cường độ bu lông thép c45

Author
Chào các bác hôm nay mình có vấn đề mong các bác góp ý với. Hiện chỗ mình đang dùng thép mác C45 để làm ty kéo căng. đường kính ty là 100 tiện ren bướ 10mm con tán có chiều dày =1d=100mm. Với thép đó có thể tạm tính khả năng chịu kéo của thép : 4,5x4,5x3,14=63,5cm2x3200kg/cm2(C45)=203472kg=203,4 Tấn. Tuy nhiên khi kéo con đai ốc (tán) tới 160 tấn thì các ren bị đứt chân có khi còn bứt cả cây ty. Theo mình nghĩ thứ nhất là do vật liệu, thứ hai nữa là do chiều cao ren tiện quá sâu nên tạo momen chân răng khi kéo con tán(đai ốc) gây ứng suất trong chân ren và tuột ren. Vậy các bác cho mình vài ý kiến tham khảo vì sao lại xảy ra tình trạng như thế và để sử lý một số cây còn lại. cảm ơn
 

vantrongck2

Active Member
theo cách tính của bạn như trên là không đúng nên khi kéo là out.
vì tính bền ren theo cách tính bạn đưa lên là sai hoàn toàn.
mình tính đối với ren M100xP10, chiều dài con tán =100mm của bạn thì chỉ chịu được 96 tấn
 

TYA

Well-Known Member
Theo tôi hiểu thì phi 100 tiện ren xong thì bạn được 90 là đường kính chân, là tôi thấy chổ 4.5 x 4.5 j j đó.

Thế là bạn hỏi lực bao nhiêu thì trục ren chịu được hay hỏi bao nhiêu ren thì mới chịu được lực ?
 
Author
Ðề: cường độ bu lông thép c45

Cảm ơn các bác đã quan tâm. Thứ nhất là vấn đề tính toán của mình ở trên là tính theo khả năng thực tế. Còn theo tiêu chuẩn thì mình chưa nói đến( vì tiêu chuẩn 388 của TKKCT thì cường độ tính toán chỉ có khoảng 2200kg/cm2 đối với thép bulong C45. Bạn vantrong ck2 tính như thế nào hay tiêu chuẩn nào mà ra là 90 tấn cho mình công thức tham khảo với. CÒn về con tán thì mình đã tính chiều dày theo các loại bu lông và suy ra, tiêu chuẩn nước ngoài thì chiều dày tán = 1,2-2,5 đường kính bu lông. góp ý thêm
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: cường độ bu lông thép c45

Bạn lãng phí quá. Chưa tính toán đầy đủ đã đi chế tạo (cơ quan nhà nước à :D )

Kiểm nghiệm bền bu lông cần kiểm tra 4 điều kiện:

1. Tải trọng (lực) dọc trục kéo đứt thân bu lông.

2. Lực dọc trục kéo đứt ren bu lông

3. Lực cắt ngang thân bu lông

4. mô men xoắn đứt đầu bu lông

Ở trên bạn mới tính toán cho lực dọc trục kéo đứt thân bu lông => không thể kết luận cho Lực kéo đứt chân ren được.

Tính toán sơ bộ với công thức của bạn mình cũng hay dùng, tính toán lý thuyết ra 200 tấn thì mình chỉ sử dụng tải trọng dưới 100 tấn (hệ số an toàn 2). Trên 100 tấn thì phải tính toán cụ thể với hình dáng và điều kiện sử dụng của chi tiết + siêu âm vật liệu đưa vào sử dụng để tránh trường hợp lỗi nứt gẫy bên trong của vật liệu mà mắt thường không nhận biết được.

Với kết quả kiểm tra của bạn thì mình thấy cũng không quá bất hợp lý.
Tính theo tiêu chuẩn 388 đó bạn đưa ra 2200kg/cm2 thì bu lông chịu 63.5x2200 = 139.8 tấn . Bạn kéo được 160 tấn là ngon rồi còn gì :D
 

vantrongck2

Active Member
Re: Ðề: cường độ bu lông thép c45

mình tính theo tiêu chuẩn của nhật( cty mình tính ren như vậy) các loại máy có lực lớn 500 tấn cũng có.
cách tính:
ứng suất = lực/ diện tích
vật liệu làm con tán bằng thép c45 là thép cứng nên lấy ứng suất =400kg/cm2
diện tích mặt ren chịu lực: diện tích= pi/4 *(diện tích đỉnh ren 2- diện tích chân ren 2) *L/P
L=D, P: bước ren
lực=ứng suất*A
tính ra được 64334kg. sorry bạn hôm trước bấm nhầm chiều dài con tán nên ra 96 tấn
 
Author
Ðề: Re: Ðề: cường độ bu lông thép c45

Có gì nhầm lẫn trong công thức của bạn Vantrongck2 rồi đó
: diện tích= pi/4 *(diện tích đỉnh ren 2- diện tích chân ren 2) *L/P
L=D, P: bước ren
Nếu D là đường kình bu lông. thì kết quả diện tích mặt cắt chịu lực lơn hơn nhiều so với diện tích thân bu lông thực. Có sự nhầm lẫn nào ở đây chăng?
Cảm ơn bạn Tieubu bạn đã góp ý tuy nhiên ý kiến bạn chưa thật hợp lý chi mang tính lý thuyết hoặc theo tiêu chuẩn nào đó. vì trên thực tế khi tính toán mình đã xem xét khả năng và đặc tính làm việc của chi tiết. cái nào không cần tính thì mình bỏ qua miễn nó không liên quan gì đến độ an toàn của chi tiết, đương nhiên là vẫn kinh tế. góp ý thêm
 
Re: Ðề: Re: Ðề: cường độ bu lông thép c45

diện tích chịu lực cắt của thân bulong tính theo công thức khác. và ứng suất cắt cho phép đối với vật liệu c45 và ốc M22 trỏ lên thì thông số khác. nên khi kiểm tra bền bulong thì phải thỏa cả hai điều kiện: bền ren và mặt cắt thân ren
 
Re: Ðề: Re: Ðề: cường độ bu lông thép c45

tương đương. nên quy về một đơn vị là kg/cm2 cho dễ tính.
 
Author
Ðề: cường độ bu lông thép c45

Thì mình đâu có nói kết quả bạn tính ở trên là ứng suất cắt đâu, Vậy đó là ứng suất nén hoặc kéo mới là đơn vị kg đúng không?
 
Re: Ðề: cường độ bu lông thép c45

uh. bên mình tính bên ren theo như vậy. bạn tham khảo rồi xem xét được thì làm nhé. nếu cần thì gửi file mình thiết kế luôn cho. gửi file qua mail cho mình: vantrongck2@gmail.com.
công thức tính ra sao mình sẽ scan cho bạn luôn.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Re: Ðề: cường độ bu lông thép c45

Có gì nhầm lẫn trong công thức của bạn Vantrongck2 rồi đó
: diện tích= pi/4 *(diện tích đỉnh ren 2- diện tích chân ren 2) *L/P
L=D, P: bước ren
Nếu D là đường kình bu lông. thì kết quả diện tích mặt cắt chịu lực lơn hơn nhiều so với diện tích thân bu lông thực. Có sự nhầm lẫn nào ở đây chăng?
Cảm ơn bạn Tieubu bạn đã góp ý tuy nhiên ý kiến bạn chưa thật hợp lý chi mang tính lý thuyết hoặc theo tiêu chuẩn nào đó. vì trên thực tế khi tính toán mình đã xem xét khả năng và đặc tính làm việc của chi tiết. cái nào không cần tính thì mình bỏ qua miễn nó không liên quan gì đến độ an toàn của chi tiết, đương nhiên là vẫn kinh tế. góp ý thêm
 Có vẻ như bạn chỉ cần công thức thì phải nên không muốn thảo luận sâu vào vấn đề. Mình sẽ cho bạn công thức để tính với 2 trường hợp:
1. Kéo dọc trục đứt thân bu lông (dùng ứng suất kéo cho phép để tính)
Lực chịu đựng F = As x xichma bền (như cách bạn đã tính)

2. Lực kéo đứt chân ren bu lông (công thức bạn vantrongck2 đưa ra ???)
(Đối với ren có profin tam giác.)
F = Pi x d x L x tera bền
d đường kính danh nghĩa (trường hợp của bạn là 100mm)
L chiều dài ren ăn khớp với đai ốc
tera bền: Ứng suất cắt cho phép.
Và xin phép dừng thảo luận tại đây :D
 
Last edited:
Re: Ðề: Re: Ðề: cường độ bu lông thép c45

ui! bạn đưa công thức sai hoàn toàn, ứng suất= lực/ diện tích
bạn xem lại giùm nhé.
 
Re: Ðề: Re: Ðề: cường độ bu lông thép c45

cái này mà cũng mệnh danh là chuyên gia cao cấp của mes ak.
"F = Pi x d x L x tera bền"
 
B

batacdat

Ðề: cường độ bu lông thép c45

Chào các bác hôm nay mình có vấn đề mong các bác góp ý với. Hiện chỗ mình đang dùng thép mác C45 để làm ty kéo căng. đường kính ty là 100 tiện ren bướ 10mm con tán có chiều dày =1d=100mm. Với thép đó có thể tạm tính khả năng chịu kéo của thép : 4,5x4,5x3,14=63,5cm2x3200kg/cm2(C45)=203472kg=203,4 Tấn. Tuy nhiên khi kéo con đai ốc (tán) tới 160 tấn thì các ren bị đứt chân có khi còn bứt cả cây ty. Theo mình nghĩ thứ nhất là do vật liệu, thứ hai nữa là do chiều cao ren tiện quá sâu nên tạo momen chân răng khi kéo con tán(đai ốc) gây ứng suất trong chân ren và tuột ren. Vậy các bác cho mình vài ý kiến tham khảo vì sao lại xảy ra tình trạng như thế và để sử lý một số cây còn lại. cảm ơn
Theo kinh nghiệm của tui thì tui đoán 1 số ý sau đây, bạn trả lời coi cái nào đúng, cái nào sai rồi tư vấn tiếp nhé:

1. Bu lông bạn đang làm chỉ là 4.6 thôi ==> Nếu đúng thì xác nhận, sai thì cho lại cường độ bu lông bạn định thiết kế.
2. Tính toán sơ bộ lực tối thiểu để kéo đứt bu lông của bạn phải phụ thuộc vào thép C45 đã nhiệt luyện chưa? Bạn kéo tới 160 tấn đã đứt. Như vậy có 2 khả năng:
a. Ren bắt đai ốc không chặt: Trường hợp này thì tăng lên 2 hoặc 3 con đai ốc kéo lại, không được nữa thì phải bỏ đi, lấy phôi khác tiện ren lại cho chặt ren mới được. Nếu lỏng ren thì nó có sai số về lực rất lớn và không ai tính toán được.
b. Cường độ thép bị mất(chưa nhiệt luyện hoặc nhiệt luyện nhưng bị nhúng nóng), có khả năng là thép không đúng cường độ hoặc bu lông này đã được đi nhúng kẽm nóng nên gây ra mất cường độ và lỏng ren. Hiện tại ứng suất mới khoảng 250MPa.

Tóm lại bạn nên nói rõ hơn thì mới biết được. Một vài ý kiến như vậy. Trân trọng.
 
Top