Độ bóng bề mặt kim loại

Author
Các bác ơi! cho em hỏi câu "nhiệt luyện có ảnh hưởng gì đến độ bóng của thép, đối với thép VD: C45 không qua nhiệt luyện có thể đạt độ bóng 1,25 không" :eek: ::) :-*.
Cảm ơn các bác chỉ giáo!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Đánh bóng 1 cục thép, đem nung đỏ trên bếp gas rồi thả vào chậu nước .. vớt ra sẽ biết ngay là có ảnh hưởng hay không.

Trừ khi nhiệt luyện bằng lò chân không, đảm bảo không bị oxy hóa thì may ra mới không ảnh hưởng đến độ bóng. Và thông thường, nguyên công đánh bóng thực hiện sau nhiệt luyện, nói vậy là hiểu chưa nhỉ?
 
Author
Rất cảm ơn Bác, vậy để có được bề mặt độ bóng cao tối thiểu 1,25 không qua nhiệt luyện với thép C45 hoặc Y7...Y10 có thể làm cách nào được, xin cảm ơn Bác!
Congncz4@yahoo.com
 

worm

Well-Known Member
Moderator
com viết:
Rất cảm ơn Bác, vậy để có được bề mặt độ bóng cao tối thiểu 1,25 không qua nhiệt luyện với thép C45 hoặc Y7...Y10 có thể làm cách nào được, xin cảm ơn Bác!
Congncz4@yahoo.com
Việc đạt được độ bóng bao nhiêu thuộc về các phương pháp gia công cơ, chẳng có liên quan gì đến nhiệt luyện cả. Nếu sản phẩm qua nhiệt luyện thì mài và đánh bóng sau nhiệt luyện. Còn nếu không qua nhiệt luyện thì vẫn cứ là ... mài và đánh bóng.

P/S: lần sau vui lòng tìm hiểu kỹ hơn một chút trước khi đưa ra câu hỏ.
 

QuyenQCM

Active Member
muốn có độ bóng cao thì dùng bột mài kim cương mà đánh...
 
L

Liễu Ngân Đình

Có khi cậu nhầm giữa độ bóng và độ nhám cũng nên ;D
 
H

Hoàng

Độ bóng và độ nhám là 1 chứ nhầm với không nhầm cái gì!!!!
 

QuyenQCM

Active Member
khác nhau đấy.độ nhẵn là độ nhấp nhô trên bề mặt,còn độ bóng là độ sáng của bề mặt,nếu bạn không mài kỹ để cho nhẵn thì sau khi đánh bóng sẽ lộ hết các vết sước trên bề mặt khi đó bề mặt có bóng nhưng không nhẵn
 
Author
Có khi cậu nhầm giữa độ bóng và độ nhám cũng nên :-*Đúng là em đã nhầm lẫn giữa độ bóng và độ nhám, 2 chỉ tiêu này không thể thay thế cho nhau được nếu bề mặt chi tiết có độ bóng cao thì chưa chắc có độ nhám cao và ngược lại
Vậy thì nhiệt luyện có tác động cho khâu đánh bóng để làm tăng độ nhám bề mặt chi tiết được không/ Cảm ơn các bác nhiều! ;D ;D ;D :eek: ::) :-[
 
T

Tanh

Độ nhẵn bóng bề mặt là một trong các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng bề mặt đặc trưng cho tính chất hình học của bề mặt gia công.
Tính chất của bề mặt gia công được đánh giá bằng độ nhấp nhô tế vi ( chính là độ nhám bề mặt) và độ sóng bề mặt.
Như vậy có thể coi : Độ bóng bề mặt và độ nhám bề mặt là một.
Khi độ nhám bề mặt càng cao tức là độ bóng bề mặt thấp và ngược lại.
 
Author
Tanh viết:
Độ nhẵn bóng bề mặt là một trong các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng bề mặt đặc trưng cho tính chất hình học của bề mặt gia công.
Tính chất của bề mặt gia công được đánh giá bằng độ nhấp nhô tế vi ( chính là độ nhám bề mặt) và độ sóng bề mặt.
Như vậy có thể coi : Độ bóng bề mặt và độ nhám bề mặt là một.
Khi độ nhám bề mặt càng cao tức là độ bóng bề mặt thấp và ngược lại.
Xin công nhận với bác Tanh độ nhẵn bóngđộ nhám là một nhưng độ bóng bề mặt và độ nhám bề mặt không thể là một được, nếu đem phôi thép SUS304 và C45 cùng gia công trên máy CNC ra chi tiết giống nhau thì bao giờ chi tiết bằng thép SUS304 cũng có độ bóng cao hơn, độ nhám mang tính công nghệ nhiều hơn còn độ bóng lại mang tính thẩm mỹ nhiều hơn.
Các Bác cho ý kiến đóng góp! ::) ::) ::) :'( :'(
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Độ bóng bề mặt và độ nhám bề mặt là hai khái niệm khác nhau (ngược nhau thì chính xác hơn). Một bề mặt có độ bóng càng cao thì độ nhám của nó càng nhỏ. Tuy nhiên, cả 2 cái này đều dùng để đánh giá chất lượng bề mặt. Trước đây, tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) cũng như hệ XHCN trước đây dùng độ bóng (ký hiệu hình tam giác nhỏ và các số ...5, 6, 7, 8, .... để chỉ chất lượng bề mặt. Sau này (mình không nhớ chính xác là năm nào) thì chuyển sang dùng độ nhám (với ký hiệu đang dùng ngày nay). Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất nhiều nơi vẫn dùng theo tiêu chuẩn cũ hoặc dùng lẫn lộn.

WJT.
 

ME

Active Member
Từ năm 1977 (hoặc 1982, không nhớ rõ lắm) đã bắt đầu chuyển rồi nhưng mãi cho đến bây giờ họ vẫn dùng lẫn lộn, nhất là các cán bộ kỹ thuật lớn tuổi ở các nhà máy. Ở một số trường đại học thì đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trứoc vẫn còn dạy tiêu chuẩn cũ. Ngay cả bây giờ sách của một số người viết cũng để nguyên các ký hiệu tam giác. Tớ có đọc vài luận văn TS (bảo vệ cấp cơ sở) cũng thấy dùng kí hiệu cũ và chế độ lắp ghép cũ (hệ lỗ, hệ trục theo ký hiệu A, B đấy). Vậy mà các cụ đọc phản biện chẳng để ý gì cả. Cũng may là anh bạn NCS đã sửa khi nghe tớ góp ý. ;D
 
V

Vo HuyThanh

Độ bóng và độ nhám là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau . Độ nhám ký hiệu bằng tam giác hay "Ra" là chắc các em biết rồi còn độ bóng thì đơn vị ký hiệu bằng %. Tôi không biết tiêu chuẩn Việt nam định nghĩa độ bóng thế nào nhưng quy cách ISO vể độ bóng dựa trên quy cách JIS của Nhật thì được định nghĩa như sau :
" Chiếu một tia sáng vào một tấm gương có chiết suất chuẩn 1.567 ở góc chiếu 60 độ, nếu nguốn sáng phản xạ xuất ở góc xuất ra 60 độ có tỷ lệ 10% so với nguốn vào thì độ bóng được đánh giá bằng 100%, tương tự nếu đo ở góc 20 độ thì nếu phản xạ xuất 5% thì độ bóng được đánh giá bằng 100%.".


Thường đo độ bóng thì có máy đo độ bóng tiếng Anh do Nhật chế gọi là Gloss Checker. Mấy em tham khảo theo home page của hãng HORIBA hay homepage sau :

http://www.pulseinstruments.net/index.asp?PageAction=VIEWPROD&ProdID=3151
 

ME

Active Member
Ở VN dùng khái niệm "nhám bề mặt" tương ứng với Surface Roughness trong tiếng Anh. Có lẽ do trước đây các sư phụ từ nhiều vùng miền khác nhau dịch tài liệu tiếng nước ngoài từ nhiều nguồn khác nhau nên có khi dùng độ bóng có khi dùng độ nhám để chỉ nhám bề mặt nhưng ngược nhau về nghĩa. Độ nhám bé thì độ bóng cao. Các sách về cơ khi bây giờ cũng dùng loạn như vậy.
Còn độ bóng theo đúng nghĩa đen của nó và được anh Huythanh mô tả ở trên thì không biết ở ta dùng từ gì nữa.
 
V

Vo HuyThanh

QuyenQCM và wjt nói đúng đó ME, chứng tỏ 2 em này có đụng chạm nhiều đền lãnh vực khuôn mẫu và kỹ thuật Rendering của ngành Design và ngành kim hoàn. Ngày xưa khi học ở đại học thì cũng giống như ME tôi cũng chỉ học về độ nhám bề mặt thôi và có lẽ các thầy giáo dạy đại học ở Nhật cũng ít người biết về khái niệm độ bóng nếu không có điều kiện va chạm với thực tế của ngành trên. Hai vật liệu khác nhau cùng gia công tinh với độ nhám tương đương cũng có độ bóng khác nhau. Chỉ có vào hãng đi làm đụng đến thực tế đòi hỏi mới biết. Tôi nghĩ có lẽ độ bóng do người Nhật họ nghiên cứu ra trước và JIS quy định khá rõ nên sau này từ 1982 ISO cũng dựa vào đó để định chuẩn độ bóng. Tôi nghĩ cách dùng từ của Việt nam không chính xác, cái gọi là "độ bóng" của tiếng Việt phải gọi chính xác là "độ láng" vì nó ngược với "độ nhám" , còn nói tới "bóng" thì đã bước vô lãnh vực của quang học rồi.
 

ME

Active Member
Đúng như anh nói và suy nghĩ của nhiều người khác cũng vậy. Hiện tại ở VN có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng không chính xác mà "độ bóng" và "độ nhám" là vài từ trong số đó.
Ở VN em dạy mấy môn trong đó có môn Dung sai nên hiểu rõ vấn đề này. Thường khi dạy đến bài nhám bề mặt thì chúng em thường giải thích thuật ngữ này cũng như 2 "phiên bản" nói trên của nó và căn dặn SV dùng cho đúng. Thực tế rất dễ nhầm lẫn khi nói đến 1 trong 2 từ nói trên nhưng có điều là nhầm thì nhầm nhưng ai cũng hiểu cả. Thế mới ngộ. ;D
Năm 1998 em có tham gia viết 1 cuốn sách về gia công kim loại cùng với 6 thầy cô khác ở ĐHBK tp HCM. Khi tổng hợp lại thì em mới thấy khi nói về nhám bề mặt thì các thầy/cô dùng lung lung cả, như những gì chúng ta thảo luận ở trên. Lúc đó em đề nghị với thầy chủ biên sửa lại cho thống nhất. Nếu đổi cụm từ "độ bóng" hoặc "độ nhám" thành "nhám bề mặt" hoặc chỉ "độ nhám" không thôi thì đơn giản. Ở đây các thầy/cô lại còn giải thích tùm lum phía sau đó nữa nên sửa... không xuể.
Về thuật ngữ nhám bề mặt có lẽ không nghiêm trọng bằng các thuật ngữ mới bây giờ. Các thầy cô đi học từ những nước khác nhau hoặc có những nguồn tài liệu khác nhau nên khi họ dịch thì mạnh ai nấy dịch. Dẫn tới việc các thuật ngữ không thống nhất. Dễ thấy nhất là ở các phần tài liệu về CNC, CAD/CAM và một số vấn đề kỹ thuật mới khác.
 
Q

QUE_THANH

Ngôn ngữ bất đồng à hen. Thì cũng giống như chữ software và hardware vậy mà. Ở hải ngoại xài chữ nhu liệu (software) và cương liệu (hardware). Còn trong nước thì dùng chữ phần mềm và phần cứng. Nên có câu chuyện là có cái ông khách đến cái tiệm bán đồ computer chỉ lên mấy cái hình và nói chuyện với 2 cô bán hàng ( trong đó có một cô mới ở nước ngoài về) thế này: "Cô ơi , cho tôi mượn cái phần mềm của cô để thử cái phần cứng của tôi". Cô ở nước ngoài về nghe xong đỏ mặt rồi xỉu, còn cô ở trong nước tỉnh bơ lấy cái software cho ông ta mượn bỏ vào cái máy computer ông ta đem đến.
 
Author
Nhiệt luyện (tôi + ram) thép có tác động cho khâu mài tinh sau đó tạo được độ nhẵn bóng bề mặt cao hơn so với không nhiệt luyện không các bác :eek: ::) :eek:
 
Author
Thực sự là nhiệt luyện (tôi + ram) thép có tác động rất tốt cho khâu mài tinh sau đó tạo được độ nhẵn bóng bề mặt cao hơn nhiều so với không nhiệt luyện, sau nhiệt luyện bề mặt kim loại trở nên trai cứng (trơ bề mặt) làm cho lượng kim loại mất mát sau mỗi vòng quay của đá mài tinh ít đi tức diện tích các Profin nhám bề mặt giảm dần về 0 (lý tưởng) chậm và khá ổn định tức Rz ->0 độ nhẵn bóng càng cao. Các bác gop ý :eek: :eek: ::)!!!
 
Top