Đồ gá định vị trên 6 bậc tự do??

T

trieuchau

ME viết:
ĐỊnh vị nói trong topic này là định vị khi gá đặt để gia công chi tiết. Nếu siêu định vị thì sẽ sinh ra sai số gia công. Còn thực thế cuộc sống nói chung hoặc cơ khí nói riêng (trừ mảng gia công) vẫn thường thấy siêu định vị đấy chứ.
Còn về mảng gia công. Với công nghệ hiện đại, gia công chính xác thì siêu định vị và cái... đinh gì đâu. Nhưng gá đặt siêu đinh vị chi cho nó... "nhiệt" vì chi phí cao trong khi gá đặt bình thường là đủ rồi.
hìhì,e ko để ý chữ "đồ gá". Mà tại sao bên CK ít thấy siêu định vị trong khi bên xây dựng toàn là siêu định vị?
 
trieuchau học xây dựng hả? Bên cơ khí ít thấy( thậm chí là không thấy) siêu định vị vì bên CK cần độ chính xác cao, nên trong gá đặt cần 6 bậc tự do là chính xác và nhanh nhất, cộng thêm các chi tiết của cơ khí phải chuyển động tương đối với nhau bác ạ. Nên siêu định vị thì làm sao chuyển động đây. Còn xây dựng thì xây cái nhà nào là cái nhà đó phải chết ở đó, chứ nó chuyển động thì... ;D ;D. Mà cho dù có chuyển động đi chăng nữa thì cũng chỉ là giao động với biên đó nhỏ thôi! Nên bên đó gặp nhiều siêu định vị là phải rồi. ;D
 
T

trieuchau

kelangtuckbk viết:
trieuchau học xây dựng hả? Bên cơ khí ít thấy( thậm chí là không thấy) siêu định vị vì bên CK cần độ chính xác cao, nên trong gá đặt cần 6 bậc tự do là chính xác và nhanh nhất, cộng thêm các chi tiết của cơ khí phải chuyển động tương đối với nhau bác ạ. Nên siêu định vị thì làm sao chuyển động đây. Còn xây dựng thì xây cái nhà nào là cái nhà đó phải chết ở đó, chứ nó chuyển động thì... ;D ;D. Mà cho dù có chuyển động đi chăng nữa thì cũng chỉ là giao động với biên đó nhỏ thôi! Nên bên đó gặp nhiều siêu định vị là phải rồi. ;D
bạn nên đọc bài viết của thầy ME trước, bên cơ khí có siêu định vị chứ ko phải ko đâu ;), chỉ là theo thầy ME nói là ko có trong gá đặt
 

worm

Well-Known Member
Moderator
100% không có nghĩa là không thể xảy ra
0% không có nghĩa là không bao giờ xảy ra
Mọi người thiên về lý thuyết nhiều quá, nhưng trong thực tế thì đâu phải hoàn toàn như vậy. Nhiều khi cần thiết vẫn phải áp dụng nhiều điều nghe có vẻ ngược hẳn lại lý thuyết nhưng lại có giá trị hỗ trợ cho những gì có trong lý thuyết.
 
V

Vo HuyThanh



Giả sử một cục sắt dự định làm đồ gá (chính xác theo chữ JIG của tiếng Anh) trong không gian không điểm tựa thông thường có 12 độ tự do, giống như hình nên trái ở trên. Để cục sắt đó thành đồ gá thì bắt buộc phải theo nguyên tắc thiết kế JIG gọi là quy tắc 3-2-1 để định vị. Giống như hình bên phải thì để định vị thì mặt đáy phải xác định 3 điểm là điều kiện cần ( trong trường hợp mặt đáy đã được gia công phẳng thì có thể đặt trên bàn máy). Khi đó các hướng vận động 1,2,3,4,9 sẽ bị câu thúc. Tiếp theo mặt ngang cố định bằng 2 điểm thì các hướng vận động 5,6,7 sẽ bị câu thúc, sau cùng mặt chính diện duy trì một điểm cố định thì sẽ câu thúc được hướng di chuyển của 11. Và như vậy thì sẽ chỉ còn hướng 8,10,12 là hướng di động tự do. Trong phạm vi hướng di động 8,10,12 ta đặt phôi và kẹp chặt thì sẽ định vị chính xác vị trí cần gia công . Như vậy thực tế gia công cơ khí theo các thông thường thì JIG chỉ có tối đa 3 độ tự do.
Trong thực tế hiẹn tại thì với các máy gia công phức hợp đồng thời nhiều trục, đòi hỏi độ tự do của JIG phải lớn hơn 3. Hình dưới đây là một mô hình của JIG 6 độ tự do.


Theo đó thì JIG 3 độ tự do sẽ đặt trên một cơ cấu cố định động được điều khiển bằng AC Servo Motor. Ngoài 3 độ tự do của X,Y,Z thì sẽ có thêm 3 độ tự do của PTCH, ROLL và YAW. Giả sử hệ thống này được gắn thêm trên một bàn quay độ tự động thì sẽ được tăng lên 7 độ tự do.
Ngoài ra còn dạng gia công lỗ tunnel có hình dáng phức tạp trong khuôn sắt thì công cụ phải dùng với spring jig ( đây là từ chuyên môn do người Nhật đặt và chắc là không có trong tiếng Anh). Đây là kết hợp giữa công cụ và đồ gá, giống như hình bên dưới, và hệ thống này cũng được xếp vào dạng JIG có trên 6 độ tự do.

 

ME

Active Member
Để các bạn hiểu rõ hơn bài của anh Huythanh tôi xin giải thích 1 tí:
Pitch: bậc tự do quay quanh trục x.
Yaw: bậc tự do quay quanh trục y.
Roll: bậc tự do quay quanh trục z.
Các thuật ngữ này hay được sử dụng trong toán đồ họa vi tính (computer graphics)
Quy tắc 3-2-1 nói trên chính là nguyên tắc 6 điểm định vị mà chúng ta đã học.
 
người ta có thể xây dựng nguyên tắc định vị 6 điểm ( hạn chế 6 bậc tự do) xong trong gia công, khi phân tích lực người ta xét đến những khả năng làm cho hệ thống mất ổn định và , phân tích những phương ( hay những khả năng ảnh hưởng đến sơ đồ gá ) người ta sẽ lập lên sơ đồ định vị để định vị chi tiết, những thành phần không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít thì chắc có lẽ không nên xét đến.
theo mình hiểu. định vị và gá đặt kẹp chặt các khái niệm này nó khá giông nhau và thường gây nhầm lẫn cho người mới và đang học về đồ gá.
định vị 6 điểm hoặc nhiều hơn 6 điểm sẽ có và nhiều là khác chứ nếu sau khi định vị người ta gá , có thể dùng hoặc tùy vào thao tác của người gia công đứng máy mà có thể làm cho hệ không phải là siêu định vị nữa .ví như tôi khi gia công(đồ án môn) dùng một chốt ngắn ngang định vị bậc chống xoay ngang ở chi tiết dạng trục, mà có sử dụng đến hai khối V nhưng tôi định vị song tôi mới gá đặt, và có thể để cho chốt của tôi tự lựa hoạc " già" song kẹp chặt thì làm sao có thể nói là siêu định vị được. miễn sao các điểm không trùng nhau và không khống chế nhau thì sao có thể nói là siêu định vị, còn trên thực tế ( quan sát đc) thì có lẽ tại VN ít có thể sử dụng đến 6 điểm định vị
 
nhân tiện chủ đề này mình cũng muốn hỏi các bạn là phân biệt khối V ngắn và khối V dài. tương tự như vậy cho trường hợp cặp ngắn và cặp dài cho mâm cặp
 
các bạn đều biết rằng khi định vị: khối V ngắn khống chế 2 BTD còn khối V dài khống chế 4 BTD. Cặp ngắn khống ché 2 BTD còn cặp dài khống chế 4 BTD. Mình muốn hỏi ở đây là thế nào là cặp ngắn? và thế nào là khối V ngắn?
 
Last edited by a moderator:

ME

Active Member
Ngắn hay dài là do tương quan kích thước giữa khối V, chấu cặp với chiều dài chi tiết. Trong hình mà bạn post lên đã có nói rồi đấy. Xem kỹ đi nhé.
 
khối V và mâm cặp được quan niệm ngắn hay dài đếu tương đối ,nó phụ thuộc vào chiều dài tiếp xúc và đường kính trục gia công .Cái này xuất phát từ quan điểm độ cứng vững của chi tiết .Nếu mình nhớ không nhầm thì tỷ số chiều dài tiếp xúc và đường kính trục gia công < 1,5 thì là ngắn còn từ 1,5 - 4 thì gọi là dài
 
hự hự , các bác chơi đúng cái em thích nhất về khối V.
Em xin mạn phép hỏi cảc bác các bác có biết tại sao mặt phẳng định vị 3 bậc tự do kô ạ.
Hay Khối V fài 4 V ngắn lại 2 thôi kô.?
"Ngắn hay dài là do tương quan kích thước giữa khối V, chấu cặp với chiều dài chi tiết. Trong hình mà bạn post lên đã có nói rồi đấy. Xem kỹ đi nhé."
Quả đúng như thầy ME nói, ngắn hay dài còn xem tương quan giữa chi tiết và Khối V về kích thước nữa chứ.
Ví dụ thế này nhé( em xin nói máy kô cài cad ạ)
dựa vào đâu mà ta nói Khối V ngắn hay dài cho một khối V dài 3 mét chi tiết dạng tương đôi mỏng (chiều dày bé) ( em nói hơi ngoa 1 tý:D các bác thông cảm )bề mặt góc chiều cao của hình Chữ V đã cho trước
cần xác định một chi tiết trụ tròn quá khổ so với khối V thì là mấy bậc, em xin thua luôn chỉ có 2 bậc.?
một khôi V có chiều dài 50cm mà định vị một khối trụ dài 60 thôi chẳng Hạn mà
và dường kính kô quá lớn thì có là V dài kô? chắc chắn có thưa các bác.
. để xac định môt mặt phẳng tương đối rộng nghiêng với góc tươgn đối lớn em nghĩ chắc người ta cũng sẽ dùng đến 6 bậc tự do
còn một vấn đề nữa tại sao hai điểm trùng nhau lại là siêu định vị? siêu định vị dẫn ra điều gì?
câu này em xin chờ các bác sau đó em mạn phép nói thêm
P/S tất cả các kiến thức này là em tự đọc về đồ gá ngoài kiến thức thầy dạy? kô đc như thầy ME em chỉ có gần 1,5 năm thôi ạ.có hơi khoe khoang mong mọi người bỏ qua. Vì em thấy đồ gá là một phần của công nghệ nó gần như quyết định nhiều đến công nghệ. em nghĩ thế nên có đầu tư khá nhiều thời gian/ Xin hết
 
"tại sao hai điểm trùng nhau lại là siêu định vị" chưa rõ ý bạn lắm
Ý bạn là ví dụ như định vị mặt phẳng ,mặt trụ bằng 4 điểm ,hoặc các mặt đã đựoc định vị rồi mà định vị rồi sẽ coi là siêu định vị phải không ?
Khi sảy ra siêu định vị đối với các bề mặt định vị mà dùng cả kẹp chặt nữa mà dùng siêu định vị sẽ gây ra biến dạng chi tiết gây sai số ,khi gia công gây dung động ,đối với nhiều bề mặt khi có siêu định vị có thể không định vị đựoc ( không lắp chi tiết được trên đồ gá)
Ngoài ra còn gây ra sự phức tạp cho chế tạo đồ gá ...
Các bác bổ xung ý kiến nhé
 
N

ngocanhctm5_k48

em mới gia nhập cộng đồng bác MES nên có ý kiến tý, có gì không phải mong các bậc tiền bối thông cảm nhá.
Hỏi: Định vị trên 6 bậc tự do làm gì? Đáp: chẳng làm gì cả. tại sao: Chỉ hạn chế tối đa 6 bậc tự do là đủ để đạt độ chính xác gia công của sản phẩm ở mọi trường hợp rồi. Nhiều trường hợp không cần định vị đủ 6 bậc thậm chí một bậc tự do cũng đạt yêu cầu gia công rồi. Về mặt lý thuyết nếu xét độ chính xác của đồ gá và chi tiết cần gia công là tuyệt đối thì chẳng bao giờ có định vị quá 6 bậc tự do hay còn gọi là siêu định vi cả. Trên thực tế chẳng có gì là chính xác tuyệt đối nên mới nảy sinh vấn đề này. Một bề mặt được định vị quá 1 lần nhưng đấy là người ta ép nó bị định vị thế chứ nếu không thì chẳng bao giờ xảy ra cả.Trong trường hợp này một trong 2 thứ phải cong vênh để đạt được mục đích ép buộc đó, thứ nào yếu thì cong vênh thôi( thường là chi tiết cần gia công bị hỏng do yếu hơn), gây ra phế phẩm là đương nhiên. Người ta nghiên cứu siêu định vị là để tránh nó chứ không có j cao siêu cả. Một số đồ gá đặc biệt phân tích ra thì người ta bảo là siêu định vị nhưng lại không phải thế mà là nó đạt được độ chính xác gần như tuyệt đối hoặc dùng các phương pháp gia công đặc biệt để khử hoàn toàn sai số mà có.Các thầy cao tuổi ở Việt Nam luôn cho rằng đó là điều không thể nhưng thế giới họ vẫn làm đấy thôi. Còn nhiều thứ phải bàn lắm các bác ạ. Định vị là vấn đề khó của dân chế tạo máy mà.nhất biến ứng vạn biến
 
@tryagainf5 ;vâng Sr bác em dùng sai thuật ngữ,tức là 1 điểm nhưng dùng đến hai lần .
ý kiến thứ hai khỏi bàn đúng rồi ,nhưng với ý tưởng của các bài Reply trc là chế tạo đồ gá chính xác cao, thì siêu hay kô siêu chắc ít ảnh hưởng,mà hình như em có nghe thầy nói cũng có một số ít trường hợp dùng siêu định vị đấy chứ ạ.
@ ngocanhctm5_k48 SR bạn nhá bạn học môn đồ gá chưa vậy,bạn nói trong thực tế có thể hạn chế 1 bậc tự do là có thể gia công đc ạ, xin lỗi bạn khái niệm về định vị và kẹp chặt bãn đã hiểu dõ hai khái niệm này dõ dang chưa ạ."Một số đồ gá đặc biệt phân tích ra thì người ta bảo là siêu đinhj vị" bạn làm dõ vấn đề này xâu hơn đc chứ ạ.
"mà có.Các thầy cao tuổi ở Việt Nam luôn cho rằng đó là điều không thể nhưng thế giới họ vẫn làm đấy"bạn học bách khoa nhỉ, kô biết các bạn bên ấy đc "các thầy"bảo thế nào nhưng bọn mình thật sự khi thầy nói về Siêu định vị khá kỹ ,và các thầy cũng chỉ dám nói là có thể sử dụng đến PP siêu định còn ntn tôi cũng quên mất rồi hì hì.
 
N

ngocanhctm5_k48

chào @tryagainf5. Cảm ơn đã đóng góp thẳng thắn. Mình không đề cập mình học ở đâu mình cũng không cần biết bạn học ở đâu. Mình sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Để xét định vị người ta xét cho từng trường hợp cụ thể. Mình dẫn ra đây ví dụ định vị một bậc tự do mà vẫn gia công được: phôi ban đầu là khối cầu cần phay đi một chỏm cầu để tạo 1 mặt phẳng, kích thước cần đạt là khoảng cách từ tâm khối cầu đến mặt phẳng. Người ta đặt khối cầu lên bàn máy phay đứng kẹp chặt từ 2 phía rồi phay. Cho mình hỏi khối cầu đặt lên mặt phẳng thì hạn chế mấy bậc tự do vậy bạn? trong trường hợp này cần hạn chế thêm bậc tự do nào nữa không?
Tiếp theo là ví dụ về sự nhầm lẫn trong phân tích định vị nếu áp dụng các quy tắc thông thường: Ở các máy CNC trong hệ thống FMS thường có bàn gá được định vị lên bàn máy bằng một mặt phẳng và 2 thậm chí 4 chốt côn ngắn.Theo phân tích thông thường thì mặt phẳng hạn chế 3 bậc tự do, mỗi chốt côn ngắn hạn chế 3 bậc tự do như vậy rõ ràng là siêu định vị phải không bạn. Mình nói thêm rằng đây chẳng phải là siêu định vị đâu. Các bề mặt tiếp xúc được xử lí đảm bảo khi tiếp xuc nhau không có khe hở khi đặt bàn gá lên bàn máy rất nhanh và chính xác, không làm xuất hiện sai số gá đặt; nếu siêu định vị thì họ chắc cũng không dùng. Có rất nhiều ví dụ khác xảy ra trường hợp này như khi chế tạo bộ khuôn có 2 tấm khuôn tròn...trường hợp này thầy hướng dẫn tốt nghiệp của mình đã làm rồi. Kĩ thuật làm cho 2 bề mặt tiếp xúc khít nhau thì bạn phải tự tìm hiểu.
Mình học qua đồ gá rồi và học rất kĩ công nghệ chế tạo máy có vấn đề j không hiểu mình có thể giải đáp cho bạn.
 
Author
Ngọc Anh nói về 2 tấm khuôn tròn kỹ chút nào!
 
để đạt được hai bề mặt phân khuôn kín khít nhau thì theo mình biết có một cách là ....... thủ công thôi ;D,người thợ sửa nguội quét phấn lên một bề mặt phân khuôn sau đó ghép lại và lấy búa đập ,tháo hai nữa khuôn ra và xem chỗ nào có tiếp xúc thì mài đi .bác @ngocanhctm5_k48 nói rõ cách định vị gia công được hai bề mặt kín khít nhé .
ah` em có nói bác học trường nào đâu nhỉ ;D .Ah` cũng cho mình chúc các bạn M5 thành công nhé !
 
N

ngocanhctm5_k48

Khi chế tạo khuôn có 2 tấm khuân tròn thường dẫn hướng bằng mặt côn. Yêu cầu là 2 mặt côn phải kín khit nhau để dẫn hướng được 2 mặt phẳng ở 2 tấm khuân cung phải kín khít để nhựa không tràn ra ngoài tránh bavia cho sản phẩm(thường là mặt phân khuân luôn). Linh muốn tìm hiểu kĩ thêm thì có thể gặp thầy Nguyễn Trọng Bình để được xem cụ thể khuôn thực tế(các khuôn cánh quạt thường chế tạo theo dạng này sẽ rất đơn giản và nhỏ gọn). Công nghệ để đạt được yêu cầu trên là bí kíp trong nghề không phải bôi phấn lên như bác tryagainf5 nói đâu. Đấy cũng là cách thu công nhưng hiệu quả không cao lắm đâu. Nó gần giống như phương pháp mài nghiền đã được đề cập rất nhiều trong các tài liệu. Bột mài được cho vào các mặt tiếp xúc, 2 tấm khuôn quay tương đối với nhau đến khi các đỉnh lồi mất đi thì đảm bảo tiếp xúc hoàn toàn. Còn nghiền đến khi nào thì đạt được thì lại là kinh nghiệm thực tế.
 
Top