Đồ gá định vị trên 6 bậc tự do??

ĐỊnh vị nói trong topic này là định vị khi gá đặt để gia công chi tiết. Nếu siêu định vị thì sẽ sinh ra sai số gia công. Còn thực thế cuộc sống nói chung hoặc cơ khí nói riêng (trừ mảng gia công) vẫn thường thấy siêu định vị đấy chứ.
Còn về mảng gia công. Với công nghệ hiện đại, gia công chính xác thì siêu định vị và cái... đinh gì đâu. Nhưng gá đặt siêu đinh vị chi cho nó... "nhiệt" vì chi phí cao trong khi gá đặt bình thường là đủ rồi.
Trong thực tế gia công dùng siêu định vị rất nhiều. Mình cũng đã từng làm đồ gá khoan lỗ dùng siêu định vị. Đồ gá của mình dùng mặt phẳng và 2 chốt trụ dài để định vị. Tại sao lại phải dùng như vậy trong khi lý thuyết ta học chỉ cần dùng mặt phẳng,1 chốt trụ dài và 1 chốt trám(hoặc chốt trụ ngắn,...).Vì trong quá trình sản xuất hàng loạt tháo lắp chi tiết nhiều thì đồ gá sẽ bị mòn, dẫn đến tính ổn định không cao gây ra nhiều phế phẩm. Đồ gá siêu định vị thì phải gia công chính xác, kể cả khi gia công chính xác thì ban đầu cũng rất khó gá đặt sản phẩm. Tuy nhiên chỉ sau vài ngày sản xuất đồ gá sẽ bị mòn đi một chút nên tháo lắp chi tiết sẽ dễ dàng(chư kể lúc đó thợ đã quen tay).
 
V

Vo HuyThanh

Sắp nhỏ nói toàn chuyện "siêu" không nghe lùng bùng lỗ tai quá. Mấy đứa vô hãng mà nói chuyện như vầy chắc mấy ông thợ già như tui một là xỉu vì sợ, hai là vác cây rượt mấy đứa chạy mất dép. Nói chung đồ gá thì miễn sao là kẹp chặt, không rung , không ảnh hưởng đến bề mặt gia công là được rồi.
 
Sắp nhỏ nói toàn chuyện "siêu" không nghe lùng bùng lỗ tai quá. Mấy đứa vô hãng mà nói chuyện như vầy chắc mấy ông thợ già như tui một là xỉu vì sợ, hai là vác cây rượt mấy đứa chạy mất dép. Nói chung đồ gá thì miễn sao là kẹp chặt, không rung , không ảnh hưởng đến bề mặt gia công là được rồi.
Em khoái nhất nghe cái này, thực tế họ cũng không ngồi đếm có bao nhiêu bậc tự do trong đồ gá, nhưng đó là với việc gá đặt đơn giản. Còn phức tạp thì theo em nghĩ chắc là phải lưu ý đến bậc tự do, nhất là mấy bác thiết kế đồ gá.
 
D

DaoThuy

chào cả nhà, tôi là thành viên mới từ ngày hôm nay, xin mọi người giúp đỡ, tôi đã đọc được bài viết về đồ gá siêu định vị, hiện tai tôi đang làm về một phần nhỏ trong lĩnh vực đồ gá của công ty Nhật, họ cũng rất hay dùng đồ gá siêu định vị ngay cả trên gia công tinh(2 chốt tròn vuông góc với 1 mặt phẳng, định vị 4 điểm trên một mặt phẳng trong khi đã thỏa mãn các điểm khác rồi) để gia công các chi tiết bằng máy CNC.
Tôi cũng đã hỏi và họ bảo được rà ngay tại máy CNC nên không có vấn đề gì.
 
Last edited by a moderator:
B

Bui Quy Tuan

Cái này không phải đồ gá gia công cơ nhưng cũng là việc dùng bộ phận này định vị trí cho bộ phận kia: Một số khuôn ép phun nhựa, khi khuôn được đóng lại, 4 chốt dẫn hướng tiếp xúc với trụ trong của 4 bạc dẫn. Các mặt phân khuôn tiếp xúc với nhau: Siêu định vị. Các bác cho y kiến về hiện tượng này?
 

TYA

Well-Known Member
siêu định vị

Xin nói ngay rằng việc dùng (siêu định vị) như cơm bữa - nó phổ biến là khác.

Tôi đóng ngoặc chữ siêu định vị vì nghĩa của nó tạm dùng. Chính xác thì, siêu định vị là khi ta khống chế một cách TUYỆT ĐỐI toán học : trên 6 bậc tự do bị khống chế cùng lúc và tuyệt đối - sự định vị khi đó nhờ trạng thái tiếp xúc tuyệt đối của các bề mặt.

Ví dụ chốt phi 15.000 định vị lỗ phi 15.000

Trong thực tế ta không thể có trạng thái đó, mà có khe hở, ví dụ lỗ phi 15 +0.005 +0.008 định vị = chốt 15 -0.02 - 0.025

Khi đó chi tiết và jig có khả năng tự lựa nhau và không ai giám chắc siêu định vị hay không

>>Cũng như 1 số mem đã pot ý kiến, việc chế tạo jig nếu đủ chính xác thì không xảy ra siêu tĩnh (thực tế đều như vậy cả)


Xem vd trên, có siêu tĩnh không ? Tôi cho rằng không ! Trong hình,2 lỗ chưa lấy tâm chưa định vị tuyệt đối chi tiết, đúng hơn là nó có định vị nhưng VỚI DUNG SAI
,khi ta đè nốt đầu B xuống cho tiếp xúc mặt phẳng thì chốt B chưa chắc đã "ghì" vào lỗ.

Và đó là lý do khỗngaryy ra siêu tĩnh như "sách vở" >> Do đó tôi thấy các sách nên giải thích thật rõ về siêu định vị và tương quan với dung sai hình dáng chứ không nên nói không rành rọt như 1 vài giáo trình hiện nay

Việc các thợ đứng máy tự chêm chèn kh igia công mặt thô là để trợ lực , nhất là khi chi tiết lớn - việc đó giống như là dùng chốt tỳ phụ ,khi định vị xong rồi ta với điều chỉnh cho tiếp xúc vật sau đó hãm lại
 
Last edited:

TYA

Well-Known Member
Đây có phải là một hệ siêu tĩnh không các bác nhỉ, nếu là một hệ siêu tĩnh thì lực tác động P làm biến dạng dầm khi số định vị tự do quá 6, vậy có thể kết luận nếu định vị quá 6 bậc tự do sẽ làm chi tiết biến dạng trong quá trình gia công được không các bác nhỉ?




khi không có cục màu xanh chèn vào thì vật (dầm ) không định vị quá 6 bậc tự do (tiết diện dầm tròn chwarng hạn)

khi có thêm cục màu xanh, nói chung , thì bậc tự do xác định độ cao của dầm- (so với đường ngang bất kì) bị định vị 2 lần - giả thiết rằng thanh dầm ăn đủ sâu trong bê tông để ta nói rằng nó đã nằm ngang, như vậy ta đâu cần thêm thứ gì để quyết định độ cao của nó ??

Khi thêm cục màu xanh, ở 1 độ cao không phù hợp - tạm coi như chế tạo nó không cx lắm thì thanh dầm phải xoay đi trong ngàm 1 góc nào đó nó mới định vị được với cục màu xanh

Vậy ta thấy ngay rằng nó xảy ra siêu định vị , trong trường hợp dầm tròn, thì hiện tượng siêu định vị xảy ra ngay cả khi mới có 6 bậc tự do (5 bậc của ngàm + 1 bậc vừa nói tới)

Khi không có cục màu xanh thì không thể siêu định vị được, khi cục màu xanh làm với dung sai âm cũng vậy, nó không gây ra siêu tĩnh >> nó chỉ có tác dụng trợ lực mà thôi. Biến dạng trong mô hình nguyên gốc là do lực tác dụng, và cái đó là lực cắt hay lực kẹp không khác gì.

ĐO cùnng là lí do mà lực kẹp , mỏ kẹp phải phang ngay cái thằng tì chứ không nên đặt xa ra chỗ khác
 
Thấy các pác vui vẻ quá! em cũng muốn tham gia. Nhưng về siêu định vị trong đồ gá thì không phải là cứ định vị trên 6 bậc tự do mới gọi là siêu định vị. Có khi không định vị hết 6 bậc tự do nhưng có bậc tự do định vị 2 lần trở lên thì cũng gọi là siêu định vị. Ngay trên máy tiện vạn năng của các cụ nhà mình để lại thì định vị bằng mâm cặp và chống tâm cũng là siêu định vị còn gì.....He! đang học đồ gá nên chỉ có lý thuyết vậy thôi.
 
Thấy các pác vui vẻ quá! em cũng muốn tham gia. Nhưng về siêu định vị trong đồ gá thì không phải là cứ định vị trên 6 bậc tự do mới gọi là siêu định vị. Có khi không định vị hết 6 bậc tự do nhưng có bậc tự do định vị 2 lần trở lên thì cũng gọi là siêu định vị. Ngay trên máy tiện vạn năng của các cụ nhà mình để lại thì định vị bằng mâm cặp và chống tâm cũng là siêu định vị còn gì.....He! đang học đồ gá nên chỉ có lý thuyết vậy thôi.
Bạn giải thích trường hợp siêu định vị khi định vị bằng mâm cặp và chống tâm rõ hơn được không ? bậc nào bị siêu định vị bạn giải thích rõ ra và tại sao sơ đồ định vị đó vẫn được sử dụng ?
 
L

Liễu Ngân Đình

Định vị chia làm 3 loại:
- Định vị Cứng
- Định vị Mềm
- Định vị Sụn
Bạn ấy muốn nói đến phần định vị Sụn ấy mà.

Chắc 3 cái mà tớ nói, mấy cậu ko phục. Thôi thì để các bác Thợ phục cũng được. Tớ ko coi đó là quan trọng.:77:
 
N

Ngoc_Minh_RedRoses

(Bài này em có viết ở mục khác rồi, nhưng sang đây mới thấy đúng chỗ nên gửi lại, cả nhà thông cảm nhé.)
Nhân nói đến chuyện định vị, em cũng xin nêu ra một quan điểm đang gây tranh cãi giữa em với mấy cậu bạn. Đó là "định vị chi tiết trên 2 mũi chống tâm (trên máy tiện) là siêu định vị". Theo những gì em được học thì nó không phải là siêu định vị, vì mũi tâm phụ được "lựa" theo lỗ tâm của chi tiết. Nhưng cứ săm soi cho kỹ, thì rõ ràng là cả mũi tâm chính và mũi tâm phụ đều hạn chế chuyển động dọc trục tâm, mà như thế thì lại là siêu định vị. Em nghĩ vấn đề ở đây là việc mũi tâm phụ sẽ định vị lỗ tâm chi tiết, hay là bị lỗ tâm chi tiết định vị? Mong các bác góp ý cho em về vấn đề này.
 
K

khongvinhlinh

Theo em được biết thì siêu định vị không nhất thiết là cứ phải trên 6 bậc tự do mới có, cứ có 1 bậc tự do được định vị 2 lần thì gọi là siêu định vị.
Ở đồ gá hàn dùng cho hàn khung sườn ôtô hay xe máy, sử dụng các robot hàn thì người ta dùng siêu định vị. Còn tại sao lại dùng siêu định vị như thế thì em cũng chưa có dịp được tỏ tường. Cái này trong trường không thấy dạy.
 

TYA

Well-Known Member
(Bài này em có viết ở mục khác rồi, nhưng sang đây mới thấy đúng chỗ nên gửi lại, cả nhà thông cảm nhé.)
Nhân nói đến chuyện định vị, em cũng xin nêu ra một quan điểm đang gây tranh cãi giữa em với mấy cậu bạn. Đó là "định vị chi tiết trên 2 mũi chống tâm (trên máy tiện) là siêu định vị". Theo những gì em được học thì nó không phải là siêu định vị, vì mũi tâm phụ được "lựa" theo lỗ tâm của chi tiết. Nhưng cứ săm soi cho kỹ, thì rõ ràng là cả mũi tâm chính và mũi tâm phụ đều hạn chế chuyển động dọc trục tâm, mà như thế thì lại là siêu định vị. Em nghĩ vấn đề ở đây là việc mũi tâm phụ sẽ định vị lỗ tâm chi tiết, hay là bị lỗ tâm chi tiết định vị? Mong các bác góp ý cho em về vấn đề này.

Nói thế nàythì bó tay đấy .

Sao lại lơ mơ thế nhỉ....

Hai mũi tâm sẽ có 1 mũi tĩnh và 1 mũi động. Toạ độ theo chiều dọc trục lấy theo mũi tâm tĩnh, mũi tâm hành trình được chỉ kẹp chặt chứ không định vị dọc trục (nó định vị cái khác)

Hai mũi tâm định vị 5 bậc tự do và không siêu tĩnh gì cả.

SV hay lũng túng đv và kẹp chặt. Đừng băn khoan quá làm gì cho mệt !
 

TYA

Well-Known Member
Theo em được biết thì siêu định vị không nhất thiết là cứ phải trên 6 bậc tự do mới có, cứ có 1 bậc tự do được định vị 2 lần thì gọi là siêu định vị.
Ở đồ gá hàn dùng cho hàn khung sườn ôtô hay xe máy, sử dụng các robot hàn thì người ta dùng siêu định vị. Còn tại sao lại dùng siêu định vị như thế thì em cũng chưa có dịp được tỏ tường. Cái này trong trường không thấy dạy.
Đúng rồi. Người ta muốn hạn chế cong vênh do nhiệt hàn ý mà.
 
N

Ngoc_Minh_RedRoses

Thưa các bác, em xin đính chính lại một chút. Cái này là do chính thầy em dậy nhé, Mũi tâm phụ không phải là để kẹp chặt. Cơ cấu kẹp chặt là cơ cấu dùng để giữ vững định vị không bị phá vỡ dưới tác dụng của lực gia công. Nên thực tế cái được coi là cơ cấu kẹp chặt trong trong trường hợp chống 2 mũi tâm là cái tốc. Mà cái vụ siêu định vị này không phải là do bạn em tự nghĩ ra, mà là theo ý kiến của giáo sư Vương Hồng Ân. Thông tin này chính xác bao nhiêu em không dám khẳng định, em cũng không biết giáo sư Ân phát biểu ở đâu. Nhưng trên phương diện kỹ thuật, khi có ý kiến trái ngược, ta phải xem xét trên quan điểm khách quan. Cho nên trước khi khẳng định được đúng sai, cho phép em được thắc mắc tiếp vấn đề này.
 
K

KNV

Thưa các bác, em xin đính chính lại một chút. Cái này là do chính thầy em dậy nhé, Mũi tâm phụ không phải là để kẹp chặt. Cơ cấu kẹp chặt là cơ cấu dùng để giữ vững định vị không bị phá vỡ dưới tác dụng của lực gia công. Nên thực tế cái được coi là cơ cấu kẹp chặt trong trong trường hợp chống 2 mũi tâm là cái tốc. Mà cái vụ siêu định vị này không phải là do bạn em tự nghĩ ra, mà là theo ý kiến của giáo sư Vương Hồng Ân. Thông tin này chính xác bao nhiêu em không dám khẳng định, em cũng không biết giáo sư Ân phát biểu ở đâu. Nhưng trên phương diện kỹ thuật, khi có ý kiến trái ngược, ta phải xem xét trên quan điểm khách quan. Cho nên trước khi khẳng định được đúng sai, cho phép em được thắc mắc tiếp vấn đề này.
Cái tốc không phải để kẹp chặt mà là để truyền chuyển động quay cho chi tiết. Theo như bạn nói cái tốc để kẹp chặt thì có những trường hợp như dùng mũi tâm khía sẽ không dùng tốc vậy cài gì dùng để kẹp chặt ở đây nếu không phải là mũi tâm ?
 
N

namlong2010

Ðề: Re: Đồ gá định vị trên 6 bậc tự do??

các bác bít vì sao người ta phải định vị > 6 bậc tự do ko:) thường là 7 bậc tự do:D
vì các bề mặt định vị của nguyên công đầu tiên đều là mặt thô, thế là các bác công nhân nhà ta chơi luôn 1 bậc nữa vào để phụ trợ => OK về điều kiện kỹ thuật luôn. Đây gọi là "tay quen", chính vì thế kỹ sư mới hay bị chê là chả bít gì.
Còn bảo là thiết kế 1 bộ đồ gá > 6 bậc tự do thì chắc chả ai dám, tui cũng chưa bao giờ làm chuyện này:D, còn chồng thêm sau thiết ké thì:D vô tư.
Đọc bài của các bác cứ như trên mấy ấy:(
cái ý này nghe hay quá. bạn có thể đưa ra chi tiết cụ thể và sơ đồ gá đặt cụ thể cho mình tham khảo không. thanks
 
G

Giacat

Ðề: Đồ gá định vị trên 6 bậc tự do??

Về nguyên tắc thì đồ gá định vị tối đa 6 bậc tự do là chuẩn rồi, không trượt vào đâu được. Còn thực tế thì phải linh hoạt trong cách xử lí và nhận định thôi, hoặc là để siêu định vị mà không ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng lớn đến sai số gia công.( chúng ta cũng biết sai số chuẩn được tính bằng các sai số thành phần chiếu lên phương thực hiện kích thước, nên thằng nào mà vuông góc với phương thực hiện kích thước thì sai số gây ra bằng 0). Việc để siêu định vị có thể là do đồ gá vạn năng người ta không tiện tháo bớt, cũng có thể là để tăng tốc độ gá đặt chi tiết...
 

Hiro

PHAN CHÂU TUẤN
Ðề: Đồ gá định vị trên 6 bậc tự do??

Thấy các pác vui vẻ quá! em cũng muốn tham gia. Nhưng về siêu định vị trong đồ gá thì không phải là cứ định vị trên 6 bậc tự do mới gọi là siêu định vị. Có khi không định vị hết 6 bậc tự do nhưng có bậc tự do định vị 2 lần trở lên thì cũng gọi là siêu định vị. Ngay trên máy tiện vạn năng của các cụ nhà mình để lại thì định vị bằng mâm cặp và chống tâm cũng là siêu định vị còn gì ( Chưa hẳn là vậy ).....He! đang học đồ gá nên chỉ có lý thuyết vậy thôi.
nói chi tiết một đầu mâm cặp và một đầu chông tâm nếu nói là siêu định vị thì chưa đúng nhưng cũng có thể nó là siêu định vị vì :
TH1 : Chi tiết một đầu mâm cặp ( Kẹp hết chiều dài vấu cặp : Khống chế 4 bậc )+ một đầu chống tâm ( Khống chế 3 bậc ) --> Siêu ĐV , 2 bậc tự do xoay khống chế quá 1 lần
TH2 : Chi tiết một đầu mâm cặp ( Kẹp ngắn đủ để cứng vững : Khống chế 2 bậc )+ một đầu chống tâm ( Khống chế 3 bậc ) -->CHi tiết chỉ mới khống chế 5 bậc tự do nên không siêu ĐV
Khi gia công cố gắng loại bỏ khả năng siêu định vị là thấp nhất , khi chế tạo đồ gá gia công tùy theo đặc thù của chi tiết và điều kiện công nghệ cho trước ở công ty mà siêu định vị chỉ có thể chứ không nhất thiết phải tránh
 
Last edited:
Top