Công thức tính lực cắt kim loại trong khuôn dập nguội

  • Thread starter khaphaco
  • Ngày mở chủ đề

unit_08

New Member
Ðề: Công thức tính lực cắt kim loại trong khuôn dập nguội

em có một vấn đề nhờ các bác giúp đỡ , đưa ra phương pháp tính toán so sánh lực tương đương của chi tiết được vặn buloong M6x1.0 và của xylanh dầu(50x50) ép để đảm bảo lực là bằng nhau? vậy phương pháp tính toán, quy đổi như thế nào ah, nhờ các bác giúp nhé
 
Ðề: Công thức tính lực cắt kim loại trong khuôn dập nguội

Xin được trả lời bạn:
- Lực kéo cho phép của bu-lông tính theo công thức Pmax= [s]kéo*A. Với [s]kéo phụ thuộc vật liệu và A là tiết diện hữu dụng của bu-lông. Bạn có thể tính được với M6*1 khoảng 20mm2.
- Lực xi-lanh thì bạn lấy áp suất môi chất công tác
nhân diện tích mặt đáy piston. Ở đây đường kính mặt đáy piston là phi 50.
- Để lực bằng nhau thì coi áp
suất môi chất công tác là biến số để tính ra (thay đổi nhờ van điều áp).
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Công thức tính lực cắt kim loại trong khuôn dập nguội

Tính theo mặt cắt tại chân ren ( tiết diện nhỏ nhất ) thì chưa đủ vì tại đó tập trung ứng suất nên lại phải có hệ số kể đến điều này nữa. :)
 
L

LUCNGUYEN

Author
Ðề: Công thức tính lực cắt kim loại trong khuôn dập nguội

Các bác cho em hỏi về cách tinh khoảng cách khe hở giữa chày và cối.xin cảm ơn!
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Công thức tính lực cắt kim loại trong khuôn dập nguội

Khe hở giữa chày cối tùy vào đặc tính vật liệu và yêu cầu độ chính xác của sản phẩm cắt - đột. Với thép thông thường thì 0.1 chiều dày phôi là chấp nhận được. Với sản phẩm có độ chính xác rất cao thì khe hở vô cùng nhỏ ( gần như không có ) . Công thức tính toán chính xác hơn thì bạn có thể tham khảo trang sách : Công nghệ tạo hình kim loại Tấm - Nguyễn Mậu Đằng.
 
Last edited:
N

NAMCTM3A

Author
Ðề: Công thức tính lực cắt kim loại trong khuôn dập nguội

Khe hở chày cối theo kinh nghiệm của mình:
-Tôn thông thường khoảng 9% chiều dày tôn
-Nhôm,Đồng 5% chiều dày
Nếu tra theo sách thì khe hở này rất nhỏ
 
L

ledinhloi

Author
Ðề: Công thức tính lực cắt kim loại trong khuôn dập nguội

Kinh nghiệm thực tế của mình là khe hở 1 bên thường là 5-7% chiều dày. Ví dụ khi dập( cắt ,đột) thép dày 4,5mm thì khe hở một bên sẽ là 0,23 mm khi khe hở một bên lên đến 0,32 mm thì nên thay chày cối. :) :4: khe hở quá to lên via sản phẩm rất xấu .
 
C

chanhngoc

Author
Ðề: Công thức tính lực cắt kim loại trong khuôn dập nguội

Mọi người cho mình hỏi , phôi sản phầm chu vi là 760mm dày 6.5mm , theo như công thức thì khoản 247 tấn , không biết có cách nào làm cho lực dập nhẹ hơn không . Mình đang tính mài xéo , độ dốc giữa đầu và cuối chênh nhau 6.5mm, không biết như vậy có được ko, xin mọi người giúp đỡ .
 
C

chanhngoc

Author
Ðề: Công thức tính lực cắt kim loại trong khuôn dập nguội

các cao thủ giúp em với
 
N

nikenman2

Author
Ðề: Công thức tính lực cắt kim loại trong khuôn dập nguội

đọc mail mình gửi cho
 
M

mndat175

Author
Ðề: Công thức tính lực cắt kim loại trong khuôn dập nguội

bác nào có tài liệu về mảng này có thể chia sẻ cho mn được k nhỉ, tks mn
 
Kính chào các anh chị.

Tôi hiện nay là công nhân của một nhà máy chuyên dập định hình . trong quá trình làm tôi cũng đã học hỏi được một ít kinh nghiệm làm khuôn dập nguội . Các anh chị giúp tôi công thức tính toán lực cắt đứt tấm thép khi thiết kế khuôn .
Vi dụ : sản phẩm có phôi thép 5.0t x 150 x 150 thì phải sử dụng máy dập bao nhiêu tấn ?

Chân thành cảm ơn.
Theo tôi bạn tìm cuốn KỸ THUẬT DẬP NGUỘI của Lê Nhường về được ,sẽ giúp cho bạn rất nhiều ,sách dựa trên kỹ thuật của Nga ,chúc bạn sớm thành công .chào bạn
 
F

fuokvo

Author
Bạn anhhuy gợi ý rất xác đáng! Bạn chuyên làm về đột dập thì nên có ít nhất một (hoặc vài) cuốn sách và sổ tay, vừa nâng cao kiến thức vừa dùng để tra cứu khi cần. Kinh nghiệm là đáng quý, đáng trân trọng, nhưng kiến thức cũng quan trọng không kém. Nó có vai trò "chỉ đạo", giúp bạn rút ngắn đáng kể số lần làm thử để rút kinh nghiệm, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức…

"Diễn nôm" công thức mà bạn anhhuy đã nêu:
Lực dập (tấn) = Chu vi hình cần cắt đứt (mm) x Chiều dày vật liệu (mm) x Độ bền kéo của vật liệu (kG/mm2) / 1000

Muốn tính chính xác, bạn phải biết rõ độ bền kéo của vật liệu cần dập. Với các loại thép tấm thông thường cho sản phẩm dập, nếu không rõ "nguồn gốc xuất xứ", bạn có thể lấy gần đúng độ bền kéo là:
Ts (Tensile Strength) = 50 kG/mm2
(bạn treo vật 50kG lên dây thép có tiết diện 1mm2 thì nó đứt)
Thay vào công thức trên, có thể rút ra công thức thực hành để tính nhanh chóng lực dập ngay tại hiện trường:

Lực dập (tấn) = Chu vi hình cần cắt đứt (mm) x Chiều dày vật liệu (mm) / 20

(bản thân rustbolt cũng thường áp dụng công thức này, dùng tính năng calculator của chiếc điện thoại di động để tính toán ngay tại phân xưởng, chẳng cần tài liệu tra cứu gì khác)

Với ví dụ của bạn:
Lực dập = 600 x 5 / 20 = 150 tấn
Chọn máy có sẵn trong xưởng, có lực dập cao hơn lực tính toán trên khoảng 20% đến 30% là OK.
Công thức này a lấy ở đâu v, e đang làm đồ án nên cần tài liệu
Công thức này có thể dùng để tính khi thiết kế máy chấn được không a?
 
Top