CÔNG NGHỆ LUYỆN KIM BỘT

  • Thread starter Liễu Ngân Đình
  • Ngày mở chủ đề
L

Liễu Ngân Đình

Author
CÔNG NGHỆ LUYỆN KIM BỘT

I- Giới thiệu :

Ngày nay công nghệ luyện kim bột được ứng dụng ngày càng rộng rãi để chế tạo các chi tiết máy phức tạp, những chi tiết ghép từ các vật liệu khác biệt ( kim loại-chất dẻo; kim loại thủy tinh; vv... ) , những chi tiết có độ cứng cao và nhiệt độ làm việc siêu cao trong ngành công nghiệp hạt nhân, vũ trụ. Hiện người ta cũng đã ứng dụng rất nhiều những sản phẩm của phương pháp kim loại bột trong công nghiệp và đời sống. Tuy nhiên ngành kim loại bột của chúng ta phát triển ở mức còn thấp. Rất nhiều chi tiết, vật liệu được chế tạo theo phương pháp kim loại bột chúng ta buộc phải đặt mua từ nước ngoài. Đây cũng là lĩnh vực đầu tư có triển vọng.

Vật liệu, sản phẩm sản xuất theo phương pháp kim loại bột gồm 3 bước :

Chế tạo bột kim loại, hợp kim hay phi kim có thành phần đúng với yêu cầu ở dạng bột rắn và mịn. Thường sản xuất bột kim loại theo phương pháp nghiền, phun tia kim loại lỏng dưới áp lực cao vào môi trường nguội nhanh, điện phân, hoàn nguyên.

Tạo hình : theo thiết kế sản phẩm lấy các loại bột theo tỉ lệ xác định và trộn lẫn thật đều rồi đưa vào khuôn ép nén dưới áp lực 100- 1000 MPa. Muốn có khối lượng riêng lớn và đồng đều phải ép dưới áp lực cao đồng thời rung cơ học .

Thiêu kết : Ép xong đem nung nóng đến nhiệt độ và trong khoảng thời gian xác định trong chân không hoặc trong môi trường khí bảo vệ. Sẽ sảy ra qúa trình kết tinh lại tạo ra các hạt mới đa cạnh, các hạt liên kết bền vững với nhau làm tăng cơ lý tính của sản phẩm đến giá trị mong muốn. Có thể kết hợp ép tạo hình và thiêu kết đồng thời vào một bước để đạt được mật độ cao nhất.

Đặc điểm của phương pháp :

Nguyên liệu được sử dụng gần như triệt để ( hư hao nguyên liệu ít ).

Sản phẩm ra có tình đồng nhất cao và ít phải gia công.

Cấu trúc tế vi : không xít chặt luôn có lỗ rỗng. Độ xốp thay đổi từ 2 đến vài chục % tùy theo phương pháp công nghệ và yêu cầu chế tạo sản phẩm.

Có nhiều sản phẩm chế tạo theo phương pháp kim loại bột sẽ rẻ hơn nhiều so với phương pháp truyền thống.

II- Những ứng dụng của phương pháp kim loại bột :

Người ta dùng phương pháp kim loại bột để chế tạo :

1- Hợp kim cứng : để sản xuất vật liệu cắt gọt có tính chịu nóng cao tới 1000 độ C, tốc độ cắt đến hàng trăm m/ph. Loại này sử dụng bột WC, TiC, TaC và một lượng nhỏ côban làm chất kết dính. Có thể dùng một, hai hoặc ba cácbit và tương ứng sẽ có hợp kim cứng một, hai hoặc ba cacbit. Ví dụ, loại một cacbit WCCo15; loại hai cacbit WCTiC14Co8, loại ba cacbit WCTiC4TaC3Co12.

2- Vật liệu làm đĩa cắt : dùng các vật liệu siêu cứng như kim cương nhân tạo hoặc nitrir bo BN. Chất kết dính là bột B, Be hoặc Si. Ép nóng dưới áp lực và nhiệt độ cao hoặc rất cao tùy thuộc yêu cầu công nghệ.

3- Vật liệu mài : dùng bột SiC, chất kết dính là nhựa hữu cơ hay gốm thủy tinh.

4- Vật liệu kết cấu trên cơ sở nhôm và hợp kim nhôm ( SAP; SAAP ) hoặc trên cơ sở sắt và thép, hoặc trên cơ sở đồng và hợp kim đồng.

5 - Chế tạo thép gió theo phương pháp kim loại bột có thể tạo ra mác thép gió hợp kim hóa cao và dụng cụ có hình dạng phức tạp. Độ bền cao hơn so với phương pháp cổ điển 1,5 - 3 lần.

6- Bạc xốp tự bôi trơn: dùng bột đồng hoặc sắt và một lượng nhỏ grafit. Người ta chế tạo bạc có độ xốp 10-25% và cho thấm dầu nhớt trong chân không ở nhiệt động khoảng 70 độ C


7- Chế tạo vật liệu ghép từ những vật liệu có tính chất khác biệt, một số loại vật liệu mới.

Đề xuất :

Bạc xốp tự bôi trơn là loại ổ trượt được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp và đồ dùng gia dụng. Ở VN hiện đã có đơn vị sản xuất ra bột đồng bằng công nghệ ngoại nhập chất lượng cao đạt tiêu chuẩn EU :

TT Kích thước hạt,Micrômét
1 75
2 71 -125
3 125 - 160
4 160 - 250
5 250 - 355
6 >355
T/phần hóa học: Tương đương mác đồng M3, M2, M1. Hàm lượng Cu≥ 99,7%

Một số loại bột khác cần dùng trong phương pháp kim loại bột chúng ta cũng có thể nhập. Chúng tôi có thể tư vấn chuyển giao công nghệ và thiết bị sản xuất bạc đồng xốp của Ucraina.Vốn đầu tư không cao. Nếu làm tốt công tác thị trường thì thời gian hoàn vốn khá nhanh.

Nguồn http://xadovietnam.com/CNKLBot.htm
 
D

Duc Huy

Author
Về PP luyện kim bột, Duc Huy xin có ý kiến nho nhỏ:
Thiêu kết : Ép xong đem nung nóng đến nhiệt độ và trong khoảng thời gian xác định trong chân không hoặc trong môi trường khí bảo vệ. Sẽ sảy ra qúa trình kết tinh lại tạo ra các hạt mới đa cạnh, các hạt liên kết bền vững với nhau làm tăng cơ lý tính của sản phẩm đến giá trị mong muốn. Có thể kết hợp ép tạo hình và thiêu kết đồng thời vào một bước để đạt được mật độ cao nhất.
Có thể chia làm 2 loại: ép nguội và ép nóng. Có một số loại vật liệu nếu ép nguội thì chưa đạt được liên kết tốt, do vậy cần phải tận dụng tác động của nhiệt độ để làm tăng liên kết. Sau khi đã ép nóng xong, chuyển ngay sang thiêu kết cũng là một sự tận dụng.
Ưu điểm của PP Luyện kim bột đang được phát triển, để khắc phục những nhược điểm của các pp truyền thống. Chẳng hạn rất khó đúc một loại hợp kim mà trong đó các thành phần có nhiệt độ nóng chảy khác nhau, khối lượng riêng khác nhau, ( đúc sẽ tạo ra thiên tích). Ngoài ra như bạn Liễu Ngân Đình đã nói là sẽ có được độ đồng đều rất tốt.
Hiện nay các loại bạc đồng được chế tạo chủ yếu bằng pp Luyen kim bột. Các loai bạc này co khả năng tự bôi trơn bởi vì trong khi chế tạo đã có C, va sau khi chế tạo, co tồn tại các lỗ rỗ, có thể cho ngâm vào dầu bôi trơn, các lỗ này sẽ làm nhiệm vụ tich trữ. Khi sử dụng thi bạc nay coi như không phải tra dầu bôi trơn ( vì tự nó đã có )
 
D

Duc Huy

Author
CÔNG NGHỆ LUYỆN KIM BỘT

I- Giới thiệu :

Ngày nay công nghệ luyện kim bột được ứng dụng ngày càng rộng rãi để chế tạo các chi tiết máy phức tạp, những chi tiết ghép từ các vật liệu khác biệt ( kim loại-chất dẻo; kim loại thủy tinh; vv... ) , những chi tiết có độ cứng cao và nhiệt độ làm việc siêu cao trong ngành công nghiệp hạt nhân, vũ trụ. Hiện người ta cũng đã ứng dụng rất nhiều những sản phẩm của phương pháp kim loại bột trong công nghiệp và đời sống. Tuy nhiên ngành kim loại bột của chúng ta phát triển ở mức còn thấp. Rất nhiều chi tiết, vật liệu được chế tạo theo phương pháp kim loại bột chúng ta buộc phải đặt mua từ nước ngoài. Đây cũng là lĩnh vực đầu tư có triển vọng.

Vật liệu, sản phẩm sản xuất theo phương pháp kim loại bột gồm 3 bước :

Chế tạo bột kim loại, hợp kim hay phi kim có thành phần đúng với yêu cầu ở dạng bột rắn và mịn. Thường sản xuất bột kim loại theo phương pháp nghiền, phun tia kim loại lỏng dưới áp lực cao vào môi trường nguội nhanh, điện phân, hoàn nguyên.

Tạo hình : theo thiết kế sản phẩm lấy các loại bột theo tỉ lệ xác định và trộn lẫn thật đều rồi đưa vào khuôn ép nén dưới áp lực 100- 1000 MPa. Muốn có khối lượng riêng lớn và đồng đều phải ép dưới áp lực cao đồng thời rung cơ học .

Thiêu kết : Ép xong đem nung nóng đến nhiệt độ và trong khoảng thời gian xác định trong chân không hoặc trong môi trường khí bảo vệ. Sẽ sảy ra qúa trình kết tinh lại tạo ra các hạt mới đa cạnh, các hạt liên kết bền vững với nhau làm tăng cơ lý tính của sản phẩm đến giá trị mong muốn. Có thể kết hợp ép tạo hình và thiêu kết đồng thời vào một bước để đạt được mật độ cao nhất.

Đặc điểm của phương pháp :

Nguyên liệu được sử dụng gần như triệt để ( hư hao nguyên liệu ít ).

Sản phẩm ra có tình đồng nhất cao và ít phải gia công.

Cấu trúc tế vi : không xít chặt luôn có lỗ rỗng. Độ xốp thay đổi từ 2 đến vài chục % tùy theo phương pháp công nghệ và yêu cầu chế tạo sản phẩm.

Có nhiều sản phẩm chế tạo theo phương pháp kim loại bột sẽ rẻ hơn nhiều so với phương pháp truyền thống.

II- Những ứng dụng của phương pháp kim loại bột :

Người ta dùng phương pháp kim loại bột để chế tạo :

1- Hợp kim cứng : để sản xuất vật liệu cắt gọt có tính chịu nóng cao tới 1000 độ C, tốc độ cắt đến hàng trăm m/ph. Loại này sử dụng bột WC, TiC, TaC và một lượng nhỏ côban làm chất kết dính. Có thể dùng một, hai hoặc ba cácbit và tương ứng sẽ có hợp kim cứng một, hai hoặc ba cacbit. Ví dụ, loại một cacbit WCCo15; loại hai cacbit WCTiC14Co8, loại ba cacbit WCTiC4TaC3Co12.

2- Vật liệu làm đĩa cắt : dùng các vật liệu siêu cứng như kim cương nhân tạo hoặc nitrir bo BN. Chất kết dính là bột B, Be hoặc Si. Ép nóng dưới áp lực và nhiệt độ cao hoặc rất cao tùy thuộc yêu cầu công nghệ.

3- Vật liệu mài : dùng bột SiC, chất kết dính là nhựa hữu cơ hay gốm thủy tinh.

4- Vật liệu kết cấu trên cơ sở nhôm và hợp kim nhôm ( SAP; SAAP ) hoặc trên cơ sở sắt và thép, hoặc trên cơ sở đồng và hợp kim đồng.

5 - Chế tạo thép gió theo phương pháp kim loại bột có thể tạo ra mác thép gió hợp kim hóa cao và dụng cụ có hình dạng phức tạp. Độ bền cao hơn so với phương pháp cổ điển 1,5 - 3 lần.

6- Bạc xốp tự bôi trơn: dùng bột đồng hoặc sắt và một lượng nhỏ grafit. Người ta chế tạo bạc có độ xốp 10-25% và cho thấm dầu nhớt trong chân không ở nhiệt động khoảng 70 độ C


7- Chế tạo vật liệu ghép từ những vật liệu có tính chất khác biệt, một số loại vật liệu mới.

Đề xuất :

Bạc xốp tự bôi trơn là loại ổ trượt được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp và đồ dùng gia dụng. Ở VN hiện đã có đơn vị sản xuất ra bột đồng bằng công nghệ ngoại nhập chất lượng cao đạt tiêu chuẩn EU :

TT Kích thước hạt,Micrômét
1 75
2 71 -125
3 125 - 160
4 160 - 250
5 250 - 355
6 >355
T/phần hóa học: Tương đương mác đồng M3, M2, M1. Hàm lượng Cu≥ 99,7%

Một số loại bột khác cần dùng trong phương pháp kim loại bột chúng ta cũng có thể nhập. Chúng tôi có thể tư vấn chuyển giao công nghệ và thiết bị sản xuất bạc đồng xốp của Ucraina.Vốn đầu tư không cao. Nếu làm tốt công tác thị trường thì thời gian hoàn vốn khá nhanh.

Nguồn http://xadovietnam.com/CNKLBot.htm
Mình xin có chút đính chính nhỏ:
Ta dùng kim loại bột (bột kim loại) làm nguyên liệu cho phương pháp luyện kim bột, chứ không nói phương pháp kim loại bột.
 

Mesia™

Active Member
Em có câu này muốn hỏi các bác!

1 Hiện tượng xảy ra khi ép bột kim loại.Ngoài việc các hạt nhỏ chèn đầy vào chỗ trống giữa các hạt lớn, và hiện tượng ma sát thì còn những gì nữa không ạ

2 Đối với Bột kim loại được chế tạo bàng phương pháp phun KL lỏng thì vùng Thiêu kết nào là Thiêu kết pha rắn, vùng nào là thiêu kết pha lỏng
Các bác cho em câu trả lời chi tiết nhé.Cám ơn các bác nhiều a!
 
D

Duc Huy

Author
1. Vấn đề khi ép bột kim lại, như bạn đã nói thì không phải là các hạt nhỏ chèn vào chỗ trống giữa các hạt lớn. Bản thân loại bột kim loại phải có hạt to và hạt nhỏ xen lẫn nhau, được trộn đều. Vậy khi ép thì lực ép sẽ có tác dụng lèn chặt, làm giảm khoảng trống giữa các hạt. Bên cạnh đó lực ép sẽ phân bố không đều trên toàn bộ sản phẩm, phía gần chày ép sẽ có lực lớn hơn, dẫn đến tỷ trọng (density) sẽ lớn hơn. Kết quả là trong 1 sản phẩm tồn tại các vùng có tỷ trọng khác nhau.
Ngoài ra, khi ép, lực ép tác dụng sẽ gây biến dạng dẻo. Biến dạng dẻo trong quá trình ép là để tạo hình cho sản phẩm, bên cạnh đó còn tạo các liên kết cơ học ( interlock), qua đó thì chi tiết mói có hình dạng và có một độ bền nhất đinh. ( Nếu không có các liên kết cơ học thì sẽ vỡ vụn khi lấy ra khỏi khuôn)
2. Câu hỏi 2 hơi...tối nghĩa. MÌnh chỉ có thể nói vè khái niệm thế nào là thiêu kết pha lỏng, thiêu kết pha rắn
Khi thiêu kết, thông thường thì sẽ đưa lên đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ đường rắn (solidus) để nung chảy một phần hợp kim ( thường là sẽ chảy một phần biên giới của bột kim loại. Như vậy phần nóng chảy sẽ hình thành liên kết giữa các hạt. Đây là thiêu kết pha lỏng
Đối với các hợp kim có độ hòa tan lẫn nhau rất thấp ( W-Cu, Mo-Cu) thì kể cả khi có nhiệt độ cao dẫn đến chảy biên giới của bột kim loại mà vẫn không tạo được liên kết ( vì không hòa tan nhau) thì sẽ phải dùng một số chất đóng vai trò như là chất xúc tác cho phản ứng xảy ra. Ở đây là phản ứng A+B--->AB. Như vậy trong trưởng hợp này thì nhiệt độ thiêu kết chưa làm chảy hợp kim dù là phần nhỏ ở biên giới bột kim loại. Đây là thiêu kết pha rắn.
Không biết mình giải thích như vậy có thỏa đáng không?
 
D

Duc Huy

Author
Bên cạnh đó, cũng có một cách gọi pp thiêu kết pha rắn hay còn gọi là ép áp suất cao. Phương pháp này là ép ở điều kiện nhiệt độ thường, áp suất khoảng trên 3GPa. Điều kiện là các loại bột phải rất nhỏ: đã được nghiền nhỏ hoặc dùng pp nguội nhanh.
 
H

hoangdungcnvl

Author
Em có câu này muốn hỏi các bác!
2 Đối với Bột kim loại được chế tạo bàng phương pháp phun KL lỏng thì vùng Thiêu kết nào là Thiêu kết pha rắn, vùng nào là thiêu kết pha lỏng
Các bác cho em câu trả lời chi tiết nhé.Cám ơn các bác nhiều a!
Ở đây bạn nên phân biệt rõ ràng phương pháp phun KL lỏng với thiêu kết:
+ Phun kim loại lỏng là một trong những phương pháp dùng để chế tạo ra bột kim loại. Nó nằm trong giai đoạn đầu tiên của công nghệ LK Bột.
+ Thiêu kết là giai đoạn cuối trong công nghệ LK Bột, sau khi bột kim loại được tạo ra (bằng phương pháp phun KL lỏng chẳng hạn) sẽ được đem đi tạo hình (ép nóng hoặc ép nguội) và cuối cùng thì mới đến công đoạn thiêu kết.
 
N

ngoctu

Author
ðề: Công nghệ luyện kim bột

Luyện kim bột bằng công nghệ ép nguội áp suất cao
Lần đầu tiên, Việt Nam có thể luyện kim bột bằng công nghệ ép nguội áp suất cao để tạo ra các sản phẩm có độ bền và cơ tính cao gấp nhiều lần kim loại thường. Đây là kết quả của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ ép thuỷ tĩnh và thuỷ động để chế tạo các sản phẩm có hình dạng phức tạp từ vật liệu khó biến dạng, độ bền cao.

Thành công này đã mở ra hướng phát triển áp dụng công nghệ cao phục vụ đắc lực trong quốc phòng và nhiều ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng khác.

Theo Thượng tá Đỗ Văn Hồng, Phó phòng thiết kế Trung tâm Công nghệ, tạo hình biến dạng bằng ép lực thuỷ tĩnh và thuỷ động cho phép nhận được nhiều chủng loại sản phẩm có hình dạng phức tạp có độ bền và nâng cao cơ tính đã được nghiên cứu sử dụng ở nhiều nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, công nghệ ép này còn khá mới mẻ, đòi hỏi tính năng kỹ thuật thiết bị tạo áp lực và buồng áp suất rất cao bởi từ trước tới nay ở Việt Nam chủ yếu ép kim loại trong khuôn kín.

Ép thuỷ tĩnh, thuỷ động không có gì mới nhưng ép thuỷ tĩnh bằng áp suất cao hàng trăm MPa (Mega Pascal) và thuỷ động với áp suất 1.000 MPa là hoàn toàn mới và lần đầu tiên có ở Việt Nam.

Phương pháp ép truyền thống cho ra các sản phẩm, thiết bị không đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật lại tiêu tốn nguyên liệu, nhất là những nguyên liệu quý và đắt. Công nghệ ép áp suất cao, gia công không phoi đã khắc phục những hạn chế, tồn tại này.

Bột gốm, kim loại (đồng, nhôm, thép...) được trộn với các thành phần khác cho vào khuôn tạo hình và bọc trong một khuôn đàn hồi. Đưa khuôn này thả vào một buồng cao áp, bơm dầu và nén bằng áp suất cao với áp lực từ 200-300 MPa. Trong môi trường áp suất cao, vật liệu bị dồn lại, kim loại sẽ đạt đến tỷ trọng vật đặc. Tiếp tục đưa khuôn kim loại vào môi trường thiêu kết nhiệt độ và áp suất cao sẽ cho ra vật liệu theo yêu cầu. Đây chính là khâu quan trọng nhất để khắc phục những hạn chế của phương pháp ép thông thường.

Theo ông Hồng, ép bằng thuỷ tĩnh áp suất cao sẽ tiết kiệm được vật tư, nhất là những loại nguyên liệu đắt như vonfram, titan... và tạo ra những sản phẩm có tính chất mới, độ chịu nhiệt, độ cứng và chịu mài mòn cao. Từ vật liệu này có thể chế tạo ra những sản phẩm có độ bền cao với hình dạng phức tạp mà các phương pháp khác không có được như: Nón đồng trong sản xuất vũ khí năng lượng cao của quân sự, các loại ống có hình dạng phức tạp (tròn, vuông, chữ nhật) để dẫn sóng ra-đa trong phòng không, không quân để tăng năng lượng đường truyền.

Đặc biệt, ông Hồng cho rằng các loại vật liệu này còn có khả năng phục vụ cho ngành kinh tế kỹ thuật dân sinh quan trọng khác nhiều hơn cả quốc phòng mà từ trước tới nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu như: Mìn gọi dầu trong khai thác dầu khí, bi nghiền vật liệu trong các cơ sở sản xuất gạch men, dao tiện cắt sắt thép, khoan taro không mòn mũi...

Ngay sau khi nghiên cứu thành công, sản phẩm nón đồng trong chế tạo mìn gọi dầu khí đã được đặt hàng nhưng chưa đáp ứng được vì quy mô sản xuất còn nhỏ.

Cũng trong buồng áp suất cao, phương pháp ép thuỷ động với áp suất buồng đạt 1.000 MPa có lỗ hổng dưới khuôn đã làm biến chuyển trạng thái vật liệu và tạo ra những tính chất đặc biệt mà công nghệ khác không có với độ cứng, độ chính xác hình học và độ bóng bề mặt cao, không cần gia công đánh bóng, cơ tính vật liệu cao thay thế nhiệt luyện.

Bằng phương pháp này có thể chế tạo ra các bánh răng modul nhỏ trong đồng hồ giữ chậm của đạn và nhiều ngành kỹ thuật đặc biệt quan trọng khác. Tuy nhiên, việc ép ở áp suất này là rất khó và gần như không tưởng ở Việt Nam. Khó khăn lớn nhất là tìm giải pháp tạo môi trường giả lỏng từ bột grafit và mỡ chịu nhiệt để khắc phục buồng nén, chày nén có thể chịu được áp suất nén cao đến 1.000 MPa và cách giữ lại vật liệu sau nén không bị biến dạng vì thay đổi môi trường áp suất.

Hiện nay, các sản phẩm nón đồng, phôi dẫn ống ra-đa, con tống khương tuyến đã được triển khai áp dụng tại các nhà máy của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. Chế tạo các sản phẩm có hình dạng phức tạp từ vật liệu khó biến dạng có độ bền cao bằng công nghệ ép thuỷ tĩnh và thuỷ động áp suất cao được coi là giải pháp công nghệ nền quan trọng để triển khai tiếp các hoạt động nghiên cứu sản xuất.

Ông Hồng cho biết, công nghệ ép thuỷ tĩnh hoàn có khả năng mở rộng ứng dụng rộng rãi trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu đặt hàng của nhiều ngành kinh tế quan trọng nhưng với ép thuỷ động sẽ là giải pháp giải quyết những vấn đề tạo sản phẩm công nghệ khó, đòi hỏi độ bền cơ tính, độ chính xác cao và mở ra hướng phát triển công nghệ cao ở Việt Nam.
HIENDAIHOA.COM
 

TAMAC

Active Member
Ðề: ðề: Công nghệ luyện kim bột

Luyện kim bột bằng công nghệ ép nguội áp suất cao
...các loại vật liệu này còn có khả năng phục vụ cho ngành kinh tế kỹ thuật dân sinh quan trọng khác...
Cũng trong buồng áp suất cao, phương pháp ép thuỷ động với áp suất buồng đạt 1.000 MPa có lỗ hổng dưới khuôn đã làm biến chuyển trạng thái vật liệu và tạo ra những tính chất đặc biệt mà công nghệ khác không có với độ cứng, độ chính xác hình học và độ bóng bề mặt cao, không cần gia công đánh bóng, cơ tính vật liệu cao thay thế nhiệt luyện.
...Bằng phương pháp này có thể chế tạo ra các bánh răng modul nhỏ
HIENDAIHOA.COM
Tôi không thạo lắm về công nghệ này nên chi xin giới thiệu một số chi tiết được làm bằng công nghệ nói trên tại Đài Loan: bột kim loại đóng bao nhập từ Braxin, Thụy Điển được đổ vào phễu, tự động cấp vào cối, gạt phẳng rồi chầy ép xuống, rút chầy, tống phôi lên, gạt phôi vào máng, thời gian từ lúc cấp bột đến...ra 1 phôi là 3 giây. Phôi sau ép chưa cứng, các loại bạc nếu dùng tay bóp mạnh có thể vỡ. Phôi sau ép được chứa vào khay đưa vào dây truyền nung tự động nhiệt độ tùy loại chi tiết khoảng 710 độ C thòi gian chạy hết băng truyền 6 - 8 h sau đó đưa vào quay trong thùng có chất tẩy để làm sạch, qua chuốt lại các lỗ... kiểm tra nhập sản phẩm. Các bánh răng côn ép luôn cả răng, không phải gia công, bề mặt nhẵn bóng.
Đầu nối bằng đồng:



Bạc xốp bằng đồng:


Các loại bánh răng:


Bánh răng và bạc thép:
 
Last edited:
ðề: Công nghệ luyện kim bột

Hiện nay áp dụng công nghệ luyện kim bột để sản xuất mình biết có 2 đơn vị là Bộ môn Luyện kim màu(Đại học Bách khoa Hà nội) và Cơ khí Ngô Gia Tự.
Về công ty Cơ khí Ngô Gia Tự thì họ làm rất nhiều các loại bạc đồng cung cấp cho thị trường
 
Ðề: ðề: Công nghệ luyện kim bột

Em hỏi anh một câu riêng tư nhé. Anh Liễu Ngân Đình là một cao thủ tử vi phải không?
 
T

taychoiboi8

Author
ðề: Công nghệ luyện kim bột

mình đang làm thí nghiệm về môn này, hiện nay mình cần 1 ống corundum ( đường kính trong 15 mm) để làm khuôn ép nóng mà ko bít mua ở đâu, ai bít chỉ cho mình với. thanks :)
 
H

hienvan55

Author
Ðề: ðề: Công nghệ luyện kim bột

mình hiện nay đang sản xuất bột cr kim loai và đang tìm người hợp tác nếu có bạn nào quan tâm xin liên hệ với mình theo địa chì mail : hienvan55@yahoo.com
 
T

toanbk

Author
Ðề: CÔng nghỆ luyỆn kim bỘt

Em có chút đóng góp ý kiến của mình về câu hỏi 1 :
1. Trong quá trình ép sẽ xảy ra 3 quá trình(3 giai đoạn ) cơ bản như sau :
Giai đoạn 1: Xảy ra hiện tượng điền đầy lỗ trống giữa các hạt bột tuân theo định luật " Trở kháng biến dạng nhỏ nhât " . Trong giai đoạn này tỷ trọng ( density) của mẫu tăng nhanhh khi tăng lượng ép.
Giai đoạn 2: Sau khi phần lớn lỗ trống giữa các hạt bột được điền đầy, khi ta tiếp tục tăng lượng ép sẽ xảy ra quá trình biến dạng dỏe của các cấu tử bột dẫn đến tỷ trọng gần như không thay đổi khi tăng lượng ép.
Giai đoạn 3 : khi ta tăng lượng ép tới 1 giá trị xác định vượt qua giới hạn bền của vật liệu dẫn tới các cấu tử bột bị phá hủy . Trong giai đoạn 3 tỷ trọng tăng mạnh khi lượng ép tăng . ( lưu ý : trong giai đoạn này mẫu sau ép có dấu hiệu bị nứt phân lớp do lượng ép lớn )
 
T

Tuan TLT

Author
Tôi cần tìm đơn vị gia công chi tiết nhỏ (kích thước từ 1,5mm - 15mm) bằng phương pháp luyện kim bột hợp kim Tungsten (Wolfram). Các bạn giới thiệu giúp nhé,
Xin cảm ơn!
 
Dear anh chị, mình đang tìm NCC có thể gia công các part như hình bên dưới. Anh chị nào có thể sản suất được part loại này thì phản hồi để mình gởi thông tin cụ thể hơn ạ. Cảm ơn các anh chị.
viber_image_2022-12-15_15-26-30-678.jpg
 
chào anh. bên em đang setup nhà máy luyện kim bột, anh có sản phẩm nào cần gia công gửi thông tin em với ạ. sđt/zalo em ạ: 0947748895
 
Dear anh chị, mình đang tìm NCC có thể gia công các part như hình bên dưới. Anh chị nào có thể sản suất được part loại này thì phản hồi để mình gởi thông tin cụ thể hơn ạ. Cảm ơn các anh chị.
View attachment 10838
chào anh. bên em đang setup nhà máy luyện kim bột, anh có sản phẩm nào cần gia công gửi thông tin em với ạ. sđt/zalo em ạ: 0947748895
 
Top