổ các cụ vẫn nói thề mà
 
Top