Độ rung cho phép khi thiết kế, đánh giá thiết bị

  • Thread starter nguyenvietdang
  • Ngày mở chủ đề
N

nguyenvietdang

Author
Đôi khi em có gặp một số thiết bị đưa ra thông số độ rung theo mm/s; nó gọi là vận tốc rung động (vibration velocity); ngoài ra còn có vibration displacement (mm); vibration acceleration (mm/s2).
Cái này hơi khác so với những gì đã học về hệ cơ học khối lượng và lò xo ở đại học.
Có bác nào có sách giảng giải về các thông số trên được không ạ?
Ngoài ra em muốn tìm hiểu làm thế nào để người ta tìm ra được khối lượng (vị trí+lượng) gây mất cân bằng khi cân bằng bằng máy cân bằng động.
Em có tham khảo trên wikipedia nhưng không giải đáp được.
 
M

MTAM

Author
Trước đây mình có gặp một cao thủ chuyên cân bằng thiết bị. Mình có học lóm được một chút xíu thôi nhưng cũng xin chia sẻ với bạn.
Để xác định vị trí mất cân bằng thì người ta sẽ quay vật đang bị mất cân bằng rồi để cho nó tự dừng lại. Bằng nguyên lý trọng trường người ta xác định được vị trí đang có trọng lượng lớn hơn. Tuy nhiên, vị trí này cũng chỉ là gần đúng mà thôi. Sau đó người ta tiến hành việc gắn thêm đối trọng vào phía đối diện với vị trí vừa tìm ra để cân bằng trọng lực. Người ta sẽ gắn một ít một và tiến hành đo lại độ rung sau mỗi lần thêm đối trọng khi máy đang hoạt động. Qua vài lần như vậy người ta sẽ cân bằng được một cách tương đối. Tuy nhiên, khả năng tìm được vị trí để hai lực li tâm này trực đối với nhau là rất nhỏ. Chính vì lí do này mà người ta thường gắn thêm đối trọng ở một vị trí nữa sao cho lực li tâm do đối trọng này tạo ra trực đối với lực tổng hợp do hai lực li tâm trước đó tạo thành. Vị trí để đặt đối trọng thứ hai này bằng kinh nghiệm người thợ sẽ dễ dành xác định được.
Độ mất cân bằng này được quy định trong tiêu chuẩn về độ rung tương ứng của từng loại máy theo TCVN. Bạn có thể tham khảo thêm về tiêu chuẩn ở đây: http://www.tcvninfo.org.vn
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Đôi khi em có gặp một số thiết bị đưa ra thông số độ rung theo mm/s; nó gọi là vận tốc rung động (vibration velocity); ngoài ra còn có vibration displacement (mm); vibration acceleration (mm/s2).
Cái này hơi khác so với những gì đã học về hệ cơ học khối lượng và lò xo ở đại học.
Có bác nào có sách giảng giải về các thông số trên được không ạ?
Ngoài ra em muốn tìm hiểu làm thế nào để người ta tìm ra được khối lượng (vị trí+lượng) gây mất cân bằng khi cân bằng bằng máy cân bằng động.
Em có tham khảo trên wikipedia nhưng không giải đáp được.
vibration velocity: Tốc độ lắc (mm/s)
vibration displacement : Độ lắc dịch chuyển (mm)
vibration acceleration: Gia tốc lắc (mm/s2).

Máy cân bằng động sẽ giải quyết được bài toán này, phần nào nặng hơn hoặc lệch nhiều hơn sẽ tạo ra sự chuyển động không đồng pha và đồng nhất với các phần còn lại của vật. Máy sẽ cảm nhận sự thay đổi này mà phát tín hiệu tương ứng với phần không cân xứng ấy. Dựa trên Gia tốc và Vận tốc lắc.
 
Lượt thích: umy
N

nguyenvietdang

Author
To MTAM:
thanks bác, cái đó là cân bằng tĩnh phải không ạ. Cái đó thường áp dụng cho các rotor chạy ở tốc độ thấp (em nghĩ chắc dưới 100rpm). Em thấy họ gọi đó là s
balancing.


To bác Liễu Ngân Đình:

vận tốc xe chạy thì em hình dung được, vậy thì vận tốc lắc nên được hình dung như thế nào ạ? Ví dụ nếu ta nằm ở trên một cái võng chẳng hạn, khi đó vận tốc của võng sẽ dao động điều hòa mà.
Em thì thấy tần số rung động và biên độ cực đại dễ mang ra hình dung và so sánh hơn là vận tốc lắc.
Nếu một máy bơm ly tâm đứng, cánh guồng ngâm trong bể hút, mô tơ đặt trên mặt bể. Độ dài bơm khoảng 5m mà vibration level được đo tại hộc ổ bi là 6mm/s thì nó sẽ như thế nào ạ? Bao nhiêu dao động/giây và biên độ nó đo được là bao nhiêu?
 
Độ dài bơm khoảng 5m mà vibration level được đo tại hộc ổ bi là 6mm/s thì nó sẽ như thế nào ạ? Bao nhiêu dao động/giây và biên độ nó đo được là bao nhiêu?
Mình co wen 1 anh bên SKF chuyên đi đo dao động của ổ bi, ổ lăn. Họ đo = máy chuyên dùng, đo dao động về cả chuyển vị, vận tốc, gia tốc theo 3 phương X,Y và Z (dọc trục),giá trị thu dc bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tải trọng,số vòng quay của ổ,bôi trơn.Sau đó lập ra các biểu đồ về dao động, mỗi dạng biểu đồ đều có 1 đặc trưng mà nhìn vào họ xác định nguyên nhân gây ra dao động đó như xiết bulong chưa chắc, ổ lăn hỏng, ... .... Ko hiểu bạn lấy giá trị 6mm/s như thế nào ???
 

TYA

Well-Known Member
To MTAM:
thanks bác, cái đó là cân bằng tĩnh phải không ạ. Cái đó thường áp dụng cho các rotor chạy ở tốc độ thấp (em nghĩ chắc dưới 100rpm). Em thấy họ gọi đó là s
balancing.


không phải tĩnh đâu !đá mài 2700~3000rpm , m=~10kg vẫn dùng pp đó mà.
Nhưng pp mà anh MTAM nói không chỉ ra được lượng mất cân bằng.



Còn về máy đo cân bằng (ở đây là dạngchi tiết đĩa) người ta đo ở tốc độ nhất định (vật quay tròn đều, ~1000, 2000rpm). Lực ly tâm do phần không cân bằng sẽ gây rung trục chính, được sensor trên trục chính xác nhận ở góc pha phi=? và giá trị mất cân bằng được đo bởi vận tốc góc omega, biên độ dao động. Giá trị mất cb thường dùng đơn vị g.cm or g.mm ...vv

Cân bằng tĩnh của vật đĩa và cb động của nó là giống nhau.

Cân bằng động của vật bất đối xứng, hay trục dài thì chịu, k bit đo ntn?
ví dụ cây ngô chẳng hạn? nó có thể là vật cân bằng tĩnh quanh cái trục của nó, nhưng không cb động do các bắp ngô mọc xen kẽ 2 sườn, cặp lực ly tâm từ các bắp ngô muốn vặn gãy thân cây. Hì nói vui
 
H

hero1080

Author
chuyển vị: d=x(t) -> vận tốc: v=d'=x'(t) -> gia tốc: a=d"=x"(t).
Trong các thiết bị đo rung cầm tay thì nó thường có các mức chuyển đổi giữa các đại lượng. Để đánh giá trạng thái rung động theo d, v hay a là do các tiêu chuẩn đưa ra, nhưng về cơ bản, để đánh giá các rung động có tần số <5Hz thì người ta dùng chuyển vị (d), tần số từ 5-100Hz thì dùng vận tốc (v), tần số >100Hz thì dùng gia tốc (a). Các bạn đừng hiểu phức tạp quá nhé, đây là các khái niệm hết sức đơn giản, người ta đơn giản hóa hết trong các máy đo rồi, chỉ cần nắm vững các khái niệm cơ bản là sử dụng rất nhanh.
Còn cân bằng động thì search mấy bài của mình đó, minh nói khá chi tiết đấy!
 
Top